Trang

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

2931. TỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HỘ SANG NGĂN CHẬN



BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam

KHI LUẬT LÀ CỦA RIÊNG CHÍNH QUYỀN

Bài 2: Luật tín ngưỡng, tôn giáo - luật chính quyền tự cho mình quyền

Hai vấn đề lớn tồn tại trong một nhà nước độc tài là sự vi phạm pháp luật của chính họ khi tiến hành một trình tự pháp lý và sự độc quyền viết luật.

Sự vi phạm pháp luật của chính họ khi tiến hành một trình tự pháp lý là sự vi phạm có tính chất bất chấp và vô pháp. Vì thế trong thời đại bùng nổ thông tin và liên kết toàn cầu, sự vi phạm này rất dễ bị lên án, phanh phui bởi dư luận trong và ngoài nước.



https://www.facebook.com/video/embed/async/dialog/?url=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FVietnamcivilrights%2Fvideos%2F980499962300973%2F
Trong khi đó, tình trạng độc quyền làm luật thì nguy hiểm hơn nhiều bởi họ tự cho mình quyền và luật hoá chúng. Khi đó, họ đang là những người thực hiện không sai luật nhưng nói như nhiều nhà nghiên cứu luật thì “một đạo luật bất công không thực sự là luật” (an unjust law is not a true law).
Hãy cùng chúng tôi xem xét luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 để làm rõ điều này.
Tuy nhiên trước hết, chúng ta cần phải thống nhất với nhau hai điều mặc định quan trọng sau đây:
Điều thứ nhất: Luật pháp được chia thành hai nhóm. Nhóm luật quy định bảo hộ và nhóm luật quy định ngăn chặn.
Nhóm luật quy định bảo hộ được ban hành để bảo đảm các chủ thể có thể thực hiện quyền con người, quyền công dân. Do đó, các quy định này không được phép cản trở các quyền nói trên. Nó phải đảm bảo cho các quyền được thực hiện một cách tốt nhất và nó chỉ được phép xử lý, can thiệp khi các hành động nhân danh quyền đó vượt quá giới hạn, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác.
Nhóm luật quy định ngăn chặn được ban hành nhằm vào các hành vi bị cấm, hành vi không được phép để bảo vệ các chủ thể khác.
Như vậy điểm khác biệt quan trọng nhất là quy định ngăn chặn thì cho phép bộ máy công quyền dự phóng tình trạng có thể xảy ra trong tương lai để cấm hoặc hạn chế hành vi ngay khi nó chưa xảy ra. Trong khi quy định bảo hộ chỉ cho phép bộ máy công quyền theo dõi, giám sát hành vi và chỉ được can thiệp khi nó đã vượt quá giới hạn đã cảnh báo.
Điều thứ hai: Tự do về lương tâm, tư tưởng là một quyền căn bản, tự nhiên, quan trọng của con người. Nếu con người không được tự do về lương tâm, tư tưởng thì mãi mãi sẽ trở thành nô lệ của nhau trong nhận thức và hành động. Tự do về niềm tin trong đó có niềm tin tôn giáo là một trong những biểu hiện sinh động và cụ thể nhất về tự do lương tâm, tư tưởng.
Chính từ hai điều nói trên nên Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền; Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị - Hai văn bản luật quốc tế quan trọng đều xác định không ai có thể ban phát hay tìm những lý do không hợp lý để cản trở, can thiệp hay cấm đoán người khác khi thực hiện quyền này được. Các quyền này CHỈ CÓ THỂ bị HẠN CHẾ để bảo đảm các giới hạn về trật tự, an toàn công cộng mà thôi (1). Nói khác đi, mọi người được tự do thể hiện quyền của mình dưới mọi hình thức và luật pháp chỉ có thể can thiệp khi điều đó ĐÃ vượt qua các giới hạn về trật tự, an toàn công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.
Do đó, luật về tôn giáo phải thuộc luật bảo hộ.
Với chức năng đặc biệt bảo đảm an toàn xã hội, ai cũng đồng ý với việc nhà nước có quyền giám sát các hoạt động tôn giáo.Tuy nhiên việc giám sát khác với việc đặt ra các thủ tục hành chính để cho mình quyền can thiệp. Vậy mà khi tiến hành soạn luật, nhà nước Việt Nam đã tự tiện cho mình quyền can thiệp, quyền cho phép hoặc không cho phép vào tất cả mọi hoạt động tôn giáo. Một đạo luật về quyền con người nhưng chỉ có duy nhất 2 điều thừa nhận về quyền này (Điều 6 và 7), không một điều nào bảo hộ, bảo đảm cho quyền con người được đưa ra và có tới 66 điều còn lại tự cho phép chính quyền làm bất cứ việc gì để kiểm soát người dân.
Giáo lý, giáo luật xét cho cùng là hệ thống niềm tin riêng có của những người có chung một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên nó thuộc phạm trù lịch sử nên hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian và việc thay đổi đó hoàn toàn không vi phạm hay ảnh hưởng tới người khác nên không thể có luật buộc phải có “giáo lý, giáo luật” được. Sinh hoạt tôn giáo là một hoạt động đa dạng, phong phú ở nhiều không gian khác nhau nên cũng không thể ra luật buộc phải có “địa điểm sinh hoạt hợp pháp” được. Tuy nhiên tất cả những điều đó đều đã được luật hoá thành điều 16.
Đăng ký hoạt động tôn giáo chỉ được hiểu là hành động khuyến nghị để thực hiện quyền con người chứ không thể phải đăng ký thì mới được hoạt động. Rõ ràng các quy định BUỘC PHẢI ĐĂNG KÝ THÌ MỚI ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG là hoàn toàn trái nguyên tắc về luật bảo hộ như đã phân tích ở trên. Tương tự như thế, việc công nhận hay không công nhận một tổ chức tôn giáo chỉ là sự thừa nhận từ bên ngoài vào một hoạt động thuộc quyền của một hay một nhóm người chứ không thể là việc phải được công nhận thì mới hợp pháp được (Điều 20 - Điều kiện công nhận một tổ chức tôn giáo). Nếu phải được pháp luật công nhận thì mới được hoạt động thì khi đó luật pháp đã đứng trên quyền con người rồi và khi đó luật pháp không còn mang tính bảo hộ nữa mà trở thành luật ngăn chặn.
Còn rất nhiều trong số 66 điều luật lẽ ra phải là bảo hộ thì đã bị biến thành luật ngăn chặn như thế nhưng chúng tôi chỉ xin nêu ra vài điều chủ yếu và dễ hiểu để chúng ta cùng khẳng định lại một lần nữa “một đạo luật bất công không thực sự là luật” (an unjust law is not a true law).
Một đạo luật không thực sự là luật vì chúng bất công thì đương nhiên thực thi chúng, để cho chúng có hiệu lực áp dụng là một điều nực cười. Do đó chúng ta phải sử dụng mọi cách hợp pháp trong đó có biện pháp làm văn bản thông báo cho nhà nước Việt Nam biết về lý do để sau đó công khai thực hiện các hành động khước từ đạo luật đó cho đến khi họ phải sửa đổi nó.
---------------
(1) Điều 18 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.
2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.
-------------
Đây là bài 2 trong loạt bài “KHI LUẬT LÀ CỦA RIÊNG CHÍNH QUYỀN”. Xin mời các bạn đọc lại Bài 1 - Cái chết của người tù - cái chết của nền luật pháp vô nhân đạo:
(Ảnh minh họa: bìa tập tài liệu “Tự do tôn giáo hay niềm tin cho mọi người do tổ chức Stefanus Alliance International biên soạn.)
https://www.facebook.com/video/embed/async/dialog/?url=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FVietnamcivilrights%2Fvideos%2F980499962300973%2F https://www.facebook.com/video/embed/async/dialog/?url=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FVietnamcivilrights%2Fvideos%2F980499962300973%2F