Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

4294. NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM ĐI NGƯỢC CHIỀU ...

 

Tổng Thư Ký LHQ: Việt Nam hăm doạ và trả thù người báo cáo vi phạm

  • Tăng áp lực lên Việt Nam về phòng, chống buôn người

Mạch Sống, ngày 15 tháng 9, 2022

http://machsongmedia.org

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1853-tong-thu-ky-lhq-viet-nam-ham-doa-va-tra-thu-nguoi-bao-cao-vi-pham.html

Ngày 14 tháng 9, Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres công bố tại phiên họp thứ 51 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ bản phúc trình hàng năm về tình trạng hăm doạ và trả thù đối với những người báo cáo với LHQ các vụ vi phạm nhân quyền. Việt Nam nằm trong số 21 quốc gia bị nêu tên trong bản phúc trình năm nay, với các trường hợp được nêu bao gồm: nữ nạn nhân buôn người H’Thái Ayun, nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ.

“Các thành phần hữu trách của LHQ ghi nhận rằng các vụ việc này không chỉ nhằm bịt miệng một số cá nhân hoặc nhóm riêng biệt mà còn góp phần tạo bầu khí tự kiểm duyệt nhằm cản trở những người khác không hợp tác với hoặc báo cáo cho LHQ. Tên họ và thông tin chi tiết về các cá nhân và nhóm bị ảnh hưởng trong thời kỳ báo cáo không được công bố vì e rằng họ sẽ bị trả thù thêm nữa,” bản phúc trình viết về Việt Nam.

Các thành phần giấu tên bao gồm nhiều nạn nhân buôn người hồi hương từ Ả Rập Xê Út, thân nhân của họ, và một số nhóm tôn giáo Tây Nguyên, Hmong và Cao Đài.

UN_Human_Rights_Council_session.jpg

Hình 1 – Một phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (hình của LHQ)

Trong trường hợp cô H’Thái Ayun, nạn nhân buôn người ở Ả Rập Xê Út, bản phúc trình cho biết là sau khi Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nạn buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em lên tiếng với chính phủ Việt Nam thì chính đương sự đã bị đe doạ tính mạng ở quốc gia sở tại, đồng thời thân nhân ở Việt Nam bị hăm doạ liên tục.

“Trường hợp của cô H’Thái Ayun cho thấy sự gia tăng việc nhắm mục tiêu [vào đương sự] sau khi cơ chế nhân quyền hữu trách LHQ can thiệp,” theo bản phúc trình.

Ngày 26 tháng 4 vừa qua, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nạn buôn người cùng với 4 chuyên gia nhân quyền khác của LHQ gửi giác thư chung cho chính phủ Việt Nam, phản đối việc leo thang hăm doạ và trả thù đối với cô H’Thái Ayun cũng như bày tỏ sự thất vọng là chính phủ Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi cụ thể được nêu lên trong bức giác thư chung trước đó.

“Chúng tôi đã phối hợp với chính phủ Ả Rập Xê Út, văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ và tổ chức IOM để khẩn cấp đưa cô ấy đến một quốc gia khác an toàn hơn,” Ts. Thắng giải thích. “Cô ấy sẽ không an toàn nếu ở lại Ả Rập Xê Út hoặc trở về Việt Nam.”

Trong trường hợp của Phạm Đoan Trang, bản phúc trình cho biết là LHQ đã nhận được các thông tin báo cáo của nhà báo tự do này về thảm hoạ môi sinh do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh gây ra.  Ngày 29 tháng 10 và rồi 23 tháng 12, nhiều thành phần hữu trách của LHQ đã lên tiếng với chính phủ Việt Nam, nêu rõ rằng các báo cáo như vậy là cần thiết giúp LHQ thực thi trách nhiệm giám sát và bảo vệ nhân quyền của mình.

“Những người báo cáo vi phạm được LHQ xem là thành phần hợp tác với LHQ và do đó được LHQ bảo vệ,” Ts. Thắng giải thích.

Ngoài ra, bản phúc trình còn cập nhật tình trạng của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Qua bản phúc trình, Tổng Thư Ký LHQ bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khoẻ và tinh thần của Ông Thuỵ.

Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ là một trong số những người tù lương tâm có hồ sơ nộp với Tổ Công Tác LHQ về Giam Giữ Tuỳ Tiện. Trong năm 2021 và 2022, BPSOS đã nộp tổng cộng 8 hồ sơ bao gồm tổng  cộng 12 tù nhân lương tâm cho tổ công tác này:

Huynh Minh Tam (01-18-2022)
Nguyen Thuy Hanh (01-05-2022)
Can Thi Theu, Trinh Ba Tu and Trinh Ba Phuong (06-14-2021)
Y Tup Knul (06-09-2021)
Tran Thanh Phuong (06-07-2021)
Tran Duc Thach (06-07-2021)
Dinh Thi Thu Thuy (04-05-2021)
IJAVN members (01-18-2021) 

Hàng năm BPSOS đều cung cấp thông tin về hăm doạ và trả thù cho chuyên trách của LHQ theo dõi tình trạng này, trực thuộc văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ.

“Bản phúc trình vừa được Tổng Thư Ký LHQ công bố có tác dụng thúc đẩy Hoa Kỳ theo dõi và đánh giá những động thái của Việt Nam về phòng, chống buôn người để xem đó là thực chất hay chỉ là khoa trương,” Ts. Thắng nhận định. “Điều này quyết định Việt Nam sẽ tiếp tục ở Hạng 3 vào năm tới hay không.”

Theo Ông, cách làm của BPSOS là vận dụng sự lên tiếng của LHQ để vận động các chính quyền dân chủ tạo áp lực lên Việt Nam và sẵn sàng áp đặt biện pháp chế tài khi cần mà dẫn chứng là việc vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Hạng 3 về nạn buôn người. Đây là hạng tệ nhất, đi kèm với các biện pháp chế tài và cấm vận nếu không có sự cải thiện.

“Chúng tôi tận dụng mọi cơ hội thuộc cơ chế nhân quyền LHQ cho chiến lược này,” Ts. Thắng nói. “Việt Nam vừa xong cuộc giải trình ngày 12 và 13 tháng 9 trước Uỷ Ban LHQ về Quyền Trẻ Em thì lập tức phải đối mặt với bản phúc trình về hăm doạ và trả thù của Tổng Thư Ký LHQ.”

Bản phúc trình này còn nhấn mạnh mối quan ngại của LHQ về đội ngũ người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù ngày càng đông. Ngày 22 tháng 11, 8 cơ chế nhân quyền LHQ cùng gửi giác thư chung về khuynh hướng án tù ngày càng tăng. Giác thư này nêu tên của 39 tù nhân lương tâm với án tù 10 năm trở lên và 4 trường hợp thân nhân của họ bị sách nhiễu nghiêm trọng. BPSOS đã đóng góp thông tin cho giác thư chung này.

Hăm doạ và trả thù người báo cáo vi phạm tự nó là một vi phạm nghiêm trọng đối với quốc gia thành viên của LHQ vì làm vậy là cản trở vai trò và thẩm quyền giám sát và bảo vệ nhân quyền của LHQ.

Ngày 29 tháng 9, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ có buổi trình bày và trao đổi quanh bản phúc trình về hăm doạ và trả thù năm nay.

Thông tin liên quan:

Bản phúc trình về hăm doạ và trả thù: https://www.ohchr.org/en/documents/thematic-reports/ahrc5147-cooperation-united-nations-its-representatives-and-mechanisms

Giác thư chung về tù nhân lương tâm với án tù nặng: https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=26765