Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

4295. CÁCH VIẾT MỘT BẢN BÁO CÁO VI PHẠM NHÂN QUYỀN

 

CÁCH VIẾT MỘT BẢN BÁO CÁO VI PHẠM NHÂN QUYỀN

Ngày 30 tháng 1 năm 2019

http://machsongmedia.com

https://machsongmedia.org/kienthuc/luatphap/1523-anonymous-2.html

Vì nhu cầu hội nhập thế giới để duy trì chế độ, trong hơn 3 thập niên qua nhà nước Việt Nam đã có nhiều cam kết với quốc tế từ việc ký các công ước LHQ về nhân quyền đến việc chấp nhận những điều khoảnh nhân quyền trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Khi đã ký thì phải thi hành. Mọi lý do viện dẫn để không thi hành đúng đắn và đầy đủ chỉ là nguỵ biện và không được quốc tế chấp nhận.

Tuy nhiên, quốc tế sẽ không thể nào biết rằng trong thực tế chính phủ Việt Nam tuân thủ hay vi phạm các cam kết. Cách duy nhất để họ theo dõi và kiểm tra là khi người dân báo động quốc tế mỗi khi xảy ra sự vi phạm.

Từ năm 2012, BPSOS đã tổ chức các khoá huấn luyện về báo cáo các vi phạm nhân quyền với LHQ. Đến nay, khoảng 2000 người đã qua khoá huấn luyện này. Số bản báo cáo vi phạm mà họ thực hiện đã lên đến gần 200.

Để khuếch tán việc huấn luyện, chúng tôi sẽ cho ra mắt loạt video dẫn nhập. Sau đây là video tóm tắt cách thức viết một bản báo cáo theo tiêu chuẩn LHQ: 

Xin tải thêm tài liệu đi kèm: https://bit.ly/3alsq0H

Chúng tôi sẽ sản xuất nhiều video tương tự.

Xin quý độc giả của báo Mạch Sống hãy ghé thăm trang facebook: BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam và bấm theo dõi trang để giúp BPSOS phổ biến luật pháp quốc nội cho người dân Việt Nam. Xin quý vị vào bằng link này: https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/

*******
Lời thoại trích từ video:

Chào các bạn! Tôi là Huy. Và hôm nay tôi sẽ làm 1 video ngắn để hướng dẫn các bạn cách viết một bản báo cáo vi phạm nhân quyền theo đúng chuẩn của LHQ.

Thực ra thì nhân quyền nó sẽ bao gồm rất là nhiều quyền, nên tôi chỉ liệt kê ra những quyền mà tại các nước độc tài, chúng ta hay bị vi phạm nhất. Đó là quyền tự do tôn giáo hay niềm tin, quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do đi lại… Tuy các quyền này nếu bị vi phạm thì sẽ có những mẫu báo cáo khác nhau. Nhưng chung quy lại thì chúng ta đều phải làm rõ tất cả những điều mà tôi sẽ nói trong video này.

Đầu tiên đối với 1 vụ vi phạm, có thể chúng ta biết rất rõ về nó, nhưng các cơ quan nhân quyền LHQ thì không. Vì vậy chúng ta phải mô tả 1 chút về bối cảnh của đối tượng bị vi phạm nhân quyền.

Nếu xem đến đây mà các bạn đang thắc bối cảnh là gì thì đừng lo. Tôi sẽ cho các bạn câu trả lời ngay sau đây.

Tôi lấy ví dụ về một vụ vi phạm tại Giáo xứ A

Thì Bối cảnh sẽ là: Lịch sử hình thành, địa điểm, bao nhiêu giáo dân, diện tích bao nhiêu..vv…

Vậy là chúng ta đã xong nội dung đầu tiên. Bây giờ chúng ta sẽ sang nội dung thứ 2 nhé.

Và phần này chúng tôi gọi nó là 4W và 1H

4W là viết tắt 4 chữ cái đầu của Who, Where, When, Why?

1H là viết tắt chữ cái đầu của How?

Nhưng thứ tự được sắp xếp sẽ là Who, Where, When, How, Why

Đối với Who? Tức là Ai?

Ở phần này các bạn cần làm rõ ai là nạn nhân của vụ vi phạm và ai là kẻ vi phạm

Tiếp theo là Where? Tức là ở đâu? ở phần này các bạn chỉ cần ghi rõ địa điểm xảy ra vụ vi phạm.

Thực ra phần này không phải là chỉ cần ghi rõ thôn bản, xã, huyện hay tỉnh nhé các bạn. Phần này các bạn cần ghi rõ là tại tư gia hay nhà thờ hoặc chùa chiền… tuỳ thuộc vào vụ vi phạm.

Chúng ta chuyển tiếp sang phần When? Tức là khi nào?

Phần này khá đơn giản, các bạn chỉ cần ghi rõ các mốc thời gian của từng thời điểm xảy ra vụ vi phạm. Càng rõ ràng càng tốt.

Nếu sực việc trải dài trong một thời gian, bạn cần nêu rõ các mốc điểm thời gian chính yếu.

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần How? Nghĩa là vụ việc xảy ra như thế nào?

Phần này chúng ta không nên kể lể quá chi tiết, chỉ cần cho biết tóm tắt từng sự việc một và hậu quả của nó (nếu có).

Và phần cuối cùng của nội dung thứ 2 là Why? Tức là tại sao xảy ra vụ vi phạm?

Ở phần này chúng ta cần phải nêu rõ lý do vì sao lại dẫn đến vụ vi phạm, Đặc biệt là phải nói sự thật.

Tôi lấy Ví dụ: Hôm nay các bạn có một sinh hoạt tôn giáo và cán bộ địa phương đến dò xét tình hình. Sau đó các bạn bắt giữ vị cán bộ này vì cho rằng họ (cán bộ) vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo của các bạn.Và Sự việc các bạn bắt giữ người (cán bộ) khiến chính quyền địa phương đem lực lượng (công an, cảnh sát, dân quân…) đến để đàn áp, thì các bạn cũng phải trình bày hết ra như vậy.

Các bạn cần lưu ý: Qua ví dụ này tôi không khuyến khích các bạn bắt giữ cán bộ nhà nước khi họ đang làm nhiệm vụ đâu.Điều tôi muốn nói là các bạn phải trung thực trong mọi thông tin, không được cáo buộc những điều không thực vì muốn quốc tế phản ứng mạnh mẽ với chế độ.

Một khi LHQ mất uy tín vì căn cứ vào thông tin mà các bạn đưa ra không xác thực, thì tiếng nói của LHQ với chính quyền sở tại sẽ bị giảm.

Và nội dung cuối cùng của video này:

Nếu bạn không phải là nạn nhân trong vụ việc mà chỉ là người làm báo cáo thì bạn cần phải thu thập các tài liệu của vụ việc cho chính xác theo 5 bước trên. Bạn phải được sự đồng ý của nạn nhân để thay mặt họ làm báo cáo.  Lưu ý là nạn nhân có muốn giữ bí mật thông tin cá nhân của họ hay không.  Các tài liệu (văn thư, giấy mời…) và hình ảnh tại hiện trường, nếu có, cần được kèm theo Báo Cáo Vi Phạm.

Và điều quan trọng nhất là các bạn phải trung thực khi trình bày sự kiện, có sao nói vậy và tránh những bình luận mang tính cảm xúc, lên án.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.