Trang

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

2848. ĐỨC HỘ PHÁP: THẾ KỶ LÀ 120 NĂM.



THỂ PHÁP THẾ KỶ 120.

Đức Hộ Pháp thuyết đạo ngày 24-12- Đinh Hợi, 1948 tại trang 131, quyển 01 bản in 1970 có đoạn:
Chơn truyền buổi Chí Tôn tạo Càn Khôn Thế Giới Ngài nắm Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi trong tay để định Pháp Chánh Càn Khôn Vũ Trụ……
Nơi Ngọc Hư Cung định Pháp Chánh cũng như trong Càn Khôn Vũ Trụ là: 12 tháng một niên, 12 niên một giáp, 120 năm một thế kỷ (Tất cả đều cho rằng 100 năm là một thế kỷ như vậy không đúng.)

 Chúng tôi xin trình bày cách tính thế kỷ 120.

 1/ Thể pháp tôn giáo.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì Đức Hộ Pháp đã bố trí cách tính thế kỷ 120 tại Nghinh Phong Đài.
Vòng tròn bên trên bố trí Thập Thiên Can.
Hình vuông bên dưới bố trí Thập Nhị Địa Chi.
Theo cách bố trí trên vòng tròn và hình vuông như thế người Đạo Cao Đài hiểu rằng câu:  Trời tròn Đất vuông là nói về cái dụng của Trời & Đất (không phải nói về cái thể của Trời & Đất). Bởi lẽ đạo có thể và dụng. Phân tích câu Trời tròn Đất vuông theo cái thể là sai với điểm xuất phát ban đầu. (1).
1.1/  Đứng từ hướng Bắc đọc tên Can và Chi.
Thập Thiên Can khởi đầu bằng Can Giáp.
Thập Nhị Địa Chi khởi đầu bằng Chi Tý.
Bắt đầu ta có Giáp Tý.
Cứ phối hợp Can & Chi như vậy đến lần thứ ba ta có cung Bính Dần nằm tại chính Đông. Năm Bính Dần (1926) là năm tổ chức Lễ Khai Đạo. (2).
1.2/ Đọc tên Can & Chi từ hướng Tây Nam.
Tiếp tục phối hợp như vậy đến lần thứ tám ta có cung Tân Thân nằm tại chính Tây.
Tân Thân & Bính Dần là hai Cung duy nhất nằm ở chính phương: Đông & Tây.
Lần thứ 1: Giáp Tý.
Lần thứ 3: Bính Dần.
Lần thứ 8:  Tân Thân.
Giáp Tý & Bính Dần từ Nhị Kỳ Phổ Độ đã có trong cách tính Lục Thập Hoa Giáp.
Tân Thân xuất hiện trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Tại sao phải lấy Tân Thân vào?
Bởi vì Đạo có thể pháp và bí pháp.
Thể pháp đã có Cung Bính Dần ở chánh Đông mà không tính Cung Tân Thân ở chánh Tây là mất ý nghĩa của thể pháp; xét về tính đối xứng là phải tính Tân Thân vào. Không tính Tân Thân vào là rất phi lý.
Tam Kỳ Phổ Độ là cơ tận độ & độ tận cho nên một Can phối hợp được với cả 12 chi. Do vậy giáp một vòng là 120. Đây là sự khác biệt so với Nhị Kỳ Phổ Độ. Thời Nhị Kỳ Phổ Độ chưa phải là thời tận độ, cho nên một Can chỉ phối hợp được với sáu Chi. Do vậy giáp một vòng là 60 năm.
Tóm lại: Đức Hộ Pháp được sự chỉ dạy của thiêng liêng nên đã bố trí thể pháp tại Nghinh Phong Đài định rõ một thế kỷ là 120. Đến năm 1948 Ngài chỉ ra cho hậu tấn tìm học.
2/ Tên các Cung theo cách tính thế kỷ 120 năm.
Thể pháp tại Nghinh Phong Đài là cơ sở để hiểu thế kỷ 120 năm. Vậy căn cứ vào đâu để đọc tên các cung?
Theo thiễn ý phải căn cứ vào Phật Mẫu Chơn Kinh để đọc tên các Cung theo Tam Kỳ Phổ Độ.
Phật Mẫu Chơn Kinh câu 29-32.
… Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng,
Tùng Địa Chi hoá trưởng Càn Khôn.
Trùng hườn phục vị Thiên môn,
Ngươn linh hoá chủng quỉ hồn nhứt thăng….
(hết trích)
Theo đó hai chữ Trùng & Hườn (hoàn) cần hiểu đúng nghĩa để đọc tên các Cung theo cách Tam Kỳ Phổ Độ.
Trùng là lập lại nhiều lần, cùng giống nhau.
Hườn là quay về, trở lại hay trả lại.  
Cũng theo thứ tự các câu kinh thì Thập Thiên Can trước và Địa Chi sau. Do vậy chúng tôi hiểu rằng Thập Thiên Can là trùng và Thập Nhị Địa Chi là hườn.
Viết theo cách dùng Can làm thừa số chung và Chi làm số hạng:
+ GIÁP x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+  ẤT x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi ).
+ BÍNH x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ ĐINH x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ MẬU x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ KỶ x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+CANH x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ TÂN x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+ NHÂM x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
+QUÍ x (Tý; Sữu; Dần; Mẹo; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi).
Giáp một chu kỳ là 120 năm.
Đó chính là cách tính một thế kỷ là 120 năm theo lời giảng của Đức Hộ Pháp.

3/ Ý nghĩa thể pháp trong nền văn minh mới.