Dương
Xuân Lương.
Ngày
25-2-1953, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ký Thánh Lịnh số 40, ân phong phẩm Lễ Sanh
Phái Thượng cho hiền huynh Ngô Khai Minh, con trai út của Ngài Ngô Văn Chiêu.
Thánh Lịnh viết: Ngài Cố Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu, đệ tử đầu tiên của Chí Tôn.
Đó là pháp lý của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói tắt là Đạo Cao Đài về Ngài
Chiêu.
Năm
mươi lăm năm sau, năm 2008, ông Huệ Khải, tên thật là Lê Anh Dũng viết: “Tuy
Ngô tiền bối từ tạ, nhưng ngày nay toàn đạo Cao Đài vẫn kính ngưỡng người là Đệ
nhất Giáo Tông.”
Ông
Lê Anh Dũng là nhà văn, nhà giáo, viết báo, nhà nghiên cứu tôn giáo là Thành
viên Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh SaiGon, viết không đúng với pháp
lý, lịch sử, giáo lý của Đạo Cao Đài. Vì vậy, người Đạo có trách nhiệm làm rõ
sự thật, giữ gìn bản sắc trong lành của ĐĐTKPĐ.
1/-
Xác định MỘT Đạo Cao Đài Ngọc Đế.
Ngày
22/23-4-1926, Thượng Đế dạy:
Tới
phiên các Môn Đệ, từ người đến Bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:
“Tên
gì? ... Họ gì? ... Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ
đổi lòng, hiệp đồng Chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai
thì Thiên-tru, Địa-lục.” (Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển “TNHT” Q 1, trang 15, bản in 1972).
Chín chữ …: Từ đây biết MỘT Đạo Cao-Đài
Ngọc-Đế, … chữ MỘT là số ít nên là duy nhứt, nghĩa là chỉ có MỘT
Đạo Cao-Đài do Ngọc-Đế lập ra vào năm 1926. Ngọc Đế khẳng định tính duy nhứt
của Đạo Cao Đài lập năm 1926 còn gọi là ĐĐTKPĐ. Lời
thề nầy, dạy cho cả Ngài Chiêu, vì đến 26-4-1926 Ngài Chiêu mới rút lui. (1).
Lời
Thề dạy người Đạo Cao Đài lấy pháp luật đạo làm gốc. Theo Đạo là theo pháp luật
đạo, không theo một cá nhân nào. Đó là bản sắc của một tôn giáo pháp quyền để xây
dựng ý tưởng mới về quyền công dân, xây dựng nhân quyền.
Ngày 24-4-1926, Thượng Đế dạy:
Còn
cả Môn Đệ, ai cũng như ai, không đặng gây phe, lập đảng; nhược kẻ nào phạm tội,
thì THẦY trục xuất ra ngoài, cho khỏi điều rối loạn. (TNHT Q1, trang 16, bản in 1972). Lời dạy
nầy, dạy cho cả Ngài Chiêu.
Ngày 14-8-1926, Thượng Đế dạy:
"Vậy các con khi nghe nói Cao Đài nơi nầy,
Cao Đài nơi kia đừng vội tin mà lầm mưu Tà-Mị" (Phổ Cáo Chúng Sanh,
trang 6, bản in 1926).
Lời dạy này gián tiếp xác định rằng Thượng Đế chỉ
lập MỘT Đạo Cao Đài duy nhất (chính là Đạo mà các con đang được dạy). Thượng Đế
dạy phải cảnh giác với những nơi khác xưng danh Cao Đài để tránh sa vào mưu
Tà-Mị.
Đối chiếu lời dạy này với nội dung MỘT Đạo Cao Đài
Ngọc Đế trong Lời Thề, ta thấy hoàn toàn phù hợp. Do đó, chấp nhận Lời Thề cũng
đồng nghĩa với việc chấp nhận nội dung này.
Xét về thời gian, lời dạy này được ban ra sau khi
Ngài Ngô Văn Chiêu đã rút lui khỏi ĐĐTKPĐ 110 ngày. Điều này khẳng định rằng sự
rút lui của Ngài Chiêu không làm ảnh hưởng đến tính chính thống của Đạo Cao Đài
mà Thượng Đế đang dạy trong đàn cơ.
Ba trích dẫn trên xác định:
Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Đế, Cao Đài Ngọc Đế là một. Thượng Đế lập
MỘT Đạo Cao Đài duy nhất năm 1926, không lập Đạo Cao Đài thứ hai. Điều này được
xác lập qua giáo lý, pháp luật, và tổ chức của Đạo Cao Đài. Nghĩa là từ Thể
pháp đến Bí pháp đều nhất quán, đó là Nhất nguyên đa cực.
Vì
thế, sáu chữ “ngày nay toàn đạo Cao Đài” của ông Huệ Khải phải phân
thành hai: MỘT Đạo Cao Đài do Ngọc Đế lập năm 1926 tại Chùa Gò Kén, Tây Ninh và
NHIỀU Đạo Cao Đài không phải do Ngọc Đế lập. Tôi phân tích trên quan điểm MỘT
Đạo Cao Đài của Ngọc Đế lập để làm sáng tỏ.
2/-
Pháp lý, lịch sử và giáo lý từ Hội Thánh Cao Đài.
ĐĐTKPĐ
và Ngài Chiêu hợp tác từ ngày 28-01-1926 đến ngày 26-4-1926, Ngài Chiêu rút
lui. Hai bên hợp tác chưa đầy ba tháng.
2.1/-
Pháp lý về Ngài Chiêu.
Thánh
Lịnh 40 ngày 25-2-1953 viết: Nghĩ vì đạo hữu NGÔ KHAI MINH (tức là con của
Ngài Cố Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu, đệ tử đầu tiên của Chí Tôn) đáng gọi là đạo
dòng, hiện cư ngụ tại Paris, tình nguyện lãnh sứ mạng của Tòa Thánh để phổ
thông nền Đạo ở Pháp Quốc và Hải ngoại.
Chiếu
y Quyết nghị của Cơ Quan Đạo nhóm tại Tòa Thánh ngày 11 tháng giêng năm Quý Tỵ
(24-2 1953) yêu cầu Quyền Chí Tôn ân phong cho Đạo hữu NGÔ KHAI MINH
… (Hết trích).
Thánh
lịnh viết Ngài Chiêu được kính trọng là đệ tử đầu tiên của Đức Chí Tôn,
nhưng không phải kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo Tông. Đức Hộ Pháp cầm
Quyền Chí Tôn tại thế lập Thánh Lịnh 40, đây là pháp lý của ĐĐTKPĐ về Ngài
Chiêu. (3)
Ông
Huệ Khải viết: “Tuy Ngô tiền bối từ tạ, nhưng ngày nay toàn đạo Cao Đài vẫn
kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo Tông.” (Hết trích). Đây là câu viết sai với
pháp lý ĐĐTKPĐ.
Ông
Huệ Khải kính ngưỡng Ngài Chiêu là quyền tự do cá nhân; nhưng khi ông viết toàn
đạo Cao Đài vẫn kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo Tông là gồm cả ĐĐTKPĐ,
nên cần làm rõ: Đây là hành vi vẽ rắn thêm chân.
2.2/-
Một hợp đồng không thành.
Đạo
Sử Quyển 1, trang 94, bản in 1995: … Ông Ngô Minh Chiêu đáng lẽ phải
đắc phong Giáo Tông chánh vị, nhưng tiếc thay ngày lập Ðàn Thiên Phong ông
Chiêu đến thấy đông người ông sợ bỏ ra về, vì vậy mà ông không được phong Giáo
Tông, và về sau mất hẳn phẩm (hết trích).
Hiểu
theo hợp đồng: Đức Chí Tôn chỉ định Ngài Chiêu làm Giáo Tông. Nhưng Ngài Chiêu không
đồng thuận nên không ký hợp đồng. Đó là một hợp đồng không thành.
Nguyên
lý của ĐĐTKPĐ là đi từ hữu hình đến vô vi. Ngài Chiêu không nhận phẩm Giáo Tông
nghĩa là phần hữu hình không có thì phần vô vi cũng không. Cho nên ĐĐTKPĐ kính
trọng Ngài Chiêu là đệ tử đầu tiên của Chí Tôn mà thôi. Ông Huệ Khải hô biến thành
… toàn đạo Cao Đài vẫn kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo Tông là sai với
ĐĐTKPĐ. Đó là vẽ rắn thêm chân.
2.3/-
Thượng Đế khiển trách Ngài Chiêu.
Đạo
sử Q1 trang 112 (26-4-1926).
CAO-ĐÀI.
Chiêu,
ngươi chẳng kiên lịnh Ta, ai kiên? Ta chờ ngươi.
Chiêu,
ngươi chẳng thừa lịnh Ta, ai thừa lịnh? Ta đã nói ngươi làm đầu Tam Giáo,
đã bao phen Ta lập Ðạo sẵn cho, ngươi chê há.
Ta
đã sở định, ngươi dám cãi.
Chuyên
quyền từ đấy bỏ tuồng xưa,
Nghe nịnh, nghe khen thói cũng chừa.
Sám hối Ta cho tu ít tháng,
Tài hay tài múa chớ đua lừa (hết
bài).
Theo
đó Thượng Đế khiển trách ông Ngô Văn Chiêu vì không nhận phẩm Giáo Tông.
2.4/-
Đức Lý Giáo Tông không tha thứ.
Đạo
Sử Q 2, trang 178, bản in 1995. Đức Lý Giáo Tông dạy: 6 Janvier 1927 (13-12-Bính Dần).
Thượng
Trung Nhựt, nhưng mấy miếng Thiên Nhãn Hiền Hữu cũng nên thâu nạp cho đẹp lòng
Thầy... Cười....
Chiêu
khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo.
Thầy
xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn.
Lão
chẳng tha, nhưng mà Thiên Nhãn chư Hiền Hữu thâu dụng đặng cho thuận theo Thánh
ý, lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan buổi trước
vậy.
Theo
lời dạy trên đây: Ngài Chiêu đã nhận ra sai lầm và ăn năn sám hối. Thầy tha,
nhưng đã giao quyền thưởng phạt cho Đức Lý nên Thầy cũng không tự mình tha thứ cho
Ngài Chiêu; phải xin với Đức Lý.
Đức
Lý Giáo Tông cân nhắc lẽ trọng khinh, nên hư của Đạo nên không tha. Đức Lý dạy
Ngài Thượng Trung Nhựt thâu dụng Thiên Nhãn theo Thánh Ý để minh chứng rằng các
môn đệ ĐĐTKPĐ đã từng bị hàm oan.
Mở
đầu Đức Lý nói về Thiên nhãn, kết thúc cũng nói về Thiên Nhãn và bị hàm oan.
Vậy có phải hàm oan về ngôn luận Ngài Chiêu trao truyền Thiên Nhãn cho ĐĐTKPĐ
hay không? (4)
Đưa
trích đoạn trên vào tính pháp quyền của ĐĐTKPĐ, ta rút ra bài học hiếm có. Lời
dạy của Đức Lý phát họa sự phân quyền, phân nhiệm rõ ràng nơi cõi vô vi giữa
Đức Thượng Đế và Đức Lý Giáo Tông. Thượng Đế cầm quyền Cha, quyền Thầy, và
quyền Chúa tể càn khôn, nhưng khi đã giao quyền thưởng phạt vào tay Anh Cả là
Đức Lý Giáo Tông, Thầy cũng không tự mình tha thứ cho Ngài Chiêu.
Câu
xướng Các Tư Kỳ Phận (việc ai nấy làm) trong mỗi đàn cúng và lời dạy
trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải khẳng định quyền hành lớn nhỏ phân minh, được
thể hiện không chỉ nơi cõi hữu hình mà cả cõi vô vi trong ĐĐTKPĐ.
Ông
Huệ Khải viết: … toàn đạo Cao Đài vẫn kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo
Tông.” Điều này sai với Đạo Sử của ĐĐTKPĐ.
Tôi
rất kính trọng Ngài Chiêu vì đã nhận ra lỗi lầm và ăn năn sửa lỗi. Thánh nhân
không phải không có lỗi, mà chính là người biết nhận lỗi và sửa đổi. Đó là tấm
gương sáng rực từ Ngài Chiêu.
3/-
Hai tác phẩm của ông Huệ Khải.
Năm
2008 ông Huệ Khải viết sách Ngô Văn Chiêu Người Môn Đệ Cao Đài Đầu Tiên,
trang 32: Tuy Ngô tiền bối từ tạ, nhưng ngày nay
người vẫn được kính ngưỡng là Đệ nhất Giáo tông.
Theo đó ông Huệ Khải không viết rõ
thành phần nào đang kính ngưỡng Ngài Chiêu là Đệ Nhất Giáo Tông.
Cũng năm 2008, trên trang Web Thiên
Lý Bửu Tòa, ông Huệ Khải viết bài Ngô Văn Chiêu – người mở con đường
thiền của đạo Cao Đài: … Tuy Ngô tiền bối từ tạ, nhưng ngày nay toàn đạo
Cao Đài vẫn kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo tông [11] …
Chú thích số [11]: Năm mươi bốn
năm sau, thứ Năm 13-3-1980 (27-01 Canh Thân), sự kiện này được giãi bày qua
chính lời dạy của Đức Ngô Minh Chiêu tại đàn cơ ở tu viện Minh Đức (Vũng Tàu):
“Nhưng rất tiếc, Tiên huynh chưa hoàn thành được chỗ nội đơn đại dược, nên Tiên
huynh không dám nhận ngôi vị giáo tông mà Từ phụ ban cho, và nhường luôn việc
truyền pháp cho Ngọc Lịch Đại tiên.” (Hết trích).
Phân tích 1: đoạn … toàn đạo Cao Đài vẫn
kính ngưỡng người là Đệ nhất Giáo Tông” phải phân thành hai diện. Thứ nhứt:
MỘT Đạo Cao Đài do Ngọc Đế lập. Thứ hai: NHIỀU Đạo Cao Đài không phải do Ngọc
Đế lập.
Phần ĐĐTKPĐ, Tôi khẳng định Ngài
Chiêu được kính trọng là đệ tử đầu tiên của Đức Chí Tôn như đã dẫn
chứng. Hội Thánh Cao Đài không dạy kính ngưỡng Ngài Chiêu là Đệ nhất Giáo
Tông. Ông Huệ Khải viết sai với ĐĐTKPĐ.
Pháp môn Chiếu Minh Tam Thanh hay
NHIỀU Đạo Cao Đài không phải do Ngọc Đế lập ra, cũng như những cá nhân khác đón
nhận câu ông Huệ Khải viết như thế nào là quyền tự do.
Phân tích 2: Ông Huệ Khải dẫn chứng cơ
bút tại tu viện Minh Đức (Vũng Tàu) ngày 13-3-1980. Tôi xin thưa rằng:
Ngày 24-02-1969, Hội Thánh Cao Đài
và một số chi phái Cao Đài ký Vi Bằng 09 Điều Kiện Qui Nhứt các chi phái về Tòa
Thánh Tây Ninh.
Điều thứ VI/- Trong khi điều
hành việc Đạo, nếu gặp phải một vấn đề nào khó khăn, mà trí phàm không quyết
đoán được, mới thỉnh giáo các Đấng Thiêng Liêng tại Cung Đạo do Chức sắc Hiệp
Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh phò loan. Còn cơ bút mỗi nơi chỉ để học hỏi riêng
mà thôi, không được ban hành chung. (Hết trích).
Đó là quan điểm chung về cơ bút giữa
Hội Thánh Cao Đài và các chi.
Chiếu Minh Tam Thanh hay Pháp
môn Cao đài Đại đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi không phải là chi phái do
ĐĐTKPĐ làm gốc lập thành. ĐĐTKPĐ và Pháp môn độc lập nhau. Cơ bút của Pháp môn kết
thành hệ thống và không liên quan đến ĐĐTKPĐ. Do vậy trong phạm vi bài báo Tôi
không bình luận.
4/- Kết luận:
Thánh Lịnh 40 khẳng định Ngài Cố
Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu, đệ tử đầu tiên của Chí Tôn. Đạo Sử viết: Ngài Chiêu sợ
nên không nhận phẩm Giáo Tông. Thượng Đế khiển trách Ngài Chiêu. Khi Ngài Chiêu
ăn năn, Thầy xin tha nhưng Đức Lý Giáo Tông giữ nghiêm pháp luật nên không tha.
Hội Thánh Cao Đài không dạy kính ngưỡng Ngài Chiêu như là Đệ nhất Giáo Tông. Đó
là pháp lý, lịch sử, giáo lý của ĐĐTKPĐ.
Ông Huệ Khải viết: “Tuy Ngô tiền
bối từ tạ, nhưng ngày nay toàn đạo Cao Đài vẫn kính ngưỡng người là Đệ nhất
Giáo Tông.” Đó là vô căn cứ, làm sai lệch sự thật về Ngài Chiêu với ĐĐTKPĐ.
Đó là vẽ rắn thêm chân./.
Các chú thích:
(1)/- Đạo Sử Q 1, trang 111, ghi
bài nầy ngày 25-4-1926. Dù chiếu theo TNHT hay Đạo Sử thì lời dạy trên vẫn có
Ngài Chiêu.
(2)/- https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2025/02/5454-thu-so-3-goi-giao-su-janet-hoskins.html
(3)/-
Năm 1953, Đức Hộ Pháp viết: Ngài Chiêu là Đệ tử đầu tiên của Đức Chí Tôn. Năm
1968 Đức Thượng Sanh viết Lời Xác Nhận trong Đạo Sử: Thượng Đế thâu nhận ba vị đệ
tử đầu tiên của ĐĐTKPĐ. Hai vị khẳng định rằng ĐĐTKPĐ và Pháp môn của Ngài
Chiêu độc lập nhau. Năm 2010 hậu tấn của Ngài Chiêu đăng ký Pháp môn Cao đài
Đại đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi là mọi việc sáng tỏ.
(4)/-
https://vietnamthoibao.org/vntb-hue-khai-khoe-sung-tho/