NHẬN XÉT & ĐỀ NGHỊ
“Về dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo”.
BBT Blog KNS.
http://khoinhonsanh2014.blogspot.com.
BÀI 03.
B/- THỰC TẾ & ĐỀ NGHỊ.
“Muốn
khá lên phải biết tiếp thu & sửa
đổi”.
I/- Đạo sử và dự thảo 4.
“Nhận
xét của dân trong nước”
1/-
Người đi tu:
Chương
5. Hoạt động tôn giáo. Mục 5. Đăng ký người vào tu...
Điều
43. Đăng ký người vào tu tại cơ sở tôn giáo
2/. Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi
nhận người vào tu có trách nhiệm đăng ký
người vào tu với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận người vào tu.
Bản đăng ký nêu rõ họ và tên người
vào tu kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người vào tu có hộ khẩu thường trú; ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha mẹ
hoặc người giám hộ đối với người chưa thành niên vào tu.
3/. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận bản đăng ký hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu
rõ lý do.
Nhận
xét:
a/-
Nếu chính quyền thời Đức Thích Ca đi tu mà áp dụng dự thảo 4 thì Ngài không thể
đi tu được do khoản đăng ký và được chính quyền chấp nhận mới được đi tu. Lý
do: vua cha không muốn Ngài đi tu thì chính quyền nào dám chứng??? Nghĩa là
nhân loại chẳng thể có Đức Phật Thích Ca để an ủi, giúp đở nhân loại và chính
quyền Việt Nam chẳng thể đăng ký tổ chức Lễ Phật Đản (Vesak).
b/-
Nhân loại cũng không thể có Đức Quan Thế Âm để ngày nay những người đau khổ, bị
tai nạn hay đọa dày cất tiếng kêu than cho vơi niềm thống khổ... bởi chẳng có
chính quyền nào chứng lý lịch cho Ngài đi tu cả. Chính Ngài bị thất vọng và
nhân loại mất đi Đấng an ủi...
2/-
Thành lập, tổ chức và hoạt động.
Chương
III. ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO.
Chương
IV. TỔ CHỨC TÔN GIÁO.
Nhận xét:
a/- Nếu chính quyền thời Pháp thuộc có những qui định như dự thảo
4 thì không thể có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài) lập năm 1926. Nếu không
có ĐĐTKPĐ thì cũng chẳng có tổ chức tôn giáo Cao Đài để ngày nay chính phủ cho
phép cả chục chi phái Cao Đài hoạt động tôn giáo. Nghĩa là đời sống tinh thần
của dân tộc sẽ nghèo đi. Dân tộc Việt Nam sẽ không có cuộc đại
cách mạng: dùng đạo đức, nhơn nghĩa lập một quốc gia (vùng Châu Thành Thánh
Địa) ngay trước mắt thực dân Pháp. Sẽ không có những người An
Nam rất bình dân đối thoại về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo rất hiên ngang
với chính quyền thực dân đầy quyền uy. Các vị viết TỜ KHAI ĐẠO (chớ không phải
xin phép và chờ cho phép) và tuyên bố là đi truyền bá tôn giáo... kết quả là mấy
tháng sau công khai viết thư mời quan chức đến dự LỄ KHAI ĐẠO tại Chùa Gò Kén
(là ngôi chùa mượn)...và tự chủ lập ra bộ máy hành chánh, nhân sự tôn giáo, tự
thuyên bổ nhân sự.... Nhân loại cũng sẽ không có công thức, mô hình để xây dựng
thế giới đại đồng trong Bác Ái – Công Bằng. Nhân loại sẽ còn phải chìm đắm
trong vòng luẫn quẫn chứ chưa thể hiểu được:
Cầu xin
trăm họ bình an,
Nước
giàu dân mạnh
thanh nhàn muôn năm.
Dân mạnh là con đường, là cách thức của Đạo Cao Đài thể hiện trong
tôn giáo và xã hội. Dùng đại từ bi (chánh trị đạo) để làm cho dân mạnh nên mới gọi
là đại cách mạng.
b/- Cũng không thể có Phật Giáo Hòa Hảo và những tôn giáo khác như
Phật Thầy Tây An... góp phần an ủi, chia xẽ đau thương tủi nhục của người dân
trong cơn hoạn nạn, mất nước và làm giàu cho đời sống tinh thần dân tộc trong
xiềng xích thực dân.
3/- Kết luận nhỏ:
Điều nầy chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam
ngày nay thua cả thời Đức Thích Ca (nước ngoài). Thua cả thời Pháp thuộc tại
Việt Nam. Vậy thì có đáng gọi là cách mạng chăng? Độc lập, tự do, hạnh phúc là
như vậy thì đáng vào đâu? Xương máu, tâm huyết của dân tộc có nền văn hiến đã
lâu bị mất dấu trong dự thảo 4.
II/- Nhận định của khách mời quốc tế.
“Đặc
phái viên Liên Hiệp Quốc’.
Việt
Nam gia nhập vào Liên Hiệp Quốc ngày 20. 09. 1977. Sau đó Việt Nam đã phê chuẩn
hầu hết các văn kiện nhân quyền quốc tế, kể cả Công ước Quốc tế về Các Quyền
Dân sự và Chính trị. Hiện đang là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc.
Chính phủ
nước Cộng hòa
Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam
mời ông Heiner Bielefeldt Báo cáo
viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, tiến hành
một chuyến thăm quốc gia từ ngày 21 đến 31. 07. 2014.
1/- Báo cáo chính thức tại LHQ ngày
31.01.2015.
Mục
11/..... nhiều thành viên của các cộng đồng không được công nhận liên tục bị
đàn áp; kết quả là, họ phải rời bỏ đất nước và không thể quay về với gia đình
và người thân. Chính phủ không thể dùng những lý do lịch sử để biện minh cho
chính sách vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Mục
30/ ....Hơn nữa, khái niệm về sự "cho phép" không được rõ ràng. Sự "cho
phép" đó vẫn còn quá tụt hậu so với quyền hợp pháp mà các cộng đồng có thể
làm căn cứ cho quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của các thành viên.
Chính phủ không thể dùng những lý do lịch sử để biện
minh cho chính sách vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Mục
31/. ...Việc thực thi quyền con người liên quan đến tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng của các cá nhân và/hoặc trong cộng đồng với những người khác, không thể phụ
thuộc vào bất kỳ một quyết định nào về phương diện hành chính của chính quyền
như: công nhận, cho phép hay phê chuẩn. Là một quyền phổ quát, tự do tôn
giáo hay tín ngưỡng hiện hữu trong tất cả con người, và tồn tại trước khi có
bất cứ quyết định về hành chính và thủ tục nào đó
Mục
32/... Chúng ta cần phải thấy rõ rằng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của
một cá nhân hay một nhóm người không được "tạo ra" bằng bất kỳ thủ tục
hành chính nào. Ngược lại, việc đăng ký cần phải phục vụ quyền con người, mà
quyền này phải luôn luôn được tôn trọng trước và trên thủ tục đăng ký. Dựa
trên cơ sở của sự hiểu biết tổng thể này, đăng ký chỉ có thể là một đề nghị của
Nhà nước, và không thể là một đòi hỏi pháp lý có tính cách bắt buộc. Tình trạng
của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng chưa đăng ký được xem như là một phép
thử quan trọng về sự hiểu biết về quy tắc thế nào là tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng.
33./
...điểm quan trọng là các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng có sự lựa chọn khả dĩ
một tư cách pháp nhân thay thế nào khác, nếu như họ muốn.
48/....Như
trong trường hợp của Phật giáo, các tín đồ Cao Đài được chia thành hai nhóm:
những người đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Chưởng quản Cao Đài do chính phủ thành
lập, và những người muốn thực hành tôn giáo độc lập.
53/....Điều
22 của Pháp lệnh 21 đòi hỏi rằng những người được bổ nhiệm phải là công dân
Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa hợp hòa
giải.
Những
yêu cầu mơ hồ như vậy dường như quá quắt; và vai trò của Nhà nước không phải là
để can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo. Về việc bãi nhiệm
một chức sắc tôn giáo vốn ít khi xảy ra thì thường do các cộng đồng tôn giáo
quyết định, phù hợp với luật lệ tôn giáo của họ.
68/. Không có
một sinh hoạt tôn giáo nào của Đạo Cao Đài độc lập được nhà nước cho phép vì
chính Đạo Cao Đài bị coi là bất hợp pháp. Các tín đồ của Cao Đài gặp khó khăn
ngay cả khi họ sinh hoạt tôn giáo tại nhà mình. Cũng giống như các cộng đồng
độc lập khác, họ đã bị ép buộc, bị sách nhiễu và bị tấn công. Các nghi lễ của
họ kể cả việc cử hành tang lễ thường bị theo dõi và bị ngăn cản. Hơn nữa, họ luôn
lo sợ mất việc làm và bị phân biệt đối xử trong các thủ tục hành chính. Một số con
cái của họ cũng đã phải đối diện với sự khó khăn ở trường.
75/...
Báo cáo viên đặc biệt đã đi tới kết luận là những vi phạm nghiêm trọng về quyền
tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực thể ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông
thôn, nhưng không có nghĩa là chỉ xảy ra tại nông thôn mà thôi.
82/. Một cái
nhìn giản lược để xét định về sự phát triển của tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng
ở Việt Nam là tình trạng của các cộng đồng tôn giáo độc lập hoặc không đăng ký.
Như trình bày ở trên, việc hành xử quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không
thể tuỳ thuộc vào các việc mà chính quyền chấp thuận trên phương diện hành
chánh, mà là một quyền tất yếu và phổ quát của con người đã có trước khi đăng
ký hoặc được chính phủ công nhận. Tuy nhiên, trong tình thế hiện nay, sự tồn
tại của các tôn giáo độc lập rất bấp bênh và bị hạn chế, đây là một sự vi phạm
trắng trợn điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, mà
Việt Nam đã là một quốc gia thành viên từ năm 1982.
Các
điều luật về hoạt động tôn giáo sắp được đưa ra bàn thảo, và có thể được ban
hành vào năm 2016, là một cơ hội để chỉnh đốn lại tình trạng này.
83/....
(a)/
Chính phủ nên giảm bớt sự kiểm soát cũng như hạn chế các hoạt động tôn giáo để
đưa đến các sinh hoạt đa dạng và tự do của các tôn giáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, tình trạng hoạt động của các cộng
đồng tôn giáo hay tín ngưỡng độc lập được xem như là một thẩm định về sự dung
dị xã hội nói chung;
(e)/
Chính phủ cần làm sáng tỏ việc đăng ký chính thức của các cộng đồng tôn giáo
hay tín ngưỡng với chính quyền, rằng đó chỉ là một đề nghị chứ không phải là
một đòi hỏi pháp lý. Các dự luật mới về các sinh hoạt tôn giáo cần đơn giản hóa
các đòi hỏi việc đăng ký của các cộng đồng tôn giáo;
(g)/
Các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng, vì lý do nào đó, không có hoặc không
muốn đăng ký chiếu theo Pháp lệnh 21 hiện hành (hoặc các luật trong tương lai nhằm
thay thế Pháp lệnh này), phải được quyền chọn lựa một hình thức pháp nhân khác,
để có thể thực hiện được các chức năng quan trọng cho tôn giáo họ.
*:Trong
buổi họp báo tại Hà Nội ngày 31. 07. 2014 ông tuyên bố:
Phép
thử để đánh giá sự phát triển quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam là
điều kiện hoạt động của các cộng đồng tôn giáo độc lập. Theo tình hình hiện
nay, khả năng để họ hoạt động như các cộng đồng độc lập rất không an toàn
và rất hạn chế; điều này rõ ràng là một
vi phạm đối với Điều 18 của Công ước Quốc tế về
Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.
(trang 13).
@@@
III/ ĐỀ NGHỊ.
“Thực thi hòa
bình chung sống để đất nước tiến bộ”
Theo
báo cáo trên đây của đặc pháp viên tại:
Mục
81/... Hơn nữa, một số đại diện của các cơ quan Chính phủ đã bày tỏ thái độ muốn
cứu xét và sửa đổi nội dung của Pháp lệnh hiện hành về tín ngưỡng và tôn giáo,
và đang chuẩn bị soạn một dự thảo luật liên quan đến các vấn đề này.
Mục
83/.
(t)/
Báo cáo viên đặc biệt, mong muốn được tiếp tục hợp tác với Chính phủ, sẵn sàng
dùng khả năng chuyên môn của mình trong việc duyệt xét lại các dự thảo luật
đang được soạn thảo chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ông cũng muốn thực hiện
một chuyến thăm viếng tiếp theo tại Việt Nam trong một tương lai gần trong việc
tiếp tục hợp tác với Chính phủ, và thẩm định các khuyến nghị của ông đã được
xem xét và thực hiện ra sao.
Chúng
tôi đề nghị:
1/-
Hủy bỏ dự thảo 4 vì thể hiện cơ chế xin cho (đăng ký, cho phép, chấp thuận,
công nhận......) là cơ chế ăn mày làm đất nước khó phát triển.
2/-
Mời Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt đến
tham khảo để soạn dự thảo luật tín ngưỡng và tôn giáo cho phù hợp với trào lưu
hội nhập (ông đã ngõ lời sẳn sàng giúp Việt Nam....).
3/-
Mời nhân sự trong các tôn giáo được chính quyền công nhận và nhân sự trong các tôn
giáo chính quyền chưa công nhận cùng bàn thảo về dự luật để chính quyền và các
tôn giáo thể hiện tinh thần hòa hợp hòa giải thì mới đáng là chính quyền biết lắng nghe từ
nhiều phía (quốc nội và quốc tế).
Nay
kính.
Việt Nam ngày 25. 04. 2015.
BBT Blog KNS.
@@@:
Ba bài viết nầy sẽ được gởi đến Ban Tôn
Giáo chính phủ (qua vụ pháp chế thanh tra), phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP
Hà Nội vào ngày 26.04.2015.