VNTB – Ai Bắt và thủ tiêu xác Ba Cụt?
Quang Nguyên
(VNTB) – Một vụ án lịch sử từ năm 1956 đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ đã từng chia rẽ nhiều người. Ai đã bắt, và thủ tiêu xác Lê Quang Vinh, Thiếu tướng quân đội Dân Xã Đảng, thuộc Hoà Hảo?
Một vụ án lịch sử từ năm 1956 đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ và vẫn còn là thắc mắc của một số người, thậm chí đã từng chia rẽ nhiều người. Ai đã bắt, và thủ tiêu xác Lê Quang Vinh, hỗn danh Ba Cụt, Thiếu tướng quân đội Dân Xã Đảng, thuộc Hoà Hảo?
Ba Cụt là ai?
Thiếu Tướng Lê Quang Vinh theo như lời của ông Trịnh Bá Lộc, nguyên sĩ quan tuỳ viên của Đại Tướng Dương văn Minh:
Tướng Lê Quang Vinh tự Ba Cụt là một anh hùng tạo thời thế xuất thân từ nông dân áo vải, tay lấm chân bùn một tín đồ của Phật Giáo Hoà Hảo.
Vừa 20 tuổi anh đã chạm phải với cái cảnh tang tóc của một xứ sở đang bị dày xéo xâm lăng của Thực dân Pháp. Lòng qủa cảm của một thanh niên đã hun đúc tinh thần yêu nước nồng nhiệt anh quyết tâm thành lập Bộ đội để đánh thực dân Pháp. Suốt 7 năm (1947-1954) những cuộc chiến đấu oai hùng của nghĩa quân vang dội trong các tỉnh Châu đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sa Đéc làm cho Việt Minh Cộng Sản cũng như quân đội Pháp đều phải khiếp đảm. Vì có một thiên phú tướng Ba Cụt có khả năng điều quân khiển tướng độc đáo đánh đâu thắng đó. Ngoài ra tướng Ba Cụt có những đặc tính: Tiến quân anh hùng đi trước quân lui anh đi sau và đối xử với binh sĩ với cấp trực thuộc như là thân nhân ruột thịt nặng về giáo dục, nhẹ về hình phạt, nhường cơm sẻ áo với chiến sĩ trong những cơn bị địch bao vây.
Năm 1954, sau khi ký hiệp định Genève Cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, chính Ông Ngô Đình Nhu thân hành đến gặp tướng Lê Quang Vinh với ý định muốn lôi kéo Tướng Vinh vào phe để khống chế các lực lượng vũ trang của các giáo phái. Nhận thấy ý đồ bất chính của nhà Ngô. Tướng Lê Quang Vinh khẳng định sớm muộn gì Ông Diệm và Ông Nhu đi đến con đường độc tài đó là hậu qủa vô cùng tai hại đưa đất nước Việt Nam đến bờ vực thẳm suy vong tạo cơ hội tốt cho CS trở lại thôn tính Miền Nam. Tướng Vinh rút vào bưng để phản đối. Sự rút quân của Tướng Vinh làm cho Ngô Đình Nhu vô cùng bực bội và mưu toan thanh toán cho kỳ được người anh hùng trực tính này. Cuối cùng Tướng Lê Quang Vinh bị bắt và bị xử tử tại Cần Thơ (13-7-1956).
Ngược lại, Bà Thị Trước Lignon Nguyễn, con gái của nguyên Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, hiện sống tại Pháp cho phóng viên VNTB biết qua email viết bằng tiếng Pháp, Lê Thi dịch sang chữ Việt, về Tướng Ba Cụt:
Au sujet de Ba Cụt, pourquoi les vietnamiens qui ne l’ont pas connu, le considèrent comme un héros!
1/Il était un gardien de buffle, analphabète
2/Sa concubine a écrit que la famille de mon grand père paternel volait leur terre
Si les vietnamiens font des recherches sur ma famille surtout sur mon arrière grand père du centre et mon grand père paternel, ils verront que ma famille était riche et cultivé, bouddhiste de surcroît, donc honnête, ne vole pas
3/Il faisait parti des Hoa Hao
4/Il n’était jamais dans une École Militaire, comment les journalistes et les historiens lui donnent le titre de tướng
5/La date fixée par notre NDD et le gl DVM était dépassée, BC s’était rendu après cette date et se laissait faire par les soldats de DVM
5/ Mon père avait demandé au président NDD de l’épargner, mais il a refusé, c’est pour donner un exemple aux autres bandits
6/ BC, Năm Lữa (qui s’était rendu à temps) … étaient des grands bandits de grand chemin Du temps de l’Indochine, les français les avaient utilisés ou plus tôt les admettaient pour lutter contre les Việt Mình
Ils faisaient volé et tuaient les paysans, les kidnappaient pour les rançonner, violaient les femmes
Chaque matin, mon père étant le chef de province de Long Xuyên, avec ses soldats et les militaires français ramassaient les troncs de bananiers qui flottaient dans la rivière
Des cadavres étaient attachés à ces troncs Ce sont les victimes de ces bandits
Rappel: la maison de mon grand-père était devant un bras du Mékong
6/ Năm Lửa a vécu tranquille jusqu’à sa mort, dans une belle maison et avait reçu le titre de général Ses soldats sont intégrés dans l’armée régulière du Sud
Tu pourrais partager mes réflexions, avec les autres À bientôt
Về Ba Cụt, còn có người Việt Nam không biết gì về ông ta, coi ông là anh hùng!
1/ Ông làm nghề chăn trâu, không biết chữ.
2/ Người vợ lẽ của ông ấy đã viết rằng gia đình ông nội tôi ăn cướp đất của họ.
Nếu người Việt Nam nghiên cứu về gia đình tôi, nhất là về ông cố nội tôi và ông nội tôi, họ sẽ thấy gia đình tôi giàu có, có văn hóa, lại theo đạo Phật, lương thiện, không trộm cắp.
3/ Ông [Ba Cụt] là một phần của PG Hoà Hảo
4/ Ông ta chưa từng học trường quân sự nào làm sao các nhà báo, nhà sử học phong cho anh là Tướng.
5/ Ngày [ân xá] của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tướng Dương Văn Minh ấn định đã trôi qua, BC đã đầu hàng sau ngày này và để binh lính của DVM tự xử.
6/ Cha tôi đã đề nghị Tổng Thống NĐD tha cho ông ta, nhưng TT từ chối, đó là để làm gương cho những tên cướp khác.
6/ BC, Năm Lửa (người đã đầu hàng kịp thời) … là những tay cướp đường tài giỏi.
Vào thời Đông Dương, người Pháp đã sử dụng họ hoặc trước đó đã kết nạp chúng để chống lại Việt Minh. Chúng cướp bóc và giết hại nông dân, bắt cóc đòi tiền chuộc, hãm hiếp phụ nữ.
Mỗi sáng, cha tôi [lúc đó] là tỉnh trưởng Long Xuyên cùng lính tráng và lính Pháp đi vớt những bè chuối trôi sông. Xác chết được gắn vào những cái hòm này. Họ là nạn nhân của những tên cướp này.
Nhắc lại: Nhà ông tôi ở trước một nhánh sông Mekong.
Bà Thị Trước viết qua một email khác:
Dans un article de journal vietnamien, la concubine avait accusé mon père de vouloir la mort de BCcar ma famille volait la terre de la famille de BC. C’est impossible car BC était un gardien de buffle avant de devenir un bandit de grand chemin, du temps de l’Indochine.
Trong một bài báo tiếng Việt tôi đã được đọc, bà vợ bé của Ba Cụt đã đổ tội cho cha tôi giết Ba Cụt vì muốn lấy đất của gia đình Ba Cụt. Thật là không tưởng, bởi vì Ba Cụt chỉ là một tên chăn trâu trước khi trở thành một tướng cướp nổi tiếng thời Đông Dương, làm sao hắn có thể có đất?
BC et ses soldats rançonnaient, kidnappaient, volaient les pauvres gens de la région, violaient les femmes. Combien de fois, les Hoà Hão et les autres avaient essayé d’assassiner mon père!
Je l’ai su par un commandant de la gendarmerie française Monsieur Petit Jean, ông cò Petit JEAN, ma mère l’adorait et me répétait souvent que sans les deux français De Montagut et Petit Jean, les trois derniers enfants nés à Long Xuyên ne seraient pas sur cette terre
Ba Cụt và lính của ông ta từng bắt cóc người giữ làm con tin, cướp của, giết người, không tha bất cứ một ai, ngay cả người nghèo, từng cả hãm hiếp phụ nữ. Nhóm Hoà Hảo và nhiều nhóm khác đã không biết bao lần âm mưu ám sát ba tôi! Tôi đã được biết chuyện qua một viên chức mật thám Pháp là ông cò Petit Jean. Mẹ tôi rất quý ông ta và luôn nhắc đi nhắc lại là nhờ có hai ông De Montagut và Petit Jean, mà ba đứa em nhỏ của tôi sinh ra ở Long Xuyên, mới có mặt trên đời này.
Bà Thị Trước Lignon Nguyễn nói với phóng viên Việt Nam Thời Báo: Không như một số người nhận tin sai lầm, nghĩ rằng ba tôi đã chiêu dụ Ba Cụt về đầu hàng, hứa sẽ xin TT Diệm cho ông ta giữ nguyên chức vụ thiếu tướng, nhưng khi về đầu hàng theo lời khuyến dụ của ba tôi, ba tôi đã không cứu ông và để cho toà án xử ông ta tử hình.
Sự thật không phải vậy ba tôi không khuyến dụ ông ta. Ông Ba Cụt bị bắt do một sự tình cờ không may đã xảy ra.
Trước đó, TT Ngô Đình Diệm ra ân hạn cho những người thuộc các lực lượng chống chính phủ dẫn quân về đầu hàng, sẽ cho giữ nguyên chức vụ. Tướng Trần Văn Soái, hỗn danh Năm Lửa, đã dẫn quân đầu hàng. Tướng Ba Cụt nghe lời vợ bé vẫn tiếp tục chống chính phủ. Không may, khi ông và vài cận vệ đang đi xuồng, một đơn vị địa phương đã gọi thuyền ông vào khám xét, ông tự nhận là Ba Cụt và xin đầu hàng.
Vì quá thời hạn, không được ân xá, ông ta bị đưa ra toà và kết án tử hình.
Ba tôi đã xin TT Diệm khoan hồng cho Ba Cụt, nhưng ông Diệm khước từ bảo để làm gương cho kẻ khác.
Mon père avait demandé au président NDD de l’épargner, mais il a refusé, c’est pour donner un exemple aux autres bandits
Ai thủ ra lệnh thủ tiêu xác Ba Cụt? Biện Lý Lâm Lễ Trinh hay Thiếu Tướng Dương Văn Minh Bà Thị Trước Lignon Nguyễn gửi cho phóng viên VNTB một bài viết của ông Trịnh Bá Lộc, nguyên sĩ quan tuỳ viên của Đại Tướng Dương Văn Minh, trong đó có đoạn ông Lộc viết về việc bắt giữ Tướng Lê Quang Vinh:
Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt là lãnh tụ Hoà Hảo Dân Xã đảng đã bị phục kích bắt sống trong khuôn khổ chiến dịch Nguyễn Huệ vào năm 1956. Lúc nầy tôi chưa phục vụ dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Dương Văn Minh. Tôi được biết qua báo chí lúc bấy giờ và theo lời thuật lại của Đại úy Nguyễn Lể Trí và Đại úy Nhung [Đại Uý Nhung là người bị cho là đã bắn vào đầu anh em TT Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trên xe thiết giáp trong cuộc đảo cháng 1963. QN] khi tôi làm việc chung với những người nầy từ năm 1958. Ông Trí là em rể của bà Dương Văn Minh cũng là thuộc cấp của Đại tướng Minh từ các chiến dịch Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ, Thoại Ngọc Hầu. Chức vụ sau cùng của ông Trí là Cục Trưởng cục Xã Hội, hiện ông đang định cư ở California. Ngoài ra sau này tôi còn được biết thêm một cách chi tiết hơn, khi Đại tướng Minh sang Hoa Kỳ…
Sau khi hoàn tất chiến dịch Hoàng Diệu, Thiếu tướng Dương Văn Minh được đề cử giữ chức vụ Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ từ ngày 1.1.1956 để đối phó với lực lượng Hòa Hảo, cụ thể là để thu phục các Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt và Tướng Trần Văn Soái tức Năm Lửa. Đại úy Trí, thuộc cấp tin cậy của Thiếu tướng Minh lúc bấy giờ, đã gây được sự tín nhiệm đặc biệt với ông Phan Hà, bạn học cũ, của Đại úy Trí. Chỉ sau vài lần trao đổi điều kiện với Đại diện của Thiếu tướng Minh, ông Phan Hà, Cố vấn của Tướng Năm Lửa, đã thuyết phục được bà Trần Văn Soái, nhũ danh Lê Thị Gấm, người được biết nhiều với biệt danh Phàn Lê Huê. Tuy là lãnh tụ của khối quân sự lớn nhứt của Hoà Hảo, Tướng Trần Văn Soái lại chịu sự chi phối cứng rắn của phu nhân mình nhứt là các vấn đề tài chánh nên ông chấp thuận nhanh chóng những điều kiện do Bộ tư lệnh Chiến dịch đưa ra và được soạn thảo bởi Đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ.
Ngày 8.3.1956 tại Cái Vồn, trước Thiếu tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Soái, với 1.056 sĩ quan và 4.600 binh sĩ Hoà Hảo, làm lễ tuyên bố về hợp tác với Chánh phủ. Thu phục xong Trần Văn Soái, Thiếu tướng Minh tiếp đối phó với Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt. Ông cũng rất muốn thâu phục Lê Quang Vinh nên đã được sự giúp đỡ của Đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ, qua trung gian của ông Giáo Huỳnh Kim Hoành, là cậu Tư cũng là thầy dạy học của Ba Cụt tiếp xúc để thỏa hiệp với Ba Cụt nhưng không thành vì sự đòi hỏi quá đáng. Lê Quang Vinh tức Ba Cụt muốn được nhìn nhận là Trung tướng quân đội VNCH, ngang hàng với Trung tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng QLVNCH và sắc lệnh công nhận này phải ban hành trước ngày về hợp tác.
Tôi được Đại tướng Minh cho biết trong thời gian đó Bộ tư lệnh Chiến Dịch xử dụng tối đa các đơn vị thuộc quyền, hành quân liên tục dọc theo vùng Thất Sơn, Châu Đốc ngăn chận đường về núi Sam, Thường Phước, thuộc quận Hồng Ngự gần sát biên giới Kampuchia, là cứ địa an toàn của Ba Cụt. Vì chiến thuật tấn công của TT Minh lúc đó là ‘chặn mất đường về hang của hổ, buộc hổ phải di động liên tục thì chắc chắn hổ phải sa lưới.’ Các Tiểu khu tại Miền Tây cũng nhận được lệnh của ông mở nhiều cuộc phục kích ngày và đêm trong vùng trách nhiệm của Tiểu khu để náo động tướng Ba Cụt. Đúng như ý muốn của Thiếu tướng Dương Văn Minh, Tướng Lê Quang Vinh phải luôn luôn di động, không thể ở yên một nơi nào, nhứt là sau khi Tướng Trần Văn Soái đã quy thuận. Và cuối cùng hổ sa lưới thật:
Ngày 13.4.1956, Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt bị một tiểu đội Bảo An phục kích bắt sống tại Chắc Cà Đao cách Long Xuyên 15 cây số cùng với 5 hộ vệ.
Trung sĩ Giàu chỉ huy tiểu đội nầy đã thuật lại rằng, tiểu đội của Ông đang phục kích từ khuya đêm 12 rạng 13.4.56, vào khoảng 6 giờ sáng, Ông thấy một toán người từ một chiếc đò cập bến để bước lên bờ. Ông hô to:
– Ai đó! Đứng lại.
– Đừng bắn! Tôi là Ba Cụt đây! Tôi đầu hàng!
Sau nầy được báo chí hỏi, Thượng sĩ Giàu nhìn nhận là Ông có cảm giác run sợ, nếu biết rõ trong toán người đó có Ba Cụt, không hiểu ông có phản ứng ra sao. Ông và Tiểu đội của Ông được thưởng 1 triệu đồng trong một buổi lễ ngày 22.5.1956. Vào thời điểm đó 1 tô phở BẰNG chỉ có 5 đồng.
Bộ tư lệnh Chiến Dịch liền giải Ba Cụt về Cần Thơ rồi chuyển phạm nhân sang bộ Tư Pháp và bộ Quốc Phòng. Kể từ lúc đó mọi quyết định về Ba Cụt đều thuộc 2 bộ này còn Bộ tư lệnh Chiến Dịch của Thiếu tướng Minh chỉ yểm trợ tỉnh Cần Thơ trong việc bảo vệ an ninh khám đường mà thôi.
Ông Trịnh Bá Lộc viết thêm:
Mặt khác tôi đã nhắc lại lời ông LLTrinh [Lâm Lễ Trinh] viết: ‘ [Đại uý] Nhung cũng là người được Dương Văn Minh giao phận sự thủ tiêu xác của Lê Quang Vinh tức Ba Cụt, lãnh tụ Hoà Hảo, sau án tử hình.’ và đã hỏi ông Trinh hai câu:
Câu thứ nhất: Ông là người có quyền quyết định về hậu sự của Lê Quang Vinh cho nên nếu Thiếu tướng Dương Văn Minh đã thủ tiêu xác chết thì chắc chắn ông biết rõ ai đã ra lệnh này cho Thiếu tướng Dương Văn Minh? Bộ Tư Pháp hay Bộ Quốc Phòng? Nên nhớ là lúc bấy giờ Thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ là Tư lệnh chiến dịch Thoại Ngọc Hầu thì Thiếu tướng Dương Văn Minh có thẩm quyền gì trong việc hành quyết Tướng Lê Quang Vinh để mà có thể giao phận sự thủ tiêu xác chết cho Đại úy Nhung?
Và câu hỏi thứ hai là:
- Sự hiện diện của ông Biện lý Lâm Lễ Trinh và ông Chánh án Huỳnh Hiệp Thành tại pháp trường Cần Thơ đã được phu nhân Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt xác nhận nơi trang 231 và 233, quyển Hồi Ký Tướng Lê Quang Vinh. Ông Lâm Lễ Trinh chính là người có quyền quyết định về số phận xác chết Tướng Lê Quang Vinh cho nên ông phải biết rõ là làm sao Đại úy Nhung có được xác chết để thủ tiêu? Ông Nhung đã khống chế ông để cướp đi xác chết hay là chính ông đã giao nó lại cho ông Nhung?
Nêu là cướp xác thì tại sao ông lại im lặng trước một việc trọng đại như vậy mà không báo cáo lên cho cấp trên? Và im lặng luôn cho đến bây giờ? Còn nếu chính ông giao xác chết đó cho ông Nhung thì tại sao ông lại làm như vậy? Vì tuân theo lệnh của thượng cấp hay vì tự ý cá nhân?
Cho đến nay, những người gián tiếp hay trực tiếp bắt, giết và thủ tiêu xác Ba Cụt đều đã thành người thiên cổ, có lẽ chuyện liên quan đến ông cùng sẽ mãi mãi bị bóng tối che khuất.