Một bác sĩ giúp nhiều bệnh nhân hết bệnh kỳ diệu: Bệnh tại tâm sinh, buông bỏ tâm bệnh ắt tự khỏi
Giúp NTDVN sửa lỗi
Nhiều bệnh nhân đã tìm ra được nguyên nhân cốt lõi và thoát khỏi bệnh tật sau khi gặp được vị bác sĩ Trung y người Đài Loan Hồ Nãi Văn. Sau nhiều năm chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân, ông đã nhận ra mối quan hệ trực tiếp giữa rèn luyện thể chất và tu dưỡng tinh thần cũng như giữa đạo đức và sức khỏe thông qua con đường tu luyện.
Xem nhanh
Quá trình tìm kiếm
Bác sĩ Hu Naiwen là một người hiền từ có nụ cười dễ mến, luôn đối xử với bệnh nhân như người thân của mình và có tài chữa bệnh tuyệt vời. Nhiều bệnh nhân đã tìm ra được nguyên nhân thật sự của căn bệnh và được ông chữa khỏi sau khi chật vật chạy chữa khắp nơi. Theo chia sẻ của bác sĩ Hồ, khả năng điều trị tuyệt vời ấy bắt đầu sau khi ông tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 và nhận ra mối quan hệ không thể tách rời giữa thân và tâm, giữa đạo đức và sức khỏe.
Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được truyền bá tại Trung Quốc đại lục vào năm 1992, dạy mọi người tuân theo "Chân, Thiện, Nhẫn" và tu dưỡng tâm tính. Môn tu luyện này lan rộng trên hơn 100 quốc gia và khu vực khắp thế giới, và hàng trăm triệu người tu luyện đã được hưởng lợi ích cả về thể chất và tinh thần.
Con đường đời của bác sĩ Hồ Nãi Văn vẫn còn mơ hồ trước khi ông bước vào trung học. Ông cũng chưa bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ bước chân vào Cao đẳng Xinglin. Ông nói: "Trước đây, tôi không biết mình sẽ đi theo hướng nào. Khi tôi học trung học, tôi được chia thành các nhóm A, B và C. Tôi thậm chí còn không biết mình muốn học nhóm nào. Tôi chỉ chọn theo những bạn học giỏi nhất. Từ từ, tôi trở nên thích đọc sách hơn."
Lúc ấy, bác sĩ Hồ Nãi Văn theo học ngành Sinh học, chuyên ngành Khoa học thần kinh và Nội tiết trong viện nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp, ông cống hiến hết mình cho ngành dược học và được đơn vị cử sang Viện Nghiên cứu SRI International (Mỹ) để tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học đời sống.
Ông nhớ lại: “Trong thời gian ở Viện nghiên cứu của Mỹ, tôi thường tìm những thông tin nghiên cứu và tài liệu khoa học mới nhất theo mùa trong thư viện, và thấy y học Trung Quốc có đề cập đến một phương pháp chữa bệnh gọi là châm cứu. Tôi nghiên cứu khoa học thần kinh phương Tây. Tôi nghĩ, thần kinh và châm cứu có thể liên quan đến nhau."
Sau khi trở về Đài Loan, bác sĩ Hồ Nãi Văn bắt đầu học châm cứu và nghiên cứu thêm về Trung Y. Từ thuật châm cứu đến Hoàng Đế Nội Kinh, xem xét kinh mạch và khí huyết, ông như bước vào một thế giới mới lạ và khám phá những bí ẩn của văn hóa tâm linh 5.000 năm. Khi được nhận giấy phép hành nghề Trung Y, ông rất tự tin vào khả năng của mình.
Bác sĩ Hồ Nãi Văn cho biết từ khi còn nhỏ, ông đã rất ốm yếu. Ngay cả thời kỳ sung sức nhất của tuổi thanh xuân, da của ông cũng luôn tái mét, nhợt nhạt và mệt mỏi. Ông thường xuyên bị căng thẳng thần kinh và tiêu hóa kém. Khi học Tây Y, ông phải uống rất nhiều thuốc bổ và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng cũng không đem lại tác dụng nhiều. Sau khi trở thành bác sĩ Trung Y, ông cũng dùng thuốc Bắc để điều trị. Tuy nhìn bề ngoài có vẻ cải thiện, nhưng ông biết rõ rằng thể chất của mình vẫn mệt mỏi, suy nhược.
Cảm thấy cả Trung Y và Tây Y đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ Hồ Nãi Văn bắt đầu tìm hiểu Khí công của nhiều trường phái khác nhau, với hy vọng cải thiện sức khỏe. “Tôi tìm mãi, và cuối cùng khi gần 50 tuổi, tôi nghe thấy một người bạn cùng lớp khí công nhắc đến cụm từ “Pháp Luân Công”. Lúc đó, mọi người hầu như không biết Pháp Luân Công đang được truyền bá. Tôi liên tục hỏi thăm về môn khí công đó, cuối cùng năm 1996, tôi đã tìm thấy một cụ ông học Pháp Luân Công”.
Bắt đầu từ việc trở thành một người tốt
Vào đầu năm 1997, bác sĩ Hồ Nãi Văn đã hoàn thành lớp học Pháp Luân Công 9 ngày bằng cách xem các video bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí và học các bài công pháp. Tháng 11 năm 1997, lần đầu tiên ông được gặp Sư phụ Lý Hồng Chí.
Năm đó, Sư phụ Lý Hồng Chí - người sáng lập Pháp Luân Công - đến trường tiểu học Tam Hưng của Đài Loan để giảng Pháp. Trong một không gian náo nhiệt và ồn ào như vậy, ông thấy Sư phụ vẫn luôn tĩnh lặng và yên bình. Ông chia sẻ rằng Sư phụ đã dạy mọi người hãy trở thành một người tốt tuân theo tiêu chuẩn "Chân, Thiện, Nhẫn" trong cuộc sống và trong công việc. Phong thái từ bi, rộng lượng và chính trực của Sư phụ Lý Hồng Chí luôn in sâu trong trái tim bác sĩ Hồ Nãi Văn.
Dần dần, ông nhận thấy những rắc rối mà mình từng mắc phải trước đây đều biến mất. Các vấn đề về đường tiêu hóa do căng thẳng, tức giận và lo lắng cũng không còn nữa. Trí tuệ của ông cũng không ngừng khai mở, nhiều cuốn sách y học cổ trở nên dễ hiểu hơn và ông có thể hiểu sâu hơn trước.
Ông nói rằng: "Mãi sau khi học Đại Pháp, tôi mới biết rằng dù là châm cứu hay Trung Y, tất cả đều là sự kết tinh trí tuệ của nền văn minh Trung Hoa cổ đại, và hoàn toàn đi trước Y học phương Tây ngày nay. Và Pháp Luân Đại Pháp vượt xa tất cả những điều này. Khí công không phải là tôn giáo, mà là "tu luyện".
Ông nhận ra rằng “tu luyện" là một lĩnh vực bí ẩn và lâu đời trong nền văn minh nhân loại. Pháp Luân Đại Pháp tiết lộ những bí ẩn của cơ thể con người, cuộc sống và vũ trụ. Ông cũng nhận ra mối quan hệ trực tiếp giữa thân và tâm, giữa đạo đức và sức khỏe thông qua việc luyện tập không ngừng.
Bệnh tại tâm sinh
Bác sĩ Hồ Nãi Văn cho biết rằng không lâu sau khi ông tu luyện Pháp Luân Công, có một bà cụ đến gặp ông để chữa bệnh. Bà theo đạo Thiên chúa và cầu nguyện mỗi ngày. Ông đã hỏi bà rằng trong tâm bà suy nghĩ gì khi cầu nguyện và ăn năn. Bà cụ nói bà đã thành tâm thầm nói với Chúa về việc bà đã mất bình tĩnh với ai hôm nay, và ngày mai mối quan hệ của bà với ai đó sẽ xấu đi. Ông đã khuyên bà: "Cho nên, tôi nói với lão phu nhân, chúng ta nói chuyện xưng tội, người mỗi ngày xưng tội đều không có ăn năn sao? Sám hối không hối cải, hối cải không thay đổi, thì đều bằng không.”
Không ngờ bà cụ lại nghe lời ông. Khi gặp lại, bà nói rằng bà đã thay đổi thói quen xấu mất bình tĩnh sau khi về nhà và bệnh của bà đã được chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ Hồ Nãi Văn nhận ra rằng, mặc dù bệnh tật là do tâm sinh ra, nhưng hoàn cảnh cũng có thể thay đổi theo tâm. Nếu bạn có thể tu luyện để loại bỏ nhân tâm và nâng cao chính niệm trong các hoàn cảnh đau khổ, bạn cũng có thể thoát khỏi nỗi đau.
Theo quan điểm của y học Trung Quốc, một số bệnh tật, bao gồm cả ung thư, có thể là do cảm xúc vui mừng quá mức, tức giận quá mức, hoảng sợ quá mức và sợ hãi quá mức. Những dao động vui, giận, lo lắng, buồn phiền và hoảng sợ này, tất cả là do con người không thể buông bỏ danh lợi, khiến con người sinh ra đủ thứ bệnh tật.
Vì vậy, khi nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tình của họ, ở mức độ thấp, bác sĩ Hồ Nãi Văn nói rằng đó là do thói quen sinh hoạt và giữ gìn thân thể không đúng cách. Ở mức độ cao, ông yêu cầu họ buông bỏ những ham muốn và dục vọng của mình, từ đó bệnh sẽ lành. Ông nói: “Bản thân bệnh tật không phải là vấn đề, mà tâm thái đối mặt với bệnh tật mới là điều mấu chốt.”
Thực hành bản thân và giúp đỡ người khác
Là một người tu luyện, bác sĩ Hồ Nãi Văn luôn cố gắng giúp đỡ bệnh nhân một cách tốt nhất. Lúc trước có một thanh niên đến gặp ông một hoặc hai lần mỗi tuần. Một ngày nọ, ông nói với người thanh niên rằng ông không thể chữa khỏi bệnh tình của anh bằng thuốc, tốt hơn hết anh nên học Pháp Luân Đại Pháp.
Người thanh niên này sợ lạnh đến mức ngay cả cửa sổ trong nhà, anh cũng phải dùng băng keo dán chặt lại. Thế mà chỉ mới ngày thứ hai tham gia lớp học 9 ngày, anh đã đổ mồ hôi và cảm thấy thân thể nhẹ nhõm. Sau đó, bệnh tình của anh hồi phục hoàn toàn.
Bác sĩ Hồ Nãi Văn cũng gặp một bệnh nhân khác mắc bệnh lupus ban đỏ. Bệnh nhân nam này bay từ Đài Nam đến Đài Bắc để khám bệnh hàng tuần. Một lần ông hỏi bệnh nhân ấy rằng anh có muốn sống ở Đài Bắc vài ngày không, và có thể tham gia một lớp học Pháp Luân Công 9 ngày. Bệnh nhân này nhanh chóng đồng ý, sau khi học xong khóa học 9 ngày đó, bệnh tình của anh đã thuyên giảm khá nhiều.
Bác sĩ Hồ Nãi Văn học cách trau dồi bản thân từ việc tiếp xúc với bệnh nhân. Khi nhìn thấy một bệnh nhân, ông luôn nghĩ như thế này: Tại sao bệnh nhân lại mắc bệnh như vậy? Trong tâm người bệnh này có uẩn ức gì mà chưa thể buông bỏ? Mình cũng có nhân tâm đó không?
Ông nói: “Mỗi ngày tôi đều tự hỏi và tìm kiếm bản thân như thế này. Tôi gặp 5 bệnh nhân mỗi ngày. Những điều mà 5 bệnh nhân không thể buông bỏ đều xoay quanh trong đầu tôi. Gặp 50 bệnh nhân, tôi đều tự hướng nội, tìm trong tâm mình 50 lần. Gặp 100 bệnh nhân, tôi tự hướng nội cả trăm lần. Tôi biết rằng tất cả những điều này là để tôi xem lại bản thân. Toàn bộ quá trình khám bệnh đều là quá trình tu luyện tâm tính của tôi".
Bác sĩ Hồ Nãi Văn hành nghề y đã 35 năm. Ngoài việc khám chữa bệnh, ông còn quay video trực tiếp và viết sách. Ở tuổi 75, ông khá bận rộn với những chuyến đi diễn thuyết. Ông cho biết, hiện tại ông không vì danh vọng, tài lộc mà chỉ vì mọi người. Ông luôn hy vọng sẽ nhìn thấy mọi người kết cơ duyên với Đại Pháp, tạo thành một sợi dây liên kết tốt đẹp và biết đến "Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân, Thiện, Nhẫn hảo."
Xem thêm: Ẩn đố khoa học: Điều huyền diệu không thể tin được từ năng lực “siêu nhiên” của con người
Tiểu Vy
Theo NTD