TÔN GIÁO XÂY DỰNG XÃ HỘI.
“Văn minh Cao Đài Giáo”
Kính tặng đồng đạo trong phong trào KIẾN NGHỊ 1995.
Chúng ta 03 người bị tù ngày 26/6/1996.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
Ngày 03/12/2018.
Chúng ta 03 người bị tù ngày 26/6/1996.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
Ngày 03/12/2018.
Dẫn nhập.
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ)
hay Đạo Cao Đài do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng cơ bút lập thành. Lễ Khai Đạo
được tổ chức vào đêm 14 rạng 15 tháng mười năm Bính Dần (dương lịch thứ Sáu- 18 rạng 19/11/1926) tại Làng
Long Thành, Tỉnh Tây Ninh, Nam phần Việt Nam.
ĐĐTKPĐ ra đời để làm chứng
trước nhân loại rằng: Có một thế giới vô hình song song với thế giới hữu hình
và con người có thể liên lạc, nối kết được với thế giới vô hình. Các Đấng cao
trọng nơi thế giới vô hình sẳn lòng giúp con người xây dựng một nền văn minh mới.
Nền văn minh mới do Đấng Cao
Đài làm chủ nên gọi là Văn minh Cao Đài Giáo.
Đấng Cao Đài dùng cơ bút để dạy.
Cơ bút là phương tiện để Đấng Cao Đài hay các Đấng Thiêng Liêng cao trọng dùng
điển lực truyền giảng qua tâm linh của đồng tử; đồng tử tiếp nhận rồi viết ra
nên còn gọi là văn minh tâm linh. Các vị tiền bối là cầu nối để truyền tải lời
dạy của các Đấng đến các môn sinh và từ đó phổ biến đến nhân loại.
Nền văn minh tâm linh dạy cho
con người biết được Đạo Làm Người trong xử thế hay xuất thế nên còn gọi là Văn
Minh Nhơn Đạo. Xử thế là xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ và tự do. Xuất thế
là thoát khỏi vòng luân hồi. Xử thế và xuất thế là 02 mặt của khách trần nơi quán
tục.
Đạo Cao Đài đến với nhân loại
qua thể pháp và bí pháp. Dù thể pháp hay bí pháp của tôn giáo đều xuất phát từ
lời chỉ dẫn của các Đấng vô hình.
Thể pháp là phần hữu
hình nhìn thấy được như: một án văn, công trình kiến trúc theo bộ phận hay tổng
thể, cách thức bố trí nguồn máy hành chánh tôn giáo, cách sắp xếp kinh điển, nghi
lễ trong tôn giáo nhằm thể hiện triết lý của tôn giáo....
Bí pháp là phần ý
nghĩa hay thông điệp ẩn tàng trong thể pháp. Bí pháp bao gồm phần tìm hiểu, vạch
ra chương trình, đề ra kế hoạch để thực thi. Nên nó tùy theo tài nguyên, môi
trường (khoa học kỷ thuật, phương tiện, nhân sự) của Đạo hay Đời mà ứng hiện.
Thể
pháp là đất đứng mà bí pháp là đôi mắt, là trí huệ... hướng đến chơn pháp của
Thầy là công bình, bác ái.
ĐẠO CAO ĐÀI XÂY DỰNG XÃ HỘI.
1/ Công thức xây dựng xã hội
mới hay Đề thi thời Tam Kỳ Phổ Độ:
Theo đó người Đạo Cao Đài phải
biết cộng hưởng để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do.
Công thức được bố trí tại Tòa
Thánh và các Thánh Thất Cao Đài nên đó chính là đề thi trình chánh trước nhân
loại. Nhân loại căn cứ vào đề thi để đối chiếu với sở hành của cá nhân và tôn
giáo rồi lượng định. Nhân loại định giá trị như thế nào thì Đấng Cao Đài nhìn
nhận như thế đó.
2/ Đạo Cao Đài & nhân quyền.
2.1/ Đạo của nhân quyền:
Xây dựng hòa bình, dân chủ, tự
do từ tôn giáo đề ra chính là những nhu cầu chánh đáng của toàn nhân loại. Đó cũng
chính là những giá trị phổ quát mà tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) nêu ra.
Tôn giáo (Đạo Cao Đài) và xã
hội (Liên Hiệp Quốc) có sự hội tụ để xây dựng nhân quyền.
2.2/ Đạo là nguồn cung để xây
dựng nhân quyền theo luật cung cầu.
Cửu Trùng Đài là cơ quan hành
pháp của tôn giáo. Cửu Trùng Đài có cửu viện (09 viện nghiên cứu) đáp ứng nhu cầu
xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do trong môi trường tôn giáo. Các bài bản
áp dụng hiệu nghiệm cho Tôn giáo thì đương nhiên tác động đến xã hội. Tôn giáo
Cao Đài như một phòng thí nghiệm để cung cấp các phát minh cho nhân loại.
(xem thêm tại: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/04/2595-bns-hoa-binh-chung-song-so-09.html#more)
Hòa bình có hành chánh tôn
giáo là cơ chế quan trọng để thực hiện hòa bình chung sống. Do dân-phục vụ dân-lập
quyền dân.
Dân chủ có nhân quyền. Tín đồ
trong tôn giáo có quyền đề đạt và trình bày sau đó các nghị viên biểu quyết thể
hiện qua cơ chế 03 Hội lập quyền vạn linh.
Tự do trong đạo đức. Từ phẩm Đạo
Hữu cho đến Giáo Tông đều chung một khuôn luật, đều có quyền thực hành tam lập
(lập công, lập đức, lập ngôn) theo pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ.
Đạo lập quyền cho nhân loại.
Đem công lý đánh đổ cường quyền.
ĐĐTKPĐ cung ứng hàng vạn
phương pháp (Vạn pháp cung) để đáp ứng những nhu cầu xây dựng tâm thân và xã hội;
nên Đạo là nguồn cung theo qui luật cung cầu.
3/ Mô hình tổng thể xây dựng xã
hội mới.
Thể pháp tôn giáo:
Đại Đồng Xã ngay trước Đền
Thánh là mô hình xây dựng xã hội mới.
ĐỀN THÁNH và một phần của Đại
Đồng Xã. Từ Tây nhìn về Đông.
ĐẠI ĐỒNG XÃ (từ Đền Thánh nhìn
ra).
Đền Thánh nằm theo trục Đông
Tây.
Hai bên của Đông Tây là Nam Bắc.
Nhưng Hội Thánh Cao Đài bố
trí Đông Khán Đài nằm ở phía Nam và Tây Khán Đài ở phía Bắc. Bố trí như thế
không theo địa dư mà theo triết lý tôn giáo khi xây dựng nền văn minh mới. Nền văn
minh mới là sự kết tinh của Triết học Đông Phương và Khoa học kỷ thuật của Tây
Phương.
3.1/ Triết Học Đông Phương (Đông
Khán Đài).
ĐÔNG KHÁN ĐÀI (Triết học Đông
Phương).
Trên trục Đông Tây Đông Khán Đài
ở giữa Đông Lang và Tháp Cao Thượng Phẩm.
Đông Khán Đài tương liên với Đông
Lang ở hướng Đông (ngay cạnh mặt hậu phía Nam Đền Thánh)
Đông Khán Đài cũng tương liên
với Tháp Đức Cao Thượng Phẩm (Chi Đạo: Tôn giáo) ở hướng Tây (về phía Cổng
Chánh Môn).
3.2/ Khoa Học Kỷ Thuật Tây
Phương (Tây Khán Đài)
Tây Khán Đài (Khoa học kỷ thuật
Tây Phương).
Trên trục Đông Tây, Tây Khán Đài
ở giữa Tây Lang và Tháp Cao Thượng Sanh.
Tây Khán Đài tương liên với
Tây Lang về hướng Đông (ngay cạnh mặt hậu phía Bắc Đền Thánh). Các cây kim trên
đồng hồ của Tây Lang chỉ ngay các số.
Tây Khán Đài cũng tương liên
với Tháp Đức Cao Thượng Sanh (Chi Thế: Đời) ở hương Tây (về phía Cổng Chánh
Môn).
3.3/ (Cửu Trùng Thiên) thể hiện
sự kết tinh để tạo nền văn minh mới.
Cửu Trùng Thiên là một khối hình
bát quái theo hình tháp. Bát quái tượng cho vạn linh sanh chúng, hình tháp tượng
cho sự tấn hóa.
Màu đỏ: Màu của Phái Ngọc. Chịu
trách nhiệm 03 viện: Hòa viện, Lại viện và Lễ viện. Ba viện nghiên cứu nầy mang
tính nội trị nên ở bên dưới để ổn định nhân sự & tổ chức.
Màu xanh: Màu của Phái Thượng.
Chịu trách nhiệm 03 viện: Học viện, Y viện, Nông viện.
Màu vàng: Màu của Phái Thái.
Chịu trách nhiệm 03 viện: Hộ viện, Lương viện, Công viện.
Cả 09 viện đều phải làm đúng
pháp luật tôn giáo khi vận hành.
Nhà bác học Enstiens nói rằng: "Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng". (Science without religion is lame. Religion without science is blind.)
Về đạo học: Cửu Trùng Đài là
thể xác. Hiệp Thiên Đài là chơn thần. Thể xác phải chịu sự hướng dẫn của chơn
thần (trí não) là thuận chiều phát triễn.
4/ Hiền tài, trí thức là cầu
nối giữa đạo và đời.
Thể pháp tôn giáo: Tam Thánh.
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bĩnh
Khiêm, ngài Victor Hugo và ngài Ngài
Tôn Trung Sơn được Đức Chí Tôn chọn làm đại diện cho nhân loại ký Đệ Tam Hòa Ước.
Tại sao lại chọn ba vị đại diện cho nhân loại?
Đức Chí Tôn chọn ba vị đại diện
cho nhân loại ký Đệ Tam hòa ước thể hiện triết lý dung hòa Đông Tây của Đạo Cao
Đài khi xây dựng nền văn minh mới:
Ngài Trạng Trình Nguyễn Bĩnh
Khiêm sanh ở phương Đông, phụng sự cho nhân loại theo quan điểm, tư tưởng phương Đông. Ngài đại diện cho Đông
phương triết học. Ngài viết chữ Nho, dịch ra quốc ngữ: Thiên
thượng Thiên hạ - Bác ái Công bình.
Ngài Victor Hugo sanh trưởng ở phương Tây, phụng sự cho nhân loại theo
quan điểm và tư tưởng phương Tây. Ngài đại diện cho Tây phương khoa học. Ngài
viết DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE. (Thượng Đế và nhân loại – Tình thương và Công
lý.)
Ngài Tôn Trung Sơn sanh ở
phương Đông, học với phương Tây và trở về Trung Hoa làm cuộc cách mạng Tam dân.
Trong Tam Thánh Ngài là người sống trong hai nền văn hóa Đông-Tây nên là biểu
tượng cho sự dung hòa cả hai nền văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.
Trong bức tranh Tam Thánh có
04 vầng hào quang. Riêng ngài Tôn Dật Tiên có 02 vầng: trên đầu và nghiên mực.
Điều đó thể hiện rằng nghiên mực của Ngài là sự kết tinh của trí tuệ, tư tưởng
Đông-Tây. Muốn viết nên giáo án, sử chương để thể hiện Bác-Ái Công-Bằng phải nhờ
vào nghiên mực, nghiên mực thể hiện cho cái dụng của đạo.
Ngài cầm nghiên mực thể hiện
rằng thời Tam-Kỳ Phổ-Độ là buổi dung hòa cả hai nền văn minh. Dù cho phương
Đông (cụ Trạng Trình, viết ngôn ngữ phương Đông, chữ Nho) hay phương Tây (cụ
Victor Hugo, viết bằng ngôn ngữ phương Tây, Pháp Văn) muốn tạo ra giáo án, sử
chương để xây dựng xã hội bác ái, công bằng cũng phải dung hòa cho phù hợp. Nếu
không có sự dung hòa (nghiên mực) thì cả Đông phương hay Tây phương cũng không
thế gì có giáo án hay sử chương.
(Xem thêm tại: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/04/2627-bns-hoa-binh-chung-song-so-10.html#more)
5/ Đạo Đời hòa nhập.
Đức Chí Tôn giao cho Hộ Pháp
gánh cả hai gánh đạo và đời.
Đại lộ Phạm Hộ Pháp giữa Đền
Thánh (tôn giáo) và Đại Đồng Xã (xã hội).
Giao thoa tôn giáo & xã hội
là 8 bức tranh tại Bao Lơn Đài. 8 bức tranh nầy nhô ra Đại Lộ Phạm Hộ Pháp và
chức sắc tôn giáo khi ra hay vô cũng đều phải đi dưới đó. Nghĩa là phải thực hiện
nó.
5.1/ 04 bức tranh bên ông Thiện:
Xây dựng cá nhân theo 04 tiêu chí.
5.1.1/ Rèn luyện bản thân: số
1.
Cần mẫn học tập. Lý Mật là
người rất siêng học, đi chăn trâu vẫn mang sách theo học (Ngưu giác quải thư).
5.1.2/ Rèn luyện bản thân: số
2.
Thanh Liêm: Hứa Do Sào Phủ.
5.1.3/ Rèn luyện bản thân: số
3.
Tín nghĩa: Bá Nha và Tử Kỳ.
5.1.4/ Rèn luyện bản thân: số
4.
Chí nhẫn: Khương Tử Nha &
Võ Kiết.
5.2/ 04 bức tranh bên ông Ác.
Bốn chương trình xây dựng xã hội.
5.2.1/ Chương trình thứ nhất:
Xây dựng hạ tầng, vua Võ trị
thủy sông trên Hoàng Hà. Nước là tài nguyên quí giá, là nguồn của sự sống, liên
quan mật thiết đến môi trường. Lập khu dân cư phải xem xét thủy văn, địa lý.
Khu công nghiệp lập thành thì nguồn nước ở đâu? Xài rồi thải ra thế nào? Nước
trong sinh hoạt, nước đã sử dụng… đều phải được tính toán chu đáo.
5.2.2/ Chương trình thứ nhì.
Chương trình lương thực: Ông
Thuấn làm ruộng.
Vận dụng và phối hợp các nguồn
lực mạnh mẽ để có cuộc sống ấm no, mạnh khỏe và hạnh phúc.
5.2.3/ Chương trình thứ ba.
Chương trình khoa học và giáo
dục. Trong bức tranh có câu đối:
Hổn Độn Sơ Khai Tòng Tiên
Giác.
Văn Minh Thành Lập Khải Hậu
Sinh.
5.2.4/ Chương trình thứ tư.
Chương trình kinh thương: Luật
Cung Cầu (Phạm Lãi & Tây Thi).
Phạm Lãi (Nam/dương) và Tây
Thi (Nữ/âm) ngồi trên hai đầu của một chiếc thuyền đi trên mặt nước. Phạm Lãi
là người viết ra sách lược kinh thương. Bức tranh tượng cho đầu ra và đầu vào
trong kinh thương. Đầu ra và đầu vào phải quân bình theo luật cung cầu.
6/ Nguồn máy thực thi.
6.1/ Hành chánh đạo: Hội
Thánh Cửu Trùng Đài chịu trách nhiệm hành pháp.
6.2/ Chánh trị đạo: chịu
trách nhiệm đề ra đường lối thực hiện, đề cử nhân sự để dâng lên thiêng liêng
là 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh. Những việc bàn
tính:
1- Giáo hoá Nhơn Sanh.
2- Lo liệu phương hay cho Ðạo với
Ðời khỏi điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức của Nhơn Sanh.
3- Phổ Ðộ Nhơn Sanh vào cửa Ðạo
dìu dắt Tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Ðạo.
4- Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ
bỏ những luật lệ của Ðạo không phù hợp với trình độ trí thức tinh thần của Nhơn
Sanh.
5- Lo cho nền Ðạo được trong ấm
ngoài êm, và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6- Xem xét và công nhận phương
diện chánh trị của Ðạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị sổ phỏng định năm
tới.
Bộ máy Thanh Tra nền Chánh Trị
Đạo thuộc về nhơn sanh.
Sau khi 03 Hội Lập Quyền bàn
tính và thống nhất xong thì dâng lên cho Quyền Chí Tôn tại thế (Giáo Tông và Hộ
Pháp).
Riêng về nhân sự hay các việc
tối quan trọng phải qua cơ bút tại Cung Đạo trong Đền Thánh.
7/ Chứng cứ từ lịch sử: Cuộc
cách mạng Nhơn-Nghĩa tại Châu Thành Thánh Địa.
Năm 1926 vùng Châu Thành
Thánh Địa là vùng đất xấu, người Pháp chê bỏ không khai thác. Hội Thánh Cao Đài
mua lại và xây dựng thành nơi trù phú.
Đạo thực hiện 05 chương trình: Gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết
và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh.
Gia cư: Mỗi gia đình về cư ngụ nơi Thánh Địa được Hội Thánh cấp vô thường
một phần đất 25m x 30 m.
Mưu sinh: Hội Thánh yêu cầu mỗi gia đình đều phải trồng lúa, mì, mía
hay các loại hoa màu. Trai, gái phải có nghề nghiệp (phù hợp với luật đạo) khi
lập gia đình. Bàn Trị Sự các địa phương đôn đốc và kiểm tra.
Giáo huấn: Hội Thánh lập ra Đạo Đức Học Đường để cho con em trong độ tuổi
đi học được đến trường. Giáo huấn được đưa vào Tân Luật và Đạo Luật. Nhà nào để
cho con dốt sẽ bị Hội Thánh định tội.
Kiến thiết: Đường xá ở vùng Châu Thành Thánh Địa có tỷ lệ đường gia
thông lớn nhất Việt Nam. Đường trong các khu dân cư thẳng tấp như bàn cờ. Đạo
có quy hoạch 40 cây số vuông làm thủ đô tôn giáo.
Tôn giáo: Hệ thống Bàn Trị Sự nơi các địa phương (Phận Đạo) chăm lo đời
sống tinh thần người đạo qua các buổi cúng liên gia hay khi có quan, hôn, tang
tế.
Hội Thánh kiến tạo, thiết kế rồi phổ biến cho nhơn sanh thực thi trong
tinh thần tự giác, tự nguyện. Hội Thánh chinh phục nhân tâm bằng nhơn nghĩa.
Khi nhơn nghĩa đã gieo vào lòng người, người đã biết mùi vị của nhơn nghĩa thì chính
họ thực hiện và giúp đở nhau cùng thực hiện. Bởi vì người dân biết rằng họ đang
xây dựng cuộc sống cho chính họ và thế hệ tương lai. Phân tích các việc làm của
Hội Thánh Cao Đài trên quan điểm cách mạng nhơn nghĩa sẽ hiểu và thấy rõ sự thật
như vậy.
Tóm lại: Đạo Cao Đài dùng nhơn
nghĩa để nâng cao cuộc sống của người dân về vật chất lẫn tinh thần. Đó là cuộc
cách mạng rất ôn hòa.
Chữ Nghĩa (bên Nữ Phái) và chữ Nhân bên Nam Phái. Tại mặt tiền Đền Thánh.
8/ Kết luận:
ĐĐTKPĐ là một phát minh mới để
xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Phát minh được nên hình bằng sự hội
nhập của con người và các Đấng thiêng liêng cao trọng nơi cõi vô hình.
Đạo Cao Đài được thiêng liêng
truyền dạy bài bản, mô hình, nguồn máy nhân sự để xây dựng nền văn minh mới phù
hợp với nhu cầu nhân loại trong thời toàn cầu hóa.
Nền văn minh mới có sự hòa nhập
đạo và đời.
Đề thi thời Tam Kỳ Phổ Độ đã
được trình chánh trước nhân loại.
Di Lặc Chơn Kinh: Nhược
hữu chúng-sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng
tùng thị Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ, tất đắc giải-thoát…
Theo đó thì Đạo là của chung
cho nhân loại. Trường thi công quả để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do
là dành cho cả chúng sanh.
Chúng sanh là toàn cả nhân loại
cho nên bất cứ ai (lương hay giáo) thực hành đúng với pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ
là lập công, lập đức, lập ngôn (Tam lập) để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ,
tự do được xã hội nhìn nhận thì Đấng Cao Đài nhìn nhận và ban thưởng theo
nguyên tắc: Dâng công đổi vị./.
TẠM
KẾT.
SƠ ĐỒ THỂ PHÁP QUA HÌNH VẼ.
1/ Đền Thánh.
2/ Đại Lộ Phạm Hộ Pháp.
3/ Trụ phướng.
4/ Cội Bồ Đề.
5/ Cửu Trùng Thiên.
6/ Tây Khán Đài.
7/ Đông Khán Đài.
8/ Tượng Thái Tử đi tầm đạo.
9/ Tháp Đức Phạm Hộ Pháp.
10/ Tháp Đức Cao Thượng Sanh.
11/ Tháp Đức Cao Thượng Phẩm.
12/ Cổng chánh môn.