Trang

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

3275. ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. “PHÁP NHÂN & QUỐC TẾ HÓA”

 BÁN NGUYỆT SAN THÔNG LIÊN SỐ 09 PHÁT HÀNH NGÀY 20/12/2009.


ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.

“PHÁP NHÂN & QUỐC TẾ HÓA”

“Thần thông trói chặc ma vương quái”

 

Kính Quí Đồng Đạo.

Kính chư hiền nhân quân tử chuộng lẽ công bằng.

BBT được quí bạn đọc góp ý và góp sức tập hợp tư liệu về:

- Pháp nhân Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

- Tính cách quốc tế của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Trước là làm sáng tỏ chơn truyền, cùng nhau nâng cao nhận thức và bền vững đức tin (Đức tin là sự nhận thức về chân lý).

Sau nhằm để trả lời với công an tại một số địa phương đang rún ép đồng đạo phải theo chi phái Nguyễn Thành Tám. Lý do các vị công an thường nói là do Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ không có tư cách pháp nhân.


Thứ nữa là các chi phái đang có âm mưu liên kết nhau để thành lập một Ban Đại Diện Cao Đài. Đây là thủ đoạn tiêu diệt Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nên người đạo cũng cần có đủ hiểu biết để giử vững đức tin.

Nhận thấy yêu cầu là cấp thiết và lâu dài nên BBT tập kết các dữ kiện để cùng quí đồng đạo làm sáng tỏ pháp nhân và tính cách toàn cầu của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Việc đạo là việc chung. Mà việc chung thì việc làm rõ đề tài trên vừa rất khó và rất dễ.

Tại sao dễ? Với thời đại internet mà biết truy cập (nhắp chuột) là có thể lấy ra vô số tư liệu rồi chọn lựa, cân nhắc sao cho đúng trọng tâm, đạt yêu cầu cho phổ thông lẫn chuyên sâu là một việc RẤT DỄ. Đáp ứng nhu cầu trong chân truyền và khách quan thì không khó.

Tại sao khó? Đáp ứng cho vừa lòng mọi người thì khó. Bởi vì có người thì cương trực, người thì biết cái quí của tiết tháo, có người thì chỉ nói theo ý của kẻ mạnh hay kẻ có quyền muốn (hạng xu nịnh).

Lòng người như vậy nên làm cho hết thảy mọi người vừa lòng là một việc RẤT KHÓ (do chủ quan mổi người) nên BBT thú thiệt là không làm nổi.

Chính ông Thầy Trời còn than: Thầy còn chưa làm vừa lòng mọi người mà các con tính làm cho vừa lòng hết thảy thì các con giỏi hơn Thầy rồi đa.

Trò không thể hơn Thầy. Con không thể hơn cha. Nên BBT chấp nhận giới hạn và xác định rằng sưu tập chỉ có giá trị với những người chấp nhận khó khăn sẳn sàng hy sinh để phục hồi cơ đạo. Còn những thành phần khác có không vừa lòng, có cười chê thì chúng tôi đành chịu.

Kẻ đối nghịch có quyền lên án, có quyền kết tội (chúng tôi có lo lắng) nhưng kiên định là tiếp tục con đường đã chọn: …HIỆP ĐỒNG CHƯ MÔN ĐỆ gìn luật lệ Cao Đài… mà cụ thể là lo phục hồi cơ đạo. Kẻ nghịch đạo có quyền giam cầm, hành hạ hay giết chết thể xác còn Trời là Đấng có thể giết chết thể xác và tru diệt linh hồn nên chúng tôi chọn Trời để mà sợ.

@@@

Xã hội vẫn có câu: Lãnh đạo là tiên liệu.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy: ….chỉ biết hành-động của người, mà chưa biết đến Thiên-thơ của Đức Chí-Tôn. Có biết thạnh-suy, mà chưa chịu biết để công-linh đào-tạo thời-thế, đặng dìu-dắt chúng sanh cho kịp buổi.

Thiễn nghĩ: Muốn phục hồi cơ đạo không phải chỉ biết cái thạnh suy bỉ thới mà còn phải biết để công linh ra đào tạo thời thế…

Ấy là nói về nguyên tắc (việc đạo có yêu cầu nhân sự phục vụ cao hơn việc đời) để nhắc chừng nhau chớ BBT đâu dám có cao vọng: Tiên liệu theo yêu cầu xã hội…  hay là …để công linh ra đào tạo thời thế cho kịp buổi…,  mà chẳng qua là có một tấm lòng với đạo sự mà thôi.

Nhiều người sẽ bảo nêu chi những nhận xét không có lợi cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trong lúc nầy? Xin thưa rằng chúng tôi nhắm ngay vào mục tiêu: Cần thiết cho những phần tử dấn thân vào công cuộc phục hồi cơ đạo hôm nay và mai sau.

@@@

Qua chuyên đề nầy người lưu tâm cũng nhận ra rằng chỉ dấu của chủ nghĩa có tự do, có dân chủ, có nhân quyền là dùng Luật pháp là để bảo vệ người dân. Người dân được hưởng lợi từ luật pháp.

Chủ nghĩa độc tài thì dùng luật pháp để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng phái, đảng viên của mình. Đảng phái và Đảng viên đứng trên luật pháp. Người dân trở thành nạn nhân của luật pháp.

Đạo học thường nói đến đời mạt pháp.

Thầy dạy do mạt pháp mới hoằng khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Luật pháp của Ðạo Cao Ðài, ngoài ra Luật Bác Ái và Pháp Công Bình, tất cả luật điều khác, đều là phương pháp lấy giả tạo chơn mà thôi.

Nay kính.