NHẬN XÉT & ĐỀ NGHỊ
“Về dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo”.
BBT Blog KNS.
http://khoinhonsanh2014.blogspot.com.
BÀI HAI.
ĐĂNG KÝ, CHO PHÉP, CÔNG NHẬN...
“Đầy tớ lộng
quyền: Lột da chủ nhân”
Dự
thảo 4 có có 12 chương và 71 điều, trong 12 chương đó các từ: Đăng ký, cho phép,
chấp thuận, công nhận... xuất hiện dày đặc như một trận đồ vây kín nhân sự tôn giáo
và tổ chức tôn giáo. Mổi sinh hoạt tôn giáo hay hoạt động tôn giáo đều kèm theo
một hay nhiều khóa: đăng ký, cho phép, chấp thuận, công nhận...
Như
vậy dự thảo 4 đã lột da nhân sự tôn giáo và tổ chức tôn giáo nên mổi cử động
đều bị khó khăn, đau đớn rồi chỉ còn cách làm theo ý muốn chính quyền để được yên
(không vi phạm pháp luật). Kết quả tất nhiên của sự làm theo đó là đất nước KHÓ
phát triễn. Khó nghĩa là không phát triễn được, KHÓ phát triễn nặng nề hơn CHẬM
phát triễn.
1/- Sai lầm cơ bản của dự thảo 4:
“Đầy
tớ lấn chủ nhân,
Lấy dép làm mũ”
Tín
ngưỡng hay tôn giáo hay là lãnh vực của tinh thần. Mà chủ nhân ông của nó là lương
tâm còn gọi là phật tánh, tiểu linh quang, chơn linh, linh hồn... Lương tâm
xuất phát từ Thượng Đế nên nó đồng nhất với Thượng Đế. Nó vốn hư linh bất muội
(luôn luôn đúng không bao giờ sai lầm), mà sai lầm thì đó là thứ khác chớ không
phải lương tâm.
Người
chăn chiên hay chăn dân về mặt tín ngưỡng, tôn giáo phải nhìn thấy đúng sự thật
đó rồi có giáo án (với nhà tu hành) hay luật pháp (với chính quyền) giúp cho nhân
sự tôn giáo hiểu được lương tâm làm chủ nhân ông trong suy nghĩ và hành động
thì mọi sự đều xong. Giáo dục (hay pháp luật) về tín ngưỡng, tôn giáo mà không hướng
đến (giải quyết được) điều cơ bản nầy là thất bại và chỉ có thất bại. Tinh thần
vốn thiên biến vạn hóa nếu không có lương tâm làm chủ ví như người mất phương
hướng thì sự lộn xộn và tha hóa là không sao tránh khỏi.
Dự
thảo 4 không hiểu được điều nầy nên thách đố tinh thần tự do tín ngưỡng, tôn
giáo bằng các ổ khóa đăng ký, cho phép, chấp thuận, công nhận... mà
không nhìn ra để khơi phát sự tự giác tự nguyện xuất phát từ lương tâm.... Cái
sai lầm cơ bản và vô phương cứu chữa của dự thảo 4 là không hướng đến sự tự
giác, tự nguyện mà cứ mãi mê với đăng ký, cho phép, chấp thuận, công nhận... là
cặn bã so với lương tâm. Dự thảo 4 đưa những thứ đầy tớ lên làm chủ ... tất
nhiên sẽ thất bại.
Rất
nhiều cán bộ, đoàn thể ra nước ngoài quan sát, học tập sao không thấy được thực
tế là nền giáo dục (hay pháp luật nào) nào biết khơi phát, biết tạo điều kiện
cho tự giác, tự nguyện nẫy nở trong mổi người thì tổ chức đó, đất nước đó thành
công.
2/- Không một chính quyền nào thực hiện
nổi dự thảo 4.
“Đổ
thừa nhiều việc quá, sao còn khoái chất thêm? ”
Việt
Nam hiện nay có 90 triệu dân. Có 3 triệu quan chức (ăn lương từ ngân sách).
Tính ra cứ 30 người dân là có một quan chức. Những quan chức ăn lương từ sự
đóng góp tiền bạc của dân tại Việt Nam có quá nhiều nên chính quyền mới hô hào
tinh giảm biên chế.
Bộ
máy chính quyền hiện tại đã có quá nhiều người làm nhiệm vụ về tín ngưỡng, tôn
giáo mà tệ nạn về tín ngưỡng, tôn giáo lan tràn chứng tỏ sự sai lầm từ căn bản của
chính quyền: đưa đầy tớ lên làm chủ nhân. Dự thảo 4 tiếp tục theo nếp cũ thì không
một chính quyền nào có thể hoàn thành nhiệm vụ... và tham nhũng núp trong cơ
chế xin cho để chuột lớn, chuột nhỏ béo trục béo tròn là điều tất nhiên.
Tại
cuộc họp ngày 25.3.2015 về cải cách thủ tục hải quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhấn mạnh: "Không thể để tình trạng
Việt Nam cứ đứng chót trong ASEAN như thời gian qua. Chúng ta giờ đang đứng
chót ở ASEAN, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất
nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”.
Ngày 21.04.2015 Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ
kết việc thực hiện nghị quyết 13 Thủ Tướng Dũng kêu trời: Trời
ơi, chọn nhà đầu tư mà năm trăm mấy chục ngày, hơn một năm như thế này thì còn
làm ăn gì được nữa? Người ta lên vũ trụ, người bay lên Mặt trăng rồi về mấy lần
rồi mà chọn ông đầu tư chưa xong thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa cái gì nữa
các đồng chí?
Đất
nước, dân tộc Việt Nam không chấp nhận được nhưng các quan chức có trách nhiệm
soạn ra dự thảo 4 lại chấp nhận được và rất thích nên cứ cơ chế ăn mày (xin
cho) mà làm tới. Chính quyền cứ ôm đồm rồi la làng là sao nhiều việc quá làm
đất nước KHÓ phát triển. Dự thảo 4 nếu thành luật thì nó sẽ góp phần làm cho
trì trệ nặng nề hơn mà thôi. Cần bỏ ngay cái tinh thần ăn mày đã đẻ ra cơ chế
xin cho đẻ ra tham nhũng và ăn mày thì dân tộc và tổ quốc Việt Nam mới khá lên
được.
3/- Điều khoản thi hành.
“Tiến
½ bước lùi hàng trăm cây số”
So sánh pháp
lệnh và dự thảo 4
a/- Pháp lệnh số
21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18.6.2004 về
tín ngưỡng tôn giáo. Chương VI: Ðiều
Khoản Thi Hành. Ðiều 38.
Trong trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với
quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
b/-
Dự thảo 4: Chương
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 5. Quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
1/. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quan hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế liên quan
đến tín ngưỡng, tôn giáo trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù
hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2/.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này
thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
c/-
Nhận xét:
Điều
38 pháp lệnh có chiều hướng tiến bộ để hội nhập, nó mở ra hành lang pháp lý để
nhân sự và tổ chức tín ngưỡng tôn giáo được MỞ MIỆNG. Đó là nói về nguyên tắc
còn thực tế thế nào là chuyện khác, nhưng chí ít thì nó cũng là một nguyên tắc
khi thi hành.
Dự
thảo 4 chuyền bóng qua sân chơi khác: quan hệ quốc tế chớ nhân sự và tổ chức
tôn giáo tại Việt Nam không có phần trong đó. Cánh cửa mở ra các điều ước quốc
tế đã đóng sầm lại....
Tiến
½ bước là có qui định nhưng chưa thấy thực thi. Lùi hàng trăm km là như vậy.
(Còn
tiếp bải 03: Thực tế và đề nghị).