THÁNH DANH & BANH DANH.
(Chức sắc Đạo Cao Đài
có thánh Thánh danh, Chức sắc chi phái 1997 có Banh danh)
Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) nói tắt là Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926. Đạo
tổ chức trên triết lý: Thiên Nhân Hiệp Nhứt để lập thành Quốc Đạo.
Quốc
đạo là nền đạo tổ chức như một quốc gia, có tam quyền phân lập, có bộ máy hành
chánh từ trung ương đến địa phương, có định chế phân quyền trong quyền hành
chánh và nhân sự minh bạch. Có Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh lập luật và thanh tra
chánh trị đạo để xây dựng xã hội hòa bình - dân chủ - tự do.
Lập
pháp: thuộc về Bát Quái Đài (do các Đấng thiêng liêng). Tư Pháp: thuộc về Hiệp
Thiên Đài. Hành pháp thuộc về Cửu Trùng Đài. Phần hữu hình của Hiệp Thiên và
Cửu Trùng mới có nhân sự. Trong dó chỉ có nhân sự Cửu Trùng Đài (hành pháp) là
có thánh danh.
I/- Thánh danh của chức sắc Cao Đài.
Người
Đạo Cao Đài căn cứ vào pháp luật đạo (Tam Thập Lục Thiên) mà lập vị. Thầy dạy cho
môn đệ lập nên Tân luật là cho môn đệ mượn cửu phẩm thần tiên tại thế để lập
vị. Hể phẩm vị nào môn đệ Thầy nhìn nhận thì khi về cõi thiêng liêng Thầy nhìn
nhận. Thiên phục Thầy ban rất nên trọng hệ, khi mặc thiên phục đi ngang qua nơi
thờ Phật Mẫu thì Mẹ cũng phải đứng dậy tiếp nghinh. Cho nên không một chức sắc
nào được mặc thiên phục đi ngang qua nơi Thờ Phật Mẫu, chức sắc Hiệp Thiên hay
Cửu Trùng khi cúng Phật Mẫu đều mặc đạo phục theo hàng tín đồ. Phẩm tước thiên
phong rất nên quí trọng (thế tại thiên điều, thiên điều tại thế).
1/- Tầm quan trọng của thánh danh:
Thánh danh là gì?
Thánh
danh là danh xưng của chức sắc Cửu Trùng Đài Nam và Nữ phái dùng trong hành
chánh tôn giáo.
Ai có quyền ban thánh
danh?
Đức
Chí Tôn đã có MẬT LỊNH rằng trong ĐĐTKPĐ chỉ có Đức Lý Giáo Tông và Đức Chưởng
Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn được quyền phong thưởng.
…Ngoài hai Đấng ấy ra
dầu cho một vị Đại Giác Kim Tiên hay là Cái Thiên Cổ Phật mà không thừa mạng
lịnh của Chí Tôn và không quyền hành nơi cửa Đạo nghĩa là không lãnh mạng lịnh
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ nầy thì không đặng quyền phép phong tước cho ai tất cả…
(Đức
Hộ Pháp: vi bằng Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh năm 1937)
Ban cho tại đâu và dùng
cách nào để ban?
Ban
cho tại Cung Đạo (Tòa Thánh Tây Ninh) bằng cơ bút.
Chỉ
có ba Đấng ban cho thánh danh: Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông và Đức Chưởng Đạo
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Các Đấng thiêng liêng khác muốn dạy việc chi phải giáng
cơ tại Cung Đạo. Nếu không phải tại Cung Đạo thì môn đệ Chí Tôn đủ quyền không
nhìn nhận.
Theo
thể pháp ĐĐTKPĐ chỉ có duy nhất MỘT Tòa Thánh tại Tây Ninh và cũng chỉ có Tòa
Thánh mới có Cung Đạo.
Tóm
lại: Thánh danh do Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông và Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn ban cho bằng cơ bút tại Cung Đạo (Tòa Thánh Tây Ninh).
2/- Qui định để có được thánh danh.
Phải
vào hàng phẩm Lễ Sanh mới có thánh danh. Khi đã có thánh danh thì sự điều động,
phân bổ thuộc về Hội Thánh ĐĐTKPĐ.
Bước một: lập hồ sơ và giao cho Pháp
chánh minh tra.
Muốn
vào hàng Lễ Sanh phải có công nghiệp theo qui định và bên hành chánh tôn giáo
lập hồ sơ, sau đó giao cho Pháp chánh (Hiệp Thiên Đài) minh tra xem có đúng qui
định về thủ tục hay không.
Bước hai: thông qua Ba Hội Lập
Quyền Vạn Linh.
Hồ
sơ đưa ra cho Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội duyệt xét và nhận xét.
Hồ sơ nào bị Hội Nhơn Sanh không chấp nhận thì đình lại. Sau đó đến hai hội bên
trên.
Bước ba: Quyền Chí Tôn tại thế
(Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp). Sau khi Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh xem xét xong
thì đến Quyền Chí Tôn tại thế.
Bước bốn: Hội Thánh thiết lập
đàn cơ tại Cung Đạo và dâng danh sách các vị CẦU PHONG lên cho thiêng liêng
định phận. Có khi các Đấng không chấp nhận một số vị, có khi chấp nhận nhưng
dạy phải rèn luyện thêm về việc chi…
Khi
đã có thánh danh thì mới vào hàng phẩm Lễ Sanh.
Thánh danh của Lễ Sanh
Nam phái.
Nam
phái chia làm 3 phái nên phải có sự chấm phái: Thái, Thượng, Ngọc. Khi đã được
chấm phái thì lấy tên của Phái được chấm cộng với tên trong hồ sơ và ghép chữ
Thanh vào sau chót.
Thí
dụ: Ông Trần Văn Tân được chấm phái Thượng. Thánh danh: Thượng Tân Thanh.
Phái
Thái, Thượng, Ngọc thể hiện năng lực chuyên môn của cá nhân cho nên trong Hội
Nhơn Sanh sẽ căn cứ vào phái mà xếp vào Hội Ngánh trong Hội Nhơn Sanh. Phái có
quan hệ đến con đường lập công của mỗi vị
Đối với Lễ Sanh Nữ
phái.
Lễ
Sanh Nữ phái không chấm phái, khi được thiêng liêng phong phẩm Lễ Sanh thì được
ban chữ Hương giữa họ và tên.
Thí
dụ: Vị Lê Thị Tuyết được phong Lễ Sanh. Thánh danh là Lê Hương Tuyết.
Hiện
thời là Tịch đạo THANH HƯƠNG nên Nam được ban chữ Thanh và Nữ được ban chữ
Hương, đến khi có Giáo Tông mới thì sẽ đổi tịch đạo và các vị cầu phong sẽ có
thánh danh theo tịch đạo mới.
Khi
cầu phong được ban thánh danh; sau có lập công nghiệp được cầu thăng thì vẫn
dùng thánh danh như khi cầu phong (cầu phong chỉ một lần, nhưng cầu thăng có
thể nhiều lần).
3/- Quyền Chí Tôn tại thế tạm ban phẩm Lễ Sanh.
Về
mặt hữu hình Hội Thánh Cao Đài có Giáo Tông Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Hộ Pháp
Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài điều hành cơ đạo, theo hiến pháp mỗi đài (Pháp Chánh
Truyền).
Năm
1934 Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (thế danh Lê Văn Trung) Chưởng Quản
Cửu Trùng Đài đăng tiên. Hội Thánh và toàn đạo công cử Đức Hộ Pháp Phạm Công
Tắc Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
Khi
Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là
cầm quyền Chí Tôn tại thế, nên là Giáo chủ hữu hình của ĐĐTKPĐ.
Tại
Hội Quyền Vạn Linh năm 1937 (Đinh Sửu) Đức Ngài dạy rõ: … Bần Đạo chỉ có quyền phong thưởng tới bậc Lễ Sanh còn từ bậc Giáo Hữu
đổ lên Bần Đạo xin rửa tay không còn quyền hành chi hết…
Khi
Đức Hộ Pháp tạm phong Lễ Sanh cũng chỉ phong phái Ngọc, sau đó dâng lên cho
thiêng liêng chấm phái chính thức.
4/- Hội Thánh Cao Đài không có quyền nhìn nhận thánh danh.
Trong
09 diều kiện qui nhứt về Tòa Thánh Tây Ninh ngày 24/2/1969 (08/01/Kỷ Dậu) do
Hội Thánh Cao Đài ký với 14 chi tại Tòa thánh Tây Ninh.
Tại
diều III khoản b: đã viết rõ chức sắc các chi về Tòa Thánh công quả một năm,
sau đó dâng lên cho thiêng liêng định vị.
Khoản
c: Khi hành lễ mặc áo tràng trắng, khăn đen sắp ngôi thứ trên từng lầu Hiệp
Thiên Đài.
Nghĩa
là Hội Thánh Cao Đài cũng không có quyền nhìn nhận thánh danh các vị mà phải
chờ lịnh thiêng liêng giáng cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh.
5/- Lễ Sanh không phái (năm
1974).
Đại Hội Nhơn Sanh năm 1974 (Giáp Dần) kéo dài
hơn 02 tháng. Danh sách Lễ Sanh đã được thông qua. Sau đó Hội Thánh và Thượng
Hội cũng đã thông qua. Thủ tục phần cả 03 Hội Quyền Vạn Linh đã xong, do không
có quyền Chí Tôn tại thế nên Hội Thánh sắp xếp dâng lên thiêng liêng tại Cung
Đạo.
Trong khi sắp xếp thì
chính phủ cộng sản ra Nghị Quyết 297 vào ngày 11/11/1977. Nghị Quyết ban hành chánh sách đối với tôn giáo. Nghị quyết qui định nơi
khoản 3 phần b như sau:
“Việc phong chức bổ nhiệm những người hoạt động tôn giáo (kể cả những
người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp nhận trước tùy theo phạm vi
hoạt động tôn giáo của những người nầy trong một xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố
chấp thuận phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều tỉnh thì phải do Thủ Tướng
quyết định”.
Ngày 31/01/1978 (23/12/ Đinh Tỵ) Hội Thánh Cao
Đài dâng sớ phúc sự chung niên xin ngưng cơ bút cầu phong và cầu thăng. Lý do:
…Cầu Phong,
Cầu Thăng cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng Liêng quyết định mà nay lại
phải do chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì Đạo Cao Đài mất hết ý nghĩa
Thiêng Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của phàm trần.
Hội thánh quyết định: … ngưng các cuộc cầu phong và cầu thăng để giử giá trị thiêng
liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao Đài do
Thượng Đế lập thành dưới quyền của phàm tục.
(Đây chính là nguyên do
để chính quyền ra Bản án ngày 20/7/1978)
Như
vậy danh sách các vị Lễ Sanh cầu phong không dâng lên các Đấng chấm phái phải
đình lại. Do các vị chưa được chấm phái, Hội Thánh cũng không dám tạm phong
phái Ngọc (vì không có quyền Giáo Chủ như Đức Hộ Pháp) nên khi qui vị các vị Lễ
Sanh chưa có phái vẫn hành đám theo phẩm của các vị trước khi cầu phong.
Đến
đây chúng ta thấy ĐĐTKPĐ đã có 3 diện Lễ Sanh: Lễ Sanh được cơ bút chấm phái
(do thiêng liêng ban thánh danh). Lễ Sanh tạm phong phái Ngọc (Do Quyền chí Tôn
tại thế tạm ban thánh danh). Lễ Sanh chưa có thánh danh.
II/- Banh danh của chi phái 1997.
Đức
Chí Tôn có dạy rằng Tam Thập Lục Động (tà quái) nó cũng noi chước thiên cung mà
lập thành quỉ vị.
1/- Chi phái 1997 bắt chước thế nào?
Chi
phái 1997 do chính quyền Việt Nam lập ra như một công cụ tiêu diệt Đạo Cao Đài.
Cho nên chính quyền lấy Tòa Thánh Tây Ninh giao cho chi phái 1997.
Do
Hội Thánh Cao Đài đã công bố ngưng cơ bút tại Cung Đạo (31/01/1978) nên chi
phái 1997 không thể dùng cơ bút chấm phong. Kèm theo đó là số Lễ Sanh chưa chấm
phái vẫn chưa phải là Lễ Sanh thiên phong cho đồng đạo hiểu sự quan trọng của
chấm phái.
1.1/- Tà quái bắt banh chọn phái rồi xưng thiên phong.
Quá
bí lối nên chi phái 1997 đem banh vàng, xanh, đỏ vào Cung Đạo cho những người
muốn lên chức Lễ Sanh vào bắt banh chọn phái. Hể bắt trúng trái banh có màu họ không
thích thì được quyền bắt trở lại cho đến khi bắt đúng trái banh có màu họ
thích. Thực tế rất rõ ràng là banh phong phái cho chi phái 1997 nhưng họ mạo
danh thiên phong.
1.2/- Tà quái bắt chước phong tạm phong phái Ngọc.
Điển
hình là Trần Quang Cảnh.
Người
Đạo Cao Đài 1926 tại Mỹ nhận định chính quyền Việt Nam đã lập ra chi phái 1997
để diệt đạo. Nên lập ra Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại (CQTGHN). Trần Quang Cảnh
(con trai út của Ngài Trần Quang Vinh) là Chánh Trị Sự của Đạo Cao Đài 1926. Ông
Cảnh được đồng đạo tín nhiệm bầu làm Hội Trưởng Hội Đồng Đại Diện CQTGHN.
Năm
2005 ông Cảnh phản lại đạo và xin làm thuộc hạ chi phái 1997. Ông Nguyễn Thành
Tám (Dân biểu quốc hội cộng sản khóa 1997-2002) TẠM PHONG ông Cảnh vào phái
Ngọc. Tà quái bắt chước Đức Hộ Pháp để tạm phong cho nhau.
Ông
Cảnh không thích phái Ngọc nên chờ đến khi ra bắt banh tại cung Đạo ông Cảnh
chọn bắt banh màu xanh, thế là ông Cảnh chuyển sang phái Thượng. Đáng ra phải
gọi là Thượng Cảnh Banh (Banh phong ông Cảnh vào phái Thượng). Tà quái Nguyễn
Thành Tám bắt chước là như vậy.
3/- Chính quyền ngồi trong Đền Thánh tấn phong.
Hồ
sơ cầu phong của chi phái 1997 nhứt nhứt đều phải do chính quyền duyệt xét. Các
hội của chi phái đều có chính quyền kè sát, thời gian hội chính thức chỉ có một
ngày, cấm cửa không ai có quyền dự thính, không ai được quyền đưa tin. Đến ngày
tấn phong thì chính quyền vào ngồi trong Đền Thánh tấn phong.
Quan
chức cộng sản ngồi chễm chệ trong Đền Thánh.
III/- Người đạo Cao Đài kính trọng thiêng liêng, kính trọng
thánh danh: không dùng thánh danh cho chi phái 1997.
Đức
Chí Tôn dụng tinh hoa của tam giáo (lời dạy chư Phật, chư Tiên, chư Thánh còn
gọi: Nho, Thích, Lão) để hướng dẫn môn sinh xây dựng nền văn minh mới. Đạo dụng
Nho Tông Chuyển Thế. Kinh Xuân Thu là biểu tượng của Nho Tông. Cốt tủy của Kinh
Xuân Thu là căn cứ vào đạo để định danh và phận cho nhân vật hay triều đại.
1/- Căn cứ vào pháp luật của ĐĐTKPĐ.
Tại
Đạo Nghị Định thứ tám, điều thứ nhứt thì chi phái 1997 là bàng môn tả đạo.
2/- Thông báo ngày 26/11/2015.
Cơ
quan Hiệp Thiên Đài cũng xác định chỉ gọi là ông Nguyễn Thành Tám, không gọi
thánh danh.
Ngày
8/8/2008 Ban Tôn Giáo chính phủ gởi thư công nhận hiến chương 2007, đã gọi ông
Nguyễn Thành Tám là một chi phái Cao Đài.
Tóm
lại: Thánh danh là do thiêng liêng giáng cơ ban cho chức sắc ĐĐTKPĐ. Banh danh
của chi phái 1997 là do bắt banh vàng, xanh, đỏ mà có. Chi phái 1997 đánh đồng
thiên phong và banh phong để lừa gạt nhơn sanh.
Thánh danh của Đạo Cao Đài |
Banh danh của Chi phái 1997. |
1/ Thánh
danh của Đạo Cao Đài do Thiêng Liêng giáng cơ ban cho tại cung Đạo Tòa Thánh
Tây Ninh. |
1/ Banh
danh của chi phái 1997 do bắt banh vàng, xanh, đỏ tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây
Ninh mà có. |
2/- Việc
cầu phong là do toàn đạo quyết định. |
2/- Việc
cầu phong là do chính quyền quyết định. |
Chúng
ta dùng thánh danh cho chi phái 1997 là mắc lừa chi phái 1997. Đồng thời vô
tình chúng ta phạm đến quyền hạn của thiêng liêng và trái với pháp luật đạo,
trái với cách hành xử của Hội Thánh Cao Đài./.
Ban Truyền Thông
Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.