VNTB- Nhân quyền với Hà Nội: mọi chuyện vẫn còn bỏ ngỏ?
Thới Bình
(VNTB) – Từ các bản ghi được Nhà Trắng phát hành liên quan chuyến công du của phái đoàn Tổng thống Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho thấy vấn đề nhân quyền được đặt ra với nhiều bỏ ngỏ.
Ở bản ghi về bài phát biểu đáp từ của Tổng thống Biden, có đoạn chuyển ngữ sang tiếng Việt như sau:
“Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam; tăng cường an ninh y tế toàn cầu và nâng cao các phương pháp điều trị bệnh ung thư và HIV/AIDS; tăng cường hợp tác an ninh của chúng ta, bao gồm cả việc chống buôn bán người.
Tôi cũng nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục – đối thoại thẳng thắn về vấn đề đó.
Có lẽ điều quan trọng nhất đối với tương lai của chúng ta là chúng ta đang tăng cường gấp đôi mối quan hệ giữa con người với con người. Họ chính là trung tâm của mối quan hệ đối tác của chúng tôi. Trong đó bao gồm hàng triệu người Mỹ gốc Việt đang củng cố các cộng đồng trên khắp nước Mỹ mỗi ngày và đang mong chờ kết quả của cuộc họp này”.
Tuy nhiên ở phần họp báo, từ bản ghi cho thấy có vẻ đã không được ‘mặn mà’ trong trao đổi vấn đề nhạy cảm này:
“Hỏi: Thưa Tổng thống, có phải ông đang đặt lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ lên trên nhân quyền ở Việt Nam?
Trả lời: Bạn có thời gian cho một điều nữa. Chúng tôi đã đến đây bằng mọi cách. Chúng tôi đã đến đây bằng mọi cách.
Hỏi: Ông có đang đặt lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ lên trên nhân quyền ở Việt Nam không?
TỔNG THỐNG: (Không nghe được) về vấn đề nhân quyền, và tôi đã nêu vấn đề đó với mọi người tôi gặp.
Cảm ơn”.
Liên quan vấn đề nhân quyền, tại buổi họp báo này đã được ông Biden đề cập trong phần mở đầu họp báo trong tổng thể tóm tắt thuật lại cuộc gặp gỡ G20 ở Ấn Độ vừa kết thúc – trích phần đề cập nhân quyền:
“Tôi muốn một lần nữa cảm ơn Thủ tướng Modi vì sự lãnh đạo và lòng hiếu khách của ông trong việc đăng cai tổ chức G20.
Ông ấy và tôi đã có những cuộc thảo luận quan trọng về cách chúng tôi tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ, dựa trên chuyến thăm của Thủ tướng tới Nhà Trắng vào tháng 6 năm ngoái.
Và, như tôi vẫn thường làm, tôi nêu lên điều quan trọng – tôn trọng nhân quyền và vai trò quan trọng của xã hội dân sự và báo chí tự do trong việc xây dựng một đất nước hùng mạnh và thịnh vượng cùng với ông Modi.
Và chúng tôi — đã hoàn thành rất nhiều công việc quan trọng, và tôi đang mong chờ một ngày mai tốt lành nữa ở Việt Nam”.
Một số thông tin khác liên quan về chuyến công du này cũng được Nhà Trắng công khai bản ghi – trích phần chuyển ngữ nội dung Thư ký Báo chí Karine Jean-Pierre và Phó cố vấn An ninh Quốc gia Jon Finer:
“Hỏi: Ông có thể bình luận một chút về thông tin mới từ tờ New York Times và một số tờ báo khác rằng Việt Nam đang đàm phán với Nga về một thỏa thuận vũ khí mới, một thỏa thuận có khả năng gây ra các lệnh trừng phạt từ Mỹ?
Ông Finer: Tôi nghĩ điều này đòi hỏi một chút bối cảnh. Một, Hoa Kỳ đã rõ rằng chúng tôi không khuyến khích các quốc gia có quan hệ đối tác an ninh, quan hệ quân sự với Nga vì nhiều lý do được xác định. Bởi sẽ không hợp lý chút nào khi có mối quan hệ an ninh với một quốc gia đang phạm tội ác chiến tranh, vi phạm luật pháp quốc tế. Và chúng tôi phản đối điều đó và chúng tôi làm việc với một số quốc gia trên thế giới để hạn chế những tương tác đó.
Thứ hai, bạn biết đấy, điều quan trọng là phải thừa nhận Việt Nam đã có mối quan hệ hàng chục năm với Nga, và mối quan hệ quân sự kéo dài hàng chục năm với Nga. Chúng tôi đúng là có sự khó chịu khi thấy mối quan hệ này ngày càng tăng từ phía Việt Nam.
Chúng tôi đang làm việc – không chỉ với Việt Nam, mà còn với một số quốc gia trong lịch sử đã có quan hệ đối tác quân sự và an ninh chặt chẽ với Nga – để chỉ ra một điều mà tin rằng họ đã nhận ra rất rõ ràng rằng cần thoát khỏi sự lệ thuộc của Nga.
Chúng tôi sẽ làm việc đó với Việt Nam. Chúng tôi đang làm việc về vấn đề đó với một số đối tác truyền thống của Nga. Và chúng tôi nhận thấy không chỉ họ đón nhận những ý tưởng của chúng tôi về chủ đề này, mà nhiều người trong số họ đang tìm kiếm những cơ hội này để một lần nữa đa dạng hóa, thoát khỏi lệ thuộc vào nước Nga về quân sự.
Đây là một công việc đang được tiến hành. Đó là điều sẽ nằm trong chương trình nghị sự của chuyến thăm này ở Hà Nội. Và bạn biết đấy, ngoài điều đó ra, không còn gì nhiều để nói về nó nữa”.
…Như vậy, xem ra vấn đề nhân quyền và ‘thoát Nga’ là hai ‘đầu việc’ mà Washington không dễ trong một sớm, một chiều với Hà Nội.
______________
Tham khảo: