Trang

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

3274. ÂM MUU ĐẢO CHÁNH BẤT THÀNH (2007).

CUỘC ĐẢO CHÁNH NĂM 2007.

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/b Cống Quỳnh Sài Gòn do Đinh Văn Đệ (Thiên Vương Tinh) điệp viên U4 của cộng sản Việt Nam cầm cán. Họ luôn luôn tìm cách đánh phá Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dưới mọi hình thức. Năm 2007 họ tiến hành đảo chánh và bị thất bại 

Năm 2007 trên trang web: Tuổi Trẻ Đại Đạo (Caodaivn.com) là trang web có nhiều chi phái Cao Đài tham gia. Đạt Tường nhân sự phụ trách ngoại giao của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/b Cống Quỳnh Saigon có bài viết: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Minh Lý Đạo (Tam Tông Miếu) là người anh ruột của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài) lập năm 1926. Minh Lý Đạo mặc áo đen (Vô Cực) và người em song sinh là Đạo Cao Đài mặc áo trắng (Thái Cực).

Nhân sự Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã tham gia làm rõ vấn đề. Trong dó có bài của Đức Hộ Pháp viết rõ:

“Đạo Cao Đài không xuất phát từ Minh Lý Đạo. Chúng tôi thừa nhận rằng Minh Lý Đạo được thành lập trước chúng tôi, nhưng khác biệt với chúng tôi về phương diện thần bí và triết lý.

“Minh Lý đối với Đạo Cao Đài là một bạn thân trong sự biểu lộ về mặt xã hội, nhưng không là anh em ruột thịt.

Với các bằng chứng hiển nhiên thì họ không thể ĐẢO CHÁNH vị thế của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và Tam Tông Miếu được.

 


ĐẠO CAO ĐÀI & MINH LÝ

Tòa Thánh Tây Ninh đã gom góp nhiều bài trong tạp chí Revue Caodaiste để làm thành sách và xuất bản năm 1936 dưới tựa đề: Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) với những dòng giới thiệu:

“Những trang sách mà độc giả sắp đọc được trích trong tạp chí Revue Caodaiste xuất bản tại Sài Gòn.

.....

HỘI THÁNH CAO ĐÀI

Có lẽ người ta đã ghi nhận rằng, kinh cầu nguyện là phần quan trọng nhứt trong sự thờ cúng của tín đồ Cao Đài. Thì đây, các Chức sắc của Đạo Cao Đài xác định điều đó:

......

Đạo Cao Đài đồng nghĩa với hòa bình, tình huynh đệ, lòng Bác Ái. Có thể hàng triệu tín đồ Cao Đài sẽ dự tính một ngày nào đó, hy vọng gần đây, hồi tưởng và khuyên nhủ hướng dẫn họ vâng theo những phương ngôn bất hủ, được tìm thấy trong những Thánh thư bất cứ lúc nào, trong đó tóm tắt tất cả tri thức và tất cả minh triết: “Hãy thương yêu nhau.”

Quan điểm của Hội Thánh Cao Đài về bài phóng sự nầy như thế nào? Nhựt báo La Vérité cho chúng ta biết:

“Công việc nghiên cứu của chúng tôi có tính khách quan, cho biết rõ về Giáo hội chính thống của Đạo Cao Đài, nhận được của vị lãnh đạo cao cấp nhứt của Đạo Cao Đài là Ngài Phạm Công Tắc một bức thơ thú vị mà chúng tôi trích lục ra sau đây lời đính chánh về sự liên hệ của Đạo Cao Đài với Đạo Minh Lý.

Quí độc giả sẽ thừa nhận qua bức thơ nầy, sự khoan dung rộng rãi của tinh thần Cao Đài, không chống lại một tín ngưỡng nào khác vì lý do không hợp thời hay không chính thống. Một thái độ như vậy làm vẻ vang cho các tín đồ Cao Đài, không cần tất cả quan điểm khác về xã hội hay triết lý.

(Lời Tòa soạn)

Ngài Phạm Công Tắc, vị lãnh đạo cao cấp của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân, Tòa Thánh Tây Ninh, gởi ông Chủ nhiệm nhựt báo La Vérité, Nam Vang.

“Kính ông Chủ nhiệm,

“Hội Thánh Cao Đài và Tôi, chúng tôi cảm động sâu xa về cảm tình cao cả của quí báo đối với tôn giáo của chúng tôi. Chúng tôi đã đọc bài phóng sự của quí báo với sự thích thú. Hơn nữa, đây là cơ quan duy nhứt đã binh vực một cách dũng cảm quyền lợi của chúng tôi từ lúc khởi đầu. Chúng tôi có thể nói rằng, quí báo là bạn thân của chúng tôi.

“Bài phóng sự nầy rất hay trên mọi phương diện, chỉ trừ vài sai sót nhỏ về tài liệu khảo chứng mà chúng tôi xin quí báo vui lòng cho chúng tôi đính chánh:

“Đạo Cao Đài không xuất phát từ Minh Lý Đạo. Chúng tôi thừa nhận rằng Minh Lý Đạo được thành lập trước chúng tôi, nhưng khác biệt với chúng tôi về phương diện thần bí và triết lý.

Sự thật là phong trào Thần linh học Việt Nam xuất hiện một cách tự nhiên, không có sự giúp đỡ của một khái niệm, một giáo lý hay một giáo điều ngoại quốc nào cả. Phong trào xảy đến không thể đoán trước được. Người ta có thể nói rằng, phong trào nầy gần như rất huyền diệu, như bị lôi kéo bởi một năng lực vô hình, sự biểu lộ tiềm ẩn. Hơn nữa, người ta cảm thấy phong trào nầy xảy ra trong khắp thế giới. Tất cả các tổ chức Thần linh học được tạo ra sau chiến tranh đều được phát sinh có lẽ từ một năng lực huyền bí.

“Bên cạnh Đạo Cao Đài, một nhóm trí thức tự lập ra để tìm hiểu sự khả dĩ để hòa hợp hai nền văn minh Đông phương và Tây phương. Trong trường hợp nầy, họ thử đem lại gần nhau hai triết lý: Triết lý của Thiên Chúa giáo và triết lý của Khổng giáo. Sự toan tính thực hiện đáng được khuyến khích, vì lẽ đạo đức cao siêu của những nhà đại tư tưởng luôn luôn hướng về điều Thiện và Mỹ. Như vậy là có một nơi để cho các tư tưởng có thể gặp nhau và có thể hợp nhứt.

“Biết được điều đó, nhóm trí thức Việt Nam ấy tự đặt ra cho mình bổn phận là chuẩn bị một mảnh đất cho sự hòa hợp thông đồng. Họ bắt đầu rất khiêm tốn, trước hết là làm một cuộc so sánh hai triết lý bằng cách tìm kiếm một trung gian. Họ thỏa mãn thấy được những tư tưởng vĩ đại không xa rời những nhà tư tưởng của loài người.

“Phần đạo đức thì duy có một, chỉ có phần thực hành là khác nhau. Nơi đây, đối với họ có một trở ngại hay một vướng mắc. Năng lực hành động không ở trong tầm tay của những người phàm như họ, mà nó ở trên trí tuệ của họ. Một phong trào nhỏ ngưng trệ xảy ra trong phong trào Cao Đài. Các nhà trí thức ấy tìm ra được một con đường: sự thống nhứt của đức tin và của sự thực hành tất cả tôn giáo.

“Không cần thuật lại, quí vị có thể tiên đoán cái giá trị của sự toan tính như thế.

“Một trong những người bạn thân của nhóm trí thức từ nước Pháp thân hành đến là Đại úy Monet. Ông là nhà Thần linh học. Ông chú ý đến sự tìm tòi của nhóm trí thức nầy, nhưng sự thông thạo trong thực hành tất cả đức tin tôn giáo, ông cũng không thể biết hết. Ông khuyên các trí thức nên hỏi ý kiến của các Đấng Thần linh. Ông nói rằng, cần phải cầu viện sự giúp đỡ của cõi vô hình để chia bớt các khó khăn.

Lần thông công Thần linh học đầu tiên được ban cho bởi các Đấng Thần linh dưới hình thức là lời khuyên, trao cho họ cái chìa khóa mở các bí ẩn.

“Như thế, câu kết luận là: Đức tin có được từ Lương tâm, Lương tâm không thể tùy thuộc. Lương tâm có khác nhau tùy theo trạng thái tinh thần của mỗi cá nhân. Nó có tính vô ngã và không thể nhượng lại, bởi vì nó phát xuất từ Thượng Đế (Đại hồn của vũ trụ). Như vậy, sự tự do của Lương tâm cho tất cả mọi người được công bố, nhưng sự thống nhứt trong tinh thần của Thiện và Mỹ bị bắt buộc, nơi đó phát sanh giáo lý mới của Đạo Cao Đài: giáo lý của sự khoan dung rộng rãi.

“Người ta có thể nói rằng, Đạo Cao Đài là một tôn giáo thuần túy triết học, trong khi đó, Minh Lý Đạo là một tổ chức chỉ có thờ phượng Tam giáo Đông phương: Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo, pha lẫn chút ít thần bí thôi miên.

“Minh Lý đối với Đạo Cao Đài là một bạn thân trong sự biểu lộ về mặt xã hội, nhưng không là anh em ruột thịt.

“Chúng tôi ước mong có thể hội ngộ cùng Minh Lý Đạo trong việc thực hành điều Mỹ và Thiện mà chúng tôi đang làm nhiệm vụ truyền giáo.”

Ký tên: Phạm Công Tắc

 

Nhận thức là quyền tự do của mổi người.

Chúng Tôi chỉ muốn các bạn đến với trang web nầy có được những thông tin chính xác.... bởi vì CÓ NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU đã viết khác với SỰ THẬT nên không thể cung cấp cho bạn đọc SỰ THẬT.

Kính.




Xin phiếm luận một chút....

XIN CÁC VỊ VUI LÒNG CHÚ Ý ĐOẠN VĂN KHÔNG PHẢI CỦA ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP MÀ CỦA TÒA SOẠN

Nhựt báo La Vérité cho chúng ta biết:

“Công việc nghiên cứu của chúng tôi có tính khách quan, cho biết rõ về Giáo hội chính thống của Đạo Cao Đài, nhận được của vị lãnh đạo cao cấp nhứt của Đạo Cao Đài là Ngài Phạm Công Tắc một bức thơ thú vị mà chúng tôi trích lục ra sau đây lời đính chánh về sự liên hệ của Đạo Cao Đài với Đạo Minh Lý.

Quí độc giả sẽ thừa nhận qua bức thơ nầy, sự khoan dung rộng rãi của tinh thần Cao Đài, không chống lại một tín ngưỡng nào khác vì lý do không hợp thời hay không chính thống. Một thái độ như vậy làm vẻ vang cho các tín đồ Cao Đài, không cần tất cả quan điểm khác về xã hội hay triết lý.

(Lời Tòa soạn)

Toà soạn hẳn nhiên là các nơi các Nhà báo chuyên nghiệp... làm việc...

Các vị ấy hẳn đã viết "nhầm sao đó" về mối quan hệ giữa Đạo Cao Đài & Minh Lý.

Đức Phạm Hộ Pháp mới đính chánh....

Và Toà Soạn có lời rằng:

Quí độc giả sẽ thừa nhận qua bức thơ nầy, sự khoan dung rộng rãi của tinh thần Cao Đài, không chống lại một tín ngưỡng nào khác vì lý do không hợp thời hay không chính thống. Một thái độ như vậy làm vẻ vang cho các tín đồ Cao Đài, không cần tất cả quan điểm khác về xã hội hay triết lý.

(Lời Tòa soạn)

Chỉ riêng về CUNG CÁCH ỨNG XỮ của Phạm Hộ Pháp đã LÀM CHO CÁC NHÀ TRÍ THỨC MẾN PHỤC nên TÒA SOẠN mới viết:

Một thái độ như vậy làm vẻ vang cho các tín đồ Cao Đài, không cần tất cả quan điểm khác về xã hội hay triết lý.

Không cần xét quan điểm chi chi...

một PHONG CÁCH HOÀ NHÃ BIẾT TÔN TRỌNG người khác ngay khi họ lầm đã làm cho các bậc trí thức kính phục chớ không phải chờ đến kiến thức uyên bác chi khác...

Mà trí thức chân chính mới càm nhận & viết được như thế chớ đâu phải trí thức tầm thường mà nhận được cái tinh tế đến vậy...

(CHỦ THỂ VIẾT CŨNG HAY MÀ CHỦ THỂ CẦN ĐIỀU CHỈNH CŨNG CÓ ĐẦY ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ NHÌN NHẬN CÁI SAI...ôi sao mà đẹp đôi đến thế...nhẹ nhàng đến thế.... Bá Nha Tử Kỳ thời hiện đại là vậy chăng?)

Đó là một bài học MẪU MỰC "từ hai phía "MÀ VANNOP.... bái phục khi đọc... (ước chi bài học nầy còn mãi trong tâm hồn vannop mổi khi cầm bút & nghe người khác nhận xét về vannop.... )

Trong cơn xúc động.... nên mạo muội viết mấy dòng thô thiễn... bảy tỏ lòng kính phục người xưa... ...kính phục vô cùng.

Kính...



Được sửa bởi phamvannop ngày 07/10/2007 lúc 10:35

DT PHÂN TÍCH KHÔNG KHOA HỌC.

Đoạn văn của DT sai ở chổ:

1- Thời điểm câu chuyện:

a- Đức Phạm Hộ Pháp viết cho Minh Lý tại thời điểm 1938.

b- DT lại dẫn MỘT HÌNH ẢNH VÀ SỰ VIỆC Ở NĂM 2007.

c- Kết luận: PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHƯ VẬY LÀ KHÔNG KHOA HỌC.

(DT muốn chứng minh & kết luận ĐIỀU GÌ phải trở lại ngay thời điểm 1938. MỚI LÀ ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC)

2- NGƯỜI TRONG CUỘC ĐÃ NHÌN NHẬN.

a- Tại thời điểm đó TỜ BÁO ĐÃ ĐĂNG TẢI CÔNG KHAI nếu Phạm Hộ Pháp có gì không chính xác thì chính các nhà bào làm cuộc tìm hiểu đã bảo vệ công trình của họ

b- Nếu Phạm Hộ Pháp viết không chính xác thì chính các nhà tu Minh Lý đã lên tiếng phản biện qua tờ báo đã đăng hay một tờ báo khác.

c- DT không phải là Minh Lý mà NHÂN SỰ của Minh Lý (TỪ 70 NĂM ĐÃ QUA) chưa có một văn bút nào phản biện & các nhà báo cũng thế....

Vậy cái hiểu của DT về Minh Lý so với chính các vị bên Minh Lý & các ký giả tại thời điểm đó ta nên tin ai hơn ai? TIN DT hơn các vị của Minh Lý & các ký giả chăng??? 

3- KẾT LUẬN.

Chính DT nên nhận lại câu của DT viết:

Xin đừng "chụp mũ" phê phán như thế không được công bình với bạn đạo!

Đó là câu NGUYÊN VĂN của DT mà không đúng bạn nhận lại đi nhé.

LỜI BÊN LỀ

Hội Thánh bao giờ cũng dạy lấy sự lễ phép làm đầu....

DT từng viết là nhân sự TTTN & là dòng họ chi đó với Ngài Hồ Bảo Đạo mà bạn lại viết:

Như vậy cho thấy Đức Hộ Pháp có lẽ đã chưa sâu sát với thực tế thờ phượng và quan điểm tu của Minh Lý Đạo!

Trần Đời tự hỏi lời xưng về lý lịch của bạn có chính xác hay không?

Được sửa bởi TrầnĐời ngày 08/10/2007 lúc 09:27

Xí muội viết:

Tái bút: Còn cái vụ "chút ít thần bí thuật thôi miên" đấy! Xin anh chị em bình tĩnh, không phải vậy đâu! Vì nếu theo chiều hướng tiêu cực như vậy thì chắc chắc Đức Chí Tôn không dạy chư tiền bối khai Đạo qua bên đó thỉnh kinh về làm kinh Cao Đài rồi, ... Xin chờ đợi một dịp thuận tiện, sẽ có 1 huynh tỷ trên diễn đàn giới thiệu cho chúng ta cách thức Minh Lý Đạo tiếp điển Thiêng Liêng như thế nào! Còn nhiều cái rất là huyền diệu....

1- Vấn đề thôi miên

Đức Hộ Pháp viết vào năm 1938: ...

“Người ta có thể nói rằng, Đạo Cao Đài là một tôn giáo thuần túy triết học, trong khi đó, Minh Lý Đạo là một tổ chức chỉ có thờ phượng Tam giáo Đông phương: Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo, pha lẫn chút ít thần bí thôi miên.

“Minh Lý đối với Đạo Cao Đài là một bạn thân trong sự biểu lộ về mặt xã hội, nhưng không là anh em ruột thịt.

“Chúng tôi ước mong có thể hội ngộ cùng Minh Lý Đạo trong việc thực hành điều Mỹ và Thiện mà chúng tôi đang làm nhiệm vụ truyền giáo.”

Ký tên: Phạm Công Tắc

Như vậy Hiền Xí Muội muốn bác bỏ sự thật:

pha lẫn chút ít thần bí thôi miên.

nầy tại năm 1938 thì hiền Xí Muội phải cung cấp sinh hoạt tại thời điểm 1938... còn sau đó là vô giá trị...

Minh Thu nói rõ bạn phải trở về quá khứ của 70 năm trước... để viết ra văn bút & nhân sự Minh Lý xác nhận thì mới có 1/2 tín dụng. (Còn như nói về Minh Lý vào thời điềm sau 1938 là vô giá trị)

Vì còn phải chờ sự phản biện của người đưa đề tài.... biết đâu các tư liệu bạn đưa ra lại không có căn cứ vững chắc.... so với tín dụng từ bài báo hay các tư liệu khác... phải không nào?

2- Thỉnh kinh & dâng kinh.

Cơ bút có trước khi có Đạo Cao Đài

a- Theo lệnh Đức Chí Tôn các vị tiền bối đến Minh Lý thỉnh kinh.

b- Chí Tôn truyền dạy cho các vị bên Minh Lý dâng kinh cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ . (Xem lời tựa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo)

Điều nầy chứng tỏ Minh Lý thuộc Phật Giáo mà không thuộc Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ....

Sau nầy các vị Minh Lý từ bên Phật Giáo nhập vào Đ Đ T K P Đ là vấn đề... của năm 2007....

Minh Thu




 

 

 

Kính tặng Thiện Ngộ & Minh Hoà....

TNHT Q.2 trang 104.

Quí-Cao

Tử-sanh dĩ định tự thiên-kỳ,
Tái-ngộ đồng hoan hội nhứt chi.
Bắc Ngụy quan văn tâm mộ hữu,
Giang Đông khán thụ lụy triêm y.

Thất-Nương (giải-nghĩa hai câu chót):

Bắc Ngụy quan văn tâm mộ hữu,
Giang Đông khán thụ lụy triêm y.

Khi Như-Hoành ở Bắc-Ngụy đi thuyết-chiến bên Giang-Đông gặp Bạch-Hàm thì tâm đầu ý hợp, kết làm anh em.

Như-Hoành than rằng: "Bắc Ngụy văn thiên-thụ."

Bạch-Hàm than rằng: "Giang-Đông nhứt mộ vân."

Nghiã là:

Ngó Bắc-Ngụy nghe ngàn cây đưa tiếng bạn,

Nhìn Giang Đông thấy khóm mây vẽ hình anh

% % %

Phải là Tử Kỳ mới hiểu tiếng đàn của Bá Nha....

Kinh Dịch: Vật cát đồng kỳ sở loại... (vạn vật thứ nào ra thứ ấy....) mới tốt...

(chớ không phải đợi cho cái gì CŨNG TỐT mới tốt...)

Chim ở trên cây, cá ở dưới nước.... lươn chạch ở chổ sình lầy... con người ở nơi... con người đáng ở....

Người xưa đi việc chiến chinh gặp người ý hợp tâm đầu còn kết làm huynh đệ.

Nay chúng ta gặp nhau nơi diễn đàn của tôn giáo thì lẽ nào lại "thiếu duyên" đến nỗi không có được bạn tri âm?

Thanh Bình đã có những người bạn quí... trên diễn đàn nầy...

Có những "NGƯỜI BẠN QUÍ"...là một niềm vui...

Kính