BNS HÒA BÌNH CHUNG SỐNG SỐ 11.
RA NGÀY 01. 05. 2018.
RA NGÀY 01. 05. 2018.
LỘ BÌNH DƯƠNG ĐÃ
TRÁNG BẰNG MÁU.
“Ẩn ngôn sáng tỏ qua thời cuộc: Lộ Bình Dương Đạo đổi
thành Điện Biên Phủ”
Nhiều thế hệ công
quả ở Tòa Thánh Tây Ninh lưu truyền lời dạy của Đức Hộ Pháp: Trước khi đạo
thành thì chi phái và đảng phái về tranh giành Tòa Thánh khi ấy lộ Bình Dương
sẽ tráng bằng máu.
Lời dạy trên đây
không thấy ghi chép trong đạo sử hay một văn bản cụ thể nên có nhiều phiên bản
khác nhau đôi chút nhưng tựu trung vẫn là: BÌNH DƯƠNG MÁU NHUỘM.
Năm 2007 Tôi có
một bài viết về ý nghĩa BÌNH DƯƠNG MÁU NHUỘM cần hiểu theo nghĩa ẩn ngôn và phổ
biến trong quyển GIÁO LÝ PHỔ THÔNG. Lúc đó Tôi đang ở Việt Nam và tham gia lập
ra Khối Nhơn Sanh năm 2005. Thời điểm đó
chúng tôi đang gầy dựng lực lượng nên Tôi không đề tên thật mà lấy bút danh Cao
Canh Tân hầu khỏi bị công an chú ý. Và Lộ Bình Dương Đạo chưa tráng bằng máu.
Mười năm sau một
người bạn của Tôi là nhà báo Q N tìm hiểu về Đạo Cao Đài 1926 bị đánh cắp căn
cước. Năm 2018 anh đã về Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều anh, chị, em theo Đạo
Cao Đài 1926. Trong tầm nhìn của một nhà báo anh đã nhìn việc đổi tên các con
đường trong Châu Thành Thánh Địa theo ý nghĩa xóa bỏ văn hóa Cao Đài.
Khi biết Lộ Bình
Dương Đạo bị đổi tên thành Điện Biên Phủ anh đã thốt lên: Cộng sản đã biến một con đường rất có ý nghĩa và quan trọng bậc nhất
của Đạo Cao Đài thành con đường máu. Điện Biên Phủ nó gợi lên hàng hàng lớp xác
chết, đó là con đường đầy xương máu. Nó đem đến việc nhuộn đỏ quê hương, làm
cho giống nòi thống khổ và đau đớn hơn là đưa dân tộc vào con đường bắc thuộc. Cộng
sản đã đem hận thù thay thế cho ý nghĩa đẹp đẽ của Bình Dương Đạo.
Anh QN là một nhà
báo, anh không biết đến ẩn ngôn của Đức Hộ Pháp. nhưng anh đã giúp tôi nhìn ra
một góc cạnh rất hiện thực trong ẩn ngôn của Đức Hộ Pháp: Trước khi đạo thành thì chi phái và đảng
phái về tranh giành Tòa Thánh khi ấy lộ Bình Dương sẽ tráng bằng máu.
Đảng cộng sản Việt
Nam lập ra chi phái 1997 là vế đầu của ẩn ngôn. Đổi tên Lộ Bình Dương Đạo thành
Điện Biên Phủ là vế thế nhì của ẩn ngôn. Vế đầu và vế nhì là điều kiện ắt có và đủ để ẩn
ngôn thành hiện thực: Đạo sẽ thành.
Còn ý nghĩa Đạo sẽ thành chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
GÓP PHẦN HIỂU
ĐÚNG.
“MỘT SỐ ẨN NGÔN
CỦA ĐỨC HỘ PHÁP”.
Bài
viết năm 2007.
Nhiều
người trong chúng ta hẳn còn nhớ câu: MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN VỀ LA MÃ. Câu nói
trên có giá trị như thế nào?
Nếu
xét trên nghĩa đen thì câu nói trên đây chưa bao giờ đúng, sai ngay từ lúc nói
ra… nghĩa là hoàn toàn sai….
Nếu
xét theo nghĩa ẩn ngôn thì câu nói ấy hẳn nhiên phải có duyên cớ và đúng nên
được xã hội chấp nhận và lưu truyền như một danh ngôn….
Con
đường trong câu nói trên hẳn nhiên không phải là con đường bằng đất nơi làng xã
hay là con đường tráng nhựa nơi quốc lộ như mắt ta vẫn thấy.
Con
đường ở đây là con đường của trí tuệ, của tư tưởng và quyền lực.
Vậy La Mã là gì? La Mã là tên
của một quốc gia. Thủ đô của La Mã khi
xưa chính là thủ đô của nước Ý ngày nay. Vào thời Đức Chúa
Jésus giáng sinh thì La Mã là một đế chế hùng mạnh… vùng đất Palestin nơi Chúa
sinh ra là thuộc địa của La Mã…
Xét về ý nghĩa câu nói trên có
lẽ ra đời lúc:
La Mã còn đang dẫn đầu tư
tưởng một bộ phận của nhân loại trong thần quyền lẫn thế quyền.
Hoặc là lúc đế chế La Mã đã tàn lụi về quyền lực nhưng nhân loại thấy
được cái hay cái đẹp của nền văn hoá La Mã nên quay ra học tập nền văn hoá ấy…
Trường hợp nầy có thể là đế
chế La Mã đã cáo chung về quyền lực nhưng quan niệm và cách thức tổ chức xã hội
pháp quyền hay các tác phẩm triết học, văn học, nghệ thuật của họ còn lưu lại
và chinh phục những kẻ thắng thế trên chiến trường nhưng lại kém La Mã về văn
hoá. (Chủ nghĩa phục hưng là một minh chứng).
Nền văn hoá La Mã thì rực rỡ
và hoành tráng… nhưng sự cáo chung của
đế chế La Mã là nguyên nhân chính để chữ La Mã trở thành TỬ NGỮ. Nghĩa
là chữ La Mã vẫn còn nhưng không mấy ai xài đến nữa…
Tóm lại câu nói trên thể hiện: La Mã là toạ độ gốc
nên phải dùng đấy để định vị. (Thập niên
80 của thế kỷ 20 ta còn nghe câu mọi con đường đều đến Mácxơcơva nhưng ngày nay
hiếm khi thấy lưu hành…).
Người có Đạo Cao Đài thường
hay nghe nói lại một số câu nói của Đức
Hộ Pháp như:
-
Bình
Dương máu nhuộm…
-
Khu
Chà Là dành cho những người hai vợ.
-
Núi
Bà là rún biển.
Những
câu nói nầy không nằm trong hệ thống văn bản, nhưng thường là gắn liền với một
câu chuyện hay giai thoại nào đấy rồi những người nghe được lưu truyền, kế tiếp
sự lưu truyền là sự lý giải theo nhiều lãnh vực nhưng phần lớn chưa được biện
giải… Hẳn nhiên cách hiểu về những câu nói trên tuỳ vào nhận thức mổi người
nhưng có những cách nhận xét làm cho nhiều người ngỡ ngàng…
Bài
viết nầy nhằm góp phần hiểu đúng một số câu nói của Đức Hộ Pháp. Muốn góp phần hiểu đúng thiết tưởng phải nêu
rõ cơ sở văn bút của tham luận…
Tiền
đề cơ bản: Phải hiểu các câu nói trên ở vào diện ẩn ngôn.
Đã
xác định đó là những ẩn ngôn thì phải có ít nhất 03 yếu tố để hiểu.
- TIẾNG AN NAM là chánh tự của Đạo Cao Đài
nên phải dùng đó ĐỂ LÀM CHÌA KHOÁ.
- Lấy luật lệ, kinh điển, giáo lý tôn giáo
để làm nội lực cho sáng tỏ.
- Liên hệ đến thời điểm câu nói ra đời.
A-
BÌNH DƯƠNG MÁU NHUỘM.
Nhiều người hiểu rằng phải có những cuộc đổ
máu kinh hồn trên Lộ Bình Dương Đạo. Nguyên nhân xuất phát những đau thương ấy
thì cũng có rất nhiều kiến giải nhưng chúng tôi không chia sẻ những cách hiểu
đó nên không ghi chép lại đây… Theo thiễn nghĩ thì các cách hiểu như thế chưa
phù hợp với đạo lý thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Chúng
tôi xin phép trích dẫn một số văn bút để cùng nhau suy nghĩ.
1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
a/- Q.1.
T: 79. bản in 1928:
…Thiên
Thơ có đủ các máy hành tàng nhưng THẦY vì thương các con mà phải sửa nét tân
khổ ra đường lo liệu. Các con đặng tự do mà hành biến cho xong việc…
Mở
đạo kỳ nầy Thầy không cho đổ máu nữa…
Cái
lẽ không cho đổ máu là vì trình độ văn minh ngày nay đã khác với xưa rất nhiều;
cuộc sống vật chất của nhơn loại ngày nay khác với ngày xưa thì hẳn nhiên cuộc
sống tinh thần cũng khác. Cái thời nhân loại đun nấu bằng củi bằng than… di
chuyển bằng sức kéo của gia súc… đã qua rồi…
Các
bài toán về chiến tranh, hoà bình, công bằng, bác ái vẫn còn đó… chưa giải
quyết xong nhưng cách thức giải quyết và mức độ sâu rộng của bài toàn không còn
như xưa nữa…
Xét
về cơ chế các Tôn giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ đều xuất phát từ một cá nhân đề xướng
nên chính cá nhân ấy là mục tiêu để cho những người không đồng ý với các vị
nhắm vào đấy mà triệt tiêu.
Còn
cơ chế Tam Kỳ ngay từ đầu Chí Tôn đã lập ra Hội Thánh cho nên sẽ không thể có
chuyện đem cả một Hội Thánh ra để giết hại hay là đóng đinh…
b/-
Đức Chí Tôn từng dạy: Tình thương là chìa khoá mở cửa Bạch Ngọc Kinh. Đền Thánh
là biểu tượng cho đức tin vô song cho tình thương, minh triết… và Lộ Bình Dương
lại đi ngang qua Bao Lơn Đài tại Toà Thánh… “Đoạn trong Nội Ô thì Lộ Bình Dương
Đạo mang tên Phạm Hộ Pháp” vậy thì không có lý gì trên một con đường có vị trí
đặc biệt như thế lại diễn ra cảnh núi xương sông máu… đầy đau khổ như thế…
2/- Kinh Xuất Hội:
Nhờ
Chí Tôn dạy khôn lẽ Đạo
Phật,
Thánh, Tiên nhỏ máu nhiệt thành.
Vạn
linh đã hiệp Chí linh
Hội
xong cậy sức công bình Thiêng Liêng…
Chúng
ta ai cũng biết rằng Thần, Thánh, Tiên, Phật là các Đấng vô hình… Các vị là
người đã bỏ xác phàm, các vị không có phàm thân như người nơi cõi trần… vậy thì
Thần, Thánh, Tiên, Phật làm gì có máu…
Đã không có máu thì câu Phật, Thánh, Tiên nhỏ máu nhiệt thành…. Phải
hiểu thế nào???
Phật,
Thánh, Tiên trong trường hợp nầy là Phật, Thánh, Tiên tại thế.
Tại
sao dám hiểu là Phật, Thánh, Tiên tại thế?
Bởi
vì Kinh Nhập Hội câu 13-16:
…
Đại Từ Phụ ra ơn dìu dẫn
Diệt
trí phàm: hờn, giận, ghét, ganh
Để
tâm dưới ánh Chí Linh
Soi
tường chơn lý chỉ rành chánh văn…
Có
nhập hội rồi mới có xuất hội mà nhập hội thì đã Diệt trí phàm: hờn, giận,
ghét, ganh ấy là diệt cái trí phàm để còn lại cái tâm thánh khi nhập hội,
có tâm thánh mới tìm ra chánh lý ẩn chứa bên trong văn bản hay sự việc… tâm
thánh thể hiện qua tâm huyết và cân não đó là cơ sở để hiểu Phật, Thánh,
Tiên tại thế mới phù hợp với việc nhỏ máu nhiệt thành….
Trong
Lễ rước Chư Thánh đáo tân niên năm Nhâm Thìn (1952) Đức Hộ Pháp có giảng: Bần
Đạo nói thật chúng ta sống là do cái hồn mà sống chớ cái xác là vật tạm để để
chúng ta mượn đặng trả quả kiếp đó thôi.
Còn các bạn chúng ta nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống có hồn mà không
xác là vì họ đã thoát kiếp trần rồi….
Có
Soi tường chơn lý chỉ rành chánh văn… thì hành động mới có được kết quả.
Còn
như dốt nát cộng với nhiệt tình mà không gặp được bậc lãnh đạo đấy đủ đức độ và
tài năng dìu dẫn thì biến thành kẻ phá hoại mà thôi…
Thực
tế thì Đức Hộ Pháp trong lần Hội Nhơn Sanh năm Đinh Sửu (1937) cũng như một số
lần khác, đã than thở rất nhiều về năng lực của Chức Sắc Thiên Phong, nhưng do
nơi có được một tầng lớp lãnh đạo cực kỳ sáng suốt nên cơ Đạo tại Tổ
Đình đã có những thành tựu hết sức rực rỡ… nhưng đến khi tầng lớp lãnh đạo ấy rời bỏ quán tục trần
ai thì các vị còn lại không thể bỉnh cán công việc, nên lần hồi lộ ra những sút kém từ trong nội lực… (Chừng nào Chi Pháp đã ra đi; Lúc ấy Đạo Trời
gặp vận suy…)
3/-
Lời thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp.
Đạo
Cao Đài là hườn thuốc phục sinh hoà bình của nhơn loại.
Thầy
cấm hẳn sự ghét nhau…
Vậy
hiểu chữ Bình Dương máu nhuộm theo cách giản đơn là máu chảy thành sông xương
chất thành núi là quyền tự do suy đoán và tìm hiểu của mổi người nhưng chúng
tôi thì không chia sẻ…
4/- Sở hành Đức Hộ
Pháp:
Năm
1954 đất nước Việt Nam đang đứng trước hiểm hoạ chia đôi hai miền Nam và Bắc.
Tín đồ Cao Đài nói riêng và đồng bào cả nước nói chung đã lên tiếng tha thiết
không muốn cảnh một dân tộc lại bị phân đôi.
Đức Ngài thể hiện ý chí đoàn kết ấy bằng hành động nên đã đích thân sang
Pháp rồi đến Genèvre để kêu gọi các nhà lãnh đạo chánh trị tôn trọng ý muốn của
người Việt Nam nhưng lời kêu gọi ấy không mang lại kết quả và sau đó Ngài sang
Miên Quốc để không bị bất cứ thế lực chánh trị nào lợi dụng… “Khuất mắt không nhìn nước rẽ hai…”
Trong
cơ vay trả cho sạch vết oan khiên của nhân loại thì những chuyện xảy ra không
thể đoán định nổi… nhưng trên vùng Thánh Địa của một Tôn giáo chủ trương dùng
bác ái và công bằng để giải quyết mọi tương tranh thì lẽ nào lại có cảnh tang
thương đến như vậy xãy ra? Như thế câu “Bình Dương Máu Nhuộm” phải hiểu thế nào?
Bình
là nét ngang.
Dương
là nét đứng.
Bình
Dương thể hiện cho sự hội tụ của âm dương nghĩa là Đạo.
Máu
màu đỏ thể hiện cho sự dũng cảm…
Máu
thể hiện cho tâm huyết và cân não…
Nhuộm
thể hiện cho sự thay đổi.
Nghĩa
là: Muốn thay đổi con người và xã hội phải để hết cân não vào con đường đạo
đức, và đạo đức thể hiện qua hành động mà muốn hành động thì phải có sự dứt
khoát và dũng cảm. Chỉ có Đạo mới thay đổi được con người và xã hội.
Bình còn có nghĩa là công bình, bình đẳng là
trung dung mà muốn những điều đó thì phải để hết cân não tâm huyết vào đó để
học đạo để thay đổi chính mình và hành đạo để xây dựng nên một thế giới mới
thay đổi cho thế giới nặng về vật chất. (Bình trong HOÀ BÌNH CHUNG
SỐNG…trong NAM BÌNH VƯƠNG PHẬT Dương: xiễn dương, phất lên… cũng là trong ẩn ngôn…)
Trong
cái THỂ của Thái Cực có âm có dương “Nhứt âm, nhứt dương chi vị đạo - Bình”
nhưng Chí Tôn DỤNG cái Dương quang ấm áp để tạo cơ hoá sanh… nơi
nào ánh linh quang của Chí Tôn chưa chiếu giám đến thì phải còn tối tăm mờ mịt,
chẳng sanh, chẳng hoá…
Vậy
Bình Dương trong nghĩa trên là đem sự sống đến cho chúng sanh… mà muốn làm điều
đó thì phải để hết tâm huyết, cân não vào học đạo để làm cuộc cách mạng bản
thân mình “chánh kỷ” và góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội “hoá nhơn”
trên nền tảng bác ái và công bằng…
Xin
trích một câu Thánh ngôn để minh hoạ cho phần nào ý nghĩa của câu Bình Dương
máu nhuộm:
…Vào nơi
đạo đức rồi, dầu cho phải cắt ái ly gia, chia tình xẻ nghĩa, máu thịt đoạn ly,
mà làm cho tròn trách nhiệm xứng đáng của mình, để hiến thân chuộc sanh mạng
cho muôn ngàn kẻ đồng bào, thì cái đau đớn thường tình, sự khổ tâm ở thế kia,
đau khổ nào có tiếc… TNHT: Q.2. T. 78.
Tóm
lại: Bình Dương máu nhuộm hiểu theo nghĩa của máu chảy thành sông, xương chất
thành núi… hay hiểu theo nghĩa phân tích
và nhận định xuất phát từ những cơ sở trên đều tuỳ vào ý thức mổi người. Đó là
quyền tự do mà Thầy đã ban cho không ai có thể tước đoạt được. Cách hiểu nào cũng đều thể hiện tấm lòng và
trình độ nhận thức của mổi người. Chỉ có nhận thức hay hiểu biết của chính mình
mới thay đổi được mình một cách hiệu quả.
B- KHU CHÀ LÀ DÀNH
CHO NHỮNG NGƯỜI HAI VỢ.
Khi
nghe một số đàn anh cho biết đấy là câu nói của Đức Hộ Pháp đã dấy lên trong
lòng chúng tôi bao nỗi hoài nghi.
Tôi
tìm hỏi các vị lão thành thì các vị cũng xác định đấy là câu nói của Đức Hộ
Pháp còn nói trong dịp nào thì các vị cũng không xác định được.
Chúng
Tôi xem lại Tân Luật, phần Thế Luật, điều thứ chín qui định:
Cấm
người trong Đạo từ ngày ban hành luật nầy về sau không được cưới hầu thiếp. Rủi
có chích lẻ giữa đường thì được chấp nối.
Thảng
như phụ nữ kia không con nối hậu thì Thầy cũng rộng cho đặng phép cưới hầu
thiếp, song chính mình chánh thê đứng cưới mới đặng.
Qua
nội dung trên Các vị đều đồng ý rằng Đạo Cao Đài không chủ trương đa thê, không
cho phép đa thê… vậy thì câu nói trên hiểu theo nghĩa đen là hoàn toàn không
phù hợp với Tân Luật.
Đức
Hộ Pháp là người tham gia vào việc biên soạn Tân Luật.
Trong
trách nhiệm Hộ Pháp thì Ngài là người có nhiệm vụ nắm trọn cả Luật Đạo và Luật
Đời. Vậy thì lẽ nào Ngài lại ưu ái cho thành phần vi phạm Tân Luật có được một
khu riêng biệt như thế.
Trong
Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống và trong một số văn bút khác Ngài cũng đều
khuyên mọi người phải đối xử công bằng, tôn trọng người bạn hôn phối của mình.
Đấy là cộng tác viên của mình trên đường đời gió bụi chớ không phải là oan gia
tội báo. Ngài chưa hề có một văn bút nào ưu ái cho người đa thê.
Vậy
câu trên phải hiểu như thế nào cho đạt được yêu cầu: thực tế, không khiên cưỡng
và phù hợp với pháp luật Tôn giáo Cao Đài.
Thông
thường ta vẫn nghe câu: Một cảnh hai quê
hay Một kiểng hai quê. (có người bảo
là huê có nghĩa là “Bông” … nhưng mục đích của chúng tôi không nhằm truy nguyên
nguồn gốc của câu nói… mà chỉ đề cập đến ý nghĩa mà xã hội đang dùng mà thôi.
Trong
hiện dụng thì câu nói trên dùng cho các trường hợp sau:
Một
người nhưng có nhiều chuyện phải lo…
Một
người có hai vợ…
Một
người có hai quê hương…
Vậy
thì câu nói: KHU CHÀ LÀ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI HAI VỢ được hiểu là khu đất mà
Tôn Giáo Cao Đài dành cho những người có hai quốc tịch hoặc đa quốc tịch hay
những người có liên quan đến yếu tố nước ngoài sinh sống.
Trong
buổi sơ khai của Tôn Giáo Cao Đài thì người Đạo đã biết là có qui hoạch tổng
thể Châu Thành Thánh Địa 40 cây số vuông “Châu Thành Thượng”.
Nhưng
ý nghĩa cụ thể của 40 cây số vuông như thế nào, Toạ độ gốc ở đâu… thì chưa khai
triển cho Tín Đồ được rõ…
Trong
qui hoạch 40 cây số vuông ấy Tôn giáo dành một khu vực cho người có yếu tố nước
ngoài đến sinh sống riêng biệt để học đạo nhưng vì thời cuộc chưa thể nói trắng
ra được… mặc khác cũng không thể không
nói ra cho nên Đức Ngài phải nói bằng cách ẩn ngôn ấy cũng là một cách thức để
chuẩn bị cho thế hệ đi sau vậy.
C- NÚI BÀ LÀ RÚN BIỂN.
Đây
có lẽ là một câu nói của Đức Hộ Pháp đã bị rất nhiều vị có kiến thức về địa lý
không đồng ý; sự không đồng ý ấy hẳn nhiên đã được căn cứ vào những kiến thức
từ sách giáo khoa hay những công trình nghiên cứu khoa học rất bài bản… nhưng
cũng có người biện hộ rằng:
Ngài
nói NÚI BÀ LÀ RÚN BIỂN cho thời khai thiên lập địa.
Ngài
nói NÚI BÀ LÀ RÚN BIỂN cho thời gian rất lâu sau nầy.
Theo
thiễn nghĩ nếu hiểu theo nghĩa đen thì đem quá khứ hay là tương lai để giải
thích cho câu nói trên đều là khiên cưỡng và chưa thể biện chứng được cho nên
thiếu sức thuyết phục. Vậy thì vấn đề ở
đâu?
Khi
Đức Hộ Pháp tạo tác Trí Huệ Cung Ngài có nói. Trí Huệ Cung là nơi dành riêng
cho Phái Nữ. Còn nơi dành riêng cho Nam Phái là Vạn Pháp Cung “VPC”. Vậy Vạn
Pháp Cung ở đâu?
Ngài
đã xác định rõ: VPC nằm trong khu vực chân Núi Bà.
(Từ
Thị Xã chạy vào hướng cổng khu du lịch Núi Bà thì bên trái có bãi giữ xe. Trước
khi đến khuôn viên bãi giữ xe có một con đường nhỏ. Đi men theo theo đường đó
đến vòng phía sau bãi xe thì có một số nhà Sở Lương Điền của Hội Thánh Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ. Ngay sau hàng rào bãi cỏ nơi thờ Đức Phật Mẫu, đi một chút nữa
thì đến Anh Linh Miếu đi tiếp thì có lối lên Hang Gạo, Hàm Rồng… Trước khi đến
Hàm Rồng thì gặp địa điểm mà Đức Hộ Pháp chọn để xây dựng Vạn Pháp Cung… Nơi đó
chưa xây dựng nhưng vẫn có rất nhiều người đến thắp hương cầu nguyện…)
VPC là gì? VPC là nơi hiền sĩ Tôn Giáo Cao Đài học tập và nghiên
cứu để cung ứng hàng ngàn, hàng vạn phương pháp giúp cho Tôn giáo xây dựng cá
nhân, tôn giáo và xã hội.
Tầm
vóc của Cung Vạn Pháp được xác định trong Kinh Đệ Lục Cửu.
Bạch
Y Quan mở đường rước khách,
Cõi
Kim Thiên nhẹ tách Tiên xa.
Vào Cung Vạn Pháp
xem qua,
Cho tường cựu
nghiệp mấy toà thiên nhiên…
Theo truyền thuyết Vua Đại Võ trị thuỷ ở sông Hoàng Hà thấy Linh
Qui từ dưới nước hiện lên trên lưng có
chín chữ: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ và Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhà vua dụng
đấy chế tác Lạc Thư và định ra sách lược
an dân.
Xét về hình thể Núi Bà: Đứng từ Toà Thánh nhìn vào thì Núi Bà có hình thế của một
con Linh Qui. Đến khi lòng Hồ Dầu Tiếng được xây dựng thì Núi Bà giống như
truyền thuyết Linh Qui từ dưới nước hiện lên để
hiến dâng sách lược… Nhưng trong
thời Tam Kỳ Linh Qui không dâng cho một người nữa mà dâng cho hàng trăm hàng
nghìn hiền sĩ có lòng phụng sự nhân loại
theo Tôn Chỉ Cao Đài Giáo. “Sách lược
thì dùng cho cả nhân loại trong hoàn vũ”… cho nên các vị về VPC
để hoàn thành sở học, hoàn thành
giáo án, sử chương, hoàn thành sự nghiệp… trên bước đường hoằng dương
đạo pháp phổ độ chúng sanh… VPC là một
trong những trung tâm cung ứng kiến thức
cho nhân loại. Bước chân nhân loại phải tầm về vạn pháp, tư tưởng nhân loại
phải hướng về vạn pháp… Xã hội là biển trần khổ và VPC là cái rún của xã hội
chính là cái rún của Biển Trần khổ vậy.
Vạn Pháp Cung lại gắn liền với
Núi Bà vậy thì ý nghĩa câu nói NÚI BÀ LÀ RÚN BIỂN của Đức Ngài chính là lời
giới thiệu tầm quan trọng của Vạn Pháp
Cung cho hậu tấn. Tham luận qua tiếng An Nam còn có thể hiểu thêm:
Núi thể hiện cho trí tuệ. Bà thể hiện cho âm tính.
Rún
nói lên Trung Tâm. Biển là xã hội. “Biển
Trần Khổ”.
NÚI
BÀ LÀ RÚN BIỂN:
-
Xét về phương diện xử kỹ còn có thể hiểu là: Người có trí tuệ mà biết khiêm
cung thì được người đời mếm mộ… đó là cung cách: Tri kỳ Hùng, thủ kỳ Thư “Biết như con trống, sống như con mái” mà Đạo
Đức Kinh đề cập đến vậy.
-
Trong một ước định xa hơn thì: Vạn Pháp Cung là trung tâm nhân văn của Núi Bà.
Người có Đạo Cao Đài thường hay truyền tụng về 40 cây số vuông… vậy toạ độ gốc của 40 cây số vuông ấy ở đâu?
Có phải câu nói của Đức Ngài cũng còn mang ẩn ý rằng: Vạn Pháp Cung chính là
Toạ độ gốc của 40 cây số vuông chăng? Dù sao đây cũng là một nghi vấn có cơ sở
ít nhiều.…
Ngay
từ lúc khai sinh thì Đạo Cao Đài luôn luôn ở trong tầm ngắm của cường quyền…
tầm vóc của Tôn giáo là cả thế giới và nhiệm vụ của Đức Hộ Pháp lại rất nặng
nề… nói thẳng ra là tạo điều kiện cho kẻ nghịch làm khó… cho nên phải dùng ẩn
ngôn để ngầm báo cho thế hệ sau … ./.
Cuộc khởi nghĩa
tại Gốc Bồ Đề ngày 17. 03. 2008 đã làm cho nhà cầm quyền VN và chi phái 1997
điên tiết. Do vậy báo Tây Ninh ngày 20. 03. 2008 đã viết là tiếp theo và hết,
nhưng chưa hết tức cho nên ngày 22. 03. 2008 lại viết tiếp. Họ đâu có dè đó là
lúc họ đưa Khối Nhơn sanh ra mắt với quốc tế. Cho nên sau đó phóng viên Thiện
Giao đài RFA quan tâm tìm hiểu và viết loạt bài: Hành trình của Đạo Cao Đài từ
1975. Blog đăng lại tại bài số 2619, đường link:
http://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/04/2618-05-bai-bao-cu-muoi-nam-troi-qua.html
BÁO TÂY NINH
(TRANG 05).
DƯ LUẬN QUẦN CHÚNG
ĐẠO CAO ĐÀI TÒA THÁNH TÂY NINH: CỰC LỰC LÊN ÁN HÀNH VI TRÁI LUẬT ĐẠO, PHẠM LUẬT
ĐỜI CỦA NHÓM CỰC ĐOAN DO DƯƠNG XUÂN
LƯƠNG CẦM ĐẦU
Một ngày sau ngày
nhóm cực đoan “bố cáo” hòng tụ tập đông người vào Nội Ô Toà Thánh (ngày
17.3.2008), nhóm pv ANCT truy cập vào một website của những người đạo Cao Đài ở
nước ngoài và đã tìm thấy một bức “Tâm thư” của một tác giả ký bút danh là
“Thiểm phẩm” gữi cho Dương Xuân Lương với lời lẽ rất khoan hoà nhưng đã vạch
trần được âm mưu, thủ đoạn của Lương. Tuy tác giả khiêm tốn xưng là “thiểm
phẩm”, nhưng qua nội dung bức “Tâm thư” này người đọc có thể đoán được đây là
một bậc đạo cao đức trọng, một vị chân tu. Có thể nói bức “Tâm thư” này đã phản
ánh được tâm trạng của người đạo Cao Đài ở Tây Ninh nói riêng, cả nước nói
chung, luôn mong muốn sống “tốt đời, đẹp đạo” trên tinh thần “đại đoàn kết”
cùng chăm lo vung bồi hạnh phúc cả vật chất lẩn tinh thần, góp phần xây dựng và
phát triển quê hương, đất nước. Và chính nhờ có nhận thức đúng đắn và tinh thần
đoàn kết ấy mà người có đạo Cao Đài không ai mắc mưu, rơi vào cạm bẫy của nhóm
cực đoan Dương Xuân Lương.
Nhóm PV-ANCT Báo
Tây Ninh xin mạn phép tác giả “Thiểm phẩm” đăng tải bức “Tâm thư” lên đây để
bạn đọc tham khảo:
TÂM THƯ (1)
Mến trao: Chư Đồng
đạo.
Đồng mến gởi: hiền đệ Dương Xuân Lương.
Thiểu quan thúc
nhặt. Tuổi tác càng cao. Nghiệt oan sự thế, chẳng kể từ lâu, mà đường công
nghiệp, ngõ hầu tua định phận. Thiểm phẩm vốn trái ngang đeo đẳng, chỉ tự trách
than chưa xứng phẩm cao ngôi. Mười năm rồi, ngoảnh lại thấy vui vui: nền Đại
Đạo được vun bồi tinh tấn.
Phải tình thiệt mà
nhìn nhận: thời nay, Thánh Thất được chỉnh trang, đại lễ đạo được rõ ràng.
Người tu, nếu đức độ vững vàng, thì luôn được thế nhân trọng kính lắm vậy. Âu
là Thiên ý do Đức Chí Tôn vi chủ! Cơ Đạo tưởng là KHÔNG, nhưng lại CÓ rất nhiều.
Nghiệp đạo cứ ngỡ là THẤT, thì hoá ra là ĐẮC!
Thiểm phẩm lặng
yên, mà thật lòng sung sướng đó! Bởi “Đấng Hoá Công xét kỹ ban ơn”, cho một số
đông đồng đạo, có tâm đạo chính đáng “đừng so thiệt, tính hơn” mà đeo mang oán
hờn khổ luỵ! Âu rõ ràng là quy luật đã sẵn dành nơi cõi thế!
Gần đây, thiểm
phẩm có đôi chút băn khoăn. Thiểm phẩm cũng có tuổi, không vướn nỗi đua tranh,
xin chí tình bày tỏ:
Số là: buổi Tam Kỳ còn lắm chơn linh kém cỏi, được gá gởi nơi cửa Đại
Đạo, để bồi Đức lập Công. Tội lỗi thay! Họ chưa hữu công làm điều hay cho Đạo,
lại còn mê mãi chạy theo quả báo tiền khiên tiền kiếp, thì mong chi lập công
lập đức mà siêu thoát cho nhẹ nhàng thân thể! Thiểm phẩm tuy nói xa, nhưng đồng
bào chắc cũng nhận ra; và nhứt là, toàn gia đình của đệ Dương Xuân Lương tự
hiểu rõ hơn cả!
Hiền đệ Dương Xuân
Lương và bửu quyến thân mến:
Nếu chẳng phải
tiền khiên túc trái, thì can cớ chi đệ Dương Xuân Lương, hơn mười năm nay, cứ
vương vấn mãi sai lầm mê muội, cứ rắp tâm làm phiền cho Đạo, làm bận cho Đời,
làm hệ luỵ bản thân, làm trò cười nhân thế?
Nước đang chảy,
một ngày một tới, nhưng dòng trong, dòng đục khác nhau. Dương đệ mãi vọng động
xôn xao, hớp đầy da một bầu nước đục, thì thâm tâm làm sao trong sáng cho được?
Thiên ý đã lắm lần
mượn tay phàm dạy bảo; thế mà cái tâm ác của Đệ đã bị Quỷ Vương xâm nhập quá
đậm sâu. Nó dục thúc Dương đệ có hành động ngày càng tác tệ. Sáu tháng trước
đây, Dương đệ cũng đã hiệp vầy đôi người cùng phe Tam thập lục động, kéo nhau
đi nhiều Tỉnh, lừa gạt Chi Phái Đạo, mong bạn đạo cùng họp về Toà Thánh Tây
Ninh chiếm quyền làm chủ, để thực hiện kế hoạch THỜI-THẾ-CƠ của Dương đệ. Dương
đệ đã muốn dựa vào Chi Phái, để khuấy rối đồng đạo ở Toà Thánh Tây Ninh. Điều
này lại khiên cho lắm Bạn Đạo Chi Phái bất bình, trực ngôn phản đối, làm cho
Dương đệ càng ôm hận ô nhục. Theo Văn hoá Châu Á, dòng họ Dương Gia Tướng đã
vang danh trung nghĩa, nghiệp quả chi, mà Dương đệ làm “đòn xóc hai đầu”? Vậy
mà đồng đạo Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh vẫn lượng cả bao dung, để yên cho đệ.
Mới rồi đây, khi
đạo sự Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh có mòi phát huy cái tốt thêm lên; ngay cả
Chánh quyền, không xen vào việc điều hành của đạo, cũng có nhiều lời nhũ
khuyên, mong các cấp hành Đạo, cố giữ đúng Chơn Truyền mà yên định tu hành,
giúp nhơn sanh hưởng phúc.
Hiến chương Đạo
được tu chỉnh chưa công bố, thì tà tâm muốn chớp “THỜI-CƠ-THẾ” của Dương Xuân
Lương hiền đệ đã nổi lên. Dương đệ đã đi rù quến những người nhẹ dạ cả tin,
dựng thêm lên nhiều chuyện vô lý, bất bình, để mong gay rối sự tình sắp đặt của
Đạo trong cơ tấn hoá. Dương đệ đã chạy đôn chạy đáo nơi nọ nơi kia, trong Đạo
lẫn ngoài Đời, với mục đích làm hoen ố danh Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh. Dương đệ có công mời mọc ra được vài chục bạn
Đạo, ít hiểu biết đạo lý, có kẻ chưa hữu thệ nhập môn. Họ hiệp cùng Dương đệ,
ký tên nhiều văn bản truyền bá lắm nơi, dám mạo xưng là Khối Nh ơn
Sanh, quyết theo đuổi việc làm phục thanh danh của Đạo.
Cuối cùng hiền đệ
Dương Xuân Lương và nhóm Nhơn sanh, đã nổi danh phá phách từ nhiều năm, nay còn
cả gang ra Tờ Bố Cáo, mong tụ tập được nhiều người, trước Đền Thánh, để có
Thời-Cơ-Thế loạn động cướp chùa. Rồi họ sẽ đưa một trong những người cùng phe
nhóm Dương đệ, đã từng có một thời gian làm Chức việc lên ngôi GIÁO TÔNG, cho
dể bề loạn Đạo. Điều này, chính một bạn nữ của Dương đệ là Lê Kiêm Biên đã khơi
màu, dám làm chuyện tội lỗi, ra vào cổng Toà thánh Tây Ninh và vẫn tự xưng là
Giáo Tông Em. Đã vậy nhóm của đệ còn quay phim phân phát để dương oai diệu võ.
Dương đệ và nhóm
của Dương đệ còn xão ngôn thái thậm, bịa
đặt ra cái gọi là Chi phái “Hội Đồng Chưởng Quản”, tìm đủ cách bắt tì bắt ổ mấy
chữ lung tung. Trong khi ở toàn cầu, người có Đạo và hiểu Đạo Cao Đài
chẳng ai tìm ra được cái tên “Chi phái Hội Đồng Chưởng Quản”. Nó có được là do
nhóm phá Đạo đặt điều. Đọc kỹ từ đạo lịnh 01 (1979) cho tới Hiến chương (2002),
ai có chút chữ nghĩa đều biết: Hội Đồng Chưởng Quản chỉ là bộ phận thường trực
của Hội Thánh Cao Đài Tam
Kỳ Phổ Độ có Tổ đình đặt tại Toà Thánh Tây Ninh. Vì đạo Cao Đài Toà Thánh Tây
Ninh chưa có đủ đầy Quý chức sắc Cao cấp (Đầu sư, Chưởng pháp, Giáo Tông), nên
mới có bộ phận thường trực để điều hành Đạo sự thường ngày, trước khi đưa ra
Đại hội Hội Thánh quyết định về Đạo sự trọng đại.
Thiểm phẩm không
tin: hiền đệ Dương Xuân Lương có học trường Luật Khoa mà không hiểu điều này.
Chẳng qua là đệ muốn gây khó cho Đạo mà thôi. Lương đệ cứ tìm kiếm khắp trên
cõi đời này có văn bản của Đạo lại ghi tiêu đề là Hội Đồng Chưởng Quản? Dương
đệ đã quen thói tạm xưng Khối Nh ơn
Sanh, còn quen thói vọng ngữ bịa đặt ra cái “Chi phái Hội Đồng Chưởng Quản”;
thì đúng là đã quen miệng ngậm máu chờ phun vào cửa Đạo. Dương đệ đâu có nhớ
lời dạy đành rành: Chi chi cũng tại Toà Thánh Tây Ninh. Chư
vị đang hành Đạo tại đây, chính là đang kế thừa truyền thống Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có từ ngày Khai Đạo.
Thiểm phẩm thiệt
tình không hiểu: Đệ Dương Xuân Lương tiền của từ đâu là tiêu pha vung vãi,
không chuyên tâm cho công việc làm ăn. Dương đệ lại có thời gian rảnh rang để
thực hiện ác tâm phá Đạo.
Chỉ có thể là do
tiền khiên quả báo, mà đệ và phe nhóm của đệ đã tạo căn quả quá nặng nề. Đã tạo
nhiều nghiệp ác từ tiền kiếp, nên đên kiếp này chưa đáng hưởng hồng ân, giải
thoát của Cơ Tận Độ Kỳ Ba mà Đức Chí Tôn dành cho toàn sanh chúng. Chỉ e, Dương
đệ kéo theo những người nửa mê nửa tỉnh rơi vào chỗ tận đoạ tam đồ. Thiểm phẩm
mới viết Tâm thư khuyến thiện, mong góp thêm phần Công nghiệp, lúc tuổi đã xế
chiều. Lời thật nói ngay, xin cùng xuy xét.
Nay thư.
Toà
Thánh Tây Ninh, ngày 11 tháng 2 năm Mậu Tý. (DL: 18/3/2008)
1/ BBT chú thích về
tác giả Tâm Thư.
Theo nhận xét của
Dương Xuân Lương thì tác giả Tâm Thư là ông Dương Văn Trị (Dương Thành Trị) hay
Giáo hữu Thượng Trị Thanh xuất thân là giáo viên trường Đạo Đức Học Đường. Nhưng
ông ta không dám viết tên thật nên ông Lương chẳng thèm trả lời. Còn như ông
Nguyễn Tấn Hùng có viết một đôi bài liên quan ông Lương đã trả lời sòng phẳng.
@@@
Nhóm PV-ANCT xin
được nói thêm, bức “Tâm thư” trên đây được đăng tải trên một trang web ở hải
ngoại. Đáng chú ý trang web này cũng là nơi Dương Xuân Lương đã tải lên rất
nhiều văn bản để xuyên tạc chính sách đoàn kết tôn giáo của Nhà nước ta. Điều
này cho thấy sự đánh giá của tác giả “Thiểm phẩm” về bản chất của Dương Xuân
Lương là “ác tâm phá Đạo” là hoàn toàn
chính xác. Qua hành vi tán phát “Tờ Bố Cáo” thúc giục người Đạo hành động cản
quấy, Dương Xuân Lương chẵng những đã lộ rõ “ác tâm phá đạo” mà còn vi phạm
pháp luật nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Hành vi của Lương cần phải nghiêm trị để
giử nghiêm phép nước.
NHÓM PV AN-CT.
BẠN ĐỌC VIẾT.
PHẢN ĐỒ
DƯƠNG XUÂN LƯƠNG
Liên tục trên hai
kỳ báo ngày 18 và 20.3.2008, ở trang 5, nhóm phóng viên ANCT của báo Tây Ninh
đã vạch cho bạn đọc thấy rõ chân tướng và thủ đoạn của nhóm người tự xưng là
“Khối Nhơn Sanh Cao Đài” trong âm mưu đượn “trục xuất” Hội Đồng Chưởng Quản ra
khỏi Nội Ô Toà Thánh nhằm mục đích kích động tín đồ gây bạo loạn, chia rẽ nền
đạo.
Báo Tây Ninh cũng
trích đăng ý kiến một số người đạo Cao Đài phản đối hành động của Dương Xuân
Lương, coi ông ta là một “đạo hữu phản động”, yêu cầu sớm “loại trừ phần tử này
ra khỏi xã hội để đem lại sự bằng yên cho sanh chúng”.
Tôi là người không
màng danh lợi, ngày ngày chuyên tâm lao động chân chính để sống và làm việc
thiện mong đời sau thoát khỏi kiếp trầm luân, nhưng khi đọc hết hai trang báo
trên không tránh khỏi buộc miêng hai tiếng “phản đồ”.
Tôi từng được giải
thích rằng: người đạo Cao Đài thờ Thiên nhãn là thờ tính mạng của mình và Đức
Chí Tôn, nghĩa là thờ lương tâm của toàn thiên hạ. Thiên nhãn như con mắt của
Trời soi xét mọi hành vi và suy nghĩ của con người, nhắc nhở con người hãy luôn
làm điều hay và bớt đi điều không tốt. Ông Dương Xuân Lương là “tín đồ” Cao Đài
ắt có thờ Thiên nhãn tại tư gia, nhưng ông ta “đã có quá khứ hàng chục năm chống
phá” sự lãnh đạo tinh thần của Hội Đồng Chưởng Quản Hội Thánh Cao Đài, đạo mà
ông ta đang theo (!?), vậy thử hỏi ông ta có phải là một người tu hành chân
chính hay không?
Tôi từng được biết
rằng, trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trước đây, đông đảo
chức sắc, chức việc, tín đồ của nhiều hệ phái Cao Đài đã tích cực ủng hộ và
tham gia cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và thống nhất đất nước. Ngày nay, được nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế, tín đồ đạo Cao Đài rất
phấn khởi, họ được hành đạo thuận lợi trong khuôn khổ luật pháp Nhà nước và
thực hiện nghĩa vụ công dân, họ yên tâm học đạo, tu hành và tham gia công tác
từ thiện – xã hội như ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ nạn nhân chất độc da
cam, làm nhà đại đoàn kết, uỷ lạo đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tai nạn lao
động, ủng hộ người nghèo, khám phát thuốc từ thiện.
Riêng ông Dương
Xuân Lương thì lại đi ngược xu thế chung đó. Với Đạo thì làm trái quy đinh 4
điều trau dồi đức hạnh và 5 điều cấm kỵ như: không tuân lời dạy của bề trên,
muốn giục loạn, thiếu tính ôn hoà; mắc bệnh “vĩ cuồng”, khoe tài kêu ngạo; vọng
ngữ ngoa ngôn. Vậy nhưng người Đạo có nên coi ông ta là một đạo hữu chân chính
hay không, ông ta có còn xứng là đạo huynh, đạo hữu của chúng ta không? Với đời
thì cam kết mà chẳng giữ lời (khác nào vay mượn không trả), ở trại giam thì hứa
“hồi đầu hướng thiện”, được thả tự do rồi thì cuồng ngông chống đối, gây chia
rẽ trong đạo, ngoài đời, khác nào “kính trước mặt, khinh sau lưng” Vậy các cơ
quan bảo vệ pháp luật có nên đưa ông ta đi “học luật” một đợt nữa hay không?
Tôi không đủ tài
sức để làm chức sắc, chức việc dẫn dắt nhơn sanh tới mục đích hoàn thiện háo
con người và xây dựng “xã hội bình đẳng, thế giới đại đồng”, nhưng tôi tin
“luật nhân quả”: ai ở hiền sẽ gặp lành, ai gieo gió ắt sẽ gặp bão! Với ông
Dương Xuân Lương, tôi nghĩ rằng ông ta đã làm điều tà mị, mà “tà mị cũng như
một hột lúa bị hẩm mà thúi, thì thế nào mọc đặng mà sanh bông trổ trái?” (Thánh
ngôn), cho nên ông làm chuyện chắc chắn sẽ như công dã tràng mà thôi. Ông hãy
dừng lại, trước khi quá muộn!
Phạm Tông.
@@@
Ảnh chụp các bài
báo.
Kỳ 3: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người
chết
Báo Tiếng Dân. 04/04/2018.
PLVN. Nhóm PV. 4-4-2018
(PLO)
– Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị
phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan
chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP
HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét
tình cảnh của họ.
Khu
mộ bị “dựng tường thành” xung quanh biến thành cái rốn nước mỗi khi mưa xuống.
Ảnh: PLVN
Trong
bản báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về “tình hình khiếu nại, tố cáo đông
người tại dự án Khu kinh tế mở Long Hưng” từ cuối năm 2012, đã ghi nhận “người
dân khiếu nại về giá bồi thường thấp, bồi thường vật kiến trúc chưa thỏa đáng,
yêu cầu có sự thỏa thuận về giá bồi thường”, còn có yêu cầu kiểm kê lại tài
sản, tố cáo việc bồi thường thiếu diện tích, kiến nghị những bất hợp lý trong
tái định cư. Báo cáo chỉ ra dân còn khiếu nại các quyết định thu hồi đất, quyết
định cưỡng chế sai pháp luật.
Chính
quyền Đồng Nai biết là như vậy, nhưng xử lý ra sao thì lại là chuyện khác.
Những
động thái khó hiểu của Đồng Nai
Dự
án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai
(DonaCoop) làm chủ đầu tư) từ khi manh nha triển khai đã không được lòng dân.
Trong biên bản một cuộc họp dân ngày 8/12/2008, ghi rõ: “100% các hộ dân dự họp
không đồng ý với quyết định thu hồi đất”.
Bất
chấp sự phản đối ấy, dự án vẫn được triển khai “thần tốc”. Hai tuần sau khi
“ghi nhận ý kiến dân” như trên, chỉ trong ngày thứ Sáu 22/8/2008, Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cùng lúc có ba tờ trình đề nghị UBND tỉnh thu
hồi đất. UBND tỉnh dường như “cần mẫn” làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật,
thẩm định, “duyệt tốc hành” những đề nghị này trong hai ngày cuối tuần. Và sau
đó, ngay ngày thứ Hai 25/8/2008, UBND tỉnh ban hành cùng lúc năm quyết định thu
hồi hơn 8,4 triệu m2 đất, gần như “xóa trắng” xã Long Hưng.
Chính
quyền Đồng Nai cũng có những “chủ trương” khó hiểu, “tiền hậu bất nhất” về dự
án này. Như trong văn bản phát đi ngày 4/12/2008 do một lãnh đạo tỉnh khi đó là
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái ký, nêu rõ: “Chấp thuận về chủ trương cho
DonaCoop được phép thỏa thuận bồi thường với các hộ dân có đất nằm trong dự án
để bồi thường, giải phóng mặt bằng”. Nhưng thực tế cho thấy với tất cả trường
hợp thu hồi đất, đều áp giá đền bù, khi dân không đồng ý thì đưa lực lượng
cưỡng chế thô bạo.
Ông
Thạnh: “Họ ức hiếp cả người chết. Họ hành xử quá tàn nhẫn, mưu mô”. Ảnh: PLVN
Chính
quyền Đồng Nai còn có nhiều điều vô cùng khó hiểu khác. Trước lá đơn kiến nghị
của một số người dân hồi đầu năm 2014, yêu cầu làm rõ: “Việc phê duyệt dự án,
tỉnh có trình và được Quốc hội chấp thuận không, có được Thủ tướng phê duyệt
quy hoạch hay không, nếu có thì tại văn bản số mấy, ngày nào, thời hạn mấy năm,
ngày nào chấm dứt?”, UBND tỉnh Đồng Nai là đơn vị cùng DonaCoop “đẻ” ra dự án
này, lại có công văn giao UBND TP Biên Hòa “xem xét, xử lý, trả lời”. Và UBND
TP Biên Hòa, đơn vị hành chính trực tiếp quản lý xã Long Hưng đã cử lực lượng
đi cưỡng chế lấy đất dân Long Hưng biết bao lần, đã trả lời như sau: “UBND TP
Biên Hòa không đủ thông tin để trả lời, kính báo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo”.
Ông
Nguyễn Thanh Long (SN 1944, ngụ số 587, khu 3, ấp Phước Hội) tố cáo: “DonaCoop
lúc đầu chỉ thực hiện dự án có quy mô 50 hecta mua lại đất của một số hộ dân
với giá 90 ngàn đồng/m2. Sau đó DonaCoop phân lô bán lại với giá 450 ngàn
đồng/m2, mỗi lô rộng 1.000m2. Đó là tiền thân của “đại dự án” sau này. Chủ đầu
tư thấy làm như vậy lời quá, lấy đất của dân Long Hưng dễ quá, lại thấy vị trí
đẹp, chỉ bắc một cây cầu qua sông là sang TP HCM, vừa ăn theo dự án sân bay
Long Thành, nên muốn mở rộng ra”.
Những
điều vô lý bất công đó, nông dân mất đất đều biết cả, nhưng cán bộ từ xã –
huyện – tỉnh đều “trên dưới một lòng” hoặc làm ngơ, hoặc đùn đẩy trách nhiệm,
biết kêu ai? Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội) xót xa: “Xưa tôi theo
cách mạng một phần vì tin tưởng chính sách độc lập dân tộc gắn với người cày có
ruộng. Vậy mà nay chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp làm sai chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, bằng mọi giá lấy đất, bất chấp dân oán thán
kêu cứu”.
“Đền
bù” 1, bán lại gấp 235 lần
Trong
hàng ngàn người dân Long Hưng bị mất đất, dù bị dúi đầu trước sức mạnh cưỡng
chế nhưng rất nhiều người vẫn không chấp nhận “tiếp tay cho cái sai”. Bị cưỡng
chế đập nhà phá đất, họ vẫn quyết không ký nhận tiền “đền bù”, hàng chục năm
gắng gỏi vừa tìm kế mưu sinh sống qua ngày, vừa kiên trì đi kêu oan. Ông Hứa
Hòa Thạnh (SN 1953, từng ngụ khu 1, ấp Phước Hội), là một trong những trường
hợp như thế.
Tổ
tiên ông Thạnh người gốc Hoa, sau đó xuống vùng Biên Hòa định cư. Gia đình làm
lò gạch nên từng thuộc dạng giàu có nhất nhì xã. Trong trí nhớ ông Thạnh, xã
Long Hưng trước kia là vùng đầm trũng, lau sậy um tùm. Ngày trước người ta phải
đi lại bằng ghe chứ chưa có đường nối từ quốc lộ vào xã. Thôi nghề lò gạch, mất
hàng chục năm lấp đất trồng cây cải tạo, gia đình mới có được khu vườn trù phú,
nhà cửa khang trang.
Tấm
bảng đề dòng chữ “… Trước đổi mồ hôi để có đất, bây giờ đổi mạng để giữ đất +
nhà” tại một căn nhà nay đã bị cưỡng chế. Hình người dân xã Long Hưng cung cấp
cho báo PLVN
Lập
gia đình, ông Thạnh được cho 7.000m2 đất ở, đất vườn. Thửa đất ấy là nơi sinh
kế của vợ chồng ông cùng gia đình người con trai. Ông còn phải nuôi người con
gái út mắc bệnh viêm màng não năm nay 35 tuổi. Chắt chiu nhiều năm, ông dựng
được căn nhà ba tầng vào năm 1993.
Cuộc
sống đang yên ổn thì DonaCoop ập đến. Diện tích 7.000m2 đất bị kiểm đếm bắt
buộc, đền bù giá 102 ngàn đồng/m2, cộng toàn bộ nhà cửa, cây cối, tất tần tật
ông được “bồi thường” gần 1,2 tỷ đồng. Cho rằng mức giá đền bù quá rẻ mạt, ông
phản đối, không ký vào bất cứ giấy tờ nào. Ông nói nếu đó là dự án công ích,
quy hoạch đúng luật, sẽ nghiêm chỉnh chấp hành: “Đằng này đó là dự án “bẩn”, dự
án “chui”, người ta lấy đất xây khu nhà ở thương mại, phân lô bán nền nên tôi
yêu cầu dân phải có tiếng nói trong phương án đền bù”. Người đàn ông phẫn uất
vung tay bên khu đất từng được “đền bù” giá 102 ngàn đồng/m2, nay được rao bán
24 triệu đồng/m2: “Luật pháp ở đâu? Công bằng ở đâu? Cưỡng chế thu hồi đất của
dân đem phân lô bán lại giá cao gấp hơn 200 lần?”.
Đứng
trên bãi đất trống còn sót lại vài mảng tường là dấu tích căn nhà từng gắn bó
cả đời người, ông cho hay bị cưỡng chế ngày 21/10/2016. Ông kể: “Lực lượng
cưỡng chế cả trăm người tập trung từ 7h sáng đe dọa trấn áp, tới 4h chiều họ
bắt đầu phá dỡ, đến 6h tối thì tanh bành”. Từng chứng kiến những “bài học” như
gia đình ông Phan Văn Hoa chỉ cần một phản ứng nhỏ là bị còng tay ném lên xe
thùng, cả nhà chỉ biết bất lực câm lặng đứng nhìn. Cơn mưa chiều ập đến. Những
người nông dân vẫn đội mưa tầm tã đứng như hóa đá. Nước ròng ròng chảy trên
những khuôn mặt khắc khổ, chẳng phân biệt được dòng nào là nước mắt, dòng nào
là nước mưa”.
“Cuộc
đời chẳng còn gì để mất”
Cuộc
cưỡng chế đó phá nhà, công trình xây dựng, cây cối, còn lại bốn ngôi mộ bà nội,
bố mẹ và chị gái trong khu đất. Ông Thạnh quay về dựng túp lều trên nền đất cũ,
sống cạnh mộ người thân. Túp lều chỉ hôm sau cũng bị tháo dỡ. Ông đi thuê nhà
trọ ở tạm. Ông dứt khoát không xuống nhà tạm cư; vừa vì không chấp nhận cái sai
của dự án, vừa vì nơi đó hôi hám, ẩm thấp, không đảm bảo sức khỏe, bản thân ông
đang mắc bệnh tim mạch và cô con gái bị viêm màng não.
Địa
phương liên tục gửi thông báo yêu cầu gia đình tự di chuyển mồ mả. Ông không
chấp nhận, phần vì không tiền nên không biết dời mộ đi đâu, phần vì cho rằng
“ai dám táng tận lương tâm xâm hại mồ mả”.
Ông
chua xót kể ông đã nhầm. Mồ mả không bị xâm hại bằng cách “võ biền” đào đi nơi
khác, mà bằng cách khác tinh vi hơn. Chủ đầu tư cho máy xúc đào con kênh rộng
gần 3m, cô lập khu đất, bít đường con cháu người chết đến nhang khói. Ông bắc
thanh sắt làm “cầu tạm” qua lại. Người ta liền đổ đất vống lên xung quanh, biến
khu mộ thành cái rốn nước mênh mông mỗi khi mưa xuống. “Trước cảnh xương cốt tổ
tiên bị dầm nước tháng ngày như vậy, mình chịu sao thấu? Họ ức hiếp cả người
chết. Họ hành xử quá tàn nhẫn, mưu mô”, ông Thạnh nói.
Không
tiền mua đất nơi khác chôn người thân, mấy anh em cuối cùng đành tự đào mộ lên,
góp tiền thuê một chuyến xe ra cửa biển Vũng Tàu. Rải tro cốt trôi đi, dòng
nước đưa thân xác cha mẹ, bà nội, chị gái đến nơi mãi mãi không còn dấu tích.
Ông khấn vái, hay “tự truy điệu sống” cho chính bản thân mình: “Không còn đất
dung thân, chúng con đành đưa cha mẹ ra biển. Cha mẹ cứ yên lòng mà đi, cuộc
đời chúng con chẳng còn gì để mất, xin đừng lo gì cho chúng con”.
Nỗi
niềm “cuộc đời chẳng còn gì để mất” không chỉ là tâm sự của ông Thạnh mà còn là
của rất nhiều nông dân ở Long Hưng bị đẩy vào bước đường cùng. Những ngày chính
quyền địa phương và DonaCoop ráo riết cưỡng chế thu hồi đất, đâu đâu quanh xã
cũng gặp “pháo đài” với những tấm bảng nguệch ngoạc giăng đầy trước cổng: “Quy
hoạch trái phép. Không giao, không giao, không giao. Trước đổi mồ hôi để có
đất, bây giờ đổi mạng để giữ đất + nhà”.
Mời
bạn đọc đón đọc kỳ sau.
Dự án “tỷ đô” của donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh
điêu tàn.
Kỳ 4: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327
ngàn đồng
Báo
Tiếng Dân. 05/04/2018.
PLVN. Nhóm PV. 5-4-2018
(PLO)
– Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được vị trí địa lý đắc địa của
xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc một cây cầu là sang đất TP HCM,
những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông thủy thuận lợi, khung
cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận lợi không kém. Vị thế
đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những “kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ
bồi thường 327 ngàn đồng.
Bốn
căn nhà với 562m2 đất, chỉ được “bồi thường” 327 ngàn VNĐ. Ảnh: PLVN
“Miếng
mồi ngon” với giới kinh doanh địa ốc
Dự
án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai –
Donacoop làm chủ đầu tư) hình thành vào thời điểm cả nước rộ trào lưu tìm kiếm
các dự án bất động sản “gần gũi thiên nhiên”.
Chỉ
ít tháng sau khi được thành lập từ việc liên kết một số hợp tác xã trong hệ
thống Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai, giữa năm 2006 Donacoop đã có công văn
gửi cơ quan chức năng tỉnh và Ban Kinh tế Tỉnh ủy xin chủ trương lập dự án liên
doanh đầu tư, dự án khu dân cư và khu du lịch sinh thái ven sông Đồng Nai. Đầu
năm 2007, Donacoop đã được UBND tỉnh này chấp thuận làm chủ đầu tư lập quy
hoạch chung xây dựng xã Long Hưng tỷ lệ 1/5000. Cùng trong một ngày 22/10/2007,
Donacoop và Chủ tịch UBND huyện Long Thành (khi đó Long Hưng chưa sáp nhập về
TP Biên Hòa) có tờ trình đề nghị phê duyệt bản quy hoạch.
Chưa
đầy hai tuần sau, ngày 9/11/2007, Sở Xây dựng có tờ trình đề nghị phê duyệt bản
quy hoạch. Bốn ngày sau, UBND Đồng Nai ban hành quyết định phê duyệt bản quy
hoạch trên, theo đó, toàn bộ xã sẽ biến thành “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở
Long Hưng”. Có điều, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh
Đồng Nai thời kỳ 2001 – 2010 được Thủ tướng phê duyệt, không hề có tên dự án
xây khu đô thị mới ở Long Hưng.
Donacoop,
đơn vị lập quy hoạch, sau đó cũng chính là đơn vị làm chủ đầu tư dự án. Năm
2008, “Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng” chính thức được tỉnh Đồng Nai cấp phép
cho ra đời diện tích gần 900 ha, chia thành bốn dự án thành phần: Dự án khu dân
cư Long Hưng, Đồng Nai Waterfront, Aquacity, dự án cầu An Hòa – đường Hương lộ
2 và cầu đường Long Hưng – Phước Tân.
Trong
các báo cáo của Donacoop, hồ sơ vụ việc và theo phản ánh của những người dân
PLVN tiếp xúc đều cho thấy dự án không được lấy ý kiến người dân, các tổ chức
chính trị xã hội, vi phạm quy định pháp luật.
Dự
án này ra đời vào thời điểm khắp cả nước rộ lên trào lưu tìm kiếm các dự án bất
động sản “gần gũi thiên nhiên”. Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được
vị trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng, là “miếng mồi ngon” hứa hẹn “hốt bạc”
cho giới kinh doanh địa ốc. Một mặt giáp sông Đồng Nai, chỉ bắc một cây cầu là
sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông thủy
thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận lợi
không kém, có con đường hương lộ 2 đi xe dăm phút ra QL51. Khoảng cách từ xã
tới cao tốc Long Thành – Dầu Giây chưa đầy 6km.
Bản
thân Donacoop cũng luôn quảng bá nhấn mạnh đặc trưng mảnh đất Long Hưng, khi
dùng khẩu hiệu thương mại (slogan) quảng cáo “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở
Long Hưng” là “kỳ quan vùng sông nước”.
Thực
tế như vậy, thế nhưng khi trình bày với các cơ quan chức năng, Donacoop lại
“kêu khổ”, cho rằng công cuộc san bằng vùng quê trù phú là “muôn vàn gian nan”.
Trong một văn bản mới phát hành hồi tháng 2/2018, Donacoop cho rằng: “…Cách đây
10 năm, gần 900 ha toàn xã Long Hưng là vùng đất sình lầy, nhiễm phèn. Đời sống
người dân vô cùng khó khăn. Đất ngày càng nhiễm phèn nặng đến nỗi không thể
canh tác nông nghiệp. Người dân phải sống, sinh hoạt bằng nước sông. Các điều
kiện ăn ở vệ sinh vô cùng thiếu thốn. Đường, trường, trạm càng không có…”.
Nông
dân Phan Văn Hoa (SN 1959, từng ngụ ấp An Xuân) phẫn nộ: “Họ bịa đặt trắng
trợn”. Theo ông Hoa, đây từng là vùng đất nổi tiếng phì nhiêu, mỗi năm cấy ba
vụ lúa, chưa từng biết nhiễm mặn, nhiễm phèn. Còn sình lầy, lịch sử cả vùng Nam
bộ là đất trũng, là “bầu sữa” nuôi sống con người, đâu chỉ riêng Long Hưng.
Điện, đường, trường, trạm địa phương trước kia đều có đủ.
Vị
trí đắc địa của xã Long Hưng thể hiện trên bản đồ vệ tinh. Ảnh: PLVN
“Ăn
cướp chứ đền bù gì”
Mười
năm sau ngày bị ra những quyết định “xóa trắng”, vùng quê trù phú nay đã bị thu
hồi cưỡng chế san lấp thành bãi trống mênh mông đất đỏ rợn mắt chờ phân lô bán
nền, xây biệt thự bán cho các “đại gia”. Thế nhưng bên hương lộ 2, nơi những
đoàn xe ben chở đất cát phục vụ dự án rầm rập chạy sáng tối, vẫn có những hộ
dân kiên trì bám trụ, quyết không giao đất. Gia đình cụ Nguyễn Thị Thơ (SN
1934, ngụ khu 3, ấp Phước Hội), là một trường hợp như vậy.
Cụ
Thơ trước khi chết đã ủy quyền lại cho con gái Đào Thị Ngọ (SN 1968), tiếp tục
theo đuổi vụ việc, phản đối đền bù rẻ mạt. Dự án thu hồi của gia đình 562m2
đất, nhưng chỉ bồi thường… 327 ngàn đồng.
Cụ
Thơ quê gốc Hải Dương, tham gia cách mạng từ thời chống Pháp. Chồng cụ là cán
bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Sau ngày đất nước thống nhất, hai cụ đưa gia đình
về quê chồng Long Hưng sinh sống trên mảnh đất 1.164m2. Ngoài căn nhà 200m2 đã
dựng, sau này hai cụ cắt đất cho ba người con lần lượt làm ba căn nhà. Người
con trai còn lại sống chung nhà với cha mẹ.
“Chúng
tôi làm nhà từ lúc chưa có quy hoạch mở rộng hương lộ 2, sinh sống ổn định. Rồi
Donacoop tới”, bà Đào Thị Ngọ, con gái cụ Thơ kể lại. Gia đình nhận được thông
báo bị thu hồi 562m2 đất cho dự án hương lộ 2 (một trong bốn dự án thành phần
thuộc “Kỳ quan vùng sông nước” như đã nói trên). Số đất còn lại cũng sẽ bị thu
hồi cho những dự án khác của Donacoop. Địa phương cho người “kiểm đếm bắt
buộc”, phớt lờ dân phản đối.
Ông
Đào Văn Thịnh, con trai cụ Thơ cho rằng: “Có sự mập mờ trong dự án mở rộng
hương lộ 2. Trước khi Donacoop tới, địa phương từng cắm mốc ranh giới một lần
và chúng tôi xây nhà không phạm vào ranh giới đó. Ban đầu hương lộ 2 chỉ được
mở rộng 30m nhưng khi dự án của Donacoop hình thành, hương lộ 2 lại “lên quy
hoạch”, mở rộng tới 60m”.
Càng
bất ngờ hơn khi gia đình cụ Thơ nhận được thông báo nhận tiền đền bù. Trong
giấy thông báo năm 2014 ghi rõ, 562m2 đất bị thu hồi được “đền bù” … 327 ngàn
đồng. Giấy ghi rõ, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ bằng chữ là “Ba trăm hai
mươi bảy ngàn đồng chẵn”. 562m2 và trên phần đất này có bốn căn nhà kiên cố,
giá chỉ tương đương… một ngày công làm việc.
Ông
Thịnh nói: “Chính quyền địa phương giải thích chuyện này rất mập mờ, mâu thuẫn.
Mấy lần đi họp, cán bộ xã nói đất nhà tôi bị giải tỏa là đất trống, không có
công trình. Nhưng khi ra văn bản thì buộc chúng tôi “phải tháo dỡ công trình để
giao đất cho dự án”. Còn Chủ tịch UBND TP Biên Hòa khi đối thoại với gia đình
tôi nói đây chỉ là tiền hỗ trợ chứ không phải bồi thường. Tôi hỏi vậy tiền bồi
thường bao nhiêu, sao không giao, ông ta im lặng”.
Phương
án tái định cư cho gia đình này cũng rất bất hợp lý. Trên đất có bốn hộ sinh
sống, chứng cứ là bốn căn nhà riêng biệt. Thế nhưng bốn hộ với hơn 20 nhân khẩu
chỉ nhận được… một lô đất tái định cư.
Ông
Thịnh kể, từ ngày có dự án và quyết định thu hồi bất công nêu trên, mẹ ông suy
sụp: “Bà cụ không ngủ được, đêm nào cũng lọ mọ đi khắp nhà rồi thở dài”. Cụ kể
vợ chồng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho kháng chiến, góp phần giành độc lập
cho đất nước, giành đất cho dân. Đất gia đình do Nhà nước cấp chứ hai cụ không
lấn chiếm. “Đấy là ăn cướp chứ đền bù gì”, ông Thịnh thuật lại lời mẹ.
Bà
cụ hơn 80 tuổi ôm đơn đi khiếu nại, khiếu kiện khắp nơi, quyết giữ nhà. “Cả đời
ba má kháng chiến, hết chống Pháp rồi chống Mỹ, được Nhà nước cấp cho mảnh đất
nhưng cuối đời vẫn chưa yên ổn. Nếu lấy đất phục vụ mục đích công cộng, má gật
đầu liền. Má hy sinh cả đời, hy sinh thêm chút nữa có đáng là bao. Nhưng chúng
lấy đất phân lô bán nền, có chết má cũng không đồng tình”, ông Thịnh cho hay đó
là một trong những lời nói cuối cùng trước khi chết của mẹ.
Ngày
cuối cùng cụ Thơ làm việc được với chính quyền là ngày 23/3/2016. Hôm đó cụ
mệt, ngất xỉu giữa chừng. Nhập viện, cụ qua đời không lâu sau đó. Ông Thịnh
trầm ngâm: “Mẹ tôi đấu tranh cả đời, hết chống Pháp, chống Mỹ, rồi chống những
cán bộ thoái hóa biến chất tiếp tay cho doanh nghiệp trục lợi làm giàu trên mồ
hôi, xương máu của dân. Phút hấp hối, bà để lại di nguyện cho các con “phải
tiếp tục đấu tranh”.
(Còn
tiếp kỳ 5).
MỤC LỤC BNS 11.
1/- Lộ Bình Dương đã
tráng bằng máu. Tr 01.
2/- Góp phần hiểu
đúng một số ẩn ngôn của Đức Hộ Pháp. Tr 02.
3/- Báo Tây Ninh ngày
22. 03. 2008. Tr 11.
4/- Dự án “tỷ đô”
của DonaCoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn –
Kỳ 3 tr 17.
5/- Dự án “tỷ đô”
của DonaCoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn –
Kỳ 4 tr 22.