Cần liên lạc với các nạn nhân
tra tấn đang ở Hoa Kỳ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 3, 2017
Việc thành lập danh sách các quan chức Việt Nam để đề nghị chế
tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu đã hoàn tất. Nay chúng tôi (BPSOS) chuẩn bị để
khai dụng Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tra Tấn (Torture Victim Protection Act, 28
U.S.C. § 1350) nhắm đưa ra toà án Hoa Kỳ các thủ phạm thực thi hay chỉ thị việc
tra tấn.
Ban hành năm 1992, luật
này cho phép nạn nhân, nếu đang ở Hoa Kỳ, kiện ra toà án Hoa Kỳ các thủ phạm là
giới chức chính quyền ngoại quốc để đòi bồi thường; các thủ phạm này không được
hưởng quyền miễn truy tố (immunity). Xem: https://www.gpo.gov/fdsys/pkg/STATUTE-106/pdf/STATUTE-106-Pg73.pdf
Chúng tôi đã có sẵn trên chục hồ sơ loại này và muốn thu thập thêm
hồ sơ để nghiên cứu kỹ lưỡng cách khai dụng luật kể trên một cách tối ưu. Các
tiêu chuẩn cho hồ sơ mà chúng tôi đang thu thập gồm có:
(1) Hồ sơ liên can đến sự tra tấn hay sự sát hại
ngoài pháp luật trong 10 năm trở lại đây;
(2) Nạn nhân tra tấn, hay thân nhân trực hệ của
người bị sát hại, đang ở Hoa Kỳ, bất luận có là công dân Hoa Kỳ hay không;
(3) Danh tính và sự liên can của thủ phạm trực
tiếp hay cấp chỉ thị được xác định rõ rệt.
Nếu hội đủ các tiêu
chuẩn này, xin điền đơn mẫu ở cuối bài và gửi về email: bpsos@bpsos.org,
hoặc về địa chỉ:
BPSOS/Tra Tấn
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041
Ông Trần Thanh Tiến, một giáo
dân Cồn Dầu bị tra tấn, điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Một số điểm lưu ý:
(1) Thủ phạm bao gồm những người có thẩm quyền
thực sự hay thẩm quyền biểu kiến, hoặc những ai hành động dưới mầu sắc luật
pháp – ví dụ, họ có thể là viên chức chính quyền, thành viên uỷ ban nhân dân,
công an viên, cảnh sát viên, dân phòng, thanh niên xung phong, cán bộ cơ quan
nhà nước…;
(2) Thủ phạm có thể là người trực tiếp tra tấn
hoặc là cấp trên đã chỉ thị, cho phép, dung túng hay biết nhưng lờ đi cho hành
vi tra tấn.
(3) Tra tấn được định nghĩa là “bất cứ hành vi
nào nhắm vào một cá nhân đang bị giam giữ hay bị quản thúc bởi thủ phạm, mà qua
đó sự đau đớn hay đau khổ trầm trọng, mang tính cách thể xác hay tinh thần, đã
được chủ ý gây ra cho người đó với các mục đích như khai thác thông tin hay lấy
cung từ người đó hay từ một đệ tam nhân, trừng phạt người đó vì hành động
mà người đó hay một đệ tam nhân đã làm hoặc bị tình nghị đã làm, đe doạ hay ép
buộc người đó hay một đệ tam nhân, hoặc bất kỳ lý do nào dựa trên bất kỳ hình thức
kỳ thị nào.
(4) Sự đau đớn hay đau khổ tinh thần có
nghĩa là sự tổn thương tinh thần dài lâu gây nên do hậu quả của – (A) sự chủ
tâm gây ra hay đe doạ sẽ gây ra sự đau đớn hay đau khổ nghiêm trọng về thể xác;
(B) sự bắt dùng hay áp dụng, hoặc đe doạ sẽ bắt dùng hay áp dụng, các chất gây
biến đổi trí tuệ hoặc các thể thức được tính toán để làm gián đoạn sâu đậm các
giác quan hay cá tính; (C) sự đe doạ cận kề bị giết chết; hoặc (D) sự đe doạ
cận kề là một người khác sẽ bị giết chết, sẽ phải đối mặt với sự đau đớn hay
đau khổ thể xác, hoặc sẽ bị bắt dùng hay áp dụng các chất biến đổi trí tuệ hoặc
các thể thức được tính toán để làm gián đoạn sâu đậm các giác quan hay cá tính.
(5) Các thông tin về thủ phạm cần bao gồm danh
tính, ngày sinh, cấp bực, đơn vị và cơ quan vào thời điểm xảy ra tra tấn, và
các thông tin tương tự hiện nay nếu đã đổi nhiệm sở; đối với thủ phạm đã về
hưu, xin cung cấp địa chỉ cư trú.
(6) Đối với mỗi thủ phạm, cần mô tả sự liên can
của người ấy ra sao đến hành vi tra tấn hay sát hại ngoài luật pháp.
(7) Chúng tôi hiện thu thập hồ sơ để xem xét chứ
không hứa hẹn bất cứ điều gì với người gửi hồ sơ hay các nạn nhân trong hồ sơ.
Đây sẽ là bước thứ 3 trong việc sử dụng luật Hoa Kỳ để chế tài hay
trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền và các giới chức
chính quyền Việt Nam.
Bước 1 là vận động đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi (Watch
List) hay Danh Sách Phải Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế năm 1998 và luật bổ sung năm 2016; khi bị vào danh sách CPC thì chính quyền
Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số biện pháp chế tài tập thể. Chúng tôi đã nộp
các thông tin về đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng cho Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ.
Bước 2 là vận động chế tài cá nhân các quan chức vi phạm nhân
quyền nghiêm trọng theo Luật Magnitsky Toàn Cầu được ban hành năm 2016. Chúng
tôi đã hoàn tất số hồ sơ cần thiết để sử dụng cho cuộc vận động năm 2017.
Trong trường hợp nạn nhân tra tấn đang ở Hoa Kỳ và thủ phạm có tài
sản ở Hoa Kỳ, bước 2 và 3 bổ sung cho nhau: Luật Magnitsky Toàn Cầu cho phép
đóng băng tài sản của thủ phạm, còn Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tra Tấn cho phép tịch
thu tài sản ấy để bồi thường cho nạn nhân. Và những thủ phạm chưa cất giữ tài
sản ở Hoa Kỳ sẽ không dám chuyển của sang Hoa Kỳ để rồi bị tịch thu.
Chúng tôi sẽ tuần tự công bố bước 4 và bước 5 từ giờ đến cuối năm.
Đơn mẫu để cung cấp thông tin
về tra tấn
Thông tin về người cung cấp
thông tin:
Danh tính:
Địa chỉ email:
Số điện thoại:
Tên Skype:
Địa chỉ email:
Số điện thoại:
Tên Skype:
Loại hồ sơ (xin đánh dấu):
___ Tra tấn
___ Sát hại ngoài pháp luật
Thông tin về nạn nhân tra tấn
hay thân nhân của người bị sát hại đang ở Hoa Kỳ:
Danh tính:
Địa chỉ email:
Số điện thoại
Thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ nơi đang cư ngụ:
Địa chỉ email:
Số điện thoại
Thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ nơi đang cư ngụ:
Mô tả hành vi tra tấn và hoàn
cảnh xảy ra tra tấn:
Thông tin về thủ phạm:
Hình nhận diện:
Danh tính:
Ngày sinh:
Chức vụ, cấp bậc khi xảy ra sự việc:
Đơn vị, cơ quan khi xảy ra sự việc:
Danh tính:
Ngày sinh:
Chức vụ, cấp bậc khi xảy ra sự việc:
Đơn vị, cơ quan khi xảy ra sự việc:
(Nếu các thông tin trên đã thay đổi, xin ghi cấp bậc, chức vụ, đơn
vị và cơ quan hiện hành; nếu đã về hưu thì xin cho biết thủ phạm hiện đang sinh
sống nơi đâu.)
Mô tả sự liên can của thủ phạm
vào hành vi tra tấn (trực tiếp hay chỉ thị):
Nếu có nhiều hơn một thủ phạm, xin cung cấp các thông tin tương tự
như trên cho mỗi thủ phạm.