Trang

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

2737. Thông Cáo Báo Chí.


UPR đối với Việt Nam: Nhiều tổ chức XHDS đã phúc trình với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Thông Cáo Báo Chí
Ngày 16 tháng 7, 2018
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập buổi Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, hoặc UPR) đối với Việt Nam vào tháng 1 năm 2019. Ngày 12 tháng 7 vừa qua là hạn chót để các tổ chức xã hội dân sự góp ý. Trước và trong ngày này, BPSOS đã cùng với nhiều tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, khu vực và quốc tế nộp 4 bản phúc trình để góp ý trong một số lĩnh vực nhân quyền để Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nêu lên với phái đoàn Việt Nam tại buổi kiểm định UPR này.

“Từ năm 2010, BPSOS đã khai dụng các cuộc kiểm định định kỳ về nhân quyền của LHQ như thế và đã giúp cho nhiều tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam lên tiếng qua các diễn đàn này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói.
Việt Nam đã ký 7 trong số 9 công ước LHQ quan trọng về nhân quyền. Trung bình cứ 4.5 đến 5 năm thì quốc gia ký kết công ước lại qua cuộc kiểm định về thực thi công ước ấy. Cộng với cuộc kiểm định UPR, qua đó mọi lĩnh vực nhân quyền đều được xét đến, Việt Nam phải trải qua 8 cuộc kiểm định định kỳ mỗi 4.5 – 5 năm, tức là trung bình 2 cuộc kiểm định mỗi năm.
“Mỗi cuộc kiểm định như vậy lại là cơ hôi cho người dân trong nước, qua các tổ chức XHDS, lên tiếng với quốc tế về tuân thủ của nhà nước đối với các cam kết quốc tế về nhân quyền”, Ts. Thắng nhận định. “Vấn đề là các tổ chức XHDS ở Việt Nam cần tạo cho mình năng lực chuyên môn cần thiết để khai thác những cơ hội này.”
Các XHDS tham gia vào các  buổi Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát như thế nào (ảnh:https://www.upr-info.org)

Bản góp ý về cải tổ khung luật cho phù hợp với các hiệp ước về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, được BPSOS nộp chung với: Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hội Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu, và Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Bản phúc trình này nêu lên việc nhà nước Việt Nam lấy lý do “an ninh quốc gia” để giới hạn nhân quyền, vấn đề ngược đãi tù nhân chính trị, cản trở tự do biểu đạt, ngăn cấm người dân thực thi quyền hội họp, và vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền của người thiểu số. Có thể xem toàn văn bản phúc trình tại đây: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/07/Vietnam-2019-UPR-Compliance-with-international-treaties.pdf

Bản góp ý về tôn trọng, bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo, được BPSOS nộp chung với: Hội Đoàn Kết Phật Giáo, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo – Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại, Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Hội Người Hmong Đoàn Kết cho Công Lý, và Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên. Bản phúc trình này tập trung vào việc thực thi Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo, và việc sử dụng các tác nhân phi chính phủ trong chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Toàn văn bản phúc trình: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/07/Vietnam-UPR-2019-FORB-Joint-Submission.pdf
Bản góp ý về tự do biểu đạt, báo chí và internet, nộp chung với Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Bản phúc trình này tổng lược các điều khoản trong luật Việt Nam có mục đích kiểm soát tự do biểu đạt, báo chí và internet, và sự áp dụng các điều luật này để khống chế tự do tư tưởng và ngôn luận. Bản phúc trình cũng trình bày về các cuộc biểu tình chống Luật An Ninh Mạng và việc đàn áp người biểu tình. Toàn văn bản phúc trình: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/07/Vietnam-UPR-2019-joint-submission-on-freedoms-of-thought-and-expression-1.pdf
Bản góp ý về tình trạng người dân “vô tổ quốc”, nộp chung với 2 tổ chức Statelessness Network Asia Pacific và Institute on Statelessness and Inclusion. Bản phúc trình đã nói về tình trạng hàng chục nghìn người Hmong và người Tây Nguyên bị từ chối chứng minh nhân dân, hộ khẩu và kể cả giấy khai sinh vì họ theo Đạo Tin Lành. Tình trạng của những nạn nhân buôn người bị từ chối giấy tuỳ thân sau khi hồi hương cũng được nói đến. Toàn văn bản phúc trình: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/07/ISI-UPR-Submission-Viet-Nam-For-Website.pdf
Ngoài ra, tổ chức Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam, cũng đã nộp bản phúc trình về việc thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn mà Việt Nam đã ký năm 2013. Toàn văn bản phúc trình: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/07/Universal_Periodic_Review_2018_VN-CAT.pdf
Ngày 30 tháng 4 vừa qua, BPSOS cũng đã hỗ trợ cho nhiều tổ chức XHDS nộp phúc trình góp ý với cuộc kiểm định Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.
Bài liên quan:
10 tổ chức XHDS góp ý cho cuộc kiểm điểm nhân quyền đối với Việt Nam
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1329-2018-04-30-23-12-48.html
Vận Dụng UPR Để Phát Huy Xã Hội Dân Sự
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2798
LHQ Kiểm Tra Việt Nam về Nhân Quyền: Phúc Trình của Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2624
Để Dân Việt Lên Tiếng Với Quốc Tế
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2617