Hội Thánh Cao Đài và cư dân Châu Thành Thánh Địa Tòa Thánh Tây Ninh đã thực thi 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh.
Chúng tôi tìm hiểu và biên soạn lại để trình chánh.
Nay kính.
05 PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO DÂN
DỨC, DÂN TRÍ, DÂN SINH.
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) là
một phát minh để xây dựng một nền văn minh mới trong tình thương
và công bằng. Hội Thánh Cao Đài dùng đạo đức thực hiện cuộc cách mạng NHƠN NGHĨA qua 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến
thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh xây dựng nên vùng
Châu Thành Thánh Địa.
Cư dân vùng Thánh Địa được
nếm trải cảnh sống trong tình
thương và công bằng. Họ tích cực tham gia vào các chương
trình của Hội Thánh để xây dựng cái hay cái đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội
chớ không
chờ ai ban phát tình thương và công bằng. Họ tin vào tương
lai nên thực hiện tích cực chương trình hữu sản hóa người đạo về vật chất lẫn
tinh thần của Đạo Cao Đài.
Từ vùng đất nghèo nàn thực
dân Pháp chê bỏ không khai thác đã trở thành vùng đất trù phú có nếp sống văn hóa
Cao Đài chinh là thành quả phi thường.
1/ Năm phương án.
Năm phương án xây dựng vùng Châu Thành Thánh Địa:
gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo.
1/- Gia cư.
Mỗi gia đình về
Châu Thành Thánh Địa cư
ngụ được Hội Thánh Cao Đài cấp cho một lô đất cất nhà. Lúc đầu
thường là 25m x 30m = 750 m2, (một số nơi xa Tòa Thánh diện tích
được tăng lên). Hội Thánh không cho phép đầu cơ đất dưới mọi hình thức; nên ra
qui định rõ rằng nếu quá một tháng mà không cất nhà ở thì Hội Thánh thu hồi lại.
Nghiêm cấm việc một người xin nhiều phần đất.
Nghiêm cấm việc
xin cho người thân rồi để đó không cất nhà.
Bất kể Đạo
Hữu, Chức Việc, Chức Sắc trong tôn giáo vi phạm đều
bị nghiêm trị.
2/- Mưu sinh.
Hội Thánh đưa ra chương
trình sản xuất lương thực và cây công nghiệp. Mỗi gia đình đều phải canh tác
trên một diện tích theo qui định tùy vào việc làm ruộng hay rẫy. Nhà nào góa
bụa, khó khăn thì làm phân nữa và Bàn Trị Sự địa phương phải giúp đở, đôn đốc,
kiểm tra.
Phước Thiện tổ chức
công ăn việc làm cho người đạo.
Khi chương trình trồng khoai
mì thành công, người đạo ngâm củ mì để làm bột mì thì chính Đức Hộ Pháp đã lập
ra Hợp Tác Xã bột mì Dân Sanh (1950) để phát triển nội lực
trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Các vị chiến sĩ Cao Đài có dịp tiếp xúc với cơ giới nên áp dụng cơ giới vào
chế biến đẩy mạnh sản lượng và chất lượng. Kết quả là thời Việt Nam Cộng Hòa tỉnh
Tây Ninh vượt trội về kỷ thuật chế biến, các tỉnh bạn như Long Khánh, Khánh Hòa…
đến liên kết với các nghiệp chủ để chuyển kỷ thuật chế biến về địa phương.
Hội Thánh Cao Đài đã thiết lập toàn bộ các chợ lớn nhỏ vùng Châu Thành Thánh
Địa. Đặc biệt nhất là Long Hoa Thị (1952), chợ có nhiệm vụ chuyển thế nên chỉ bán
đồ chay. Ngoài việc kinh doanh thông thường Long Hoa Thị còn là nơi trưng bày các
phát minh về khoa học tự nhiên hay các công trình hữu ích khác để xây dựng hòa binh,
dân chủ, tự do. Người lương hay giáo thấy chương trình nào cần ích cho địa phương
mình đều có quyền liên hệ với Hội Thánh để được giúp đở đem về ứng dụng. Đạo
cung cấp và hướng dẫn theo nhu cầu để nâng cao cuộc sống theo luật cung cầu.
Thay đổi cuộc sống tốt đẹp chinh là chuyển thế.
Theo qui hoạch Long Hoa Thị phát triển đến tận Bến Kéo (nghĩa là từ vị trí ban
đầu phát triển thêm 07 km về hướng Tây Nam) mới đủ tầm vóc ganh vác trọng trách
chuyển thế.
(Ảnh Long Hoa Thị “ô chữ nhật lớn”, Nguồn
internet)
3/- Giáo huấn.
ĐĐTKPĐ thực thi Bảo
Sanh - Nhơn Nghĩa - Đại Đồng thể hiện qua: Trường Học, Dưỡng Lão Ấu và Tịnh
Thất. Thượng Đế dạy năm 1926: hằng ngày góp nhóp để lập Trường học.
Tân Luật ban hành ngày
01-6-1927 phần Đạo Pháp Chương VI qui định về Giáo Huấn. Điều 23: Trong Đạo sẽ
lập trường để dạy chữ và dạy Đạo.
Phần Thế Luật Điều 13:
Buộc cha mẹ con nít từ 6 tuổi, chí 12 tuổi phải cho con vào trường học chữ hay
là học đạo.
Năm 1927 Hội Thánh dời từ Chùa Gò Kén về
Nội Ô Tòa Thánh hiện nay. Năm sau Hội Thánh đã mở ngay
trường ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG. Ngày 14/07/Kỷ
Tỵ (dl. 18/8/1929) đã có lễ phát thưởng và
Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đã đến dự.
Vi Bằng Hội Vạn Linh
năm Đinh Sửu “1937” định rõ là các địa phương phải lo việc giáo dục Tiểu Học và
Trung Học để Hội Thánh rãnh tay lo Đại Học Đường.
Năm 1938 Đạo Luật Mậu
Dần đã đưa trường học đi kèm với Thánh Thất.
Ngày 28/04/1975 Viện
Đại Học Cao Đài đã cấp bằng Cử Nhân cho các sinh viên khóa 1.
(Ảnh Viện Đại Học Cao Đài, Nguồn internet)
4/- Kiến thiết.
Lãnh đạo là tiên liệu.
Kiến trúc và kiến thiết Tòa Thánh Tây Ninh là cội nguồn của ĐĐTKPĐ dĩ nhiên
là thể pháp hàng đầu. Song song đó thì kiến thiết những công trình vệ tinh kèm
theo để tăng hiệu năng thể pháp khi khai dụng bí pháp trong tôn giáo cũng rất
quan trọng.
Hội Thánh tiên liệu sự
phát triển
vùng Thánh Địa nên đã đệ trình qui hoạch 40 cây số vuông đến
Thủ Tướng Bửu Lộc và đã được sự chấp thuận. Chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa đã cấp bản
đồ một số nơi.
Hội Thánh đóng vai trò
bộ não để thiết kế. Cửu Viện và người cư ngụ nơi Thánh Địa phải ra công xây
dựng đường xá... cho dù gia đình chức sắc cũng phải tham gia như mọi người. Tỷ lệ
dành cho đường giao thông rất lớn, không nơi nào tại Việt
Nam sanh kịp.
Mỗi ô có 4 nhà, nhà nào cũng có đường đi (03 mặt: trước nhà, bên
hông và sau nhà).
Con đường sau nhà là đường cứu hỏa và để rác. Sau
1975 thì đường
cứu hỏa và để rác bị xóa.
Hồ Động Đình là địa danh liên quan đến lịch sử xa xưa của Việt Tộc được bố
trí ngay trước Tòa Thánh (bên trong ngó ra bên trái). Hội Thánh lên qui hoạch Sân
bay Trí Huệ Cung, qui hoạch khu Công Nghệ (Cầu Kỷ Nghệ), qui hoạch lộ Liên Á
ngay trước Tòa Thánh để mọi người có thể đến Tòa Thánh dễ dàng, qui hoạch khu dân
cư cho người có quốc tịch từ quốc gia khác đến cư ngụ… Những công trình chưa xây
dựng được thì công bố trước cho hậu tấn tiếp tục như Đền Thờ Phật Mẫu, Vạn Pháp
Cung…
Kiến thiết của Hội Thánh Cao Đài không đơn thuần về vật chất mà kiến thiết
cả về tinh thần. Thể pháp tôn giáo tiềm tàng tinh hoa của Triết học Đông phương
và Khoa học Tây Phương để hậu tấn khai dụng mà xây dựng nền văn minh mới.
5/- Tôn giáo.
Đức Chí Tôn cho phép người
đạo Thượng Tượng để thờ Ngài tại tư gia,
gọi là Thiên Bàn.
Thiên bàn tại tư gia có
nhiều ý nghĩa về đạo lý. Chúng tôi trình bày vắn tắt về mặt xã hội, cụ thể
là tác dụng khi thường nhật và khi có biến sự:
a./- Khi thường nhật:
Thể hiện sự bình quyền:
12 Lễ phẩm là cố định, giàu nghèo, Chức Sắc hay Đạo
Hữu đều thờ như nhau.
Tạo tình tương thân
tương ái: Hội
Thánh sắp xếp 12 nhà tạo thành một liên gia. Mỗi liên gia tổ chức cúng liên
gia. Mỗi nhà cử một người, cứ chiều thì đến cúng nơi tư gia một người, cứ 12
ngày là đủ một vòng và bắt đầu vòng mới. Đó là cách thức tạo tình thân ái, sẳn
sàng tương trợ nhau trong mọi tình huống.
b/- Khi biến sự:
Xã hội thì có khi biến,
có khi thường.
Khi đạo bị cường quyền
khống chế hay chiếm Tòa Thánh, Thánh Thất ... người đủ đức tin sẽ
có đủ điều kiện để không bị lệ thuộc vào tà quyền.
Chứng minh cụ thể là từ
năm 1997 nhà cầm quyền Việt Nam lập
ra chi
phái 1997 và cho chi phái nầy chiếm Tòa
Thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở của Đạo nơi địa phương. Người
Đạo Cao Đài lập năm 1926 không theo chi phái có thiên bàn tại tư gia nên
vẫn có phương tiện thực hành tín ngưỡng thường ngày lẫn quan, hôn, tang
lễ mà không phải bị lệ thuộc vào chi phái 1997.
II/-
Ba phương diện: Dân Đức, Dân Trí và Dân Sinh.
Dân là thành phần đông nhất trong xã hội.
Muốn đào tạo, rèn luyện
những đức tính tốt trong cộng đồng thì phải nâng cao dân trí. Muốn nâng cao dân
trí thì phải nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Có trí mà thiếu đạo đức thì rất nguy hiểm cho xã hội. Cho nên dân đức là nền
tảng.
1/- Dân Đức.
Thế nào là đức? Thế nào
là dân đức?
Theo Đạo Đức Kinh thì
đức có thượng đức và hạ đức. Về lý thuyết thì thật là khó mà bàn cho cùng tận.
Xin trình bày chữ dân
đức theo nghĩa đơn giản: dân đức là những đức tính tốt của cá nhân được công nhận trong cộng đồng tôn giáo, xã hội. Những tính tốt
đó do giáo dục đào tạo hay do tự thân quan sát chung quanh mà
có.
Thế nào là đức tính
tốt?
Nhân loại bước vào thời
kỳ năm châu chung chợ bốn biển chung nhà nên chúng ta tiếp xúc với nhiều nên
văn hóa khác nhau. Đức tính tốt của nền văn hóa nầy chưa hẳn đã là đức tính tốt
của nền văn hóa kia.
Đức tính tốt của nhà
Phật tựu trung ở Ngũ Giới Cấm và Tứ Đại Điều Qui. Nhân sự tôn giáo thực hiện
được ngũ giới cấm và tứ đại điều qui thì đã là một nhân tố tốt
trong xã hội. Đức
tính tốt của Nho Giáo là tam cang ngũ thường.
Đạo Cao Đài tiếp thu tinh hoa ấy và nhấn mạnh đến Công Bằng và Bác Ái.
Công bằng là điều gì
mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Mình không muốn tù đày, gông cùm
hay bị giết vô cớ thì đừng làm điều ấy cho người khác.
Bác ái là lòng thương yêu rộng lớn. Thương ông
bà, cha mẹ, vợ con, thân tộc họ hàng rồi thương rộng ra cho đến cả nhơn loại...
và còn phải thương rộng ra cho tới cả loài sanh vật khác nữa.
ĐĐTKPĐ nâng cấp từ cái không muốn thì đừng làm cho người lên thành: mình muốn làm nên cho mình
thì phải làm nên cho người trước.
Dân đức xuất xứ từ Đại Từ Bi cho nên nó thể hiện lòng bao dung và cùng tồn tại.
Đường hướng tu thân
trong ĐĐTKPĐ có 04 công thức: cần mẫn, thanh liêm, tín nghĩa và chí nhẫn (thể
hiện qua 04 bức tranh ở Bao Lơn Đài bên ông Thiện).
2/- Dân Trí.
Nâng cao dân trí hẳn
nhiên gắn liền với giáo huấn. Nhưng nâng cao dân trí rộng lớn hơn, đa dạng hơn
giáo huấn. Nói rõ ra thì giáo huấn chỉ là một phần trong công cuộc nâng cao dân
trí. Những
nguyên tắc cơ bản về quyền của hạ tầng và thượng tầng, quyền của lập
pháp, hành pháp và tư pháp được đem ra ứng dụng nghiêm túc trong sinh hoạt tôn giáo để dân thẩm thấu và ứng dụng ra xã hội.
Từ đó người đạo
biết mình có quyền gì để thực hiện mà không cho chánh quyền phạm đến và biết
chánh quyền có những quyền gì để người đạo không phạm đến. Nâng cao dân trí là sự
minh bạch từ thượng tầng và sự mạnh mẽ từ hạ
tầng. Luật
pháp phải được áp dụng công minh không vị nễ. Nghĩa là mọi
người trong tổ chức phải
chấp hành chung một bộ luật.
Theo Vi Bằng 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh năm 1937 thì mỗi Thánh Thất ngoai kinh
sách của đạo còn phải có: Luật đời, Luật Lao Động, Luật Hình, Luật Hộ và phải có
mua Nhật báo cho đồng đạo đọc mà hiểu biết về luật về tình hình xã hội để đừng
phạm luật và đời muốn phạm mình cũng không được.
Đạo bác
bỏ việc thâu tiền bất chánh với mọi lý do.
Người có quyền thường hay lạm quyền. Mượn tiếng thi hành công vụ để áp
bức dân. Đức Hộ Pháp coi đó như côn đồ nên có
bút phê: Một phương pháp là dặn toàn đạo hể còn bị bắt xâu thì
đánh lại lính bắt xâu rồi cho Bần Đạo hay liền.
3/ Dân Sinh.
Dân sinh là cuộc sống
của người dân về vật chất lẫn tinh thần.
a/ Về vật chất: Năm
1927 thì Tòa Thánh và chung quanh là rừng. Hội Thánh nghèo, người công quả cũng
nghèo. Đến những năm loạn lạc sau đó người chạy loạn về Thánh Địa càng nghèo.
Nhưng chẳng bao lâu sau
thì nhờ 05 phương án gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết
và tôn giáo cuộc
sống người dân qua khỏi cảnh nghèo đói, phát triển về vật chất và tinh thần.
Trước ngày 30-04-1975
Tây Ninh dẫn đầu miền Nam Việt Nam về sản xuất bột mì. Kết quả đó chính là nhờ
sự nhìn xa trông rộng của Đức Hộ Pháp (lập ra Hợp Tác Xã Dân Sanh).
b/ Về tinh thần: Đạo chủ trương làm cho tín đồ mạnh (dân mạnh). Cho nên đạo
có cơ chế lập quyền cho tín đồ qua 03 Hội lập quyền Vạn Linh. Tín đồ được sống
trong bầu khí dân chủ.
Đức Hộ Pháp triệt
tiêu sự móc túi của người có quyền với dân chúng dưới mọi hình thức. Đạo luôn
luôn đứng về phía dân chúng, phía những người lao động. Binh vực người dân bị
áp bức; khiển trách kẻ cầm quyền bất lực rồi ép dân để chạy tội.
Thu phục nhơn tâm bằng
nhơn nghĩa. Nhìn nhận sự yếu kém để vươn lên. Tôn trọng nguyện vọng
chánh đáng của dân, nhận trách nhiệm không thối thoát, chỉnh đốn để thuận
chiều dân vọng.
Tóm lại: Hội Thánh thực
hiện 05 chương trình: gia cư, mưu sinh, kiến thiết, giáo huấn và tôn giáo để
nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh. Người đạo
đã ĐƯỢC nếm trải
nên biết giá trị của nó và sẳn sàng hy sinh để bảo tồn nó cho hậu tấn.
Qua 50 năm (1927/1975) thực thi NHƠN NGHĨA Hội Thánh Cao Đài và người đạo đã
đạt được thành quả hiển nhiên:
/- Tòa Thánh Tây Ninh là thủ đô của ĐĐTKPĐ đóng vai trò trung tâm. Vào Tòa
Thánh hay bất cứ nơi thờ tự của Đạo Cao Đài không có cảnh đốt nhang tùy tiện, bán
chim cá phóng sanh hay đốt giấy tiền vàng mã…
/- Đường giao thông thẳng tắp tạo thành những ô vuông hay chữ nhật như bàn
cờ. Tỷ lệ đường giao thông bố trí khoa học và dẫn đầu trong cả nước Việt Nam.
/- Vùng Châu Thành Thánh Địa có tỷ lệ người ăn chay dẫn dầu trong cả nước
Việt Nam. Có rất nhiều quán chay để giúp việc ăn chay được thuận tiện.
/- Có tinh thần hào hiệp cao, sẳn sàng giúp đở nhau khi hữu sự. Thể hiện rõ
ràng qua các tang lễ của người đạo. Tất cả nhu cầu liên quan đến tang lễ do người
đạo góp công quả (miễn
phí), thức ăn dùng toan đồ chay. Không có dịch vụ kinh
doanh mai táng nơi Châu Thánh Thánh Địa.
Có được thành quả
như vậy là do công thức đúng và bộ máy hành chánh có năng lực. Người đạo nhận thức rằng: Cái đẹp của quê hương anh phải do chính anh xây dựng mà có./.