Vào tháng 09. 2014 KNS phát động mở ĐHNS vao ngày 27. 05. 2015... Cơ trời vận chuyển rất nhiều sự kiện liên quan đến nhân quyền và Tự do tôn giáo vào tháng 05. 2015... Xin xem bài dưới đây từ trang Machsong.org để thấy sự hội tụ rất diệu kỳ....
ĐHNS là một trong những phép thử về Tự do tôn giáo là vậy...
BBT Blog.
Vận động nhân quyền cho Việt Nam: 3 nút chặn TPP
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 1 tháng 4, 2015
http://machsong.org
Sau buổi nói chuyện của tôi chiều Chủ Nhật vừa qua ở Nhà
Thờ Đức Me Ban Ơn Lành thuộc thành phố Detroit, Michigan, Linh Mục Chánh Xứ
Nguyễn An Ninh kêu gọi luôn các hội đoàn địa phương lập phái đoàn để gặp Dân Biểu
Sander Levin. Vị dân biểu này đang nắm trịch vận mạng của Hiêp Ước Đối Tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhà thờ của
LM An nằm ngay trong địa hạt cử tri của ông ta.
Cơ hội
vàng
Có
người hỏi, cơ hội
vàng là gì mà tôi đã nhắc đến trong phần phát biểu?
Chúng
ta đang có cơ hội
hiếm hoi để ảnh hưởng đến hướng tương lai của Việt Nam.
Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang cầu cạnh Hoa Kỳ hơn bao
giờ hết vì họ đang cần, rất cần, sự chống đỡ của Hoa Kỳ về cả kinh tế lẫn quốc
phòng. Họ đang khấp khởi mừng trước triển vọng Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương(TPP) sẽ được hoàn tất
vào cuối tháng 5, theo như Tổng Thống Obama tiên liệu và đang vận động.
Lại có người trong cử toạ nhắc
nhở rằng, làm sao tin được những cam kết của chế độ cộng sản? Hứa đấy nhưng lại
làm khác đi?
Hoàn
toàn chính xác. Chúng ta cần nhắc nhở cho cả Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ bài học
của năm 2006: Khi Việt Nam được tháo gỡ khỏi danh sách CPC (Quốc Gia Cần Quan
Tâm Đặc Biệt vì đàn áp tôn giáo trầm trọng), được tham gia WTO, và được hưởng
quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường trường trực với Hoa Kỳ, thì lập tức họ trở
mặt và đàn áp nhân quyền một cách trầm trọng cho đến tận ngày nay.
Bởi
vậy, chúng ta cần đòi hỏi những điều kiện rất cụ thể, tập trung, xuyên suốt, và
có thể phối kiểm. Trong 4 cuộc
tổng vận động trải dài suốt 3 năm qua, chúng tôi tập
trung vào 5 điều kiện nhân quyền như
thế:
(1) Phải tuyệt đối tôn trọng quyền lập nghiệp đoàn lao động
tự do và độc lập;
(2) Phải tuyệt đối tôn trọng quyền tự do tôn giáo;
(3) Phải luật hóa các cam kết về nhân quyền;
(4) Phải xóa bỏ các điều vi phạm nhân quyền trong Luật
Hình Sự và các nghị định;
(5) Phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Quyền lao động và tự do tôn giáo được chọn làm 2 mũi nhọn vận
động nhân quyền một cách xuyên suốt vì:
(1) Hai quyền này ảnh hưởng đến đại đa số người dân và tạo
không gian chođại đa số người dân tập hợp để tăng thế và lực;
(2) Hai quyền này trực tiếp liên đới với các quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội--3 viên gạch nền tảng cho sự phát
triển xã hội dân sự và nền dân chủ tương lai;
(3) Hai quyền này dễ được ủng hộ bởi các nhà lập pháp
Liên Bang Hoa Kỳ, bởi các thế lực quần chúng Hoa Kỳ và bởi quốc tế.
Những tiến triển
Qua các cuộc vận động liên tục trong 3 năm qua, nhắm
vào cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp Hoa Kỳ, chúng
ta đã đạt một số thành quả cụ thể.
Do áp lực từ Quốc Hội và các tổ chức công đoàn, Hành Pháp Obama đã chính thức đặt quyền lao
động thành điều kiện bất khả nhượng khi thương thảo TPP với Việt Nam. Việt Nam
đã nhượng bộ một phần: công nhân có quyền lập nghiệp đoàn ở cấp địa phương, nhưng Đảng
Cộng Sản vẫn nắm Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ở cấp trung
ương. Hoa Kỳ đòi hỏi là các nghiệp đoàn địa phương phải có toàn quyền làm việc
hàng ngang với nhau và nối kết với các công đoàn ngoại quốc mà không qua sự chi
phối của Tổng Liên Đoàn. Hà Nội chưa dứt khoát trả lời.
Mũi nhọn tự do tôn giáo được ngày càng nhiều các vị dân
biểu và thượng nghị sĩvà các tổ chức tôn giáo Hoa Kỳ yểm trợ. Ảnh
hưởng dây chuyền là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt tự do tôn giáo làm
trọng tâm hàng đầu về nhân quyền đối với Việt Nam. Chế
độ ở Việt Nam cũng
đã có một bước nhượng bộ: Họ hứa hẹnQuốc Hội
sẽ cứu xét Luật Tôn Giáo vào
tháng 5 năm nay.
Ngoài Việt Nam cũng cam
kết sẽ luật hóa một số cam kết về tôn trọng nhân quyền, như là luật tôn giáo, như là tu chính bộ Luật
Hình Sự, như là ban hành các hướng dẫn chống tra tấn.
3
nút chặn
Cam
kết là một việc. Vấn đề là có thực thi hay không. Chúng ta cần cài vào TPP những
cơ chế để phối kiểm việc thực thi và biện pháp trừng phạt nếu có sự vi phạm. Hiện
chúng ta có ba cơ hội để thực hiện điều này.
Cách
thứ nhất là cài điều kiện thẳng vào TPP. Đấy chính là lý do để phái đoàn người
Việt ở Detroit tiếp xúc với DB Levin. Vị dân biểu kỳ cựu này có ý cài thẳng vào
TPP một cơ chế để theo dõi tình trạng quyền lao động ở Việt Nam. Tổng Thống
Obama đã cử người đến tận địa hạt cử tri của DB Levin để vận động ông ta ủng hộ
TPP. Ngay lúc này chúng ta cần kêu gọi DB Levin "kiên cường" trong lập
trường về quyền lao động và cài thêm các điều kiện nhân quyền khác nữa vào TPP.
Cách thứ hai
là đánh chặn TPA. Hiện nay TT Obama đang vận động Quốc Hội thông qua luật về
Trade Promotion Authority (TPA), mà tên bình dân là "Fast Track" (đi
nhanh, đi tắt). Luật này cho phép Tổng Thống toàn quyền thương thảo về mậu dịch
với các quốc gia khác và rồi Quốc Hội chỉ có quyền bỏ phiếu thông qua hay không
thông qua, chứ không được sửa đổi bất cứ điều gì trong thương ước. Thiếu thẩm
quyền này thì sẽ rất khó để Hành Phàp Hoa Kỳ hoàn tất TPP vì các quốc gia khác
chẳng dại gì tốn sức thương thảo với Hành Pháp để rồi sau đó Quốc Hội tha hồ thay
đổi, xem như xóa sổ làm lại từ đầu. Hiện nay TT Obama đang thúc đẩy Quốc Hội
thông qua TPA vào tháng 4 này để còn hoàn tất TPP vào cuối tháng 5. Chúng tôi
đang làm việc với một số văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ để cài điều kiện
nhân quyền vào TPA: Thẩm quyền TPA của Tổng Thống sẽ không áp dụng cho quốc gia
vi phạm tự do tôn giáo và quyền con người một cách trầm trọng. Nghĩa là TPA sẽ
không áp dụng cho Việt Nam và Quốc Hội có thể cài nhiều điều kiện nhân quyền
vào TPP dù Hành Pháp đã đạt thoả thuận với Việt Nam.
Nút
chặn thứ ba là CPC. Cuối tháng 6 hay đầu tháng 7 mỗi năm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
phải phúc trình lên Quốc Hội tình trạng tự do tôn giáo ở trên toàn thế giới và
danh sách các quốc gia bị liệt kê là quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Một
trong những biện pháp chế tài theo luật định là Hoa Kỳ không được nới rộng mậu
dịch với các quốc gia trong danh sách CPC. Nếu Việt Nam lọt vào danh sách CPC
thì sẽ giảm triển vọng tham gia TPP. Vào tháng 5 tới
đây pháiđoàn của Đại
Sứ Lưu Động Hoa Kỳ về tự
do tôn giáo quốc tế sẽ tham gia cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội. Liền sau đó, đầu tháng 6, phái
đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế sẽ lên đường đến Việt Nam. Kết
quả của hai chuyến thị sát này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quy chế CPC và triển
vọng TPP của Việt Nam.
Thời
điểm vàng
Việt
Nam khó thoát qua cả 3 nút chặn cùng lúc để tiến đến TPP.
Nếu
tháng 5 phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về "tay không" từ chuyến
đi Việt Nam và rồi sang đầu tháng 6, nếu Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
lại cũng về "tay không", thì chúng ta đã sẵn sàng: qua cuộc tổng vận
động ở Quốc Hội ngày 18 tháng 6, cài cứng cả 3 nút chặn kể trên.
Nhưng
chúng ta không chờ đến khi ấy mới hành động. Các cuộc vận động âm thầm đã bắt đầu
ở nhiều nơi như Detroit, Oklahoma City, DC, Houston, Louisville, San Jose, San
Francisco, v.v. Đến tháng 6 thì chúng ta đã sẵn sàng; một nghìn người đến từ mọi
nẻo đường của đất nước Hoa Kỳ sẽ dốc toàn lực cho một cuộc vận động quyết liệt
nhất từ trước đến giờ, ở ngay tại đầu não quyền lực của quốc gia Hoa Kỳ: Quốc Hội.
Ý thức
được thời điểm quyết định và tính cáchquyết liệt của cuộc tổng vận động lần
này, phái đoàn Michigan, mọi năm chỉ có đôi ba người tham gia, năm nay đã có 42
người ghi danh tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam. Tôi tin rằng ở các nơi khác
cũng đang dấy lên ý thức về vận hội cho dân tộc và về trách nhiệm của chúng ta
không để vuột mất vận hội ấy.