Trang

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

4220. SỚ CẦU ĐẠO CHI PHÁI 1997 VI PHẠM ĐIỀU 9 TÂN LUẬT.

 

VNTB – Người Đạo Cao Đài phải dùng Sớ Cầu Đạo của Cao Đài Chính Truyền 1926

VNTB – Người Đạo Cao Đài phải dùng Sớ Cầu Đạo của Cao Đài Chính Truyền 1926

Dương Xuân Lương

(VNTB) – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh là tổ chức giả danh đạo Cao Đài; những người hiện đang có Sớ Cầu Đạo của chi phái cần có hành động khước từ Sớ Cầu Đạo này.

Chính quyền cộng sản VN thất bại nặng nề sau khi nỗ lực dùng mọi thủ đoạn hạ cấp, tàn nhẫn, vô nhân đạo hầu dẹp bỏ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (6 chữ) nói tắt là Đạo Cao Đài do Đức Thượng Đế lập ra năm 1926, họ đã dựng nên một tổ chức giả danh đạo Cao Đài, mang tên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh (10 chữ), và chống lưng cho tổ chức này chiếm Toà Thánh cùng dùng mọi cách lấn chiếm các thánh thất địa phương. 

Tổ chức Cao Đài giả nói trên được nhà nước Việt Nam phù phép, giúp đỡ lúc đầu đã lừa gạt được nhiều tín đồ chân truyền, thậm chí qua mặt được một vài tổ chức quốc tế, nhưng cuối cùng đã bị lột mặt nạ và bị gọi đích danh là Chi phái 1997. Tuy vậy một số người dù dòng họ có truyền thống Cao Đài, khi đến tuổi xin Sớ Cầu Đạo vẫn vô tình nhận Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997, hay một số người tân tòng không tìm hiểu kỹ đã xin Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997.

Việc nhầm lẫn lớn này cần phải làm sáng tỏ và người hiện đang có Sớ Cầu Đạo của chi phái cần có hành động khước từ Sớ Cầu Đạo này.

Theo Tân Luật điều 12 (Thế Luật), người Đạo Cao Đài khi có con sẽ đem em bé đến Toà Thánh, hay Thánh Thất, để được thọ Lễ Tắm Thánh và ghi tên vào bộ sanh của đạo. Khi đủ 18 tuổi, nhập môn và được cấp Sớ Cầu Đạo thiệt thọ. Người không có giấy tắm thánh khi nhập môn cầu đạo được cấp Sớ Cầu Đạo tạm, phải chịu thử thách, tuân giữ luật đạo sáu tháng mới được cấp Sớ Cầu Đạo thiệt thọ.

Chi phái 1997 cũng cấp Sớ Cầu Đạo, nhưng khác với Sớ Cầu Đạo của Cao Đài Chánh Truyền cả về hình thức lẫn nội dung.

Trong Sớ Cầu Đạo của Cao Đài Chánh Truyền có ghi tên cha mẹ của người cầu đạo; có tên 2 người tiến dẫn và có ngày tái thệ. Chi phái 1997 không có các phần quan trọng này.

Người Cao Đài quan niệm tín đồ cần có nguồn gốc rõ ràng, dù cha mẹ có thể không là tín đồ Cao Đài. Xưng danh cha mẹ thể hiện chữ Hiếu. Lòng tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà tổ tiên là phần đạo đức của con cái. Phần ghi tên cha mẹ trong sớ cầu đạo không giống như phần khai lý lịch trong căn cước của nhà nước VN để công an có thêm manh mối dễ truy tìm nguồn gốc người mang căn cước. Sớ Cầu Đạo của người Cao Đài chính truyền cho mọi người thấy nguồn gốc cần phải nhớ, tôn trọng của mình.

Theo Tân luật tại phần Đạo pháp, điều 9, Sớ Cầu Đạo của Cao Đài chính truyền có ghi 2 người tiến dẫn. Hai người này không những là người có trách nhiệm cao quý là dẫn đường cho người cầu đạo mà còn trở nên người đồng đạo sẽ cùng đi trên đường hành đạo, hiệp hành với nhau. Mạng lưới người đồng đạo nối kết với nhau làm đạo trở nên đoàn kết chặt chẽ, củng cố thâm tình, cùng học tập, giáo dưỡng nhau theo lời dạy của Đấng Thiêng Liêng, Pháp Chánh Truyền, Tân luật. Hai người tiến dẫn và người cầu đạo gắn kết mật thiết với nhau suốt đời trở thành tế bào của đạo tại thế; cùng học hỏi, hướng dẫn nhau, cùng đi. Không những theo đạo mà còn trong cuộc sống hàng ngày, về phần cuộc sống, nghề nghiệp.

Cấu trúc hai người tiến dẫn và người cầu đạo trở thành phần tử tinh tuý của đạo. Không có các thành phần tinh tuý này đạo khó hay chậm tiến bộ theo ý đấng thiêng liêng.

Một phần khác, trong Sớ Cầu Đạo Thiệt Thọ có phần Tái Thệ. Tín đồ Cao Đài phải lập thệ khi cầu đạo, xin giữ Pháp Chánh Truyền, Tân Luật. Vô tình hay cố ý phạm luật, thí dụ bỏ chay lạt 6 ngày một tháng, là đã phạm lời thề, đã tự ý bỏ đạo. Thành tâm sám hối, muốn quay trở lại đạo cần lập lại lời thề trước người đồng đạo. Mục tái thệ ghi trên Sớ Cầu Đạo tác động tích cực, nhắc nhở tín đồ luôn phải giữ phép đạo tránh vô tình bỏ đạo. Ngày tái thệ cũng là ngày người phạm luật tỏ mình khiêm cung, công khai nhận lỗi của mình trước đấng Thiêng Liêng và đồng đạo, xin trở lại đạo. Ngày tái thệ ghi trên sớ cầu đạo vừa là lời cảnh báo sa ngã, vừa mở ra con đường bao dung của Đạo.

Chi phái 1997 không ghi tên cha mẹ trong sớ cầu đạo chẳng khác vô tình hay cố ý không quan tâm đến nguồn gốc, cha mẹ người mang sớ. Chi phái 1997 không màng đến người tiến dẫn, không chú ý đến các tế bào hữu hình quan yếu của đạo làm cho tín đồ càng ngày càng yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau sống đạo, sống đời tốt hơn. Không có mục tái thệ, chi phái 1997 buông lơi cách sống của tín đồ, không quan tâm đến sự yếu đuối của con người, không cần đến con đường bao dung, khiêm hạ cho sự trở lại đạo. Những điều không ghi trong Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997, khiến người tín hữu chỉ như những con số vô hồn trong những con số tín hữu khác. Hơn thế nữa, Tân Luật, chương ll, điều 9 quy định rõ ràng “Về người giữ đạo muốn xin nhập môn phải có 2 người đạo đức dẫn tiến đến người làm đầu trong đạo, hai người dẫn tiến phải lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người mới cho hiểu biết đạo lý”. Chi phái 1997 luôn miệng nói theo Tân Luật, nhưng Sớ Cầu Đạo của chi phái giả đạo này đã rõ ràng không theo điều 9 trên.

Quan trọng hơn tất cả là Sớ Cầu Đạo do chi phái 1997 không làm cho người cầu đạo trở thành người Cao Đài. Chi phái 1997 căn bản đã là giả hiệu, do đó mọi thứ họ làm ra đều là giả hiệu. 

Như mọi người đều đã rõ, chi phái 1997 giả danh Cao Đài, họ từ chối Cơ Đạo, nhận Phong qua cách bốc những trái banh xanh đỏ vàng như trò chơi xổ số và thỉnh cầu chính quyền tỉnh Tây Ninh nhìn nhận danh hiệu. Chi phái 1997 làm sai Pháp Chánh Truyền, sai Tân Luật, thậm chí họ còn xoá bỏ Hiệp Thiên Đài. Tất cả họ là giả dối, Sớ Cầu Đạo của họ cấp cho ai đó là vô nghĩa và nó không giúp họ thành người Cao Đài đúng nghĩa, không trở nên người tín đồ Cao Đài thật sự, môn đệ Đức Chí Tôn. Người nhận sớ cầu đạo của chi phái 1997 không khác gì người dùng căn cước giả.

Người đạo Cao Đài cần cảnh giác. Không hướng dẫn người tân tòng xin Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997 để tránh cho người mới đã không thể trở thành tín đồ của Cao Đài, mà mình còn mang tội.

Con cái đến tuổi phải xin Sớ Cầu Đạo với những Hội Thánh Em chân truyền 1926.

Người, dù dòng họ, cha mẹ có truyền thống Cao Đài, đã lỡ nhận Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997 cần nhanh chóng trở lại nguồn gốc Cao Đài 1926 xin Sớ Cầu Đạo theo Đạo Cao Đài chân truyền, có thế mới trở thành tín đồ thiệt thọ của đạo, môn đệ Đức Chí Tôn.

Không phân biệt thiệt giả giữa Cao Đài Chân Truyền, lại lạc bước theo chi phái 1997 thiệt uổng cả một đời tu.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền, tổ chức theo triết lý Quốc đạo nên Sớ Cầu Đạo có giá trị trong hành chánh đạo không phân biệt địa phương nào. Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997 tất nhiên không có giá trị trong hành chánh tôn giáo Đạo Cao Đài.

Phải nói thêm, người đạo tạ thế, Sớ Cầu Đạo được đốt khi Thượng Sớ Tân Cố như giấy thông hành để dâng lên thiêng liêng. Thiêng liêng đương nhiên nhìn nhận Sớ Cầu Đạo do thiêng liêng chỉ dạy. Còn Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997 do nơi một nhóm người lập ra và vi phạm Tân Luật tại điều 9; liệu rằng các Đấng có nhìn nhận Sớ Cầu Đạo vi phạm Tân Luật hay không?

Dưới đây Sớ Cầu Đạo của Hội Thánh Cao Đài (1926) và Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997.

I/- Sớ Cầu Đạo của Đạo Cao Đài năm 1926.

1/- Mẫu SCĐ

Sớ Cầu Đạo – Bìa ngoài

 

Sớ Cầu Đạo – Bên trong

 

2/- Tân luật qui định:

Hội Thánh Cao Đài căn cứ vào Tân Luật ban hành năm 1927 (Điều thứ chín).

3/- Hội Thánh cho phép địa phương cấp SCĐ (3617)

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/11/3617-so-cau-ao.html#more

4/ Ý nghĩa Sớ Cầu Đạo (bài 3019)

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/3019-quoc-tich-cao-ai.html#more

II/- Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997.

1/- Năm 2001 (không có tên cha mẹ và người tiến dẫn; sai với điều 9 Tân Luật)

2/- Năm 2014 (không có tên người tiến dẫn; sai với điều 9 Tân Luật)

TT