Nguyệt san Thông Liên 5.
Bản pdf.
https://drive.google.com/file/d/159APWRwR91-EUYQfvY7uZjotj9rHbjqS/view?usp=sharing
Ảnh chụp
MỤC LỤC
THÔNG LIÊN 5.
1/- Ngụ
Đời T 3.
2/- Đức
Hộ Pháp thuyết đạo T 6.
3/-
Thành quả BPT 257 T 8.
4/- Chính
giới Hoa Kỳ tham dự Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 28. T 12.
5/- Người Hopi dự đoán sự kiện “đại
thanh lọc" mang đến huỷ diệt cùng hy vọng. T 16.
NGỤ ĐỜI.
Đức Lý Thái Bạch.
Mercredi 12 Janvier 1927 (09-12-Bính
Dần).
THÁI
BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Thượng Trung Nhựt! Hiền Hữu phải dặn Lễ Sanh ra Ðại
Ðiện phải đủ lễ, bằng chẳng có ngày Lão cho chư Thần vật chết nghe à.
Thượng Phẩm! Hiền Hữu nhớ đã đặng một điệu văn Ðộng
Ðình rồi, chừng nào đến điệu Bạch Vân, Lão sẽ nói....
# 2:
Mến giang san
Phế bủa quan
Ngừa trị loạn
Xem qua như chốn hí tràng,
Lẻ loi mặt nịnh lỡ làng phận trung.
Chẳng ai nắm kiếm Thư Hùng,
Thành nghiêng khôn đỡ vạt rùng khôn nâng.
Sĩ dân,
Soái Tướng,
Quân Thần,
Chinh chuyên thay! phận phàm nhân,
Ðỡ nương chẳng biết dựa gần người binh.
Nghe thấy bắt động tình.
Chú giải: Rùng là sung sướng.
Thư Hùng Kiếm của Trương Tử Phòng dâng cho Hàn Tín. Cái phận phàm nhơn chịu lắm
nỗi chinh chuyên.
Jeudi 13 Janvier 1927 (10-Tháng Chạp Bính Dần).
THÁI
BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Ngồi kiết tường.
Hộ Pháp Hiền Hữu ngâm hai bài trước, Thượng Phẩm Hiền
Hữu hãy đề hai bài số 1 và số 2 Lão còn kết.
Chú giải: Chinh chuyên: chinh là nghiêng; chuyên là chở. Chở
nghiêng nghĩa là chở nặng nề.
Thần Huệ Kiếm: Huệ trí vỉ vi kiếm tác Ðạo giả: Lấy huệ
trí làm gươm mà hành Ðạo...
# 3:
Dân dưới phép tụng đình,
Nước dưới phép đao binh.
Nhà dưới phép luật hình,
Còn chi hai chữ thái bình.
Ngửa nghiêng chín bệ gập ghình ba châu,
Non sông nhuộm một màu sầu.
Nền giao cỏ láng sân chầu sương phong,
Dân chẳng hiệp đồng,
Quan chẳng vị công,
Vua chẳng phải giòng,
Về Ðông hết kế Tử Phòng,
Ðoạt binh thơ chẳng Trương Tòng mưu mô.
Tiếc thay một gánh cơ đồ,
Xa thơ khuất dấu ngọn cờ bặt tăm.
Nòi anh phong đó, cơ nghiệp hỏi ai cầm?
# 4:
Cũng xương, cũng thịt, cũng khí, cũng huyết Nam,
Cũng văn, cũng pháp, cũng phong, cũng tục Nam,
Cũng xã tắc, cũng triều đình của nhà Nam.
Ngôi Tiên đã lấm gót phàm,
Kẻ chăn dân lại ra làm con buôn.
Dân như cá chậu gà chuồng,
Tiếng oan trăm họ trêu buồn ngậm than.
Bát Quái:
Quốc gia nghèo nàn, dân khó mở mang,
Lăng điện phá hoại, Văn miếu bỏ hoang,
Trí quân lánh mặt, hồn nước điêu tàn.
Gặp cơn xúi ác giục loàn,
Người ngay tránh dạng, đứa gian khoe mình.
Tỷ như một đám bù nhìn,
Cân đai một vẻ thân hình một nơi.
... Ấy cũng gọi đời .......
Lão dặn Thượng Phẩm phải biên số, là vì điệu văn Ðộng
Ðình chẳng phải mỗi điệu vậy là dứt, Lão còn kết thêm nữa.
Tỷ như:
Bài số một, gọi là điệu Thái Cực.
Bài thứ nhì, gọi là điệu Lưỡng Nghi.
Bài thứ ba, gọi là điệu Tứ Tượng.
Bài Lão nói là điệu Bát Quái.
Vậy Lão làm tiếp rồi sẽ chỉ....
BÀI
THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP.
(Nhơn
ngày cúng Cửu-Huyền Thất-Tổ tại Trai-Đường Tòa-Thánh ngày 02-01- Ất - Mùi
-1955- vào lúc 11giờ sáng)
@@@
Hội-Thánh
và tín-hữu rước Đức Hộ-Pháp đến dự lễ, sau phần nghi-lễ Đức Hộ-Pháp hỏi xong
chưa?
Ban
tổ-chức thưa: Dạ xong rồi.
Ngài
nói: “Mời cả thảy nâng ly”.
Đức
Ngài nói tiếp: Nay là ngày lễ cúng Ông Bà chung vào đầu năm, Bần-Đạo lấy tánh
cách tình đồng bạn cả các cơ-quan Nam lẫn Nữ không phân biệt giai-cấp để trao
đổi ý-kiến nhau trong tình thân-mật. Vì ngày mùng 8 tới đây thì bắt đầu vào lễ
“Khánh-Thành Tòa-Thánh” rồi; hiện nay công-việc còn đang bê-bối, bỏ dở; các
Châu, Tộc dựng các nơi triển-lãm cũng chưa xong.
Đức
Ngài cầm ly rượu đưa lên lần thứ hai và tuyên-bố rằng: “Đây là thực nhơn tài
thì cứu nhơn tai, từ đây sắp đến biến thiên chuyển-đổi dân-chúng chịu tai-nàn
tang-tóc, bổn phận chúng ta đứng trong Tôn-Giáo mới nghĩ sao?”
Bần-Đạo
vâng lịnh Đức Chí-Tôn đến với hai bàn tay không. Ngài không cho món chi đặng
làm bằng cớ, trái lại Ngài bảo phải bắt gió nắn hình, làm sao đặng? Ngài bắt
buộc phải làm. Bần-Đạo cố gắng thi-hành xong, tưởng vậy là xong để tu-hành như
Tôn-Giáo khác vậy.
Ngờ
đâu Ngài ra lệnh Bần-Đạo phải chủ-trương xây-dựng cho được cái “Tòa Bạch-Ngọc”
tại thế nầy, mà tại đây Bần-Đạo biết làm sao mới thưa: “Bạch Thầy con biết làm
sao mà xây-dựng đặng”.
Ngài
trả lời: “Con cứ lo làm, Thầy giúp cho, có Thái-Bạch”.
Bần-Đạo
phải chịu hứa; thiệt quá sức khó! Đến chừng Bần-Đạo cố-gắng thi-hành xong, mừng
quá đổi giao cho Ngài. Giờ phúc nầy mình lo tu an-nhàn tự-toại rồi.
Việc
mừng chưa thoả-mãn, kế có lịnh đòi của Đại Từ-Phụ giao cho Bần-Đạo lãnh làm
chiếc thuyền Bát-Nhã rước khách và đưa khách. Bần-Đạo không biết nghĩ sao mà “Ông
Già” trao cái khó-khăn cho Bần-Đạo. Chèo thuyền rước khách mà đưa làm sao đặng,
việc rất khó làm nhưng Bần-Đạo không dám cãi. Cả vấn-đề, không biết kiểu-vỡ nó
ra sao, Bần-Đạo cũng lãnh lịnh. Đại Từ-Phụ nói: “con
cứ lo, có Thầy giúp con”.
Đại Từ-Phụ có tiên-tri trước: “Liên-tiếp Đạo
Cao-Đài còn có bổn phận …”
Giờ phút nầy nó đến mà tuổi-tác Bần-Đạo đã già, lại
thân cô-lẻ, sức yếu hơi đã mòn. Đức Chí-Tôn ra lịnh chiếc “Xa Thơ” đến ngày
trổi bánh. Bần-Đạo có bổn-phận công-dân, mà trái ngược lại Đại Từ-Phụ giao, bảo
phải đẩy chiếc “Xa Thơ” mà còn phải cặm cây cờ “Cứu Khổ” trên “Xa Thơ” ấy; đi đôi
một công hai việc mới nghĩ sao đây?
-Vậy Hội-Thánh và các bạn có thi-ân tiếp sức với
Bần-Đạo phần nào không?
-Có một vị thưa: “Bạch Ngài có điều chi Ngài ra lịnh
chúng tôi cũng giúp tiếp phần nào với Ngài, chớ có lẽ đâu dám ngó lơ”.
Đức Ngài cười và nói; “Hội-Thánh hứa thì
không nên thất-tín nghe!
Nói
thì nói, chớ khi Bần-Đạo ra lịnh đòi phen, chẳng thấy ai ngó ngàng đến. Chừng
“Xa Thơ” nó quạt cánh, cây cờ “cứu-Khổ” nó vung phát mạnh quá, cả thảy
chức-sắc lưỡng-đài không ai dám lại gần mà đẩy. Bần-Đạo quả-quyết rằng:
Gió-giông dục mạnh, nó quay quá mạnh không ai dám đẩy mà chớ!!!
Khi
Bần-Đạo ra lịnh lần chót cả Đạo-hữu nam nữ, đám nhỏ út xung-phong vào áp đẩy,
chớ không biết phải quấy vào đâu hết. Cứ đẩy, đẩy mãi toát mồ hôi, đã cực-khổ
vầy mà rồi anh chị “BỰ” của nó còn ghét bỏ nó, lấy gậy móc, móc cổ, móc
giò nó, mắng nhiếc nó nữa mà chớ, còn thêm moi-móc cho người ngoài xài-xể,
xúi-giục đánh-đập chúng nó mà cũng chưa vừa. Vậy mà chúng nó cứ lầm lũi
đến sau nên phận.
Thôi!
đến đây xong xin giải-tán, chúng ta còn lo cuộc lễ đã gấp.
ĐỨC
HỘ PHÁP.
BAN PHỔ TẾ 257: THÀNH QUẢ NGỌT NGÀO.
Ngày 28/8/2021 đồng đạo tai Hoa Kỳ họp
nhau để thành lập Ban Phổ tế 257. BPT 257 có 2 nhiệm vụ:
Nhiệm
vụ 1: Khử tà tôn chánh.
Chi
phái 1997 đã chiếm Tòa Thánh Tây Ninh và hầu hết các cơ ngơi đạo tại Việt Nam.
Chi phái 1997 cũng mạo nhận danh hiệu Đạo Cao Đài để giao thiệp với các
Viện Đại Học Hoa Kỳ. Nghĩa là họ không sử dụng căn cước thật của họ khi hành
đạo. Chi phái 1997 phạm vào Luật Công Bằng: ăn cắp danh hiệu Đạo Cao Đài để
xài.
Ban
Phổ Tế 257 liên lạc với các Viện Đại Học mà chi phái 1997 đã liên lạc để trình
bày sự thật rằng chi phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài, họ đã ăn cắp căn cước
Đạo Cao Đài để sử dụng và che dấu căn cước thật của họ. Chính chúng tôi
mới là Đạo Cao Đài.
Nhiệm
vụ 2: Phổ Hóa Chúng Sanh.
Trong
nhiệm vụ 2 là tìm hiểu xem Viện Đại Học nào có phân khoa về Tôn Giáo hay Văn
hóa Việt Nam để giới thiệu Đạo Cao Đài theo nhu cầu tìm hiểu của họ và đề ra
chương trình hợp tác theo luật cung cầu. Triết lý của Đạo Cao Đài phát xuất từ
Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng nên da dạng từ vũ trụ quan, nhân sinh
quan, bí ẩn siêu hình học, bách khoa xã hội học… để xây dựng nền văn minh mới nên
chắc chắn là cung ứng được những điều họ muốn biết. Nhiệm vụ 2 của Ban Phổ Tế
257:
Phổ
Hóa Thôn Cùng Thông Đạo Lý.
Tế Tự Nhơn Sanh Hiểu Nhất Ngôn.
I/
Trình bày Văn Hóa Cao Đài với Viện đại học Havard.
Trường
đại học Havard có chương trình nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam do TS Nguyễn Văn Hải
phụ trách. Các tôn giáo tại Việt Nam nói chung và tôn giáo Cao Đài là một phần
trong đó. Năm 2018 TS Hải có liên lạc với Khối Nhơn Sanh để tìm hiểu về Văn Hóa
Cao Đài.
Ngày
11 tháng 3/2022 hai thành viên Ban Phổ Tế 257 là Chánh Trị Sự Victoria và Đạo Hữu
Dương Xuân Lương đến trường đại học Havard thăm viếng TS Nguyễn Văn Hải đang là
chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về Văn Hóa Việt Nam.
Ngày
12-3-2022 TS Nguyễn Văn Hải phỏng vấn hai thành viên Ban Phổ Tế 257 về Văn Hóa Cao
Đài; sau đó dùng cơm chay thân mật với gia đình TS Hải.
Ngày
chủ nhật 13/3/2022 TS Nguyễn Văn Hải và quý đồng sự thăm viếng Thánh Thất Boston
theo lời mời của Hành Chánh Chánh Đạo Thánh Thất Boston do BPT 257 chuyển đạt.
II/- Đẩy chương trình truyền hình của Trần
Quang Cảnh và Võ Kim Thoàn ra khỏi Đài truyền hình Little SaiGon TV (LSTV).
Chi phái 1997 sai Trần Quang Cảnh và Võ
Kim Thoàn dùng danh nghĩa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tiếp xúc với Ban Lãnh Đạo LSTV để
phát các chương trình của chi phái 1997. Trong nhiều năm qua, có nhiều nhân sĩ
và tổ chức Đạo Cao Đài 1926 phản ánh đến nhà đài nhưng chưa thành công. Tháng 2-2022
BPT 257 kết hợp với đồng đạo tại Thánh Thất Nam Cali gởi thư và đến tận nhà đài
để trình bày. Sau 2 lần thảo luận Ban Lãnh Đạo đã hiểu đúng về chi phái 1997 và
không cho phép chi phái 1997 phát hình trên hệ thống nhà đài, đồng thời mời BPT
257 làm video để phát trên hệ thống nhà đài.
Nguyên văn thư gởi Ban Lãnh Đạo LSTV.
THƯ
CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ ĐẾ NGHỊ
Kính
Ban Giám đốc Đài Little Saigon TV, Hoa Kỳ (LSTV).
Kính
ông Đinh Xuân Thái cố vấn kỹ thuật Đài LSTV.
Chúng
tôi là người Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập năm 1926 gởi thông tin về
chi phái 1997 đang hợp tác với quý vị để thực hiện chương trình Cao
Đài TV như sau:
1/-
Sự thật về chi phái 1997.
1.1/-
Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) lập Kế hoạch 01 ngày 27-5-1996.
Theo đó lập ra chi phái 1997 làm công cụ để tiêu diệt Đạo Cao Đài
1926. Chi phái 1997 tuyên bố họ sang Hoa Kỳ để thi hành nghị quyết 36
của Đảng CSVN. Link
(http://caodai.com.vn/vn/news-detail/hoi-thanh-cong-nhan-chuc-viec-hai-ngoai.html)
1.2/-
Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á lần thứ VII do
BPSOS tổ chức (tháng 11/2021) đã làm rõ bản chất chi phái 1997 là một
tổ chức tội phạm đội lốp tôn giáo.
Link:
https://www.youtube.com/watch?v=qBIInKIZ3E8
1.3/-
Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố vào tháng 5-2021. Lần đầu
tiên Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926
với Chi Phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn. Link:
https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-my-cong-bo-bao-cao-tu-do-ton-giao-viet-nam-2020/5889138.html
1.4/-
Bản phúc trình năm 2019 của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đã
nêu đích danh “Chi Phái Cao Đài Tây Ninh (Chi Phái 1997)” là công cụ do nhà nước
quản lý và sử dụng. Link:
https://www.uscirf.gov/sites/default/files/Vietnam%202019_Vientnamese%20translation.pdf?fbclid=IwAR1T4eB9KP5UN3jU9F0w42cabXy7zFvCUzD-NiRgb6Dajn2qwUAcDVfG1aA
1.5/-
Đảng CSVN chống lưng cho chi phái 1997 ăn cướp Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo
Cao Đài sau đó ăn cắp căn cước nạn nhân đi đăng ký độc quyền danh hiệu
đạo với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào năm 2015. Chúng tôi đã yêu cầu Bộ Thương
mại Hoa Kỳ hủy bỏ giấy phép cấp tạm cho chi phái 1997 thành công vào
tháng 7-2019.
Link:
http://ttabvue.uspto.gov/ttabvue/v?qs=86361897
Tóm
lại: Đảng CSVN lập ra chi phái 1997 làm công cụ để giết Đạo Cao Đài
1926 và lấy căn cước nạn nhân ra sử dụng. Quý đài đã hợp tác với
công cụ của Đảng CSVN sản xuất hàng trăm video gây đau khổ cho người
Đạo Cao Đài 1926 là sự thật. Chúng tôi sẵn lòng hội luận với quý
vị để làm rõ mọi vấn đề trên đây.
2/-
Đề nghị của chúng tôi.
Quý
vị đã hợp tác với công cụ của Đảng CSVN là chi phái 1997 qua chương
trình Cao Đài TV, sản xuất hàng trăm video gây ra đau khổ và phẩn uất
cho người Đạo Cao Đài 1926 tại Việt Nam và hải ngoại là một sự
thật. Chúng tôi đề nghị quý vị không nên tiếp tay cho công cụ của
Đảng CSVN để gây đau khổ, bất công nữa.
Trân
trọng kính chào.
Hoa
kỳ ngày 01-02-2022.
Đồng ký tên.
III/- Đồng đạo Thánh Thất Brisbane (Úc Châu)
hiệp đồng khôi phục Hội Thánh Cao Đài.
Đầu tháng 5/2022 Chánh Trị Sự Trần Công
Thanh và đồng đạo tại Thánh Thất Brisbane dã liên lạc với BPT 257 để trình bày lập
trường hành đạo. Theo đó quý đồng đạo tại Thánh Thất Brisbane từ trước đến vẫn
hành đạo theo chánh giáo chơn truyền của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, không chấp nhận
hợp tác với chi phái 1997. Sau khi tìm hiểu các video của BPT 257 qua kênh Hạnh
Chanel đồng đạo đã liên lạc với tâm nguyện: hiệp đồng chư môn đệ để khôi phục hành
chánh đạo, tiến đến mở Đại Hội Nhơn Sanh, khôi phục Hội Thánh Cao Đài.
12/05/2022. BASAM.
(https://basam.vet/2022/05/12/3326-chinh-gioi-hoa-ky-tham-du-ngay-nhan-quyen-cho-viet-nam-lan-thu-28/)
3326. Chính giới Hoa Kỳ tham dự
Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 28
12/05/2022
·
Ông Scott Busby (dòng 3, giữa) phát biểu
trong Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 28, ngày 11/5/2022. Photo chụp từ
Zoom.
Hôm 11/5, các nghị sĩ và các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cùng hội
đoàn cộng đồng người Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam
lần thứ 28, nhấn mạnh tầm quan trọng các giá trị căn bản mà Hoa Kỳ cần thúc đẩy
khi xúc tiến quan hệ ngoại giao với chính quyền Việt Nam.
Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến diễn ra cùng lúc
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và phái đoàn đang có chuyến công du tại thủ
đô Washington để tham dự Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN.
·
3074. Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt
Nam cung cấp thông tin về các vụ bắt giữ và kết án tuỳ tiện
·
3078. HRW: Việt Nam trừng phạt có
hệ thống, bắt giữ và xét xử nhiều nhà hoạt động trong năm 2021
Ban tổ chức Ngày Nhân quyền cho Việt Nam nói với VOA rằng, ngoài
sự kiện trực tuyến này, còn có Ngày vận động cho nhân quyền Việt Nam, diễn ra
vào ngày 12/5, là dịp để các cộng đồng người Việt có mặt ở thủ đô Mỹ gặp gỡ các
nhà lập pháp để yêu cầu gây áp lực về nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam.
Thượng nghị sĩ John Cornyn phát biểu qua một video hôm 11/5:
“Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để chấm dứt những vi phạm nhân quyền
đáng tiếc vẫn còn xảy ra ở Việt Nam. Người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng
các quyền tốt hơn”.
Dân biểu Alan Lowenthal phát biểu qua video
hôm 11/5/2022.
“Chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm hiến pháp và nghĩa vụ của
mình đối với cộng đồng quốc tế thông qua việc bắt bớ, giam giữ và bỏ tù tùy
tiện các nhà hoạt động, nhà báo độc lập, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà
bất đồng chính kiến. Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này bị bỏ tù oan sai
với những bản án tù khắc nghiệt và cực kỳ dài”, Dân biểu Alan Lowenthal phát
biểu qua video.
“Ngày Nhân quyền Việt Nam diễn ra ngay trước Hội nghị Thượng
đỉnh Đặc biệt của Hoa Kỳ – ASEAN tại Washington DC, các đồng nghiệp của tôi và
tôi trong Quốc hội đang kêu gọi Tổng thống Biden và chính quyền nêu vấn đề nhân
quyền với các quan chức Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân
lương tâm ở Việt Nam”, ông Lowenthal nói thêm.
·
3243. Tại sao Việt Nam nắm giữ con
bài tẩy trong quan hệ đối tác Việt – Mỹ
Phát biểu tại Ngày nhân quyền Việt Nam, ông Scott Busby, quyền
Vụ trưởng vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (DRL) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
bày tỏ sự quan ngại:
“Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và các
án tù dài hạn…
“Chúng tôi rất thất vọng khi một tòa án Việt Nam kết án Phạm
Đoan Trang vào cuối năm ngoái với mức án 9 năm tù giam. Chúng tôi đã đưa ra một
tuyên bố bày tỏ quan ngại về sự kết án và bản án này, và chúng tôi đã nêu ra
trường hợp của bà ấy trong nhiều lần trao đổi với chính phủ Việt Nam.”
Ông Busby cũng quan ngại về các trường hợp khác như nhà hoạt
động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức…vẫn
đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Bà Anurima Bhargavar, Uỷ viên của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế
Hoa Kỳ (USCIRF) cũng nhắc đến trường hợp ông Truyển và nhấn mạnh rằng cơ quan
của bà sẽ tiếp tục vận động để ông được tự do.
“Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hiện có mặt tại Washington
trong tuần này, cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác của Việt Nam. Chúng tôi rất
mong muốn được tham gia với họ trong cuộc đối thoại thẳng thắn và nghiêm túc
với mục tiêu đạt được tiến bộ cụ thể về nhiều mối quan tâm về nhân quyền”, ông
Busby nói.
Ông Phan Thông Hưng, đại diện ban tổ chức Ngày Nhân quyền cho
Việt Nam, chia sẻ với VOA về vấn đề tình hình nhân quyền Việt Nam trong chính
sách ngoại giao của Hoa Kỳ:
“Việt Nam tiếp tục đàn áp nhân quyền. Chúng tôi
phản đối việc chính quyền Việt Nam đang hành xử đối với các tù nhân lương tâm.
“Có thể nhân quyền không còn là vấn đề quan trọng nhất trong
tình hình hiện tại nhưng không phải là vấn đề thứ yếu trong chính sách đối
ngoại của Mỹ.
·
3268. Phiếu ủng hộ của Việt Nam cho
Nga và cảnh báo hệ lụy mối quan hệ với Mỹ
“Để bắt tay với nhà cầm quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc điều
khiển hay giật dây, chính sách đối ngoại của Mỹ cũng phải uyển chuyển để đạt
được mục đích của họ: nhân quyền không thể thiếu trong cuộc sống của nhân loại,
nhất là những nước đang bị cộng sản cầm quyền như ở Việt Nam hiện nay”.
Từ năm 1994, ngày 11/5 hàng năm được Quốc hội Mỹ công nhận là
Ngày Nhân quyền Việt Nam để nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ
và khuyến khích các quyền tự do căn bản của công dân tại Việt Nam được quốc tế
công nhận.
·
3290. USCIRF tiếp tục đề xuất đưa
Việt Nam vào danh sách CPC
Đạo luật ban hành ngày 25/05/1994 về việc công nhận này không
những nói lên sự cam kết ủng hộ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đối với công
cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam, mà còn
thể hiện ý chí và quyết tâm của Người Việt hải ngoại luôn đồng hành, tranh đấu,
và yểm trợ để bảo vệ những quyền căn bản của người dân trong nước, theo ban tổ
chức.
Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Việt Nam hàng năm được tổ chức trọng
thể dưới sự bảo trợ của của các Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu thuộc lưỡng đảng Hoa
Kỳ.
Người
Hopi dự đoán sự kiện “đại thanh lọc" mang đến huỷ diệt cùng hy vọng.
Bình luận 06:30,
19/05/22 3206 lượt xem
(https://www.ntdvn.net/van-hoa/nguoi-hopi-du-doan-su-kien-dai-thanh-loc-mang-den-huy-diet-cung-hy-vong-341429.html)
Giúp NTDVN sửa lỗi
[Radio] - Từ năm 1992, Trưởng
lão người Hopi đã đến Tòa nhà Liên Hợp Quốc để đưa ra lời cảnh báo: “Nếu con
người không mau thức tỉnh sau lời cảnh báo, đại thanh lọc sẽ đến phá hủy thế giới
này, cũng như nó đã phá hủy các thế giới trước đó”.
Xem nhanh
1.
Người Hopi là tộc người như thế nào?
2.
Dự ngôn của người Hopi: "Đại thanh
lọc" sẽ đến
3.
Người Hopi và bí mật phù hiệu chữ Vạn (卍)
4.
Ý nghĩa và nguồn gốc của phù hiệu "chữ
Vạn"
Nghe thêm: Radio Văn Hóa
Người Hopi là tộc người như thế nào?
Nói đến Arizona của Mỹ thì phải nói đến Grand Canyon, một
trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, và sa mạc Sonora, một trong bốn sa
mạc lớn nhất ở châu Mỹ. Tuy nhiên, Arizona còn có một mảnh đất đặc biệt,
đó là khu bảo tồn Hopi, nằm ở đông bắc Arizona, rộng khoảng 6.560 km vuông,
rộng gấp đôi diện tích Hà Nội, Việt Nam.
Trong khu bảo tồn có ba ngọn núi, và cách sắp xếp của
chúng hoàn toàn giống với ba kim tự tháp ở Ai Cập, cũng như 3 ngôi sao của chòm
sao Orion. Trên ba ngọn núi này lại có 12 ngôi làng có tộc người Hopi sinh sống.
Tộc người da đỏ Hopi rất nổi tiếng trên thế giới. Họ có
gì đặc biệt?
Hopi bắt nguồn từ tên thật của họ là "Hopituh
Shi-nu-mu", có nghĩa là "những người hòa bình", hoặc
"những người nhỏ bé hòa bình".
Trong “Từ điển Hopi”, nghĩa chính của
"Hopi" là "một người nho nhã có lễ nghi, văn minh, hòa bình
và tuân theo đạo của người Hopi".
Tranh
vẽ người Hopi (ảnh: Wikimedia).
"Đạo
của người Hopi" là gì? Kỳ thực, "Hopi" còn có
một khái niệm sâu xa liên quan đến tín ngưỡng, tinh thần và đạo đức, với mục
đích hướng người dân tôn kính vạn vật và hoà hợp với thiên nhiên. Người Hopi
còn phải sinh sống tuân theo chỉ dẫn của Chúa Sáng Thế, hoặc Thần "Maasaw",
vị Thần bảo hộ trái đất. Vì để muôn dân có được phúc phận nên họ đã nhận lấy sứ
mệnh lưu lại văn hóa truyền thống cổ xưa.
Nghe
có vẻ, tộc người Hopi không chỉ mang đầy tính thần thánh, mà còn gánh trên vai
một “sứ mệnh lịch sử” đặc biệt là làm một điều gì đó giúp ít cho cả nhân loại.
Họ thực sự đã làm được điều đó.
Người
Hopi nói: Chệch khỏi các chuẩn mực tinh thần, nhân loại bị hủy diệt ba
lần.
Khoảng
5.000 đến 10.000 về năm trước, tổ tiên của người Hopi đã di cư từ Mexico đến
Arizona. Họ để lại nhiều truyền thuyết và dự ngôn liên quan đến nhân loại cho
các thế hệ mai sau, thông qua truyền miệng hoặc khắc trên đá.
Vào
tối ngày 9/12/1992, trên bầu trời đêm quang đãng ở New York, xuất hiện nguyệt
thực toàn phần tuyệt đẹp. Ngày hôm sau, một nhóm trưởng lão Hopi kéo đến gõ cửa
trụ sở Liên hợp quốc địa phương. Dẫn đầu nhóm là trưởng bộ tộc Hopi tên là
Thomas Banyacya, biệt danh là "Lão gia".
Banyaya
cho biết, năm 1948, các thủ lĩnh bộ lạc lúc bấy giờ tụ họp lại thảo luận về "những
sự việc có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể nhân loại". Các tù
trưởng đã chọn ra bốn người để truyền lại lời tiên tri của người Hopi cho thế gian.
Banyaya là một trong bốn người được chọn truyền tin.
Các
trưởng lão nói với 4 người họ rằng, các vị phải đưa ra yêu cầu 4 lần yêu cầu mới
được tiếp kiến. Vì vậy, từ năm 1948 trở đi, họ đã liên hệ với Liên Hợp Quốc.
Quả nhiên, ba lần đều bị từ chối, và lần thứ tư mới được chấp thuận. Nhưng vào
thời điểm đó, trong bốn người chỉ còn lại Banyaya là khỏe mạnh.
Banyaya
có bài phát biểu dài khoảng 10 phút tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nội dung
bao gồm lịch sử thay đổi của nhân loại, và lời cảnh báo nghiêm khắc cho tương
lai.
Banyaya
kể rằng, tại Hội nghị Hopi năm 1948, các thủ lĩnh của bộ tộc, ở tuổi 80, 90, và
trên trăm tuổi, nói với chúng tôi rằng, nhân loại đã trải qua bốn thế giới.
Thế
giới đầu tiên do Chúa Sáng Thế tạo ra hài hoà đến mức hoàn hảo, và tất cả loài
người đều nói cùng một ngôn ngữ. Nhưng sau này, con người đã đi lệch khỏi các
nguyên tắc đạo đức và tâm linh, lạm dụng khả năng tâm linh của mình cho những
mục đích ích kỷ, và không còn tuân theo quy luật của tự nhiên. Cuối cùng, mặt
đất sụt lún, động đất làm phân thành 2 mảnh đất, và thế giới thứ nhất bị phá
hủy. Rất nhiều người chết chỉ một số ít người còn sống sót.
Một
số ít người tâm thái tường hoà đã bước vào thế giới thứ hai. Nhưng theo thời
gian, con người phát triển phồn vinh, họ lại đi vào vết xe đổ. Lần này, kỷ băng
hà mang đến cho họ cái lạnh khắc nghiệt, và thế giới thứ hai lại bị hủy diệt.
Sau
đó, một số ít người sống sót bước vào thế giới thứ ba. Thế giới thứ ba đã diễn
ra trong một thời gian dài. Mọi người đều nói cùng một ngôn ngữ như 2 thế giới
trước đó. Họ phát minh ra rất nhiều máy móc và thiết bị tiện lợi, trong đó có
một số rất tiên tiến mà nhân loại hiện tại chưa được biết đến. Những người ở
thế giới thứ ba thậm chí không dùng được hết những công cụ tiên tiến đó.
Nhưng
dần dần, con người lại bắt đầu đi lệch quy luật của tự nhiên, chỉ biết mưu cầu
lợi ích vật chất, cuối cùng liều lĩnh chế nhạo các nguyên tắc tâm linh. Kết quả
là thế giới thứ ba đã bị trận đại hồng thuỷ nhấn chìm.
Lần
này, một số ít người sống sót qua đại nạn đã đến thế giới thứ tư mà chúng ta
đang sống. Chúa Sáng Thế đã đưa con người đến những thế giới khác nhau, khiến
họ nói những ngôn ngữ khác nhau và dặn dò con người phải yêu trái đất và vạn
vật trên đó. Nhưng bây giờ có vẻ như thế giới lại hỗn loạn một lần nữa.
Dự ngôn của người Hopi: "Đại thanh
lọc" sẽ đến
Banyaya
cảnh báo rằng, người Hopi từ lâu đã biết thời kỳ nhân loại lần này cũng sẽ phát
minh ra nhiều công nghệ vượt trội, nhưng lại phụ thuộc vào những kỹ thuật này.
Sự tham lam theo đuổi vật chất của con người là một “căn bệnh” để lại hậu quả
thảm khốc.
Banyaya
nói, "Hôm nay là ngày 10/12/1992. Tiếp theo, mọi người sẽ thấy
nhiều trận cuồng phong mang tính hủy diệt, mưa đá, biến đổi khí hậu và động đất
sẽ xảy ra, y như những gì chúng tôi đã dự ngôn". “Nếu con người không mau thức tỉnh sau lời cảnh báo, đại thanh lọc
sẽ đến phá hủy thế giới này, cũng như nó đã phá hủy các thế giới trước đó”.
“Nếu
con người không mau thức tỉnh sau lời cảnh báo, đại thanh lọc sẽ đến phá hủy
thế giới này, cũng như nó đã phá hủy các thế giới trước đó”. (Ảnh: tổng hợp)
Sau
đó, Banyaya giơ một khí cụ được sử dụng trong các nghi lễ tế Thần, trông hơi
giống một cái lục lạc. Banyaya chỉ ra rằng, những gì sắp xảy ra đang đến rất
nhanh; khi thời gian điểm, dự ngôn của người Hopi kết thúc.
Vào
đêm sau bài phát biểu của Banyaya, một cơn bão mạnh đã tấn công toàn bộ vùng
đông bắc Hoa Kỳ, New York cũng trải qua trận lụt rất nghiêm trọng, các đường
cao tốc phải đóng lại, một số ngôi nhà bị cuốn trôi. Các tầng dưới của Tòa nhà
Liên Hiệp Quốc cũng bị ngập lụt, buộc mọi người phải sơ tán, phải tắt hệ thống
sưởi và điều hòa không khí.
Đối
với những người Hopi tham dự cuộc họp, nguyệt thực toàn phần trước cuộc họp và
lũ lụt sau cuộc họp không phải là ngẫu nhiên.
Người Hopi và bí mật phù hiệu chữ Vạn (卍)
Kể
từ đó, Banyaya đã nhiều lần ra ngoài gửi thông điệp của họ ra thế gian.
Người
Hopi có một viên đá dự ngôn rất nổi tiếng, có tuổi đời hàng nghìn, thậm chí
hàng chục nghìn năm. Hoa văn được khắc trên đó được cho là thể hiện toàn bộ quá
trình phát triển của loài người. Hình ảnh nên xem từ trái sang phải. Người lớn
ở bên trái tượng trưng cho cuộc sống tiên tiến vượt bậc, và trục ngang ở giữa
là trục thời gian. Một số mốc thời gian quan trọng được đánh dấu bằng các vòng
tròn trên trục, bao gồm cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Phía bên phải của
hình vẽ mô tả "sự lựa chọn con đường" cuối cùng mà nhân loại phải đối
mặt, nếu chọn "con đường vật chất" ở trên, tương lai sẽ khốn khổ cuối
cùng bị hủy diệt mà chọn "con đường tâm linh" ở dưới, sẽ được tiến
đến một tương lai tốt đẹp.
Vào
năm 1995 “triển lãm sinh hoạt tự nhiên” được tổ chức ở Las
Vegas, Banyaya dùng cây bút vẽ lại hình vẽ trên viên đá dự ngôn, đồng thời cũng
nói về lục lạc mà chúng ta vừa đề cập.
Vẽ
lại hình ảnh trên tảng đá tiên tri tại mảnh đất của người Hopi.
Khi
Banyaya giải thích, mọi người có nhận thấy trên bức tranh và trên cái lục lạc
xuất hiện một hình vẽ giống nhau không? Đúng vậy, gốc bên trái của bức tranh và
cái lục lạc đều có một cái mặt trời, bên trong có phù hiệu "chữ vạn".
Một
số bạn có thể đã nhìn thấy nó, đây không phải là ký hiệu trên ngực của Phật Như
Lai sao? Đúng rồi. Nhưng người Hopi không tin vào Phật giáo, làm sao ký hiệu
của Đức Phật lại xuất hiện trong nền văn hóa cổ đại của họ?
Đây
là một câu chuyện dài, vì chữ Vạn không phải là duy nhất trong Phật giáo mới
có. Trước khi Phật giáo thành lập, dấu vết của ký hiệu bí ẩn này đã xuất hiện ở
nhiều di chỉ, đồ dùng và vật dụng trên khắp thế giới.
Trong
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine có một tác phẩm ngà voi khắc con chim, nhưng
trên thân con chim lại có hình chữ Vạn. Theo trắc định phóng xạ carbon, nó có
15.000 năm tuổi. Ở Trung Quốc, chữ Vạn có lịch sử 9.000 từ nền văn hóa ở núi
Bành Đầu, tỉnh Hồ Nam.
Các
nhà khảo cổ học hiện đại đã phát hiện ra rằng chữ Vạn đã được ứng dụng rất rộng
rãi. Chữ Vạn xuất hiện trên các kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo, trên áo bào của
tượng Chúa Kitô, trên các bình gốm vẽ mà người Hy Lạp cổ đại sử dụng, trên bàn
thờ của La Mã cổ đại. Và nhà thờ cổ ở Israel, thậm chí trên tiền giấy của Nga
thế kỷ 19.
Có
một chiếc bình cổ đại của người da đỏ được khai quật ở Brazil, Nam Mỹ. Trên
chiếc bình vẽ một hình người rất vui vẻ, 2 bên cũng có trang trí phù hiệu chữ
Vạn. Ở châu Phi, có một số dân tộc không xa lạ gì với phù hiệu chữ Vạn. Ở Ghana
có rất nhiều loại quả cân để đo vàng, một trong số đó có khắc chữ Vạn.
Ý nghĩa và nguồn gốc của phù hiệu "chữ
Vạn"
Vì
biểu tượng này rất phổ biến, nó có ý nghĩa gì?
Theo
cách hiểu thông thường, chữ Vạn liên quan đến sinh mệnh, tượng trưng cho điềm
lành và may mắn. Theo Phật giáo, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng mạo của
Phật Đà, tượng trưng cho Phật Đà. Về viên đá dự ngôn của bộ tộc Hopi. Chữ Vạn
trên đó đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau, trong đó có 1 cách nói,
chữ Vạn tượng trưng cho sức mạnh tâm linh đến từ vũ trụ, giống như tia sáng mặt
trời chiếu sáng con người.
Một
số người nói, còn biểu tượng của Đức Quốc xã thì sao? Như chúng ta đã biết,
chiến tranh thế giới thứ hai mới chỉ có bảy tám mươi năm, Hitler đã trộm dùng
và cải biến chữ Vạn.
Hitler
tin rằng "chữ vạn" ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên bí ẩn, nên đã dùng ký
hiệu này làm biểu tượng của Nazi. Tuy nhiên, Hitler đã cố tình đảo ngược
"chữ vạn" để dùng, chữ vạn màu đen, nền đỏ tươi, hàm chứa khí lạnh
lẽo, hoàn toàn khác với "chữ vạn" truyền thống tượng trưng cho điềm
lành.
Nói
nhiều như vậy, có lẽ trong đầu mỗi người đều xuất hiện một dấu hỏi lớn: Tại
sao chữ Vạn lại xuất hiện cùng lúc trên khắp thế giới? Tại sao chữ Vạn vượt qua
biên giới tôn giáo và được sử dụng rộng rãi ở các tín ngưỡng khác?
Dù
là luận thuật của kinh Phật, lời tiên tri của người Hopi, hay những dự ngôn
khác, tất cả đều cho thấy chữ Vạn mang ý nghĩa tối thượng, nó liên quan mật
thiết đến tinh thần và cội nguồn tốt đẹp mà con người cần hướng đến.
Nếu
các thế giới mà người Hopi nói thật sự tồn tại, vậy mỗi khi loài người gặp phải
đại họa và tái sinh lần nữa, thì liệu nền văn minh tiền sử có được truyền sang
thế giới tiếp theo không? Chữ Vạn có phải là một trong số đó?
Có
lẽ, Chúa Sáng Thế từ bi đã để lại ấn ký thần thánh này cho nhân loại, hy vọng
nhân loại ở thời kỳ nào, ở địa phương nào, ở trong tình huống nào cũng có thể liên
hệ đến nhau. Giúp nội tâm sâu thẩm của chúng ta hiểu sâu sắc về vũ trụ mà hướng
thiện.
Bây
giờ, nhân loại đang đứng ở cuối thế giới thứ tư theo dự ngôn của Hopi, và thế
giới thứ năm được cho là sắp bắt đầu. Tuy nhiên dự ngôn cảnh báo "đại
thanh lọc" đang đến, nhưng đừng quên dự ngôn cũng nói tất cả mọi thứ đều
có thể tránh được, dù cho là phút giây cuối cùng. Miễn là trong tâm con người
vẫn còn có tâm hướng thiện, quay lại con đường chính, từ bỏ hành vi vô đạo đức
cũng như theo đuổi vật chất, truy cầu ánh sáng tinh thần, thì có thể sự cứu rỗi
ở ngay trước mặt.
Thuần Chân
Theo
Epochtimes