Trang

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

2686. BNS HÒA BÌNH CHUNG SỐNG SỐ 12.


BNS HÒA BÌNH CHUNG SỐNG SỐ 12.
RA NGÀY 15. 05. 2018.


THƯ GỞI HIỀN TÀI NGUYỄN THANH LIÊM.
Dallas ngày 15. 05. 2018.
Kính gởi hiền huynh Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm.
Trong thư trả lời ngày 15. 05. 2018 Tôi đã chỉ ra chổ sai căn bản của hiền huynh về mặt pháp luật. Bài tại đường link:
Nghĩ vì hiền huynh là một vị Hiền tài trong cửa đạo, có nhiệm vụ giúp đạo, trợ đời. Nhưng hiền huynh lại dùng uy tín của phẩm hiền tài để nhập vai chức sắc Hiệp Thiên Đài ra phán quyết như một phiên tòa, đồng thời lợi dụng oai quyền của Đức Chí Tôn để đe dọa đồng đạo. Đây là việc sai trái với giáo lý của đạo, cần làm rõ trước công luận.

Trong thư ngày 14. 05. 2018 hiền huynh đã viết: Tóm lại, việc kiện tụng Trần Quang Cảnh về danh xưng, như chúng tôi đã phân tích, là HÀNH VI VÔ ĐẠO, PHẠM GIỚI-QUY (Ngũ giới cấm và Tứ đại điều quy), là mang TRỌNG TỘI VỚI ĐỨC CHÍ TÔN, nên cần phải sáng suốt nhận định, tránh sa đà trước khi quá muộn. 
Tôi muốn làm rõ 07 chữ: … mang TRỌNG TỘI VỚI ĐỨC CHÍ TÔN, 
Để có căn cứ làm rõ xin mời hiền huynh đọc một đoạn trong bài thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông, ngày 24. 12. 1930. (Canh-Ngọ). Hội Thánh đã đưa vào Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q. 2.
Lão nặng mang tình nghĩa cùng một bạn thiêng-liêng vì đời lãnh mạng, tạo Đạo đặng cứu chúng-sanh mà phải chịu mông trần vào cảnh đọa. Lão nên nói rằng: cơ thưởng phạt của Thiên-Thơ thì lắm điều trái hẳn với trí người tưởng-tượng, có nhiều khi thưởng hữu-hình mà làm hình phạt vô-vi, mà cũng có khi thấy hình-phạt hữu-vi mà thưởng thiêng-liêng công-nghiệp.
 Vậy cái thưởng và cái phạt của Lão dùng điều-đình Thánh-Giáo, nhiều khi chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội không phương thấy lý đặng. Nên khá dè chừng, đừng vội luận nhảm, bàn khùng, mà mang tội thiêng-liêng rất uổng, nghe!
        Thăng. (hết trích).
1/ Hiền huynh Liêm không phải là chức sắc trong phiên Tòa đạo.
Đạo có Tòa đạo để cầm cân công lý chỉ ra chổ đúng sai và phán quyết. Từ đó đi đến quyết định các hình phạt tương xứng. Để kết luận một người nào đó phạm tội phải có phiên Tòa đạo. Luật để mở phiên tòa đạo không cho phép phẩm hiền tài được quyền tham gia xét xử. Hiền huynh Nguyễn Thanh Liêm là hiền tài thì không có tư cách của một chức sắc trong phiên Tòa đạo.
Vậy thì hiền huynh không có tư cách để phán rằng kiện việc Trần Quang Cảnh cầu chứng độc quyền danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh là mang trọng tội với Đức Chí Tôn.
Hiền huynh viết như thế là xằng bậy.
2/ Hiền huynh lợi dụng oai quyền của Đức Chí Tôn.
Theo đoạn thánh giáo trên đây Đức Lý Giáo Tông cấm bàn đến chuyện thưởng phạt và dặn rõ đừng có luận nhãm bàn khùng. Hiền huynh đe dọa người đứng ra kiện Trần Quang Cảnh cầu chứng độc quyền là mang trọng tội với Đức Chí Tôn là hiền huynh đã phạm vào điều cấm của Đức Lý Giáo Tông.
Hiền huynh dùng danh nghĩa hiền tài để đe dọa người đạo đem công lý đánh đổ cường quyền, đe dọa người đạo làm theo lời dạy của Đức Chí Tôn như thế có xứng đáng với phẩm tước của Hội Thánh Cao Đài ban cho hiền huynh chăng? Có xứng đáng với phẩm chất của người có đạo đức và kiến thức chăng?
Là một vị hiền tài lẽ ra hiền huynh phải biết thực hiện lời dạy của Đức Lý Giáo Tông để giúp đạo, trợ đời mới đáng phẩm giá, có đâu mượn oai Đức Chí Tôn để đe dọa người đang tranh đấu cho đạo quyền.
3/- Lời đề nghị.
Hiền huynh cần đọc lại các kinh sách đạo do Hội Thánh ban hành để phân định rõ ràng phạm vi nào người đạo được phép tham gia và tham gia đến đâu khi thực thi tam lập. Điều nầy rất quan trọng trong buổi Hội Thánh không cầm quyền hành chánh tôn giáo.
Trang web Phục Quyền Hội Thánh là của cộng sản Việt Nam lập ra cho tay sai là Quốc Dũng hoạt động. Hiền huynh mang danh nghĩa hiền tài làm chủ nhiệm cho trang web của cộng sản, làm tay sai cho chế độ đã ra Bản Án Cao Đài lên án Đức Hộ Pháp và các bậc tiền bối khai đạo là phản quốc. Do vậy hiền huynh cần đoạn tuyệt với nó.
Nay kính.
Dương Xuân Lương.
SĐT: 469 642 4667.  Skype: thu.john2.
Tòa-Thánh, ngày 24 Décembre 1930 (Canh-Ngọ)
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
Lý-Giáo-Tông.
       Hỉ chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội.
Lão đã mang một cảm tình rất nặng cùng chư Hiền-hữu, Hiền-muội rồi đó; Lão là người ngoài vòng thế-sự hèn lâu, nên đòi phen bợ-ngợ, phải tìm-tàng, lượng trí-lý mỗi người, ôi! nghĩ nên rất khó! Vì khi nãy, Lão thấy con cái Chí-Tôn đông-đảo dường ấy, may là một nước Việt-Nam chưa đủ trọn, mà dường này, ngày nào Đạo đã truyền bá toàn trong nhơn-loại, trọn khắp ngũ-châu, mới sao nữa!
        Ngán thay cho cái trách-nhậm nặng-nề, vì trót đã hứa cùng Từ-bi ra tế-độ, hễ trách-phận đàn anh, tuy nhiên lấy oai-quyền khuyến-nhủ trừng trị lấy em mặc-dầu, chớ cũng nên hiểu tâm của mỗi đứa. Lão chỉ sợ một điều là Lão không phương gần kẻ tà tâm, toan dạy-dỗ. Còn như gần kẻ đạo-đức chơn-thành thì rất dễ, song chẳng cần ích, tâm Thánh là ngôi vị của Đấng Thiêng-liêng, không lo trau-giồi thì cũng còn tự-nhiên vì vẻ đẹp, còn vẻ đẹp thiên-nhiên đã mang nặng thi hài nơi khổ-cảnh nầy mà không mất thì đoạt vị đã đặng rồi, lại cần ai nâng-đỡ; ấy vậy,
Lão đến mà gieo hột Thánh cốc nơi lòng của kẻ tà-tâm, mong cho đơm bông kết-quả, đặng liệu thế hồi tâm, chớ chẳng phải đến rước người hiền ngõ.
        Lão đây cũng vậy, mà chư Hiền-hữu cũng vậy, chúng ta đã đến tạo thế sửa đời vẫn là phận-sự chúng ta đã hẳn, hãy phải biết phận mình mới an tâm, liệu thế chuyển xây, đã có khó ắt có hay, đã có gay thì có thuận, bền chí xem mảy-mún cơ Đời. Chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội, xem trong năm khai Đạo, biết bao khỗ-não truân-chuyên, Lão vì đã thấy rõ, nên không nỡ ngồi an xem cơ thắng-bại, Lão nhứt định đứng chung vai đâu cật cùng chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội mà chia bớt khổ-tâm.
        Lão chẳng phải sợ, vì chưa có quyền-hành hữu-vi nào mà phạm đến Lão đặng, chỉ sợ giùm cho chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội mang nặng thi phàm mà chịu cường quyền đè nén. Chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội, có đạt được phép tiên-tri như vậy đâu mà mong tránh khỏi.
        Lão nghĩ như thế, nên nhứt định tái-thủ quyền-hành, đem cặp nhãn thiêng-liêng thay vì cặp nhãn của Thầy đặng thấy giùm mọi điều cho chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội, đặng quyết thắng chúng-sanh trong kỳ khai đạo nầy, thì Lão tưởng khi lão chưa phải là người vô-dụng vậy.
Lão nặng mang tình nghĩa cùng một bạn thiêng-liêng vì đời lãnh mạng, tạo Đạo đặng cứu chúng-sanh mà phải chịu mông trần vào cảnh đọa. Lão nên nói rằng: cơ thưởng phạt của Thiên-Thơ thì lắm điều trái hẳn với trí người tưởng-tượng, có nhiều khi thưởng hữu-hình mà làm hình phạt vô-vi, mà cũng có khi thấy hình-phạt hữu-vi mà thưởng thiêng-liêng công-nghiệp.
 Vậy cái thưởng và cái phạt của Lão dùng điều-đình Thánh-Giáo, nhiều khi chư Hiền-hữu, chư Hiền-muội không phương thấy lý đặng. Nên khá dè chừng, đừng vội luận nhảm, bàn khùng, mà mang tội thiêng-liêng rất uổng, nghe!
        Thăng





















GIẢI TRÌNH CÁCH TÍNH NĂM ĐẠO.
Trong khi đối chiếu các văn bản của Hội Thánh với nhau Tôi phát hiện thấy cách đề năm đạo không nhất quán. Sau đó Tôi có soạn bài GIẢI TRÌNH CÁCH TÍNH NĂM ĐẠO đăng trong quyển Giáo Lý Phổ Thông năm 2007. Sau đây là nguyên văn bài viết.
Đạo hữu Dương Xuân Lương.
Đạo Cao Đài chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng trên nền tảng bác ái công bằng. Muốn xây dựng một kỷ nguyên hoà bình và an tịnh cho nhân loại thì phải có nguyên tắc rõ ràng và được triệt để tuân theo thì mới có sự tâm phục khẩu phục và chứng minh được Đạo có đầy đủ công thức và giáo án để hoàn thành nhiệm vụ.
Có sai phải sửa; chưa chính xác thì điều chỉnh cho chính xác mới đáng là Đạo hướng Đời mới chứng minh được đường hướng của Tôn giáo: Tự Do trong Đạo Đức và Dân Chủ có Nhân Quyền.
Học phải có luận. Luận phải có cơ sở văn bút rõ ràng…
Chúng tôi xin nêu lên vài nhận xét về Đạo Lịch để cùng tham khảo.
       I- NGUYÊN TẮC TÍNH ĐẠO LỊCH.
Theo nhận định của chúng tôi thì đa số đều hiểu: DÙNG NGÀY LỄ KHAI ĐẠO ĐÊM 14 RẠNG 15-10- BÍNH DẦN ĐỂ LÀM GỐC.
Hằng năm từ ngày 15-10- Âm Lịch trở về sau là Đạo Cao Đài có thêm một năm đạo.
Cách hiểu như thế là rất phổ biến và có căn cứ rất vững chắc. Chính Đức Hộ Pháp nhiều lần xác định ngày 15-10 hằng năm là Đạo có thêm một tuổi.
Năm Đạo thứ nhất: Từ ngày Lễ Khai Đạo đêm 14 rạng 15-10- Bính Dần đến hết ngày 14- 10- Đinh Mão.
Muốn biết ngày tháng cần xác định thuộc năm đạo nào thì có hai bước:
1-  Lấy năm dương lịch cần tìm trừ cho năm khai đạo- 1926.
2-  Ngày cần xác định là trước hay sau 15-10- âm lịch.
a-  Nếu trước 15-10 thì để nguyên, không phải cộng thêm 01.
b-  Nếu từ 15-10 về sau thì phải cộng thêm một.
Thí dụ 1:  Ngày 10-7- Bính Tuất (2006) thuộc năm Đạo thứ mấy?
+ Lấy 2006-1926= 80.
+ Ngày cần xác định trước ngày 15-10 nên không cộng thêm 01.
Vậy ngày 10-7- Bính Tuất ‘2006’ thuộc năm Đạo thứ 80.
Thí dụ 2: Ngày 08-11- Bính Tuất ‘2006’ thuộc năm Đạo thứ mấy?
+  Lấy 2006 -1926= 80.
+ Ngày cần xác định sau 15-10 nên phải cộng thêm 01.
Vậy 08-11- Bính Tuất ‘2006’ thuộc năm đạo 81.
Đạo lịch năm 81: Từ 15- 10- Bính Tuất ‘2006’ đến 14-10- Đinh Hợi ‘2007’.  
(Trong khi thực tế đang gọi đây là năm Đạo thứ 82 và không ai nêu ra được cách tính để phù hợp với giáo lý và thực tế).
                 II- TRA CỨU VĂN BẢN:
1/ Đạo Sử:
a- Q.2 T 265. Châu Tri số một và Chương Trình Hành Đạo ban hành ký ngày 07-3- Quí Dậu (1933). Ghi là Đệ Bát Niên.
b- Q.2 T.  287. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đọc diễn văn ngày 08-4- Quí Dậu (1933) thì lại ghi là Đệ Cửu Niên.
So sánh lại ta thấy: văn bản có vào tháng 3 ghi là năm đạo thứ 08 văn bản có vào tháng 4 lại ghi năm đạo thứ 09. (Không nằm trong tháng 10).
2/ Một số trường hợp khác:
a-  Ngày 16-11- Giáp Tuất, Đức Hộ Pháp ký ban hành Nội Luật Hội Nhơn Sanh và đề là Đệ Cửu Niên…. “Theo nguyên tắc sau ngày rằm tháng 10 năm Giáp Tuất nên tính vào năm thứ 09”.
b-  Tại Bao Lơn Đài Đền Thánh ngày 13-10- Giáp Ngọ (1954) Đức Hộ Pháp: Năm nay Đạo đã được 30 năm thì lại không theo nguyên tắc trên.
c- Cương Lĩnh Hoà Bình Chung Sống ký ngày 15-02- Giáp Thân (26-3-1956) đề là Tam Thập Nhứt Niên. Thì lại không theo nguyên tắc nầy.
d- Đức Thượng Sanh Phê Kiến Đạo lịnh số 038/ĐL Công nhận Đại Đạo Thanh Niên Hội ngày 25-5- At Tỵ (24-6- 1965) đề là năm đạo 40 (Tứ Thập Niên) cũng không theo nguyên tắc trên.
         III-  MẤY Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ:
Đã xác định nguyên tắc: CHỌN NGÀY LỄ KHAI ĐẠO ĐỂ ĐỊNH VỊ CHO NĂM ĐẠO thì phải triệt để chấp hành.  Tiếc rằng thực tế cho thấy nguyên tắc tính năm đạo và một số văn bản chưa nhất quán nhau nên chúng tôi có đề nghị.
1/ Giai đoạn một:
Với các văn bản đã có từ ngày các vị Tiền bối được Thiêng liêng đến dạy… cũng như ngày từ Khai Đạo trở về sau… cho đến ngày Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh ký Đạo Lịnh 01 giải thể Hội Thánh ngày 04-02- Kỷ Mùi (01-03-1979).
Các văn bản nầy có sao xin cứ để vậy không nhất thiết phải chỉnh đốn.
Lý do: Theo Pháp Chánh Truyền phần Hiệp Thiên Đài có nói rõ… Các bậc phẩm có đặc ân mang dây Sắc Lịnh (15 phẩm) hành đạo thì việc của các vị chỉ để cho Hội Thánh định…
2/ Giai đoạn hai-  Hội Thánh bị giải thể:
Trong khi chờ đợi ngày Hội Thánh được tái lập toàn đạo nên có ý thức mà gọi năm đạo lại cho đúng nguyên tắc. Bởi vì hiện nay Hội Thánh bị giải thể chúng ta không có nơi để trình báo việc nầy. Khi có Hội Thánh thì chúng ta sẽ đệ trình theo qui định. “Thiển nghĩ nhân sự trong hành chánh Tôn Giáo có đủ tinh thần cầu thị để hoàn thiện…”. (Đây chỉ là đề nghị còn tự quyết là việc của mổi người).
 Giai đoạn ba- Thời điểm giải quyết rốt ráo:
 Trong Lời Thuyết Đạo Q.1.T: 131- năm 1947: Đức Hộ Pháp có xác định:  một thế kỷ là 120 năm (Thế kỷ là 100 năm như hiện nay đang dùng là sai).
Kết hợp lời Đức Hộ Pháp với các thể pháp đã bố trí ở Nghinh Phong Đài, Bình Dương Đạo, Cửa Hoà Viện… chúng ta sẽ có đủ kết cấu để có ĐỊNH LÝ THỜI GIAN mới.
Thế kỷ là 120 năm nếu không có đầy đủ cơ sở để thành hiện thực thì Đạo Cao Đài không đủ giá trị để xây dựng một thế giới mới bởi một lẽ rất rõ ràng là nó không có công thức mới mà lại quảng bá sản phẩm quá sức của nó.  Đạo đâu phải là nơi quảng bá cho đình đám trong khi không có thực lực. Đạo phải có thực tế thì mới làm nổi bổn phận rất khó khăn trong Cơ Chuyển Thế.
Một nền văn minh mới phải có định lý thời gian mới. Khi Hội Thánh định lý thời gian theo tiến trình mới cũng chính là bước thứ ba để hoàn chỉnh cách tính Đạo lịch trong suốt chu kỳ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Khi Đức Hộ Pháp cầm quyền Nhị Hữu Hình Đài Đức Lý Đại Tiên có tặng bài thi:
Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,
Pháp luân thường chuyển máy thiên thơ.
 Chưởng quyền cực lạc phân ngôi vị,
 Quản xuất Càn Khôn định cõi bờ
 Nhị kiếp Tây Au cầm máy tạo,                                                        
Hữu duyên Đông Á nắm thiên thơ                                                     .
 Hình hài Thánh Thể chừ nên tướng,                                               
 Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.                                                   
Câu 4:  Quản xuất Càn Khôn định cõi bờ thì hẳn nhiên là có nhiều nghĩa; trong đó định lý lại thời gian để định vị cho sự phát triển của Đạo và nhân loại để tiến lên địa cầu 67 cũng là một ý nghĩa cơ bản.
Đạo không phải là huyền thoại liêu trai đưa đời vào hoang tưởng.
Đạo phải THỰC thì mới TẾ được chúng sanh.
Ngày nào mà bộ máy Thiên Triều tại thế chưa hiện hữu để khai triển các THẾ có trong Tôn Giáo thực thi Cơ Chuyển Thế thì ngày đó cái khổ của nhơn sanh chưa có người an ủi và đường lối Chánh Trị Đạo chưa có bộ máy lãnh đạo và chỉ huy.
Hậu tấn học đạo nếu chưa đủ hiểu biết để trình chánh ra trước nhân loại những công thức mới của Đạo Cao Đài đang ẩn chứa trong thể pháp tôn giáo tại Tổ Đình Tây Ninh là ngày đó các bậc tiền bối đã hy sinh trọn cả kiếp sanh cho nền Đạo còn bị mang tiếng là cấy lúa trên đá vậy./.
                                                   Năm Đạo Thứ 81.
                           Ngày 14-11- Bính Tuất (02-01-2007).
                              
       Đính kèm Đạo Lịch: 
        ĐẠO LỊCH: NĂM ĐẠO THỨ 1 ĐẾN NĂM ĐẠO THỨ 99.
1. ĐỆ NHỨT NIÊN.15-10- Bính Dần / 14- 10- Đinh Mão.
 (19- 11- 1926 / 08-11- 1927).
2. ĐỆ NHỊ NIÊN. 15-10- Đinh Mão/ 14-10- Mậu Thìn.
(09-11- 1927 / 25-11- 1928).
3. ĐỆ TAM NIÊN. 15-10- Mậu Thìn / 14-10 kỷ Tỵ.
(26-11- 1928 / 14-11- 1929).
4. ĐỆ TỨ NIÊN. 15-10- Kỷ Tỵ / 14-10- Canh Ngọ.
(15-11- 1929 / 03-12-1930).
5. ĐỆ NGŨ NIÊN.15-10- Canh Ngọ / 14-10- Tân Mùi.
(04-12- 1930 / 23-11- 1931).
6. ĐỆ LỤC NIÊN.15-10- Tân Mùi / 14-10- Nhâm Thân.
(24-11- 1931 / 11-11-1932).
7. ĐỆ THẤT NIÊN.15-10- Nhâm Thân / 14-10- Quí Dậu.
(12-11-1932 / 01-12-1933).
8. ĐỆ BÁT NIÊN.15-10- Quí Dậu / 14-10- Giáp Tuất.
(02-12- 1933 / 20-11- 1934).
9. ĐỆ CỬU NIÊN.15-10- Giáp Tuất / 14-10- Aát Hợi.
(21-11-1934 / 09-11- 1935).
10. ĐỆ THẬP NIÊN. 15-10- Aát Hợi / 14-10- Bính Tý.
(10-11-1935 / 27-11- 1936).
11. THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Tý / 14-10- Đinh Sửu.
(28-11- 1936 / 16-11-1937).
12. THẬP NHỊ NIÊN.15-10- Đinh Sửu / 14-10- Mậu Dần.
(17-11-1937 / 05-11-1938).
13. THẬP TAM NIÊN .15-10- Mậu Dần / 14-10- Kỷ Mẹo.
(06-11-1938 / 24-11- 1939).
14. THẬP TỨ NIÊN .15-10-Kỷ Mẹo / 14-10- Canh Thìn.
(25-11- 1939 / 13-11- 1940).
15. THẬP NGŨ NIÊN .15-10- Canh Thìn / 14-10- Tân Tỵ.
(14-11- 1940 / 02-11- 1941).
16. THẬP LỤC NIÊN .15-10- Tân Tỵ / 14-10- Nhâm Ngọ.
(03-11- 1941 / 21-11-1942).
17. THẬP THẤT NIÊN.15-10-Nhâm Ngọ / 14-10- Quí Mùi.
(22-11-1942 / 11-11-1943).
18. THẬP BÁT NIÊN. 15-10- Quí Mùi / 14-10- Giáp Thân.
(12-11-1943 / 29-11- 1944).
19. THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Thân / 14-10- Ất Dậu.
(30-11- 1944 / 18-11-1945).
20. NHỊ THẬP NIÊN.15-10- Ất Dậu / 14-10- Bính Tuất.
(18-11-1945 / 07-11-1946).
21. NHỊ THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Tuất/ 14-10- Đinh Hợi.
(08-11-1946/ 26-11- 1947).
22. NHỊ THẬP NHỊ NIÊN. 15-10- Đinh Hợi/ 14-10- Mậu Tý.
(27-11- 1947/ 14-11- 1948).
23. NHỊ THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Tý / 14-10- Kỷ Sửu.
(15-11- 1948/ 03-12- 1949).
24. NHỊ THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Sửu / 14-10- Canh Dần.
(04-12- 1949/ 23-11-1950).
25. NHỊ THẬP NGŨ NIÊN.15-10- Canh Dần / 14-10- Tân Mẹo.
(24-11-1950/ 12-11- 1951).
26. NHỊ THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Mẹo / 14-10- Nhâm Thìn.
(13-11- 1951/ 30-11- 1952).
27. NHỊ THẬP THẤT NIÊN.15-10- Nhâm Thìn / 14-10- Quí Tỵ.
(01-12- 1952/ 20-11-1953).
28. NHỊ THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Tỵ / 14-10- Giáp Ngọ.
(21-11-1953/ 09-11- 1954).
29. NHỊ THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Ngọ / 14-10- Ất Mùi.
(10-11- 1954/ 27-11-1955).
30. TAM THẬP NIÊN. 15-10- Ất Mùi/ 14-10- Bính Thân.
(28-11-1955/ 16-11- 1956).
31. TAM THẬP NHỨT NIÊN.15-10-B Thân. /14-10- Đinh Dậu.
(17-11- 1956/ 01-11-1957).
32. TAM THẬP NHỊ NIÊN.15-10-Đinh Dậu. / 14-10- Mậu Tuất.
(02-11-1957/ 24-11-1958).
33. TAM THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Tuất / 14-10- Kỷ Hợi.
(25-11-1958/ 14-11-1959).
34. TAM THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Hợi / 14-10- Canh Tý.
(15-11-1959/ 02-12- 1960).
35. TAM THẬP NGỦ NIÊN.15-10- Canh Tý / 14-10- Tân Sửu.
(03-12- 1960/ 21-11- 1961).
36. TAM THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Sửu / 14-10- Nhâm Dần.
(22-11- 1961/ 10-11-1962).
37. TAM THẬP THẤT NIÊN.15-10- Nhâm Dần/ 14-10- Quí Mẹo.
(11-11-1962/ 29-11- 1963).
38. TAM THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Mẹo / 14-10- Giáp Thìn.
(30-11- 1963/ 17-11-1964).
39. TAM THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Thìn / 14-10- Ất Tỵ.
(18-11-1964/ 06-11- 1965).
40. TỨ THẬP NIÊN.15-10- Ất Tỵ / 14-10- Bính Ngọ.
(07-11- 1965/ 25-11-1966).
41. TỨ THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Ngọ / 14-10- Đinh Mùi.
(26-11-1966/ 15-11- 1967).
42. TỨ THẬP NHỊ NIÊN.15-10- Đinh Mùi / 14-10- Mậu Thân.
(16-11- 1967/ 03-12-1968).
43. TỨ THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Thân / 14-10- Kỷ Dậu.
(04-12-1968/ 23-11- 1969).
44. TỨ THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Dậu / 14-10- Canh Tuất.
(24-11- 1969/ 12-11-1970).
45. TỨ THẬP NGŨ NIÊN.15-10- Canh Tuất / 14-10- Tân Hợi.
(13-11-1970/ 01-12- 1971).
46. TỨ THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Hợi / 14-10- Nhâm Tý.
(02-12- 1971/ 19-11- 1972).
47. TỨ THẬP THẤT NIÊN.15-10- Nhâm Tý / 14-10- Quí Sửu.
(20-11- 1972/ 08-11- 1973.
48. TỨ THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Sửu / 14-10- Giáp Dần.
(09-11- 1973/ 27-11- 1974 ).
49. TỨ THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Dần / 14-10- Ất Mẹo.
(28-11- 1974/ 16-11- 1975 ).
50. NGŨ THẬP NIÊN.15-10- Ất Mẹo / 14-10- Bính Thìn.
(17-11- 1975/ 04-12-1976).
51. NGŨ THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Thìn/ 14-10- Đinh Tỵ.
(05-12-1976/ 24-11- 1977).
52. NGŨ THẬP NHỊ NIÊN.15-10- Đinh Tỵ / 14-10- Mậu Ngọ.
(25-11- 1977/ 14-11- 1978).
53. NGŨ THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Ngọ / 14-10- Kỷ Mùi.
(15-11- 1978/ 03-12- 1979).
54. NGŨ THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Mùi / 14-10- Canh Thân.
(04-12- 1979/ 21-11- 1980).
55. NGŨ THẬP NGŨ NIÊN.15-10-Canh Thân / 14-10- Tân Dậu.
(22-11- 1980/ 10-11- 1981).
56. NGŨ THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Dậu / 14-10- Nhâm Tuất.
(11-11- 1981/ 28-11- 1982).
57. NGŨ THẬP THẤT NIÊN.15-10-Nhâm Tuất/ 14-10- Quí Hợi.
(29-11- 1982/ 18-11- 1983).
58. NGŨ THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Hợi / 14-10- Giáp Tý.
(19-11- 1983/ 06-11- 1984).
59. NGŨ THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Tý / 14-10- Ất Sửu.
(07-11- 1984/ 25-11- 1985).
60. LỤC THẬP NIÊN. 15-10- Ất Sửu / 14-10- Bính Dần.
(26-11- 1985/ 15-11-1986).
61. LỤC THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Dần/14-10- Đinh Mẹo.
(16-11-1986 / 04-12- 1987).
62. LỤC THẬP NHỊ NIÊN.15-10- Đinh Mẹo / 14-10- Mậu Thìn.
(05-12- 1987/ 22-11- 1988).
63. LỤC THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Thìn / 14-10- Kỷ Tỵ.
(23-11- 1988/ 11-11- 1989 ).
64. LỤC THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Tỵ / 14-10- Canh Ngọ.
(12-11- 1989 / 30-11- 1990).
65. LỤC THẬP NGŨ NIÊN.15-10- Canh Ngọ / 14-10- Tân Mùi.
(01-12- 1990/ 19-11- 1991).
66. LỤC THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Mùi/ 14-10- Nhâm Thân.
(20 -11- 1991/ 08-11- 1992).
67. LỤC THẬP THẤT NIÊN.15-10-Nhâm Thân/ 14-10- Quí Dậu.
(09-11- 1992/ 27-11- 1993).
68. LỤC THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Dậu / 14-10- Giáp Tuất.
(28-11- 1993/ 16-11- 1994).
69. LỤC THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Tuất / 14-10- Ất Hợi.
(17-11- 1994/ 05-12- 1995).
70. THẤT THẬP NIÊN.15-10- Ất Hợi / 14-10- Bính Tý.
(06-12- 1995/ 24-11- 1996).
71. THẤT THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Tý/14-10- Đinh Sửu.
(25-11- 1996/ 13-11- 1997).
72. THẤT THẬP NHỊ NIÊN.15-10-Đinh Sửu / 14-10- Mậu Dần.
(14-11- 1997/ 02-12-1998).
73. THẤT THẬP TAM NIÊN.15-10-Mậu Dần / 14-10- Kỷ Mẹo.
(03-12-1998/ 21-11- 1999).
74. THẤT THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Mẹo / 14-10- Canh Thìn.
(22-11- 1999/ 09-11- 2000).
75. THẤT THẬP NGŨ NIÊN.15-10- Canh Thìn / 14-10- Tân Tỵ.
(10-11- 2000/ 28-11- 2001).
76. THẤT THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Tỵ / 14-10- Nhâm Ngọ.
(29-11- 2001/ 18-11- 2002).
77. THẤT THẬP THẤT NIÊN. 15-10-Nhâm Ngọ/14-10- Quí Mùi.
(19-11-2002/ 07-11- 2003).
78. THẤT THẬP BÁT NIÊN. 15-10- Quí Mùi / 14-10- Giáp Thân.
(08-11- 2003/ 25-11- 2004).
79. THẤT THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Thân / 14-10- Ất Dậu.
(26-11- 2004/ 15-11- 2005).
80. BÁT THẬP NIÊN.15-10- Ất Dậu. / 14-10- Bính Tuất.
(16-11- 2005/ 04-12- 2006).
81. BÁT THẬP NHỨT NIÊN.15-10- B Tuất/14-10- Đinh Hợi.
(05-12- 2006/23-11- 2007).
82. BÁT THẬP NHỊ NIÊN.15-10-Đinh Hợi / 14-10- Mậu Tý.
(24-11- 2007/ 11-11- 2008).
83. BÁT THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Tý / 14-10- Kỷ Sửu.
(12-11- 2008/ 30-11- 2009).
84. BÁT THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Sửu / 14-10- Canh Dần.
(01-12- 2009/ 19-11- 2010).
85. BÁT THẬP NGŨ NIÊN.15-10- Canh Dần / 14-10- Tân Mẹo.
(20-11- 2010/ ??? 2011).
86. BÁT THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Mẹo / 14-10- Nhâm Thìn.            
87. BÁT THẬP THẤT NIÊN.15-10- Nhâm Thìn / 14-10- Quí Tỵ.             
88. BÁT THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Tỵ / 14-10- Giáp Ngọ.                 
89. BÁT THẬP CỬU NIÊN.15-10- Giáp Ngọ / 14-10- Ất Mùi.                 
90. CỬU THẬP NIÊN.15-10- Ất Mùi / 14-10- Bính Thân.                        
91. CỬU THẬP NHỨT NIÊN.15-10- Bính Thân / 14-10- Đinh Dậu.         
92. CỬU THẬP NHỊ NIÊN.15-10- Đinh Dậu / 14-10- Mậu Tuất.              
93. CỬU THẬP TAM NIÊN.15-10- Mậu Tuất / 14-10- Kỷ Hợi.                
94. CỬU THẬP TỨ NIÊN.15-10- Kỷ Hợi / 14-10- Canh Tý.                     
95. CỬU THẬP NGŨ NIÊN.15-10- Canh Tý / 14-10- Tân Sửu.                
96. CỬU THẬP LỤC NIÊN.15-10- Tân Sửu / 14-10- Nhâm Dần.             
97. CỬU THẬP THẤT NIÊN.15-10- Nhâm Dần / 14-10- Quí Mẹo.          
98. CỬU THẬP BÁT NIÊN.15-10- Quí Mẹo / 14-10- Giáp Thìn.              
99. CỬU THẬP CỬU NIÊN.


Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 5: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế
06/04/2018. Báo Tiếng Dân.
PLVN. Nhóm PV. 6-4-2018
(PLO) – Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ: Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.
Trong các cuộc gặp với đoàn nhà báo về Long Hưng tìm hiểu, ghi nhận sự việc, khác với những nông dân mất đất khác người bật khóc, người lạc giọng bức xúc, người gay gắt chen ngang đòi nói, có một bà lão mái tóc bạc cắt ngắn thường hiền lành ngồi một góc, dường như từ tốn chờ đến lượt mình trình bày. Phải đến khi có người giới thiệu: “Bả là “bà già gân”, một mình đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế”, ai nấy mới bất ngờ.
Đền bù nhà với giá… xà bần
Bà Sáng vốn “con nhà nòi” cách mạng. Mẹ chồng, mẹ đẻ bà đều là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Bản thân vợ chồng bà cũng tham gia kháng chiến. Chồng bà thời chống Mỹ là đặc công rừng Sác (Cần Giờ, TP HCM), được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Bản thân mình, bà cho hay hoạt động bí mật từ thời thiếu nữ, được tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất. Bà bảo đánh với Mỹ, súng thật, đạn thật, sống chết mong manh, bà không ngán. Nay “đánh” với “dự án bẩn”, bà thà ở tù, chứ không giao một tấc đất.
Chiến tranh kết thúc, năm 1976, vợ chồng bà trở về Long Hưng khai phá được thửa đất hơn 2.000m2, sau này xây nên căn nhà khang trang 200m2, cùng bốn căn nhà khác của gia đình các con. Thửa đất hai mặt tiền, một mặt nằm sát con đường đang xây nối xã với dự án sân bay Long Thành.
Dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư) ra đời. Cũng như hàng ngàn hộ dân xã Long Hưng, gia đình bị thu hồi hết đất. Thông báo “bồi thường đền bù hỗ trợ” cho hay công sức, mồ hôi, nước mắt gom góp cả nhà cả đời tạo dựng, được bồi thường 816 triệu đồng.
Bà cho biết có nhiều lý do không chấp nhận giao đất. Thứ nhất, giá bồi thường rẻ mạt. Chỉ riêng một căn nhà lớn, trước gia đình xây dựng đã tốn 30 lượng vàng (tương đương 1 tỷ đồng hiện nay), nhưng được định giá chỉ 150 triệu. Đền bù vậy khác gì coi nhà bà như đống xà bần.
Thứ hai, chính sách tái định cư vô cùng bất hợp lý: “Họ cấp cho gia đình má một lô đất tái định cư. Trong khi má có năm đứa con lớn đều đã lấy vợ, lấy chồng, khu đất nhà má có năm căn nhà. Bắt hàng chục người ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chui rúc trong một căn tái định cư 100m2, ai chịu nổi”. Chưa hết: “Họ phát cho cái nền đất mà có cho má tự xây đâu. Má muốn xây phải nộp tiền lên đất thổ cư. Sau đó, nộp thêm từ 150 triệu đến 650 triệu. Nộp đủ, không thiếu một đồng thì họ mới xây nhà cho. Như vậy má thiệt đơn, thiệt kép, bị làm tiền từ khâu đầu đến khâu cuối”. Ở căn nhà bà đang giữ được, vườn rộng, nuôi gà, nuôi cá, trồng cây ăn trái trang trải tiền sinh hoạt hàng ngày. Bà còn xây cái quán nhỏ cho thuê bán hàng. Vào khu tái định cư rồi làm gì ăn?
Thứ ba, bà tố cáo có sự nhập nhèm, sai quy định, thiếu căn cứ pháp lý trong dự án hương lộ 2 lấy đất nhà bà (là một dự án thành phần trong dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng”). Mọi giấy tờ liên quan đến thu hồi nhà đất, bà không ký nhận.
Hôm chính quyền và chủ đầu tư đến nhà đo đạc, kiểm đếm tài sản, bà đang đi ghe ở sông Đồng Nai bán hàng. Về nhà, nghe con gái kể lại dù không mở cổng, đoàn người vẫn xô rào vào kiểm kê, bà lặng người, biết bi kịch như gia đình ông Phan Văn Hoa (PLVN đã phản ánh trong kỳ 1 loạt bài) sẽ đến với nhà mình.
Làm gì đây? Những ngày sau đó bà nghỉ bán hàng, chiều chiều ngồi bắc ghế nơi hiên nhà trầm ngâm bên người chồng bị bệnh nằm liệt. Căn nhà thân thương bà thuộc đến từng vết sứt mỗi viên gạch nền. Mỗi cây trong vườn bà còn nhớ trồng dịp nào, năm nào. Rồi cả gia đình, con cháu sẽ đi đâu về đâu? Mỗi lần nghĩ đến tương lai là nghẹt thở. Bà âm thầm lên một kế hoạch.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/04/H1-36.jpg
Bà lão 64 tuổi từng đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế. Ảnh: PLVN
“Thà đi tù còn hơn bị cướp đất”
Chiều vắng lặng. Gió từ bờ sông thổi lên mơn man, xao xác lá cây vườn. Hàng dừa trĩu quả đổ bóng trước sân theo nắng chiều. Căn nhà đồ đạc ngăn nắp, từng cái ly uống nước đều được cẩn thận cọ rửa sạch bong. Bà lão tóc bạc gương mặt hiền hậu ngồi bên thềm. Ai dám nghĩ bao nhiêu giông bão mang tên “cưỡng chế” đã đi qua đây.
Giọng bà nhẹ tênh:  “Chiến tranh hết rồi, mà có những lúc căng thẳng quá chiến tranh. Đường cùng má mới làm vậy thôi. Tính đến nay, nhà má bị ba lần cưỡng chế. Ba lần má đều đẩy lùi. Má quánh (đánh) theo kiểu du kích nên tụi nó không xông vào được. Má biết làm như vậy là vi phạm pháp luật, nhưng đường cùng rồi. Má chấp nhận ở tù. Má phải bảo vệ nhà, bảo vệ tài sản, bảo vệ mồ hôi, nước mắt cả đời. Dự án là sai nên má mới bảo vệ tài sản của má. Má không chống đối chính quyền, má chỉ bảo vệ nhà mình. Má chấp nhận đánh chết bỏ, một là mình chết, hai là “nó” chết”.
“Lần thứ nhất vào ngày 5/8/2012. Trước ngày cưỡng chế, má lặng lẽ như không có chuyện gì. Chính quyền cho người theo dõi nhà má gắt gao. Căn nhà phía đối diện nhà má kia kìa, là nhà một người hàng xóm sợ bị cưỡng chế nên đã giao đất rời đi. Tụi nó lấy nhà đó làm trụ sở văn phòng ấp để tiện theo dõi má đêm ngày”.
“Đề phòng bị cắt điện, má mua sẵn mấy chiếc ná thun, bẻ dây sắt làm “đạn”. Má sang văn phòng ấp, chỉ mặt từng đứa: “Má có ký hợp đồng mua bán điện với Nhà nước. Hợp đồng còn đây. Tụi bay chắc biết tài bắn ná thun của má, đứa nào dám trèo lên cột cắt điện, má bắn gãy giò”.
“Má rào lưới B40 xung quanh vườn. Cứ đêm đêm cặm cụi chuẩn bị các thứ trong nhà. Đêm trước khi đoàn cưỡng chế đến, má thức trắng, mang củi, chà, lá dừa, vật liệu dễ cháy, chất từng ụ xung quanh nhà. Má trữ sẵn 100 lít xăng, ngoài sân 30 lít, trong nhà 40 lít, sau vườn 30 lít.
Mấy căn nhà, má đã chuẩn bị sẵn nhiều bình gas lớn nhỏ vùi trong củi. Tụi nó vào là má phát hỏa. Quánh (đánh) xong bỏ. Cháy sạch nhà cũng được. Má chết cũng được, đi tù cũng được. Còn đỡ khổ hơn bị cướp đất, bị đẩy vào khu tái định cư”.
“Sáng sớm hôm ấy, má bảo các con khiêng cha tụi nó nằm liệt giường đi gửi nhà người thân. Mấy đứa con, má phân công đứa lên nóc nhà, đứa bên hông, đứa sau vườn. Mỗi đứa một góc. Má ôm can xăng ngồi sân chờ sẵn”.
“Lần thứ nhất, lực lượng cưỡng chế hung hăng lắm. Xe cộ rầm trời, cả trăm người bao vây. Má không mở cổng. Tụi nó xếp thành hàng hô lớn “1, 2, 3” định phá cổng nhào vô. Tụi nó hô thì má cũng hô “xông ra”, vừa tưới xăng lên các ụ củi, tay giơ hộp quẹt: “Tụi bay vào thì đừng trách”.
“Tụi nó điều xe múc phá rào. Cái xe lừ lừ tiến đến, má xách gậy tầm vông lao ra. Cậu lái xe còn trẻ lắm, cỡ hăm mấy tuổi. Má la lên: “Con ơi, đây là dự án cướp đất dân. Nếu bị lấy đất, chắc cả nhà má chết. Vậy hoặc má chết, hoặc con chết. Con làm thuê cho chúng được mấy trăm ngàn, đáng mất mạng không”. Má phóng gậy tầm vông đánh vù, cố ý phóng vào phần sắt trên xe. Cậu lái xe nhảy xuống chạy mất”.
“Thấy má làm dữ, tụi nó rút lui”. 
“Lần thứ hai, ngày 5/6/2013, má vót thêm nhiều gậy tầm vông. Bí thư xã đứng ngoài cổng gọi với vào: “Chị Sáng cho tụi em vào nhà thương lượng”. Cô này ngày hoạt động cách mạng, chính má dắt vào thành. Má trả lời: “Tụi bay kéo cả bầy cả lũ trăm người đến áp chế bà già mà nói thương lượng cái gì. Tụi bay tình nghĩa đã không làm thế. Tao xin thương lượng bao nhiêu lần có cho đâu. Giờ kéo quân đến rồi nói thương lượng là sao?”. Chúng kéo nhau về”.
“Lần thứ ba sau đó hai tháng, vào tháng 8/2013. Má ôm can xăng, tuyên bố: “Hoặc tao chết, hoặc tụi bay chết”. Ai chết thì dự án của nó cũng ngưng. Dự án vừa trái pháp luật, vừa tai tiếng nếu có người chết. Lần này má còn chuẩn bị thêm “đồ chơi” khác. Đồ chơi ấy là gì hả? Bí mật! Má không nói được. Ba lần đem quân đến cưỡng chế, tụi nó đều không vào được nhà má”.
“Dự án thì sai, vậy mà địa phương cố tình bao che tiếp tay. Từ sau lần thứ ba tới giờ, không thấy nói gì chuyện cưỡng chế nhà má nữa. Chắc tụi nó cũng ngán”.
“Các con sợ chuyện này đưa lên báo thì má bị bắt hả? Các con cứ giúp má đưa chuyện này lên. Làm thế là giúp má. Mất đất, mất nhà mới là mất tất cả. Trước khi quánh (đánh) tụi nó, má đã chấp nhận có thể ở tù rồi”.
“Các con sợ chuyện của má lên báo sẽ kích động mọi người hả? Trời ơi phải đưa lên báo mới là giúp dân con ơi. Chuyện này cả xã Long Hưng ai cũng biết, có khi nhiều nhà đã chuẩn bị “đồ chơi” như má. Má chỉ sợ Trung ương không biết chuyện, dân sẽ “tự xử”, càng thêm điêu tàn”.
Mười năm Dona.Coop thực hiện Dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng”, tại địa phương này không chỉ có những thực tế đau lòng đã xảy ra như loạt bài PLVN đã phản ánh. Khi lòng dân oán thán, sức chịu đựng đã cạn kiệt, sự việc như đám lá khô nếu có mồi lửa sẽ bùng lên. “Mồi lửa” ấy cũng đã đến từ hành động gây hấn kích động của một nhóm người lạ, dẫn đến cuộc bắt bớ oan nghiệt quy mô lớn bậc nhất lịch sử Việt Nam: Một đêm bắt 680 nông dân, tuyên án 46 người, trong đó không ít người đến bây giờ vẫn thảm thiết kêu oan.
@@@
Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 6: “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại
07/04/2018. Báo Tiếng Dân.
PLVN. Nhóm PV. 7-4-2018
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/04/H1-41.jpg
Một căn nhà còn trụ lại, chủ nhà kẻ vẽ số nhà và địa chỉ rất lớn, gắng gỏi minh chứng xã Long Hưng không thể bị dự án sai phạm của Donacoop “xóa sổ”. Ảnh: PLTP
(PLO) – Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.
“Tức nước, vỡ bờ”
Những ngày cuối năm 2008, tâm trạng những nông dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng đã có thể gọi tên “tức nước, vỡ bờ”. Clip một buổi “họp dân triển khai quyết định thu hồi đất” ngày 8/12/2008, cho thấy một nông dân đã nói như sau:
“Kính thưa mọi người! Bùi Thanh Trúc muốn lấy đất thì phải tuân thủ quy định Nhà nước, phải thỏa thuận với dân và đến họp với dân. Không thể có chuyện dự án kinh doanh lấy đất nhưng Đồng Nai ép giá dân, không có đâu. Nếu mà bảo nông dân phản đối là sai thì cả dân xã Long Hưng chúng tôi đi tù luôn.
Các ông có định trả cho dân Long Hưng nổi 100 ngàn đồng/m2 không? Thu đất rồi các ông làm cơ sở hạ tầng, rồi lên giá bao nhiêu triệu đồng một m2 mang bán? Các ông định làm cái trò gì vậy?
Các ông nói hỗ trợ cho dân 2,8 triệu đồng một người. Này, cái lương của người ta bây giờ ba triệu đồng không đủ sống một tháng. Các ông hỗ trợ thế mà không còn đất, không còn tư liệu sản xuất thì người ta sống bằng cái gì, các ông trả lời đi. Các ông đuổi dân cả xã Long Hưng xuống sông Đồng Nai để giết chết dân hả?
Chúng tôi là những người sắp hết tuổi lao động rồi. Bây giờ chúng tôi ở nhà còn có vườn cây, ao cá, có cái thu nhập rau cỏ, chúng tôi còn sống được. Các ông định dồn chúng tôi vào cái khu tập trung mà gọi là tái định cư kia kìa. Các ông ra mà xem không điện, không nước, không hộ khẩu, không có quyền sử dụng đất.
Này không làm thế với dân được. Hôm nay nếu Bùi Thanh Trúc muốn lấy đất, Bùi Thanh Trúc phải làm hợp đồng với các hộ dân, cam kết hai bên thỏa thuận bồi thường”.
Cũng ngay từ những cuộc họp này, sai phạm của chính quyền Đồng Nai bị người dân vạch ra. Nhỏ nhất như chuyện thể thức giấy tờ. Quyết định thu hồi đất lẽ ra phải đóng dấu mộc đỏ. Nhưng “xóa trắng” xã, hàng ngàn hộ dân, giấy tờ nhiều quá, Đồng Nai cho… photocopy quyết định, giao cho các hộ bị mất đất.
“Này, các anh làm sai rồi, các anh phải sửa đi”
Ngồi ở dãy bàn phía trên phủ khăn xanh, đoàn cán bộ chính quyền người ngồi im, người cúi mặt xuống đất nhìn… chân mình, người ngoảnh đầu như nhìn gì đó phía sau, người quay mặt đi hướng khác.
Cuộc họp ấy cũng như trong các cuộc họp khác với dân, người đại diện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư) không có mặt. “Bùi Thanh Trúc”, mà bác nông dân vừa nhắc tên, là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc doanh nghiệp này, cũng không có mặt. Trong kết luận điều tra và bản án phạt tù 46 người dân xã Long Hưng phản đối dự án, Dona.Coop cũng không có mặt trong phần bị truy tố và nhận hình phạt, dù bị chỉ rõ là chủ mưu vụ xâm hại hàng ngàn ngôi mộ tiên tổ người Long Hưng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/04/H3-13.jpg
Mồ hôi, nước mắt cả đời nông dân tan hoang sau một cuộc cưỡng chế lấy đất cho Dona.Coop. Ảnh: PLTP
Nhóm người Dona.Coop xâm hại mồ mả
Vụ án oan nghiệt bậc nhất lịch sử mất đất của nông dân Việt Nam, có nguồn cơn được Bản kết luận điều tra của Công an Đồng Nai chỉ rõ: “Ngày 13/2/2009, Dona.Coop ký hợp đồng với Trung tâm kỹ thuật địa chính tỉnh đo đạc lập bản đồ hiện trạng khu nghĩa địa xã Long Hưng…”. Ngay trong ngày, Đội đo vẽ nhà do Doãn Văn Hợp (SN 1980) làm tổ trưởng, “trực tiếp chỉ huy thực hiện đã cùng cán bộ của Dona.Coop đến nghĩa trang thực hiện đo vẽ mà không liên hệ để có sự phối hợp của UBND xã. Hợp tự chỉ đạo dùng sơn xanh và xám bạc đánh số thứ tự lên đỉnh và mặt sau các bia mộ…”.
Cả xã khi ấy vẫn còn đang bàng hoàng với thông báo sẽ bị giải tỏa trắng giá rẻ mạt, người sống buộc phải dời vào “khu tập trung”, người chết không biết đem xương cốt đi đâu, nghĩa địa làng không còn và trong quy hoạch sắp tới không có dự án nghĩa trang. Bao kiến nghị dân nêu ra đều chìm nghỉm. Sự việc chưa được giải quyết, lại thấy nhóm người lạ kéo đến dùng sơn xịt, quẹt, bôi lem nhem lên mộ. “Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả nồi cơm”. Với bất kỳ người Việt nào, ngôi mộ người thân là điều thiêng liêng hơn cả. Việc nhóm người lạ xâm hại mộ phần là “giọt nước tràn ly” với những nông dân đang chất chồng oán ức.
Suốt bốn ngày nhẫn nhục chứng kiến đám người nhẩn nha quẹt vẽ mộ phần cha ông, những nông dân hết đi từ ngạc nhiên, tò mò, đến phẫn nộ. Từ chỗ một vài người riêng lẻ, không hẹn mà gặp, cả trăm người tìm đến UBND xã hỏi chính quyền cho ra lẽ.
Ông Nguyễn Thanh Long (SN 1944, ngụ ấp Phước Hội) kể lại: “Ngày 17/2/2009, tui được mời lên trụ sở UBND xã đối thoại với đoàn kiểm tra tỉnh vì trước đó tui tố cáo bị dự án Donacoop thu hồi đất trái luật. Cùng thời điểm này tình cờ hàng trăm người dân tập trung về trụ sở ủy ban, yêu cầu xã giải quyết việc bia mộ bị đánh số, vẽ sơn.
Tui vừa lên cổng trụ sở xã thì Bí thư và Chủ tịch xã chạy ra nói: “Dân của anh nổi loạn”. Tui ngạc nhiên đáp lại: “Tui làm gì có dân”. Sau đó tui được mời lên tầng hai. Đang ngồi thì có cả trăm người dân tập trung bên ngoài. Tui phát biểu rằng với tình hình thế này không làm việc được, đề nghị hoãn buổi làm việc chuyện của tui, để chủ tịch xã, bí thư xã giải quyết việc bia mộ của cả xã bị xâm hại trước đã. Đoàn làm việc tỉnh đồng ý, nhờ tui đứng ra mời đại diện dân lên làm việc. Tui làm “sứ giả”, 10 người dân được mời lên làm việc cùng.
Tui có ý kiến với lãnh đạo xã trình bày trước đoàn cán bộ tỉnh về nguyên nhân khiến dân bức xúc tập trung tại trụ sở xã. Chủ tịch xã nói “dân bức xúc vì có lực lượng nào đó đem sơn vẽ, đánh số mộ bia, dân phản ánh lên xã nhưng xã không có thẩm quyền, không biết ai làm”.
Tui đối đáp “lãnh đạo xã trả lời như thế là sai”, và đề xuất trước tiên xã nên mua xăng giao lực lượng dân phòng xóa các vết sơn trước để an lòng dân. Xã trả lời không làm được. Tui đi về. Xuống dưới sân dân hỏi tình hình thế nào, tui trả lời “xã nói họ không biết”. Bà con còn đổ cho tui bao che cho chính quyền. Tui đành ra về”.
Diễn biến tiếp theo trong ngày 17/2/2009 được ông Lê Đình Hạnh, một người khi đó thuộc lực lượng dân phòng xã, kể lại như sau: “Khoảng 100 người tụ tập ở sân trụ sở. Số người này không có đại diện nhưng chung yêu cầu ngừng việc đánh số, quẹt sơn. Đồng thời yêu cầu khắc phục, trả lại hiện trạng cũ cho những ngôi mộ. Chủ tịch xã sau đó đồng ý, yêu cầu nhóm người của Dona.Coop đi chùi rửa những ngôi mộ đã bị đánh sơn”. Theo ông Hạnh, trong ngày 17/2/2009, mọi việc diễn ra trong ôn hòa. Xã lập biên bản hứa làm đúng yêu cầu chính đáng nên nông dân ra về.
Nỗi bức xúc của đoàn người đưa tang 
Người dân bức xúc là thế. Chính quyền xã yêu cầu như thế, nhưng nhóm người của Dona.Coop lại có động thái khác. Sáng hôm sau, 18/2/2009, có đám tang của ông Hồ Văn Tiết là người địa phương. Theo tục lệ, người dân kéo nhau đi đưa tang rất đông.
“Lúc đó khoảng 8h sáng, khi đưa tang ra nghĩa địa, ai cũng thấy nhóm “khắc phục” có chùi rửa nhưng làm cẩu thả khiến những ngôi mộ càng lem luốc, khó coi. Hai bên lời qua tiếng lại. Thấy tụi nó xâm hại mồ mả cha mẹ mình mà còn cự cãi, một số người bức xúc mắng mỏ rượt đuổi. Nhóm người Dona.Coop bỏ chạy về trụ sở UBND xã Long Hưng. Một số người dân rượt theo”, ông Hạnh kể.
Nỗi phẫn uất bùng lên, lan nhanh như đám cháy. Ở cái xã sắp bị “xóa sổ” này, ai chẳng có mồ mả người thân bị  xâm hại, ai chẳng có đất bị thu hồi giá rẻ mạt. Hàng trăm người không ai rủ ai, kéo về UBND xã, đòi xử lý nhóm người xâm hại mồ mả, phản đối dự án sai luật. Từ những nhóm nhỏ, càng lúc càng đông.
Suốt buổi sáng, những nông dân chỉ tụ tập ngoài sân, ngoài đường, yêu cầu chủ tịch, bí thư xã ra ngoài đối thoại. Cán bộ xã không ra mặt. Đến khoảng 14h chiều 18/2, một số người kéo vào trụ sở khiêng bà chủ tịch và bà bí thư xã ra ngoài yêu cầu nói chuyện. Việc níu kéo, giằng co khiến bí thư xã rách áo. Cán bộ xã Lê Hảo Tùng (cáo trạng ghi khi đó là Chủ tịch Hội Nông dân xã) xông vào “giải vây” vợ mình là nữ bí thư, đánh chảy máu một nông dân. Cho rằng “cán bộ đã không bảo vệ lại còn đánh nông dân”, nỗi uất ức của đám đông càng bị đẩy lên cao.
Sự việc nhùng nhằng như thế đến 18h cùng ngày. Gần như nông dân cả xã kéo đến xem, người uất ức thì la lớn đòi cán bộ ra đối thoại, người tò mò hiếu kỳ bàn tán đứng nhìn. “Cha sanh, mẹ đẻ tới giờ chưa khi nào thấy người ở xã tập trung đông như vậy”, ông Phan Văn Hoa (SN 1959) thuật lại. Cán bộ xã vẫn không chịu ra mặt nói chuyện mà rút lên lầu, một số rời bằng cửa hậu trèo qua các căn nhà phía sau trụ sở ra về. Dù giữa tầng trệt lầu không có bất cứ vật cản nào, những nông dân không động đến tầng lầu nơi cán bộ xã “cố thủ”. Tuy nhiên, bản kết luận điều tra lại cho rằng những nông dân “có nguy cơ đe dọa tính mạng toàn bộ cán bộ nhân viên xã, huyện đang có mặt tại trụ sở”.
Sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm vào cuối giờ chiều, khi lực lượng cảnh sát cơ động Đồng Nai đang trên đường có mặt, người dân cho rằng bất ngờ xuất hiện chiếc xe chở một nhóm đối tượng lạ ập đến, hòa vào đám người, kích động đám đông đang phẫn nộ bằng cách ném gạch đá như mưa vào trụ sở xã. “Mồi lửa” đó đã “kích nổ” vụ án gây rối đẩy 46 nông dân vào tù đày, mà ai biết chuyện cũng cùng chung cảm xúc “thương nhiều hơn giận”.
Mời bạn đọc đón đọc kỳ sau trên số báo ra ngày thứ Hai (9/4/2018).


MỤC LỤC.
1/- Thư gởi hiền tài Nguyễn Thanh Liêm. Tr 01.
2/- Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông. Tr 03.
3/ Giải trình cách tính năm đạo. Tr 05.
4/ Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 5 & 6. Tr 16.
HẾT.