VIỆT
NAM ½
VIETNAM TIER 1 | USCIRF-RECOMMENDED COUNTRY OF PARTICULAR CONCERN (CPC) 1 U.S.
COMMISSION ON INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT |
WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF
1/ Bản phúc trình của USCIRF (bản dịch tiếng Việt):
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế (USCIRF) là một ủy ban của chính phủ liên bang Hoa kỳ độc lập, lưỡng đảng được
thành lập theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về
tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc. USCIRF sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế
để giám sát các vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các
khuyến nghị về chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc Hội. USCIRF là
một tổ chức độc lập riêng biệt và khác với Bộ Ngoại Giao. Phúc Trình Thường
Niên 2019 phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên trong ủy ban
và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra
các khuyến nghị cho chính phủ Hoa Kỳ. Phúc Trình Thường Niên 2019 nói đến
thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, mặc dù đối với một số trường
hợp các sự kiện quan trọng xảy ra trước hay sau thời gian này cũng được đề cập.
Để biết thêm thông tin về USCIRF, hãy xem trang web ở đây, hoặc trực tiếp liên
lạc USCIRF tại 202-523-3240. Việt Nam Các phát hiện quan trọng: Vào năm 2018,
tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam có khynh hướng tiêu cực. Mặc dầu Luật về
Tín Ngưỡng và Tôn Giáo có hiệu lực vào ngày 1/1/2018, ban hành tư cách pháp
nhân cho các tổ chức tôn giáo được công nhận và giảm thời gian chờ đợi nộp đơn,
luật này cũng yêu cầu các tổ chức tôn giáo này phải được chấp thuận trước đối với
các hoạt động tôn giáo thường lệ của mình. Ngoài ra, luật này cũng khép lại cơ
hội dù không rõ ràng để các nhóm tôn giáo độc lập trước đây đã hoạt động bằng
cách đặt ra ngoài vòng pháp luật những nhóm tôn giáo không đăng ký, hiển nhiên
khiến cho việc hành đạo và hoạt động tôn giáo ôn hòa trở nên bất hợp pháp.
Trong năm 2018, chính quyền tiếp tục đàn áp trên diện rộng các lãnh tụ tôn
giáo, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động ôn hòa, và những người chỉ
trích khác trên toàn quốc, đặc biệt là để đáp trả lại những cuộc phản đối diện
rộng chống lại Luật An Ninh mạng mới hà khắc và dự luật về đặc khu kinh tế.
Tính đến ngày 31 tháng 12, 2018 ước tính có 244 tù nhân lương tâm trong các nhà
tù ở Việt Nam, cũng như 20 nhà hoạt động bị giam giữ đang chờ xét xử, trong đó
gồm có cả một số người ủng hộ cho tự do tôn giáo và tín ngưỡng, và một số người
khác chỉ đơn thuần hành đạo hoặc bày tỏ đức tin của mình. Các nhà chức trách địa
phương tiếp tục tịch thu tài sản của các nhà thờ Thiên Chúa Giáo, Chùa chiền Phật
giáo và các nhóm tôn giáo khác để dành chỗ cho các dự án phát triển kinh tế mà
không đưa ra các đền bù thỏa đáng. Công an Việt Nam cũng sách nhiễu các lãnh tụ
Thiên Chúa Giáo, Hòa Hảo và Cao Đài vì tham gia các hội thảo về tự do tôn giáo ở
nước ngoài và gặp gỡ những nhân viên ngoại giao nước ngoài. Các cộng đồng dân tộc
thiểu số đặc biệt đối mặt với bắt bớ nghiêm trọng vì đã ôn hòa bày tỏ các đức
tin tôn giáo của mình, gồm cả bị tấn công thể xác, giam cầm, hoặc xua đuổi. Ước
tính có 10.000 người Hmong và người Thượng theo đạo ở Tây Nguyên vẫn không có
quốc tịch vì chính quyền địa phương từ chối không cấp chứng minh nhân dân,
trong nhiều trường hợp là để trả đũa việc họ từ chối bỏ đạo của mình. 2 U.S.
COMMISSION ON INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT |
WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF Dựa vào các vấn đề vi phạm tự do tôn giáo một cách có
hệ thống, tiếp diễn và trầm trọng, USCIRF môt lần nữa cho là Việt Nam trong năm
2019 đáng được đưa trở lại vào danh sách “các quốc gia đáng quan ngại”, hay còn
gọi là CPC, như Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) đã đề nghị điều này hàng
năm kể từ năm 2002. Mặc dù Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh
sách CPC vào năm 2006, chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức
tôn giáo—cho dù có một ít cải thiện khiêm tốn —và tình hình tự do tôn giáo nói
chung vẫn bị bóp nghẹt kể từ lúc đạt được một số tiến bộ ngắn hạn khi nằm trong
danh sách CPC. Khuyến Nghị cho chính phủ Hoa Kỳ • Lập thỏa thuận có ràng buộc với
chính phủ Việt Nam, được ủy quyền theo mục 405(c) của IRFA, tăng cường cam kết
được nhiều bên chấp thuận về việc thúc đẩy các cải cách quan trọng nhằm cải thiện
tự do tôn giáo; • Tham gia tiếp xúc cấp cao với tư cách nhà nước và tư nhân với
các viên chức chính phủ Việt Nam bàn về vấn đề tù nhân lương tâm và quan ngại tự
do tôn giáo, không chỉ trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ, mà còn là
một phần của thảo luận về các vấn đề an ninh, kinh tế và phát triển; và • Ưu
tiên tài trợ các chương trình nhằm xây dựng khả năng lãnh đạo tôn giáo, bảo vệ
nhân quyền, và tổ chức xã hội dân sự để đàm phán với các nhà chức trách địa
phương, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến tranh chấp tài sản và đất đai.
Quốc Hội Hoa Kỳ phải: • Gửi các phái đoàn theo định kỳ chuyên về các vấn đề tự
do tôn giáo và nhân quyền đến Việt Nam và yêu cầu đến thăm những vùng bị hạn chế
về tự do tôn giáo, như Tây Nguyên, Cao Nguyên Tây Bắc, và Đồng Bằng Sông Cửu
Long, cũng như yêu cầu đến thăm hỏi các tù nhân lương tâm. 3 U.S. COMMISSION ON
INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF
Bối cảnh Việt Nam Tên đầy đủ: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Chính phủ: Nhà
Nước Cộng Sản Dân Số: 97,040,334 Tôn Giáo/Tín Ngưỡng được Nhà Nước Công Nhận:
43 tổ chức tôn giáo trong đó có 16 tôn giáo truyền thống: Phật Giáo, Thiên Chúa
Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Hồi Giáo, Baha’i, Giáo hội các Thánh Hữu Ngày
Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, Móc-môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Từ
Ân Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu,
Bà-la-môn Khmer, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Cơ Đốc Phục Lâm; lương giáo Thành
Phần Tôn Giáo*: (Chú ý: Các con số chỉ ước tính nhưng khó có thể chính xác)
7,9-14,9% Phật giáo 6,6% - 7,4% Thiên chúa giáo 1,5 – 1,7% Hòa Hảo 0,9-1,2 %
Cao Đài 1,1% Tin Lành 0.1% Hồi giáo (gồm có hồi giáo của đân tộc Chàm) 45,3%
Tín ngưỡng dân gian/Thuyết Duy Linh/ Tập tục Truyền thống Các nhóm khác:
Baha’i, Pháp Luân Công, Hindu, Móc-môn, Giáo hội các Thánh Hữu Ngày Sau của
Chúa Giê Su Ky Tô,Nhân Chứng Jehovah, và những tín đồ của các tín ngưỡng địa
phương và các hình thức thờ phụng truyền thống khác. *Nguồn ước tính từ CIA
World Factbook và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước
vô thần về mặt thể thức, nhưng hiến pháp cho phép công dân “theo bất kỳ tôn
giáo nào hoặc không theo tôn giáo nào’’. Theo điều 70, “Tất cả mọi tôn giáo đều
bình đẳng trước luật pháp’’ và chính phủ “ tôn trọng và bảo vệ’’ tự do tôn
giáo. Tuy nhiên, điều 14(2) cho phép chính phủ đứng trên nhân quyền, gồm cả tự
do tôn giáo, vì các lý do “an ninh quốc gia, trật tự và an ninh xã hội, đạo đức
xã hội, và sự yên bình của cộng đồng,’’ nên các giới chức chính phủ đôi lúc lợi
dụng các điều này để cản trở những cuộc hội họp có tính chất tôn giáo cũng như
sự lan truyền tôn giáo đến một số nhóm sắc tộc nào đó. Chính phủ đã chính thức
công nhận 39 tổ chức tôn giáo và cấp giấy phép hoạt động cho bốn tổ chức tôn
giáo, đại diện cho tổng cộng là 25 triệu tín đồ thuộc 16 tôn giáo khác nhau—gồm
có Phật giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin lành, Hòa Hảo, và Cao Đài. Tuy nhiên, một số
cộng đồng Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, và Cao Đài không tham gia vào các tổ chức
tôn giáo được chính phủ chấp thuận do sợ bị trừng phạt hay lo sợ tính độc lập của
họ, điều này khiến tổ chức được nhà nước bảo lãnh và tổ chức độc lập cùng cạnh
tranh để đại diện cho tôn giáo mình. Ví dụ, chính 4 U.S. COMMISSION ON
INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF
phủ tạo dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Sangha (GHPGVN) vào năm 1981 là đại diện
duy nhất cho Phật Giáo Việt Nam và yêu cầu tất cả các nhà tu hành phật giáo phải
gia nhập tổ chức này, cấm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) hoạt
động. Vào tháng Sáu năm 2018, hàng ngàn người khắp toàn quốc phản đối các dự thảo
luật an ninh mạng và luật đặc khu kinh tế—có những cuộc biểu tình của công
chúng lớn nhất từ khi đất nước thống nhất vào năm 1976. Các linh mục thiên chúa
giáo là những người chỉ trích lớn tiếng nhất hai luật này. Sau khi Quốc Hội
thông qua Luật An Ninh Mạng (có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng 2019, ngay sau
thời gian phúc trình), Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam chỉ trích luật
này không đem lại sự bảo vệ quyền riêng tư và cho là luật này đã làm chậm đường
truyền các trang mạng Thiên Chúa Giáo. Các nhà bảo vệ nhân quyền cũng lo dự thảo
luật về đặc khu kinh tế sẽ cho Trung Quốc quá nhiều ảnh hưởng về kinh tế. Chính
phủ sẽ đã áp dụng phương thức thù địch đối với những ai chỉ trích hai dự luật
này. Theo các nhóm nhân quyền, đến tháng 11, 2018 có ít nhất 127 người bị bắt
và bị kết án vì đã tham gia phản đối. Vào tháng Giêng, 2019, sau thời gian phúc
trình, Việt Nam điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UN) lần thứ
3 Xét Duyệt Định Kỳ; kết quả của xét duyệt dự kiến sẽ có vào cuối năm 2019. Một
số tổ chức dân sự xã hội quốc tế gởi thông tin và khuyến nghị về tự do tôn giáo
ở Việt Nam nên được đưa vào quy trình xét duyệt chính thức. Điều Kiện Tự Do Tôn
Giáo 2018 Mặc dù chính phủ Việt Nam thường luôn nói về sự đa dạng tôn giáo và
công khai bày tỏ sự ủng hộ tự do tôn giáo, tình trạng chung của các nhóm tôn
giáo xấu đi vào năm 2018. Các cộng đồng ở các vùng nông thôn của một số tỉnh
thành, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, đối mặt với nhiều vi phạm tự do
tôn giáo nặng nề. Tuy nhiên, các vi phạm tự do tôn giáo thể hiện khác nhau trên
lãnh thổ Việt Nam. Các tín đồ tôn giáo ở các vùng thành thị, kinh tế phát triển
thường có thể hành đạo và bày tỏ tín ngưỡng tự do, công khai, mà không sợ hãi.
Các Diễn Tiến Tích Cực: Việt Nam đã có một số bước tích cực để cải thiện tự do
tôn giáo và nhân quyền. Một số bộ phận nhất định trong chính phủ đã thể hiện
thiện chí lắng nghe và tham gia cùng các bên liên quan quốc tế về các quan ngại
tự do tôn giáo. Ngoài ra, được biết chính quyền trung ương đã cố gắng can thiệp
vào các tranh chấp cho các cộng đồng tôn giáo. Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo (sẽ
được bàn luận nhiều hơn dưới đây) đã tạo ra một số thay đổi, gồm cả cấp quyền bảo
hộ hợp pháp cho các tổ chức tôn giáo đã đăng ký và giảm thời gian chờ đợi nộp
đơn để được công nhận cho các nhóm tôn giáo từ 23 năm xuống 5 năm. USCIRF đã nhận
được báo cáo là khả năng các chính quyền địa phương hiện tại trả lời bằng văn bản
là nhiều hơn là trước đây đối với các đơn đăng ký các nhà thờ phụng mới, điều
này hiếm khi xảy ra trước khi luật tôn giáo được ban hành. Vào năm 2018, chính
phủ chấp nhận việc đăng ký Hội Thánh 5 U.S. COMMISSION ON INTERNATIONAL
RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF Phúc Âm Toàn
Vẹn và Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo, mà trước đây đã bị đàn áp
nghiêm trọng. Vào tháng 12, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền nam) được công nhận
tổ chức lễ Giáng Sinh cho 20.000 người—đây là lần đầu tiên trong 8 năm hội này
được phép làm vậy. Mặc dầu chính phủ Việt nam đã thả một số tù nhân lương tâm
được nhiều người biết vào năm 2018, sự tự do của họ phụ thuộc vào điều kiện họ
phải rời đất nước ngay lập tức. Vào tháng Sáu, nhà cầm quyền thả luật sư nhân
quyền Cơ Đốc Giáo Nguyễn Văn Đài và đồng sự của ông là Lê Thu Hà; cả hai phải
lên chuyến bay đi Đức ngay. Vào tháng 10, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh, một phụ nữ công giáo được biết nhiều với tên “Mẹ Nấm,’’ được thả tự
do và tị nạn ở Mỹ, cùng với người mẹ già và 2 con nhỏ của bà. Các vụ thả người
này, dù được hoang nghênh, vẫn mâu thuẫn nhiều với số tù nhân lương tâm tăng
vào năm 2018 (xem dưới đây). Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo: Vào ngày 1 tháng 1,
2018, Luật mới Tín Ngưỡng và Tôn Giáo của Việt Nam có hiệu lực. Trên danh
nghĩa, luật yêu cầu chính phủ bảo vệ quyền tự do tôn giáo và, lần đầu tiên, cho
các tổ chức tôn giáo Việt Nam tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, luật cũng yêu cầu
các nhóm tôn giáo đăng ký với Ban Tôn Giáo Chính Phủ (BTTGCP) và báo cáo về các
hoạt động thường lệ như lễ lạc và hội họp. Điều 5 ban cho chính phủ quyền quyết
định từ chối các hoạt động tôn giáo “làm phương hại đến an ninh quốc gia’’ và
“vi phạm luân lý xã hội.’’ Các quy định được thực thi, có hiệu lực vào tháng 6,
2018, áp dụng các hình phạt vào các tổ chức lợi dụng “tôn giáo để làm phương hại
đến các lợi ích của quốc gia hay bịa đặt hay vu cáo.’’ Một số tổ chức nhân quyền
đã bày tỏ quan ngại là các điều khoản này quá mơ hồ và có tiềm năng cho phép
nhà chức trách trừng phạt các nhóm tôn giáo một cách tùy tiện. Trong năm, một số
nhóm tôn giáo được công nhận gặp khó khăn để được nhà nước chấp thuận các hoạt
động thường lệ của mình từ khi luật có hiệu lực. Đối với các nhóm tôn giáo
không được công nhận, luật này đưa ra ngoài vòng pháp luật các hoạt động không
được nhà nước chấp thuận trước, hiển nhiên khép lại phạm vi không rõ ràng mà
trước kia các nhóm này đã hoạt động. Thật ra, trong năm 2018 các nhà chức trách
địa phương đã vin vào luật này để cấm đoán hoạt động tôn giáo không chính thức
mà khung pháp lý trước đã khoan dung, cho dù không chấp nhận. Ví dụ, chính quyền
địa phương ở Tỉnh Quảng Bình đã cấm linh mục Cao Dương Đông về thăm nhà để thực
hiện các lễ cầu nguyện, điều mà ông đã làm từ năm 2014. Vào tháng 1, 2018, Hội
Đồng Nhân Dân Xã Quỳnh Ngọc đã trích luật mới để tuyên bố là một cộng đồng
Thiên Chúa Giáo là không hợp pháp bởi vì giáo xứ bị cáo buộc đã không đăng ký
cuộc hội họp. Các nhà chức trách địa phương cũng trích luật làm lý do giải
thích việc tịch thu các cơ sở và nơi thờ phụng của các nhóm tôn giáo độc lập.
Sách Nhiễu các Nhóm và Cá Nhân Tôn Giáo: Các nhà chức trách, công an địa
phương, hay những côn đồ được thuê thường nhắm vào một số cá nhân và các nhóm
vì đức tin; sắc tộc; ủng hộ dân chủ, nhân quyền, hoặc tự do tôn giáo; hoặc do
các quan hệ truyền thống với Phương Tây; 6 U.S. COMMISSION ON INTERNATIONAL RELIGIOUS
FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF hoặc mong muốn tồn tại
độc lập không phụ thuộc vào nhà nước. Trong năm 2018, USCIRF nhận được nhiều
báo cáo là các công an địa phương “mời’’ một số người để tra khảo mà không đưa
ra một lời buộc tội cụ thể và sau đó chất vấn họ về các tín ngưỡng tôn giáo hoặc
mối liên quan của họ với một số tổ chức tôn giáo. Vào tháng 3, 2018 công an ở tỉnh
Sóc Trăng triệu hồi Thích Liêu Ny—một nhà tu phật giáo Khmer Krom người đã bênh
vực bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa cho các người dân Khmer Krom—để chất vấn ông về
các hoạt động từ khi ông được thả khỏi nhà tù vào năm 2017. Trong năm 2018,
truyền thông do nhà nước quản lý và các nhà chức trách địa phương ở Miền Bắc Việt
Nam tiếp tục công khai tố cáo các linh mục Thiên chúa giáo vì chống đối cách
nhà nước xử lý thảm họa môi trường Nhà Máy Thép Formosa 2016. Đôi lúc, việc
sách nhiễu này đưa đến bạo lực. Vào tháng Sáu, sau khi
các nhà chức trách địa phương xử phạt Hứa Phi—chánh trị sự Cao Đài độc lập—vì
các hoạt động tôn giáo của ông, những người mặc thường phục đột nhập vào nhà
ông, tấn công, và cắt râu ông. Các nhà chức trách địa phương cũng ngăn không
cho các nhóm tôn giáo tổ chức các hoạt động cộng đồng, cho dù hoạt động quan trọng
này không vi phạm pháp luật. Vào tháng Bảy 2018, công an và các nhân
viên an ninh mặc thường phục bao vây Chùa Long Quang của Giáo Hội Việt Nam Thống
Nhất ở Huế để ngăn trẻ em tham dự hội trại phật tử. Cũng có báo cáo là các nhóm
an ninh và các nhân viên chính phủ ngăn chặn các nhà sư và môn đệ vào chùa An
Cư ở Đà Nẵng và Thánh Thất Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh ở các đại lễ. Các
nhà chức, trách địa phương ở tỉnh An Giang ngăn chặn các tín đồ của Giáo Hội Phật
Giáo Hòa Hảo Thuần Túy không cho họ chào mừng các ngày lễ quan trọng, gồm tổ chức
Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ, bằng cách dựng lên các rào cản và các trạm cảnh
sát tạm thời. Vào tháng Giêng,
2018, thành viên của Chi Phái Cao Đài Tây Ninh được nhà nước quản lý (hay chi
phái 1997) ở tỉnh Tây Ninh—được các viên chức địa phương hậu thuẫn—đã cố ngăn
chặn các tín đồ Cao Đài độc lập chôn cất một người họ hàng đã chết ở Nghĩa
trang Cực Lạc Thái Bình, bắt phải theo thủ thục nghi thức của Chi Phái 1997.
Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt nam đặc biệt bị sách nhiễu nhiều và liên
tục do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. Trong năm 2018, USCIRF nhận được các
báo cáo về các nhân viên chính phủ và công an can thiệp vào các buổi cầu nguyện
trong nhà ở Xã Hoa Thang, Eva Drong, và các cộng đồng người Thượng theo đạo
khác. Vào tháng Tư 2018, công an ở Huyện Tương Dương phá rối một nhóm cầu nguyện
Hmong thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), cho rằng hội không đăng ký
hợp lệ (ước tính có 40% người Hmong có đạo). Trong nhiều trường hợp, các nhà chức
trách địa phương ép buộc các nhóm tôn giáo độc lập từ bỏ hay chối bỏ đức tin của
mình, đôi lúc đe dọa hành hung hoặc xua đuổi. Các nhà chức trách địa phương ở
Huyện Krong Pac công khai mắng nhiếc và sỉ nhục các Người Thượng thuộc Hội
Thánh Tin Lành không được đăng ký. Ước tính có khoảng 2.000 hộ Hmong và người
Thượng theo đạo Tin Lành—khoảng 10.000 người — ở Tây Nguyên vẫn không có quốc tịch
vì các nhà cức trách địa phương từ chối không cấp chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,
và giấy khai sinh, trong nhiều trường hợp là để đáp trả việc họ từ chối bỏ đạo
của mình. 7 U.S. COMMISSION ON INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL
REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF Nhóm quân nhân “Cờ Đỏ’’tiếp tục sách nhiễu
các nhà bất đồng chính kiến trong thời kỳ phúc trình, đặc biệt là các tín đồ
Thiên Chúa Giáo ở tỉnh Nghệ An. Không giống như những tên côn đồ mặc thường phục,
nhóm Cờ Đỏ được tổ chức, không giả danh là một nhóm phá phách ngẫu nhiên; nhóm
này liên quan chặt chẽ với—và đôi lúc làm theo chỉ thị của—các nhà chức trách địa
phương. Ngoài ra, chính phủ đã thể hiện rất ít thiện chí trừng trị hay xử phạt
những ai tham gia các vụ tấn công này. Ví dụ, khi Cha Nguyễn Đức Nhân ở Giáo Xứ
Kẻ Gai yêu cầu nhà chức trách trong tỉnh điều tra các thành viên của một nhóm Cờ
Đỏ tấn công người liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai, công an lại triệu hồi
các tín đồ trong giáo xứ của ông để xét hỏi. Được biết mật vụ của chính phủ
sách nhiễu, chấn vấn, hay hạn chế quyền tự do của các lãnh tụ tôn giáo và nhà
hoạt động bởi vì họ có liên quan đến các viên chức ngoại giao nước ngoài. Một số vụ liên quan đến chánh trị sự Hứa Phi xảy ra không lâu
trước khi ông có hẹn gặp các viên chức ngoại giao đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu, và
Úc. Bắt Giữ và Bỏ Tù: Theo Chiến dịch NOW!—liên minh các tổ chức nhân
quyền họat động để tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam được thả ra—tính đến
ngày 31tháng 12, 2018, có 244 tù nhân lương tâm đang thi hành án ở Việt Nam,
cũng như 20 nhà hoạt động đang bị giam giữ chờ xét xử, trong số này có nhiều
người “thúc đẩy hoặc bảo vệ quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và những người
chỉ đơn thuần hành đạo cho tôn giáo mình.” Trong năm 2018, chính quyền đã giam
giữ và kết án nhiều thành viên của các tổ chức tôn giáo vì phản đối các hạn chế
tự do. Vào tháng 2, 2018, các nhà chức trách tỉnh An Giang đã xét xử và kết án
sáu người theo Đạo Hòa Hảo—Bùi Văn Trung, và vợ ông là Lê Thị Hên, và con gái
ông Bùi Thị Bích Tuyên, con trai ông Bùi Văn Thăm, Nguyễn Hoàng Nam, và Lê Thi
Hồng Hạnh— từ 3 đến 5 năm tù vì đã công khai phản đối đàn áp tôn giáo vào tháng
Tư, 2017. Vào tháng Tư, 2018, nhà nước kết án Nguyễn Bắc Truyền—một tín đồ phật
giáo Hòa Hảo người điều hành một tổ chức dân sự độc lập và Hội Cựu Tù Nhân
Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam và người trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân về
nhân quyền —11 năm tù. Bốn người theo Pháp Luân Công cũng bị kết án 3 năm tù vì
“trộm cắp ở đồn công an’’ bởi vì họ tìm cách ấy lại vật dụng họ bị công an tịch
thu. Theo Chiến dịch NOW!, có gần một phần tư tù nhân lương tâm là người Hmong,
người Thượng, hoặc Khmer Krom. Vào tháng Ba 2018, công an tỉnh Gia Lai, phối hợp
với Cục An Ninh Tây Nguyên, bắt giữ 25 người Thượng vì họ bị cáo buộc là chuyển
sang đạo Tin Lành Dega—cùng có ước nguyện độc lập với Hội Thánh Tin Lành. Họ
còn bắt giữ một tù nhân lương tâm trước đây là Siu Blo, người bị công khai ép
buộc từ bỏ tôn giáo của mình và thú nhận các việc làm bị cáo buộc là sai trái.
8 U.S. COMMISSION ON INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT |
WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF USCIRF cũng nhận được các báo cáo về các điều kiện tồi
tệ trong nhà tù giam giữ các lãnh tụ và các nhà hoạt động tôn giáo, cũng như sự
tiếp cận khó khăn của họ với các dịch vụ và cơ sở tôn giáo. Mục sư Nguyễn Trung
Tôn, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, bị kết án 12 năm tù vào tháng Tư 2018 vì cáo
buộc thực hiện “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền của nhân dân’’ và được biết
không được điều trị nhiều bệnh tật và bị biệt giam. Vào tháng 11 năm 2018, được
biết nhà chức trách chuyển Bùi Văn Trung và Nguyễn Hoàng Nam khỏi một trung tâm
giam giữ ở tỉnh Tiền Giang sau khi hai người tù này than phiền về việc áp dụng
lao động cưỡng bức trong tù. Đỗ Thị Hồng—một lãnh tụ của giáo phái An Đàn Đại Đạo
bị kết án 13 năm tù vào năm 2013 vì bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính phủ”—được
biết là tình hình sức khỏe của bà rất xấu. Thích Thạch Thuol, một tu sĩ Phật
giáo Khmer Krom Buddhist đã bị bỏ tù từ năm 2013 vì đã ôn hòa dùng quyền của
mình để dạy tiếng Khmer trong ngôi trường ở chùa của mình. Một số nhà hoạt động
cho tự do tôn giáo người Thương và Hmong—gồm có Nhi, Nuh, Kpa Binh, Sui Wiu,
Siu Koch, Roh, Ro Mah Klit, Ro Lan Ju, và Kpa Sinh—cũng sẽ được ra tù sau khi
đã hoàn thành những bản án của mình cuối năm 2018, nhưng USCIRF vẫn chưa nhận
được xác nhận họ được thả vào cuối thời gian phúc trình. Trong một diễn biến
tích cực, sau 19 năm bị quản thúc tại gia, Đại Lão Hòa Thượng Quảng Độ—người
sáng lập GHVNTN—được rời Thanh Minh Thiền Viện vào tháng 10 năm 2018 để về tỉnh
Thái Bình ở quê nhà mình. Sau đó ngài đến Thành Phố Hồ Chí Minh—để ở trong chùa
Từ Hiếu, nhưng vào cuối thời gian phúc trình vẫn chịu áp lực từ chính phủ phải
trở về Thái Bình nơi ngài bị cô lập với các tín độ khác của GHVNTN. USCIRF đã
lên tiếng bênh vực cho ngài trong một phần của Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn
giáo. Chiếm Đoạt Đất Đai và Phá Hủy Tài Sản: Việc chiếm đất và phá hủy tài sản
tôn giáo đôi lúc không liên quan đến tự do tôn giáo, khi nhà chức trách chiếm đất
để cho các dự án phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các hành động như vậy phá vỡ
hay can thiệp vào các hoạt động tôn giáo và có thể đe dọa ngày càng nhiều đến
cách thức các cộng đồng tôn giáo bày tỏ đức tin của mình. Thông thường các sự
việc này được thực hiện bởi chính quyền địa phương hơn là chính quyền trung
ương. Trong một số trường hợp, các nhóm bênh vực nhân quyền cáo buộc mục đích của
việc tịch thu tài sản là để đe dọa những tín đồ các nhóm tôn giáo độc lập. Các
vụ chiếm dụng đất và phá hủy tài sản ảnh hưởng trầm trọng đến các cộng đồng
Thiên giáo ở Việt Nam. Trong năm 2018, có những báo cáo nói là các chủ đầu tư
đã xây dựng miếu tổ tiên và các công trình trên khu đất thuộc quyền sở hữu của
Đan Viện Thiên An ở Huế. Vào đấu tháng 10, chính quyền địa phương nói là họ sẽ
điều tra những yêu cầu của Đan viện. Vào tháng 11, 2018, nhà chức trách ở Đà Nẵng
tịch thu đất của 7 hộ ở giáo xứ Cồn Dầu để bán cho Sun Group, một tập đoàn bất
động sản tư nhân. Các nhóm bênh vực nhân quyền lo ngại là chính quyền địa
phương sẽ tịch thu những hộ gia đình còn lại ở giáo xứ. Cũng vào tháng 11, Trường
Tiểu Học Tràng An được nhà nước quản lý bắt đầu được xây dựng trên khu đất của
Tổng Giáo Phận Hà Nội, bất chấp sự phản đối của các lãnh tụ nhà thờ. Cũng theo
hồ sơ của nhà thờ, nhà nước đã tịch 9 U.S. COMMISSION ON INTERNATIONAL
RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF thu 95 bệnh
viện, trường học, và các cơ sở khác của Tổng Giáo Phận Hà Nội từ năm 1954. Được
biết, trong một số trường hợp, chính quyền địa phương cấp cho chủ đầu tư các giấy
tờ không hợp pháp và không đúng. Vào tháng Giêng 2019, sau thời gian phúc
trình, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã phá bỏ ít nhất là 112 nhà ở trên khu đất của
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Chiếm đoạt đất đai và phá hủy tài sản còn ảnh hưởng đến
các cộng đồng tôn giáo khác ở Việt Nam. Vào cuối năm 2018, GHVNTN chỉ còn lại
12 ngôi chùa. Vào tháng 11, 2018, Ủy Ban Nhân Dân Quận Sơn Trà phá dỡ chùa An
Cư — ngôi chùa của GHVNTN—và đuổi Đại Đức Thích Thiên Phúc đi để xây một con đường.
Ở tỉnh Trà Vinh, phật giáo Khmer Krom báo cáo về các lo ngại với việc nhà nước
liên tục tịch thu và phá hủy các công trình và đất đai của các tín đồ. Trong số hơn 300 thánh thất Cao Đài
ở Việt Nam, chỉ thỉ có khoảng 15 thánh thất là không bị chi phái quốc doanh
1997 tịch thu trong hai thập kỷ qua. Vào tháng 11, được chính quyền tỉnh Long
An đốt một nhà kho ở một trang của Chánh Trị Sự Hứa Phi, ông tin đây là một
hành động đáp trả việc ông gặp các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở TP Hồ Chí Minh. Từ
ngày 20 tháng Tư đến 30 tháng Sáu, chi phái phá dỡ ít nhất là 15 ngôi mộ ở
Nghĩa trang Cực Lạc Thái Bình thuộc tín đồ đạo Cao Đài độc lập, gia đình những
người này không chịu theo Chi Phái 1997. Từ lâu nhà cầm quyền đã hà
hiếp các tín đồ Dương Văn Mình, một giáo phái cơ đốc nhỏ, và phá hủy hay đốt đồ
tang lễ quan trọng của các hoạt động chính của họ; năm 2018, nhà chức trách tịch
thu ít nhất là 36 nhà tang ở Tuyên Quang, Bắc Cạn, và Cao Bằng. Ở những vụ phá hủy
như vậy thường đi kèm theo những vụ bắt giữ và hành hung. Chính sách Hoa kỳ Là
Đối tác Chiến lược của nhau, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có một quan hệ quốc phòng vững
chắc và thường hợp tác về vấn đề an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, chống khủng
bố, và các vấn đề nhân đạo. Vào tháng Ba, 2018, Carl Vinson thăm Đà Nẵng, đây
là chiến hạm Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Năm từ năm 1975. Trong 2 thập kỷ qua,
thương mại song phương đã tăng 8.000 phần trăm lên đến $49 tỉ giá trị hàng hóa
và dịch vụ tính đến tháng 10, 2018. Vào tháng 10, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chia
buồn việc chủ tịch Trần Đại Quang của Việt Nam qua đời, ca ngợi ông là người ủng
hộ mạnh mẽ cho quan hệ Việt-Mỹ. Vào ngày 17 tháng Năm, 2018, bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ chủ trì Đối Thoại Việt Mỹ về Nhân Quyền, lần thứ 22, ở đó các giới chức Hoa
Kỳ đã bày tỏ với các giới chức trách Việt Nam các quan ngại về tự do tôn giáo
nói chung và về các tù nhân lương tâm. Ngoài ra, một người phát ngôn của Bộ Ngoại
Giao cũng lên án việc bỏ tù Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phặm Văn
Trội, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Băc Truyền, Trương Minh Dức, Hoàng Đức
Bình, và Nguyễn Nam Phong, và kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tất cả các tù
nhân lương tâm ngay lập tức. Vào ngày 7 tháng Sáu, Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ viện
Hoa kỳ đã tổ chức một cuộc điều trần về nhân quyền ở Việt Nam, gồm có cả chứng
thực về các điều kiện tôn giáo của Việt Nam. Cũng trong tháng Sáu, Đại Sứ Quán
Hoa Kỳ ở Hà Nội lên án Luật an Ninh 10 U.S. COMMISSION ON INTERNATIONAL
RELIGIOUS FREEDOM | 2019 ANNUAL REPORT | WWW.USCIRF.GOV | @USCIRF mạng của Việt
Nam, cho là Việt Nam vi phạm các cam kết về thương mại quốc tế và bóp nghẹt những
những bất đồng chính kiến trên mạng. Vì những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống,
tiếp diễn và trầm trọng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách những
quốc gia đáng quan ngại CPC từ năm 2004 đến 2006 và đưa vào thỏa thuận ràng buộc
với chính phủ theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo QuốcTtế (IRFA). Khi Việt Nam được
đưa ra khỏi danh sách CPC, USCIRF đã đồng tình với đánh giá của Bộ Ngoại Giao
là việc xếp vào danh sách này và thỏa thuận ràng buộc đã đem lai một số tiến bộ
khiêm tốn về tự do tôn giáo. Tuy nhiên, USCIRF cảm thấy là còn quá sớm để quyết
định là liệu các chính sách mới này có vĩnh viễn hoặc hiệu quả về lâu dài. Từ
khi Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách CPC, chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp
các cá nhân và tổ chức tôn giáo, đôi lúc thậm chí đi thụt lùi so với tiến bộ ngắn
hạn theo danh sách CPC và thỏa thuận ràng buộc.
HẾT,
Tổ chức BPSOS hướng dẫn phái đoàn các tôn giáo: Phật Giáo,
Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài và một số nạn nhân đến trình bày với USCIRF
vào tháng 7/2019.