Trang

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

2430. ĐẢNG NGHÈO MẠT RỆP RỒI...

Đảng tham nhũng quá rồi nên nghèo mạt rệp...Giờ ngân khố cạn kiệt.... Đảng kiếm cớ cho đàn em kiếm sống bằng cách xử phạt các tôn giáo độc lập....

CHÍNHPHỦ

Số:    /       /2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày      tháng      năm 2017
DỰ THẢO 2



Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xvi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Vi phạm quy định trong hoạt động tín ngưỡng;
c) Vi phạm quy định trong hoạt động tôn giáo.
3. Hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt; cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo: là hành vi ngược đãi, phỉ báng, không tôn trọng hoặc hạn chế quyền của người có tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Mạo danh chức sắc, chức việc, nhà tu hành: là hành vi của người không phải chức sắc, chức việc, nhà tu hành nhưng sử dụng chức danh đó để hoạt động tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo: là hành vi làm tổn thương đến niềm tin tín ngưỡng, tình cảm, đức tin tôn giáo; báng bổ hình tượng, đối tượng thờ phụng của tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 4.  Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Trục xuất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra được quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền sử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ lần mức phạt tiền đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại các điều: Điều 6; khoản 2, 3 Điều 7; khoản 2 Điều 10; khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 24; khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 25; khoản 2 và khoản 4 Điều 26; khoản 1 và  khoản 2 Điều 28 là mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; thẩm quyền phạt tiền cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.

Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Điều 6. Vi phạm quy định trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Mua chuộc người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo;
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc, cản trở người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm hoặc lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
b) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này;
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động tôn giáo từ 12 tháng đến 24 tháng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm các quy định trong thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;
b) Mạo danh chức sắc, chức việc, nhà tu hành để thực hiện hoạt động tôn giáo;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của nhiều người;
b) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi;
c) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo xâm hại đạo đức xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
d) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 a) Tổ chức chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật tín ngưỡng, tôn giáo cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức hoạt động tôn giáo trái pháp luật;
b) Mạo danh tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo để hoạt động tôn giáo.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Người nước ngoài có hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 4 Điều này.
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
d) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Mục 2
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG
          Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức hoạt động tín ngưỡng khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức hoạt động tín ngưỡng không đúng địa điểm, vượt quá thời gian, sai lệch về nội dung so với đăng ký đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức hoạt động tín ngưỡng khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm.
Điều 9. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội tín ngưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ, lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm mà không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ, lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc chấm dứt các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Mục 3
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG, HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

Điều 10. Vi phạm quy định về sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoạt động theo quy định tại Điều 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có thay đổi về người đại diện hoặc nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo tập trung, số lượng người tham gia sinh hoạt;
c) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung không đúng địa điểm, vượt quá thời gian, sai lệch về nội dung so với đăng ký đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoạt động theo quy định tại Điều 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có thay đổi về người đại diện hoặc nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo tập trung, số lượng người tham gia sinh hoạt;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tập trung đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và  điểm a khoản 2 Điều này.
b) Buộc chấm dứt hành vi quy định tại điểm b và c khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về sửa đổi Hiến chương
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sửa đổi Hiến chương theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Sửa đổi Hiến chương nhưng không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hoạt động theo hiến chương sửa đổi khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.0000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động theo hiến chương sửa đổi khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 a) Buộc sửa đổi Hiến chương và đăng ký Hiến chương sửa đổi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Buộc đăng ký hiến chương sửa đổi đối với hành vi quy định tại điểm điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc huỷ hiến chương sửa đổi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điều 12. Vi phạm quy định về thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi trụ sở khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thay đổi trụ sở nhưng không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Điều 13. Vi phạm quy định về thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực truộc
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc quá thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc trái pháp luật;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3.  Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 2  Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Điều 14. Vi phạm quy định về giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thầm quyền về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
b) Không thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 1 điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt hoạt động tôn giáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về phong phẩm, suy cử chức sắc
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phong phẩm, suy cử chức sắc trái pháp luật;
b) Tổ chức tôn giáo không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy kết quả phong phẩm, suy cử chức sắc đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc nhưng không đăng ký trước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định;
c) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử nhiều người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về thuyển chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo quy định;
b) Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thuyên chuyển chức sắc, chức việc là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thuyển chuyển chức việc trái pháp luật;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy đinh tại điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt hành vi thuyển chuyển chức sắc, chức việc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc
1. Phạt cảnh cáo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thông báo việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo hoặc cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định;
b) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh;
c) Không thông báo việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo hoặc cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức đào tạo không đúng với quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo;
b) Tổ chức đào tạo không đúng địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
c) Hoạt động đào tạo tôn giáo theo quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tuyển sinh sửa đổi khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :
a) Không thực hiện việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo quá thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chấm dứt hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Buộc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đối với hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a và b khoản 6 Điều này
 Điều 20. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo
1. Phạt cảnh cáo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả đào tạo của từng khóa học theo quy định;
b) Mở lớp bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Mở lớp bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo không đúng nội dung đăng ký đã được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không tổ chức hoặc dừng việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam theo quy định;
b) Mở lớp bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại điểm a, b Khoản 3 Điều này
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt hành vi quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc giảng dạy môn lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam theo quy định.
Điều 21. Vi phạm các quy định về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo bổ sung danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 22. Vi phạm các quy định về tổ chức hội nghị tôn giáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo việc tổ chức hội nghị thường niên theo quy định;
b) Tổ chức hội nghị thường niên không đúng địa điểm; vượt quá thời gian; sai lệch nội dung hội nghị đã thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài không đúng địa điểm, vượt quá thời gian, sai lệch về nội dung so với đăng ký đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài trái pháp luật;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10 .000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt hội nghị thường niên đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chấm dứt hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về tổ chức đại hội tôn giáo
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức đại hội khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức đại hội không đúng địa điểm, vượt quá thời gian, sai lệch về nội dung so với đăng ký đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
b) Tổ chức đại hội khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt đại hội đối với trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành có một trong các hành vi sau đây:
a) Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký không đúng địa điểm; vượt quá thời gian; sai lệch về nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành có một trong các hành vi sau đây:
a) Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký nhưng không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký không đúng địa điểm, người chủ trì, quy mô; vượt quá thời gian; sai lệch nội dung cuộc lễ đã được  cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
 a) Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Đình chỉ từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Mục 4
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 25. Vi phạm quy định về sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo người đại diện của nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung không đúng địa điểm hoặc vượt quá thời gian đăng ký đã được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thay đổi người đại diện của nhóm nhưng không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt cảnh cáo đối với người đại diện cơ sở tôn giáo cho phép nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người đại diện của nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung không đúng với nội dung đăng ký đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người đại diện của nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người đại diện cơ sở tôn giáo trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm người nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
b) Buộc chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tập trung đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định trong hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo tại Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc đại diện nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung tổ chức cho chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo tại Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.0000 đồng đối với đại diện nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung tổ chức cho chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo tại Việt Nam khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo tại Việt Nam khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo không đúng về địa điểm, mục đích, thành phần, nội dung hoặc vượt quá thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức cho chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo tại Việt Nam khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức cho chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo tại Việt Nam không đúng địa điểm, mục đích, thành phần, nội dung hoặc vượt quá thời gian đã được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với đại diện nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 Buộc chấm dứt hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với cơ sở đào tạo tôn giáo cho phép người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam học tại cơ sở đào tạo tôn giáo khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho phép nhiều người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo của mình khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho phép người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo của mình khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho phép nhiều người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam học tại cơ sở đào tạo tôn giáo khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động đào tạo người nước ngoài từ 12 tháng đến 24 tháng đối với cơ sở đào tạo có một trong các hành vi quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cơ sở đào tạo dừng việc cho phép người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt các các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 và  khoản 4 Điều này.
Điều 29 Vi phạm quy định về gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo đã chấm dứt tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài nhưng không thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tông giáo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo
a) Gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt hoạt động với tư cách là thành viên tổ chức tôn giáo nước ngoài đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tông giáo phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phong phẩm, suy cử phẩm vị cho người nước ngoài trái pháp luật
c) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho nhiều người nước ngoài khi không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo không thực hiện việc hủy kết quả phong phẩm, suy cử phẩm vị cho người nước ngoài theo yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng  đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh tín ngưỡng, vực tôn giáo.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh tín ngưỡng vực tôn giáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 600.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Đình chỉ hoạt động tôn giáo có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo cấp bộ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 42.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Đình chỉ hoạt động tôn giáo có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
6. Chánh thanh tra Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao, du lịch cấp Sở, cấp Bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 9 Nghị định này theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý.
Điều 34. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các điều 31, 32, 33 Nghị định này và người đang thi hành công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo khi phát hiện hành vi vi phạm thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 35. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định từ Điều 55 đến Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2013.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2018.
Điều 37. Trách nhiệm thi hành
Căn cứ vào mẫu biên bản, mẫu quyết định ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th
;
- VPCP: BTC
N, các PCN, Tr lý TTg, TGĐCổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG