Trang

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

267: CƠ CHẾ ĂN MÀY......


NHẬN XÉT & ĐỀ NGHỊ
“Về dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo”
BBT Blog KNS.
http://khoinhonsanh2014.blogspot.com
Dự thảo 4 LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (LTN,TG) do Quốc Hội Việt Nam soạn thảo có 12 chương và 71 điều. Ông Bùi Thanh Hà Phó Trưởng Ban Tôn Giáo chính phủ gởi đến 62 tổ chức tôn giáo để góp ý dự thảo 4 dự án Luật tín ngưỡng tôn giáo. Chúng tôi có nhạn xét và đề nghị sau.

A/- NHẬN XÉT.
“Bình mới  rượu chua”
BÀI MỘT.
NHẬN XÉT CHUNG.
“Không phải ăn mày, sao cứ xin cho”


Công văn số 40/TGCP-PCTT đề ngày 10.04.2015 viết:
Kính gửi: Các tổ chức tôn giáo.
......
...Ý kiến góp ý về dự thảo Luật xin gởi về Ban Tôn Giáo chính phủ (qua vụ pháp chế thanh tra), phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội trước ngày 05.05.2015.
Hết thời hạn trên nếu không nhận được văn bản góp ý của quí vị xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo luật....
Chúng tôi có nhận xét như sau:

1/- Cơ chế ăn mày, nên cứ xin cho.
Tính từ ngày 30.04.1975 đến nay đã 40 năm chính phủ mới có dự thảo 4 LTN,TG. Như vậy là rất chậm.
Toàn văn dự thảo 4 có 12 chương và 71 điều, thể hiện tư duy XIN, CHO mà chưa thấy thể hiện tự do tôn giáo là quyền phổ quát và tất yếu. Cơ chế xin cho đã làm cho Việt Nam đội sổ so với ASEAN nên tại cuộc họp ngày 25.3.2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”. 
Chính phủ đã mời ông Heiner Bielefeldt  là Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đến Việt Nam vào tháng 07.2014 và ngày 01.03.2015 ông báo cáo trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc:
...quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của một cá nhân hay một nhóm người không được "tạo ra" bằng bất kỳ thủ tục hành chính nào.
Như vậy cơ chế xin cho trong dự thảo 4 không phù hợp với những công ước quốc tế về tự do tôn giáo mà chính quyền Việt Nam đã ký kết.
Dự thảo 4 không đáp ứng phép thử về tự do tôn giáo.

2/- Tại sao chỉ Kính Gởi Các tổ chức tôn giáo.
Theo công văn thì có 62 tổ chức tôn giáo. Như vậy còn những công dân Việt Nam có tôn giáo nhưng không ở trong 62 tổ chức nầy có quyền có ý kiến hay không?
Báo Xa Lộ Pháp Luật số 36, ngày 17/8/2013, trang 16 cột bốn dòng 26:  ...Hiện nay, Cao Đài Tây Ninh được nhà nước công nhận là một trong chín chi phái Cao Đài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam....
Là người theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay Đạo Cao Đài lập năm 1926 chúng tôi biết rằng trong số 62 tổ chức tôn giáo nầy có hơn 10 tổ chức tôn giáo Cao Đài (là các chi phái của ĐĐTKPĐ) được chính phủ cho phép hoạt động. Còn ĐĐTKPĐ lập năm 1926 (gốc) thì bị chi phái Hội Đồng Chưởng Quản (HĐCQ) lập năm 1997 chiếm danh hiệu và cơ ngơi. Dự thảo 4 cho thấy chính phủ muốn tiếp tục tình trạng nầy.
Như vậy tất nhiên là các chi phái nầy rất OK với dự thảo 4 LTN, TG; bởi vì nó vẫn CÒN CẤM ĐƯỜNG với tôn giáo lớn có trước ngày 30.04.1975 như Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Hảo, Tin Lành... và ĐĐTKPĐ lập năm 1926 (có tư cách pháp nhân năm 1965).
Điều đó chứng tỏ chính phủ chưa quan tâm đến quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân Việt Nam mà chỉ lo săn sóc những tổ chức tôn giáo (quốc doanh) do chính phủ cho phép.
Chúng tôi yêu cầu chính phủ phải chấp nhận cho những công dân Việt Nam có tín ngưỡng, có tôn giáo được lên tiếng chứ không riêng gì 62 tổ chức tôn giáo vì họ không có tư cách đại diện cho công dân Việt Nam không nằm trong tổ chức tôn giáo với họ.
Riêng với ĐĐTKPĐ lập năm 1926 (có pháp nhân năm 1926) chính quyền phải công khai tôn trọng quyền tổ chức tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo. Tự do tôn giáo là quyền chớ không phải XIN CHO thì ĐĐTKPĐ hết không cần phải đăng ký gì với chính quyền. Phải chấm dứt tình trạng dùng hàng giả, hàng nhái (chi phái) thay cho hàng thật (gốc).

3/- Sợi xích thằng 37 năm vẫn còn đó và có thêm ổ khóa (SAU).
Ngày 11-11-1977 Hội Đồng Chánh Phủ VN ra Nghị Quyết số 297 về chánh sách đối với tôn giáo, có qui định nơi khoản 3 phần B:
“Việc phong chức, bổ nhiệm những người hoạt động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp nhận trước tùy theo phạm vi hoạt động tôn giáo của những người nầy trong một xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố chấp thuận phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều tỉnh thì phải do Thủ Tướng quyết định”.
Hội Thánh Cao Đài nhận định:
Cái khó của Đạo Cao Đài về bản nghị quyết nầy là ở chổ Cầu Phong, Cầu Thăng cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng Liêng quyết định mà nay lại phải do chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì Đạo Cao Đài mất hết ý nghĩa Thiêng Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của phàm trần.
Vì lẽ đó trong bản phúc sự chung niên kỳ đó, đệ tử có trình rằng bản Nghị quyết số 297 của Hội Đồng Chánh Phủ là một sợi dây xích thằng trói buộc Đạo Cao Đài một cách chặc chẽ, không phương cựa quậy và từ đó đến nay đệ tử và Ngọc Đầu Sư Cửu Trùng Đài đồng ý ngưng các cuộc cầu phong và cầu thăng để giử giá trị thiêng liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao Đài do Thượng Đế lập thành dưới quyền của phàm tục.

37 năm sau chính phủ ra dự thảo 4 LTN, TG:
Điều 35. Thẩm quyền chấp thuận đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử
1/. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thực hiện việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có trách nhiệm đăng ký với  cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 4 Điều này đối với các chức danh:....
Nhận xét: Sợi xích thằng 37 năm về phong chức thay đổi cái khóa TRƯỚC nay dời cái khóa lại SAU.
Điều 38. Thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi thuyên chuyển đến.
 Nhận xét: Sợi xích thằng 37 năm về bổ nhiệm nhân sự tôn giáo vẫn còn y cái khóa ở TRƯỚC.
Tóm lại: Nghị quyết 297 gộp chung phong chức, bổ nhiệm  vào MỘT KHÓA (khóa trước). Dự thảo 4 cẩn thận hơn nên chia ra rồi thêm một khóa SAU nữa. Giử khóa TRƯỚC rồi thêm khóa SAU thì sợi xích thằng trói buộc kỷ hơn, nặng hơn. Đó là thoái bộ chớ chẳng có tiến bộ gì hết.
(Còn tiếp bài 02).