Trang

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

4276. Việt Nam phản hồi ...

 

VNTB – Việt Nam phản hồi Văn thư kêu gọi khẩn cấp cho nạn nhân của nạn buôn người từ Ả Rập Xê Út

VNTB –  Việt Nam phản hồi Văn thư kêu gọi khẩn cấp cho nạn nhân của nạn buôn người từ Ả Rập Xê Út

(VNTB) – “Người lao động Việt Nam ở nước ngoài sau khi hồi hương được các cơ quan chức năng của Việt Nam tích cực giúp đỡ, hỗ trợ ổn định cuộc sống và được pháp luật bảo vệ.”

 

No. 115/VNM.22 

 Geneva, ngày 25 tháng 7 năm 2022 

 

Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva gửi lời khen ngợi tới Chi nhánh Thủ tục đặc biệt của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc. Tiếp theo Công hàm số 96/VNM.22 ngày 24 tháng 6 năm 2022 yêu cầu gia hạn thời hạn cung cấp phản hồi cho Văn thư kêu gọi khẩn cấp chung từ các Thủ tục Đặc biệt ngày 26 tháng 4 năm 2022 Tham chiếu UA VNM 3/2022 liên quan đến cô H’Thái Ayun và một nhóm phụ nữ, nạn nhân của nạn buôn người, được hồi hương từ Ả Rập Xê Út về Việt Nam, Phái đoàn hân hạnh chuyển phản hồi của Việt Nam đối với Văn thư kêu gọi khẩn cấp chung nói trên.. 

Phái đoàn thường trực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva trân trọng./. 

 

 

Chi nhánh Thủ tục đặc biệt 

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc GENEVA

 

Chemin des Corbillettes 30, 1218 Le Grand-Saconnex, Geneva, Switzerland Tel: (+41 22) 799 14 00 Fax: (+41 22) 798 07 24 

E-mail: geneva@mofa.gov.vn Website: https://vnmission-geneva.mofa.gov.vn 

 

Phản hồi của Việt Nam đối với Văn thư kêu gọi khẩn cấp chung từ các Thủ tục đặc biệt LHQ liên quan đến cô H’Thái Ayun và một nhóm phụ nữ, nạn nhân của nạn buôn người, được hồi hương từ Ả Rập Xê Út về Việt Nam 

    Tham chiếu UA VNM 3/2022 (ngày 26 tháng 4 năm 2022) 

 

  1.  Về mối quan tâm của Ban Thủ tục Đặc biệt LHQ đối với thông tin về điều tra và xử phạt những người liên quan đến buôn người:

– Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kịp thời có biện pháp chấn chỉnh việc đưa lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại Ả Rập Xê Út, yêu cầu xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm; tổ chức thanh tra đột xuất 02 doanh nghiệp có liên quan và xử phạt vi phạm hành chính 02 doanh nghiệp này do không kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong đó, 01 doanh nghiệp phải trả lại giấy phép (Công ty Thăng Long OSC), 01 doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động 06 tháng (Công ty VINACO) với tổng số tiền phạt là 160 triệu đồng.

– Về thông tin liên quan đến cán bộ quản lý lao động tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út, sau khi xem xét, phía Việt Nam đã cử cán bộ này trở lại Việt Nam vào tháng 6/2022 để tiếp tục xác minh, điều tra, làm rõ. Các hành vi vi phạm nếu có sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1.  Về thông tin tiếp theo cho các cá nhân được đề cập trong Văn thư kêu gọi khẩn cấp chung trước đây:

– Trường hợp của Y Manh, Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út đã tiếp tục yêu cầu các cơ quan chức năng của Ả Rập Xê Út khẩn trương giải quyết các tranh chấp về tiền lương. Với những biện pháp can thiệp tích cực của Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út, ngày 14/5/2022, Y Manh nhận đủ 26 tháng lương (39.000 SAR tương đương 240 triệu đồng) và mua vé máy bay về nước vào ngày 15/5/2022.

– Trường hợp cô H’Xuân Siu tử vong, ngày 21/5/2022, thi thể cô được đưa về Việt Nam, bàn giao cho gia đình và an táng tại quê nhà. Mẹ của H’Xuân Siu đã thay mặt gia đình cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chức năng Việt Nam. Ngoài ra, Công ty VINACO đã hỗ trợ gia đình với số tiền 130 triệu đồng. Người làm giả tài liệu về tuổi của H’Xuân Siu bị tuyên phạt 36 tháng tù giam, kể từ ngày 03/8/2020 về tội “Giả mạo tại nơi làm việc” theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015.

– Trường hợp của cô H’Thái Ayun, cô là lao động Việt Nam tại Ả Rập Xê Út theo hợp đồng xuất khẩu lao động từ năm 2018 với Công ty VINACO. Dù đã được mua vé máy bay hồi hương, người lao động này đã từ chối về nước trên chuyến bay hồi hương vào đầu tháng 9 năm 2021 mà không nêu rõ lý do. Cuối tháng 12/2021, H’Thai Ayun được một tổ chức ở Ả Rập Xê Út bao mua vé máy bay một chiều quá cảnh qua Qatar đến Thái Lan và từ đó đến nay, phía Việt Nam không nhận được thông tin gì liên quan đến H’Thai Ayun. Do cá nhân này đang ở nước ngoài nên thông tin một số tổ chức, cá nhân trong nước dùng vũ lực đe dọa và công an địa phương khởi tố hình sự đối với H’Thái Ayun là không chính xác, thiếu khách quan. 

  1.  Về cáo buộc người lao động trở về từ Ả Rập Xê Út bị đe dọa:

– Đối với thông tin nêu trong Văn thư kêu gọi khẩn cấp chung, qua xác minh, Việt Nam chưa nhận được thông tin người giúp việc gia đình từ Ả Rập Xê Út trở về bị đe dọa. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang tiếp tục làm rõ vấn đề này. Theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, … Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tại Việt Nam, mọi công dân có quyền tự do làm việc và liên hệ với các tổ chức nước ngoài, kể cả các cơ quan của Liên hợp quốc, để thực hiện công việc được pháp luật Việt Nam cho phép. Các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam không có biện pháp hành chính hoặc pháp lý nào để cản trở hoạt động hợp pháp của công dân Việt Nam trong việc liên hệ với các cơ quan, tổ chức của Liên hợp quốc. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp họ là người làm chứng trong vụ án hình sự thì họ sẽ được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Trên thực tế, người lao động Việt Nam ở nước ngoài sau khi hồi hương được các cơ quan chức năng của Việt Nam tích cực giúp đỡ, hỗ trợ ổn định cuộc sống và được pháp luật bảo vệ; mọi hành vi đe dọa, trả thù, hãm hại của cá nhân, tổ chức đối với bản thân người lao động và người thân của họ đều bị pháp luật Việt Nam xử lý ở các mức độ khác nhau tùy theo tính chất của sự việc. Các bên liên quan rà soát các trường hợp lao động giúp việc gia đình từ Ả rập Xê Út về nước và hướng dẫn họ hoàn thiện các thủ tục cần thiết để được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định nhằm giúp họ nhanh chóng tìm được việc làm mới và tái hòa nhập cuộc sống./.