VNTB - Nạn nhân các Qũy tín dụng ở
Đồng Nai ra Trung ương cầu cứu
Minh Hải (VNTB) Thấy biểu tình và đối thoại
cũng không thể đòi được được tiền mà còn gặp phải những nguy hiểm nên một số nạn
nhân của các Qũy tín dụng ở Đồng Nai quyết định ra tận Hà Nội gửi đơn thư cầu cứu
đến các cá nhân lãnh đạo, ban ngành Trung ương để mong tìm kiếm sự hy vọng…
Như các bản
tin mà Việt Nam Thời Báo (VNTB) đã đưa trong thời gian qua, với những sai phạm
trong hoạt động tài chính tại các Qũy tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như:
Tân Tiến, Quảng Tiến, Thanh Bình, Thái Bình, Dầu Giây… đã khiến hàng trăm hộ
dân trở thành nạn nhân đang đối diện với tình cảnh không biết đến khi nào mới
đòi lại được số tiền đã gửi vào các Qũy tín dụng này.
Một dự thảo của Ngân hàng Nhà
nước ủy quyền cho ngân hàng Nam Á giải quyết tiền gửi cho bà con và cuộc họp
gần đây nhất tại Qũy tín dụng Thanh Bình. Ảnh: người dân cung cấp
|
Chia sẻ với VNTB, đã có không ít các hộ dân gửi
tiền cho biết niềm tin của họ gửi gắm vào dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chi nhánh tỉnh Đồng Nai” nay phải đón nhận một sự thật lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản, chiếm đoạt công sức lao động dành dụm cả đời của các hộ dân bằng hình thức
đặt tiền gửi của các hộ dân này nằm ngoài hệ thống báo cáo, tức là lập sổ ngoài
không báo về Ngân hàng Nhà nước. Người dân hoàn toàn không hay biết gì về hành
vi này cho đến khi có sự phanh phui đến từ Ngân hàng Nhà nước và sự vào cuộc điều
tra của các cơ quan chức năng.
Bức xúc vì bị lừa đảo từ độ khoảng một năm qua
kể từ khi hàng loạt Qũy tín dụng ở Đồng Nai bị đưa vàodiện kiểm soát đặc biệt,
nguy cơ mất trắng tài sản nên các hộ dân nhanh chóng đi rút tiền nhưng không kịp,
đa phần kết quả đón nhận hết cái hẹn lần này đến cái hẹn lần khác từ đại diện lãnh
đạo của các Qũy tín dụng thậm chí là hứa đó rồi lại thay đổi nhanh chóng. Một nạn
nhân của Qũy tín dụng Tân Tiến xin giấu tên chia sẻ với VNTB một ví dụ:
“Hôm 11/6, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có vào ra lệnh sổ trong cũng như sổ ngoài nhưng thông
báo xong thì đến ngày 19/6 rút lại, họ không đưa ra văn bản nào rút lại thông
báo này mà họ dùng một văn bản khác đưa lên nói không chi trả cho sổ ngoài, tất
nhiên sổ ngoài sẽ bị mất trắng. Cũng không phải mất trắng, mà chờ đến khi nào
ông Nghĩa (giám đốc quỹ Tân Tiến) bị xét xử, lúc này tài sản thất thoát rồi sau
đó chia theo tỷ lệ phần trăm chi trả …”
Bức xúc càng dồn nén hơn, mấy ngày gần đây các
hộ dân liên tiếp thay phiên nhau đến các Qũy tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai để biểu tình gây áp lực.
Có mặt tại Đồng Nai từ ngày 4-12/7/2018, VNTB
ghi nhận vào ngày 10/7/2018 Qũy tín dụng Tân Tiến họp cổ đông, có sự góp mặt của
ông Võ Khắc Hiển, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai nhưng
có điều bất thường là khi ông Hiển đến thì được lực lượng Công an hộ tống đi thẳng
lên phòng họp và đóng cửa, các hộ dân tập trung ở bên ngoài không thể vào theo
dõi phiên họp đặng đưa ý kiến với tư cách người gửi tiền.
Ngoài ra, theo như chia sẻ của một số hộ dân với
VNTB, họ quyết tâm dù máu có đổ cũng phải đòi cho bằng được số tiền đã gửi. Vì
tham gia biểu tình nên có một số phụ nữ đã nhảy từ trên xe buýt xuống đất, té
ngã, rách áo quần và thương tích tay chân để vật lộn với lực lượng bảo vệ ở Qũy
tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban tỉnh ...trong đó có lực lượng công an, các
thành phần lực lượng chức năng.
Trước áp lực đấu tranh của các hộ dân, một số
Qũy tín dụng đã áp dụng giải pháp chi trả cho mỗi hộ dân 100 triệu đồng khi đến
kỳ hạn, hộ dân nào nhận được đợt I thì sẽ không có tên nhận ở đợt II và tương tự
khi đã nhận ở đợt II thì sẽ phải không có tên nhận ở đợt III.
Các hộ dân mặc dù buộc phải nhận tiền để vớt
vác nhưng không chấp nhận cách giải quyết như thế này bởi theo các hộ dân ví dụ
một hộ dân gửi 5 tỷ đồng nếu phải đợi đến đợt để nhận 100 triệu đồng thì biết đến
khi nào mới nhận đủ số tiền gửi rồi theo thời gian đồng tiền sẽ trượt giá.
Hộ dân giấu tên bức xúc chia sẻ với VNTB:
“Tôi không biết họ dựa vào văn bản luật nào và
tôi cũng không tìm ra văn bản nào quy định chi trả 100 triệu đồng…tôi nghĩ cái
này là do ngân hàng ở tỉnh Đồng Nai này tự đặt ra thôi”
Thậm chí có nguồn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh Đồng Nai sẽ cùng với một ngân hàng thương mại cổ phần đóng trên
địa bàn tỉnh sẽ tiếp quản những Qũy tín dụng mất thanh khoản, đứng ra chi trả
những khoản tiền gửi cho các hộ dân. Tuy nhiên, các hộ dân cho VNTB biết là
không thể tin được nguồn thông tin này.
“Họ không bao giờ nói cụ thể là tên Ngân hàng cổ
phần nào mua mà họ chỉ nói là có ngân hàng cổ phần mua theo sự chỉ đạo của Ngân
hàng Nhà nước…tuy nhiên, cách đây khoảng mấy tháng trước sự thỏa thuận của hai
bên không có thỏa đáng nên giờ thỏa thuận lại một phần do dính vấn đề sổ ngoài.
Họ vẫn họp cổ đông bình thường nhưng vẫn chưa có thông báo gì đến với bà con…”
“Họ không bao giờ phát ngôn cụ thể là Ngân hàng
Nam Á hay bất kì một ngân hàng thương mại cổ phần nào là vì họ phát ngôn bằng
miệng chứ không bằng văn bản (có văn bản cũng không đóng dấu, ký tên)…”
Hiện tại VNTB đã nhận được thông tin các hộ dân
vừa phải đấu tranh trực diện tại các Qũy tín dụng ở Đồng Nai, vừa phải tập
trung lại cử người ra Hà Nội gửi đơn thư cầu cứu đến Đại biểu Quốc hội Dương
Trung Quốc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Ủy viên bộ Chính trị Trần Quốc Vượng…mọi
số người chia sẻ với VNTB, chuyến đi dù hy vọng là mong manh đi chăng nữa nhưng
vì tài sản của gia đình do lao động cả đời dành dụm mới có giờ không thể để mất
trắng được, phải tìm mọi cách để đòi./.