|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ |
VI BẰNG
Tóm lược cuộc họp 23/96.
Đề Tài: BA HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH .Bài số 3
1/- Thời gian và thành phần tham dự.
1.1/- Thời gian
Lúc
19g30, thứ sáu ngày 28/02 Tân sửu (DL: 9/04/2021).
1.2/- Tham dự:
Phó Ban Chấp Hành.
CTS Lương Thị Nở
Ban Kiểm Soát Luật.
CTS Nguyễn Hữu Khanh
CTS Trần Quốc Tiến.
Người điều hành: Nguyễn Hồng Phượng
Các
thành viên: Phó Trị Sự Lương Văn
Dương, Huỳnh On (Quan Minh), Dương Xuân
Lương (John Tùng), Ngọc Bích, Trương Văn Mai, Võ Lệ Dung (Mari Dung),
2/-
Thông qua Vi bằng cuộc họp 22/96.
-Thông
qua Vi bằng 22/96
3/- Chia sẻ đạo sự các địa phương.
3.1/- Ngày 25/2/ Tân Sửu (DL: 6/4/2021) HTE mời
đồng đạo từ Bến Tre, Rạch Ông, Lâm
Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Thủ Thừa, Chợ Gạo, Gò Công đến QUANG MINH TỰ tham
dự Đại Lễ ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Phật Giáo
Hòa Hảo thọ nạn lần thứ 74. Phái đoàn khởi hành lúc 09 giờ tối hôm 5/4/2021. Trên đường đi có mang theo thức
ăn. Phái đoàn đến nơi lúc 03 giờ sáng ngày hành lễ. Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và
quý Đạo Hữu Phật Giáo Hòa Hảo tiếp đón trong tình thân mật. Hiền huynh Chánh
Trị Sự Nguyễn Văn Thiệt thay mặt cho phái đoàn phát biểu cảm tưởng. Buổi lễ
diễn ra tốt đẹp. Phái đoàn trở về bình yên.
3.2/- Thánh Thất Nam Hoài Nhơn sơn sửa lại
Thánh Thất.
Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ mừng cho Thánh Thất Nam
Hoài Nhơn có cơ ngơi tốt đẹp và có Thuyền Bát Nhã để phụng sự nhơn sanh.
Theo nhận định của HTE: Trong cuộc đánh úp
Thánh Thất vừa qua đã lộ rõ một số nhân sự chưa thật sự trung thành với chơn
truyền chánh giáo; số nầy chính là mối hiểm họa bên trong của Thánh Thất Nam
Hoài Nhơn. Khi cô Đầu Tộc mãn phần thì có nguy cơ là có nội loạn đem dâng Thánh
thất Nam Hoài Nhơn cho chi phái 1997 để lập công.
Đức Lý Giáo Tông dạy: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền rất mong đồng đạo
Nam Hoài Nhơn có biện pháp phù hợp: Dụng pháp luật đạo để giử nghiêm trật tự.
Hội Thánh Em tha thiết mong đồng đạo Nam Hoài Nhơn ý thức mối hiểm họa từ bên
trong để con đường công quả được vẹn toàn.
Hội Thánh Em lưu ý các thành viên khi hành đạo
buổi không có Hội Thánh cầm quyền hành chánh là chú ý đến tạo tăng hơn tạo tự. Nhân
sự hành chánh là Bàn Trị Sự đã có thì chú ý đến Phước Thiện; có Phước Thiện
song song với hành chánh mới đứng vững trong cơn đại khảo nầy.
4/ Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh Bài Số 3.
Bài nầy dài hơn 30 trang. HTE chọn vài đoạn có
liên quan để thảo luận:
Xin trính những lời dạy của Đức Hộ Pháp:
Ngày 15 - 8 - Quí Dậu (dl 4 - 10 - 1933) để cùng nhau suy gẫm: …
Bần đạo thấy
đặng một lẽ phi thường không phương hiểu, nghĩa là những trang đạo đức lại có
sẵn tâm tu, đã hưởng mùi chánh giáo của Chí Tôn mà còn thối gót phục tùng tả
đạo.
Thật là làm
chủ không muốn, làm tớ lại vừa lòng, tâm lý nhơn sanh vốn không cùng đoán.
Thầy đã tuyển
chọn các bậc lương sanh, lập nên Hội Thánh đặng làm hình thể của Thầy, ban cho
đủ uy linh quyền thế, làm cho Hội Thánh đủ quí hóa cao trọng đặng đáng mặt làm
thầy, lập luật pháp, tuyển hiền tài, định quyền hành, phân đẳng cấp, nhứt là
luật pháp thì thật là một cơ quan độc thiện làm cho hòa nhã liên lạc cả con cái
của Thầy, hầu giảm hại chia phe lập phái. (Thầy đã nói: Kẻ nào chia phe lập
phái là kẻ thù nghịch của Thầy.) Hễ thù địch của Thầy tức là thù địch của
nhơn sanh, mà thù địch của nhơn sanh ấy là thù địch của toàn Hội Thánh.
Đối với thù
địch xưa nay, tâm phàm vốn ít hay thiện xử. Vậy thì sự thù oán nghịch lẫn của
vài vị Thiên phong trong Hội Thánh gẫm cũng thường tình. Xin mấy vị rộng nghe
ráng hiểu.
Nào dè những
cơ quan pháp luật, thay vì buộc con cái của Thầy chung hiệp cùng nhau, lại đào
tạo quyền hành quí trọng nên mùi thơm, giục cho sanh chúng tranh giành, làm cửa
Đạo biến thành trường náo nhiệt.
Ôi! Sự
thất vọng của Thầy rất nên thê thảm!
Hại thay mới 8
năm truyền giáo, nên nhơn sanh chưa đủ thông luật Đạo cho cùng, bị cám dỗ nên
nghe lời xảo lảo của kẻ bất lương, giúp thế lực cho tà tâm xô chánh giáo.
Thật ra thì
nhơn sanh ngày nay còn theo người chớ chưa theo Thầy, nghe Chức sắc chớ không
nghe Đạo. Nếu chúng sanh theo người thì là theo phàm tâm, mà phàm tâm vốn một người
một thể, dầu cho tánh đức của mấy vị Giáo chủ cũng chẳng phù hợp nhau nên sanh
hại chia phe lập phái.
Bần đạo thử
hỏi, thoảng như Đạo phải cô thế điêu tàn, tội trọng ấy đổ cho ai gánh?
Của cải của
Trời cho nhơn sanh, nhơn sanh chê, nhơn sanh đốt thì nhơn sanh chịu. Báu của ai
phòng để dạ giữ gìn, còn của thế mà mất đi cũng thế, miễn cho kẻ tà tâm có thế
lực đôi hồi, loạn Hội Thánh đoạt vị ngôi là thỏa vọng. (Ấy là học theo truyện
Tề Thiên loạn Thiên cung đặng nài chức Bậc Mã Ôn).
Chẳng
biết những người tâm đạo mới nghĩ ra sao?
Nè chư Đạo hữu
lưỡng phái,
Xin nhớ rằng
Đạo là của chung cả chúng sanh, dầu cho ai thù ai oán, ai giận ai hờn, mưu hại
lẫn nhau cũng trối kệ, chớ vì thù oán giận hờn, ai ra tay độc phá nền Đạo thì
người ấy là tội nhân của toàn sanh chúng đa nghe.
Bần đạo hằng
đặng tin tức của mấy tỉnh Hậu giang cho hay rằng nhiều tay phản Đạo, đi khắp
nơi kích bác Pháp Chánh Truyền, lại dối gạt Pháp Chánh Truyền đầy nỗi hại.
Có nhiều Đạo
hữu phản kháng hỏi: Hại tại nơi đâu? Thì kẻ phản Đạo không phương giải rõ.
Bần đạo cũng
bắt chước hỏi: Hại tại chỗ nào?
Á
phải! Có hại thật, thật có hại cho quyền Hội Thánh, vì Bần đạo ban rộng
rãi cho nhơn sanh đủ thế lực quyền hành dám kháng cự cùng quyền Hội Thánh.
Hỏi: Người đồ
mưu kích bác Pháp Chánh Truyền là ai ? - Có phải một vị đại Thiên phong
của Hội Thánh và những Chức sắc phe đảng của Ngài. Chư Đạo hữu chư Đạo muội
lưỡng phái tìm hiểu cho cùng thì biết rõ ràng chơn lý.
(Ôi! Ai
đã để hy vọng một ngày kia làm chúa cả của toàn nền Đạo thì cũng lo giảm thế
lực của nhơn sanh đặng dễ dỗ dễ tranh, hầu lợi dụng lấy quyền công cử. Ấy cũng
là phàm kế mà thôi.)
Cái hại thật
của Hội Thánh là tại sao cho Chánh Trị Sự một quyền hành cùng phẩm Đầu Sư nơi
địa phận một làng sở tại, còn Thông Sự một quyền Hộ Pháp, Phó Trị Sự lại giống
Giáo Tông, song hành chánh nội trong một xóm.
Lại nữa, Đạo
chia ra ba quyền đặc biệt:
* Quyền Nhơn
sanh : là từ phẩm Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự và cả phái viên
toàn đạo hiệp đồng định luật lịnh phục hành Thể pháp. Chánh Phối Sư phái Thượng
làm Chủ tọa. Hội nầy có hai vị Chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài dự hội.
* Quyền Hội
Thánh : là Hiệp Thiên Đài thì Thập nhị Thời Quân, Cửu Trùng Đài thì từ phẩm
Chánh Phối Sư, Phối Sư, Giáo Sư và Giáo Hữu thì vâng luật pháp thi hành chánh
trị, Chánh Phối Sư phái Thái làm Chủ tọa hội nầy.
* Quyền Thượng
Hội: là HTĐ thì Hộ Pháp. Thượng Phẩm, Thượng Sanh; Cửu Trùng Đài thì Giáo Tông,
Chưởng Pháp và Đầu Sư, cầm luật pháp điều hòa đạo mạch. Thượng Hội không quyền
sửa trị, duy thi hành luật lịnh Chí Tôn, kỳ dư khi nào Hội Thánh và Hội Nhơn
Sanh phản khắc cùng nhau làm nền Đạo chinh nghiêng nguy hiểm thì Đầu Sư
mới đặng thống quyền nắm Đạo pháp thi hành chánh trị. (Quyền Thống nhứt phải có
đủ quyền Vạn linh và quyền Chí Tôn hiệp đồng ban cho mới đặng). Hội nầy của
quyền Chí Tôn (là Giáo Tông và Hộ Pháp) làm Chủ tọa.
Trừ hai vị Đại
Thiên phong là Giáo Tông và Hộ Pháp đã thay quyền Chí Tôn tại thế ra, cả ba Hội
công đồng mới có quyền Vạn linh đủ phép.
Ấy vậy, Đạo có
Quyền Vạn linh chớ không có Hội Vạn linh.
Chư Đạo hữu
lưỡng phái biết đặng luật nầy thì sao cũng buồn cười cho Hội Vạn linh của Quyền
Ngọc Đầu Sư buổi nọ! (Ngọc Trang Thanh, Lê Bá Trang).
Vậy thì Hội
Nhơn sanh là một quyền lực của Vạn linh, nếu không phân trách nhậm công bình,
thiếu phương thế mong chi giữ pháp.
Ôi!
Nhiều Đạo đã khi rẻ chúng sanh và chúng sanh chê Đạo cũng bởi thiếu cơ quan nầy
mà chớ.
Bần đạo nhớ
lại khi ban hành Pháp Chánh Truyền thì làm cho nhiều vị Thiên phong Cửu Trùng
Đài thất chí, nhứt là Cụ Lớn.
Bần đạo mới
nói trên đây, đã sai một vị kia ra lập phái đặng kích bác chơn truyền, hầu đánh
đổ quyền hành Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, nghĩa là quyền nhơn
sanh cho tận diệt. May thay có Chí Tôn phò trợ nên không kết quả chút nào và
nghe ra Chi phái ấy ngày nay đã tan tành rời rã.
Bần đạo nghĩ
cũng nực cười vì họ cũng có thế dỗ dành cho tín đồ lầm lạc, thật là họ dụng
phản gián mưu sâu đặng xúi nhơn sanh tự vận.
Đảng phái ấy
đã cả gan dám lột cổ pháp và cổi sắc lịnh một vị Trị Sự đương bận hành lễ,
liệng trước mặt của đông người, mà sao nhiều vị tín đồ cũng không hiểu nghĩa.
Bần đạo khổ
thân nhọc trí, càng lo bảo hộ quyền thế của mỗi người, càng bị nhiều kẻ đồ mưu
xúi người ơn đem trả oán. Thiệt tâm lý của người đời rất nên ghê gớm.
Đạo là Đạo, mà
ai cũng Đạo.
Thể pháp
(nghĩa là ngoại dung) thì buộc, nào là phẩm, nào là quyền hành, chớ trước Bí
pháp (nghĩa là nội dung) cả con cái của Chí Tôn đồng một bực. Không phân lớn
nhỏ, chẳng kể sang hèn, hình tướng Chí Linh vẫn đồng một thể.
Bần đạo hằng
nghe mấy vị Chức việc mấy Họ Đạo Lục Tỉnh than rằng: Phận thiệt thòi nên không
dám trèo đèo luận biện với Bề trên Chức sắc.
Bần
đạo xin tỏ rằng: Duy bậc phẩm hèn của Đạo mới dày công nghiệp với Chí Tôn, còn
có công nghiệp thì có đủ quyền hành, có quyền hành thì có tự do ngôn luận. Cũng
vì chư Đạo hữu trong Hội Nhơn Sanh chưa hiểu rõ quyền hành nên Chức Sắc Thiên
Phong lộng phép. (Xin chư Đạo hữu lưỡng phái đọc luật cho thường, rồi kiếm
hiểu).….
Chí Tôn đã dạy
rằng, phải tùy theo phong hóa của các sắc dân sanh mà truyền giáo, thì người
cũng tùy Nhơn đạo lập chơn truyền, bởi ta tham trọng thế lớn quyền, Thầy mới
tạo ngôi Tiên vị Phật.….
Hễ mọi điều
chi có hữu ích thì có hữu hại.
“Sau nầy Thầy
e cho cơ bút sẽ hại cho nhơn sanh mê tín dị đoan cũng bởi vì ưa ham phẩm vị.
Nào là thành Tiên hiển Phật, nào là xưng Thánh hô Thần, xúi tục tánh ham gần
mộng mị.”
Lời tiên tri
nầy ngày nay kết quả.
Ta thử thầm
hỏi lấy tâm ta rằng: Đại Từ Phụ muốn cho ta ra phận sự gì? Nó ắt trả lời: Thế
thì Thầy muốn cho ta thiện niệm, thiện hành, thiện tu thiện giáo, đặng nêu
gương cảm hóa người đời, còn làm trái hẳn tôn chỉ cao thượng của Thầy mà gieo
ác thì là kế Quỉ vương giục loạn.
Hành đạo là
khó, mà bảo chơn lại càng khó, bởi đó mà phận sự của Hội Thánh rất nên yếu
trọng. Nầy là mặt luật, nọ là nhơn tâm, vẫn đôi bên phản khắc. Nếu muốn đắc
nhơn tâm phải phế vong mặt luật, còn như thi hành chánh luật ắt là thất nhơn
tâm, hỏi Hội Thánh phải hành pháp thể nào đặng vừa lòng công chúng?
Phải theo công
chúng bỏ chơn truyền hay là nắm chơn truyền đặng hành quyền cùng công chúng?
Phải quấy để
lòng người suy gẫm, Bần đạo không minh luận ra đây.
Sự vừa lòng
công chúng đã hại nhiều tôn giáo chơn chánh qui phàm, chúng ta nên noi gương ấy
mà tùng theo, hay là phải tìm đường xa lánh?
Còn như không
vừa theo công chúng, người chê bai xa lánh Đạo mới sao?
Thật là
khổ! Phải cho có đủ khôn ngoan trí thức thiêng liêng mới tìm thấy trung
dung Đại Đạo.
Hạng phẩm và
trách nhậm đặc biệt phân minh của Hội Thánh có nên để cho rối loạn cùng chăng?
Nếu trật tự
không vững gìn, dầu Chí Tôn có cho Hội Thánh quyền hành cao trọng thể nào, Đạo
rẻ giá bất năng vô ích.
Luật pháp cốt
để giữ nghiêm trật tự của Chức sắc Thiên phong biết phận sự mình, hiểu phẩm
hạnh mình, đủ thể diện bảo an Hội Thánh.…
Thật phải vậy
đó chút. Hễ phá pháp luật là phá giá trị của Hội Thánh, mà Hội Thánh mất giá
trị thì Đạo phải điêu tàn tiêu diệt. Bần đạo tưởng muốn hại Đạo, không có thế
nào hay hơn là phá tiêu pháp luật.….
Hiệp Thiên Đài là cơ quan bảo thủ chơn
truyền có nên để cho Chức sắc lộng quyền phá tiêu pháp luật hay không?
Bần đạo để cho chúng sanh định lý mà trả lời giùm, chớ ngòi bút của kẻ biết tu
chẳng nỡ để câu ác luận. Chức sắc Thiên phong cốt để thi hành luật pháp, chớ
chẳng phải nương chánh giáo đặng làm quyền. Hễ vị nào lập thế lực riêng thì vị
ấy tự nhiên lộng pháp …
Bần đạo đã cầm
luật pháp nơi Hiệp Thiên Đài đặng bảo an Hội Thánh thì những người xâm phạm
luật pháp, lạm dụng Đạo quyền phải đi ngang qua mặt Bần đạo hành quyền trước
đã, rồi mới toan rối loạn chơn truyền, sanh chiến tranh phấn đấu tự nhiên,
thắng Bần đạo mới mong hại Đạo.
Hại
thay! Thật ra cũng có lắm kẻ tà tâm, may nương cội Đạo đã làm điều tồi tệ
đắc tội với nhơn sanh, lại lạm hưởng phận sự bảo hộ Hội Thánh của Bần đạo phải
thi hành nên hại Bần đạo nhiều phen phải cùng chung nhục nhã.
Ôi! Phận
sự cầm cân công bình thiêng liêng của Chí Tôn tại thế, vốn không phải dễ. Hễ
muốn trọng hồn thì phải nghiêm trừng xác thịt, mà nghiêm trừng xác thịt vốn là
phương kết oán gây thù, còn trọng xác thịt, rộng thứ dung thì linh hồn sẽ tự
nhiên sa đọa, mà để các đẳng linh hồn sa đọa thì lại đắc tội cùng Thầy.
Làm cho vẹn
phận sự khó thôi rất khó! (hết trích).
4.1/- Về ý nghĩa và tầm quan trọng của Ba Hội
Lập Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn tại thế HTE đã thảo luận trong nhiều phiên
họp và đúc kết trong:
Vi bằng số 10/96 ngày 22-1-2012 link
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/03/3397-vi-bang-phien-hop-1096-cua-hte-tkp.htmlHTEmore
Vi bằng số 13/96 ngày 01-02-2021 link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/03/3398-vi-bang-1396-cua-hte-tkp.html
Vi bằng số 14/96 ngày 01-3-2012
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/03/3404-vi-bang-1496-phan-tich-bai-thanh.html
Vi bằng số 20/96 ngày 26-3-2021 link
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/04/3406-vi-bang-2096-khong-co-thuong-chanh.htmlHTEmore
4.2/- Trích đoạn: Thật ra thì nhơn sanh ngày nay còn theo người chớ chưa theo Thầy, nghe
Chức sắc chớ không nghe Đạo.… Cũng vì
chư Đạo hữu trong Hội Nhơn Sanh chưa hiểu rõ quyền hành nên Chức Sắc Thiên
Phong lộng phép. (Xin chư Đạo hữu lưỡng phái đọc luật cho thường, rồi kiếm
hiểu).….
Ý thức được lời dạy trên nên HTE theo đạo chứ
nhất định không theo ý riêng một vị chức sắc nào nghĩa là lấy các văn bản của
Hội Thánh đã ban hành làm gốc. Trong các
văn bản ấy nếu có sự khác biệt nhau thì căn cứ vào triết lý và nguyên tắc QUỐC
ĐẠO để phân tích và chọn lựa.
4.2.1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển là căn bản nhất
mọi cái phải theo đó.
4.2.2/- Những kinh sách do Hội Thánh Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ phát hành và giữ bản quyền.
4.2.3/ Những văn bản từ Đức Hộ Pháp, kể cả các
văn bản chưa được Hội Thánh kiểm duyệt và phát hành cũng được tôn trọng.
4.2.4/- Các vi bằng của Hội Thánh Lưỡng Đài.
4.2.5/- Các công văn của chức sắc thay mặt cho
Hội Thánh Hiệp Thiên hay Cửu Trùng ban hành theo trách nhiệm.
4.3.6/- Đức Lý Giáo Tông dạy: Pháp luật đạo là
binh khí diệt tà quyền. Nên mọi việc chi đã có pháp luật qui định thì cứ theo
đó làm gốc. Theo Lời Minh Thệ khi nhập môn cầu đạo là gìn luật lệ Cao Đài. Luật
thì hẳn nhiên có văn bản, khi nào luật không qui định mới xài tới lệ. Nếu có
luật rồi mà còn muốn bỏ luật xài lệ là không phù hợp với QUỐC ĐẠO. Chữ LỆ CAO
ĐÀI hoàn toàn không có nghĩa là lệ làng (mỗi làng có lệ riêng) trong thời văn
minh nông nghiệp.
Án lệ trong một quốc gia là khi xảy ra
một trường hợp pháp luật không qui định rõ ràng hay ngoài phạm vi của các luật thì
nhân sự có thẩm quyền cao cấp nhất về luật pháp xem xét và giải quyết theo đạo
lý. Từ đó về sau khi có việc tương tự thì cứ chiếu theo đó mà giải quyết nên
thành ra ÁN LỆ.
Lệ trong nền văn minh tâm linh phải do Quyền
Chí Tôn tại thế (là các án đã căn cứ vào đạo lý để xử hay các bút phê còn lưu
lại). Lệ chỉ xuất hiện khi có tình huống mà Pháp & Luật không bao quát hết.
Lệ không phải do các địa phương hay nhiều người làm rồi viện lẽ rằng đó là lệ.
Hiểu chữ lệ như thế thì toàn bộ pháp luật của đạo trở nên vô dụng và đạo loạn
lạc rồi tan rã.
4.2.7/- Nhận định rõ đúng sai khác với phù hợp
hay không phù hợp để áp dụng trong việc hành đạo. Trên phương diện pháp luật
đạo thì khẳng định có sự đúng và sai.
Trên phương diện nghi lễ HTE nhận định là phù hợp hay không còn phù hợp.
Thí dụ về pháp luật đạo: Đúng sai minh bạch và
dứt khoát
Thí dụ 1: Năm 1979 Hội Thánh Cao Đài lập ra Hội
Đồng Chưởng Quản CỦA Hội Thánh Cao Đài và công cử Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa (Q
Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài) là Chưởng Quản là đúng.
Đến năm 1982 một số chức sắc tự ý lập ra Hội
Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài do ông Thái Hiểu Thanh làm Hội Trưởng là sai.
Bởi vì họ không do Hội Thánh lập ra; cái gốc về pháp lý đã sai thì không cần
xét đến các công văn chi của họ.
Thí dụ 2: Năm 1989 Ủy Ban tỉnh Tây Ninh ra
quyết định 88 thành lập Hội Đồng Chưởng Quản do ông Thượng Thơ Thanh (Hồ Ngọc
Thơ) làm Hội Trưởng và cấp con dấu Hội Đồng Chưởng Quản cho quý vị nầy hành đạo
là sai. Cái gốc pháp lý đã sai thì tất cả luật lịnh của họ đều không có giá trị
trong đạo.
Thí dụ 2: Pháp Chánh Truyền qui định Chức sắc
cầu phong hay cầu thăng phải do nơi cơ bút tại Cung Đạo (Đền Thánh) mà số chức
sắc đem banh vàng xanh đỏ vào Cung Đạo thay cho cơ bút là sai.
Thí dụ 3: Pháp Chánh Truyền qui định Chức sắc
cầu phong hay cầu thăng phải do nơi cơ bút tại Cung Đạo (Đền Thánh) mà số chức
sắc đem banh vàng xanh đỏ vào Cung Đạo thay cho cơ bút là sai.
Thí dụ về nghi lễ: Phù hợp hay không phù hợp.
Năm 1963 Hội Thánh Cao Đài ban hành quyển TANG
LỄ. Đến năm 1970 Hội Thánh Lưỡng Đài họp và lập Ủy Ban Hỗn Hợp biên soạn QUAN
HÔN TANG LỄ. Đến năm 1975 hoàn thành và dâng lên Đức Hộ Pháp phê chuẩn sau đó
dâng lên Đức Lý Giáo Tông Kiêm Nhứt Trấn Oai Nghiêm phê chuẩn tại Cung Đạo (17-12-1975)
và Hội Thánh ban hành năm 1976 thì căn cứ vào đó mà thực hiện.
Như vậy các nghi tiết của TANG LỄ năm 1963 đã
được thay thế bằng QUAN HÔN TANG LỄ cho phù hợp.
Nó cũng như xe Gobel, xe Sach, xe Mobilet…
không còn phù hợp nữa thì không xài chớ không phải các xe ấy sai.
4.3/- Trích đoạn: Á phải! Có hại thật, thật có hại cho quyền Hội Thánh, vì Bần đạo
ban rộng rãi cho nhơn sanh đủ thế lực quyền hành dám kháng cự cùng quyền Hội
Thánh…
Cái hại thật
của Hội Thánh là tại sao cho Chánh Trị Sự một quyền hành cùng phẩm Đầu Sư nơi
địa phận một làng sở tại, còn Thông Sự một quyền Hộ Pháp, Phó Trị Sự lại giống
Giáo Tông, song hành chánh nội trong một xóm….
Vậy thì Hội
Nhơn sanh là một quyền lực của Vạn linh, nếu không phân trách nhậm công bình,
thiếu phương thế mong chi giữ pháp. Ôi! Nhiều Đạo đã khi rẻ chúng sanh và
chúng sanh chê Đạo cũng bởi thiếu cơ quan nầy mà chớ…
Theo các nội dung trên đây thì pháp luật đạo đã
phân quyền hạn rất minh bạch. Hội Nhơn Sanh đã thể hiện Tự do trong đạo đức và
dân chủ có nhân quyền. Bởi Chí Tôn khai đạo năm 1926 thì nhân loại đã tăng tiến
về phương diện văn minh vật chất rất cao mà tinh thần đạo đức không theo kịp,
nên Thầy lập đạo để giúp nhân loại tìm thấy sự thăng bằng của vật chất và tinh
thần trong cá nhân và đoàn thể (Thể pháp Đại Đồng Xã).
Thầy ban quyền cho Nhơn Sanh và ban quyền cho
Hội Thánh hai quyền ấy đều có khuôn luật để thực thi trong tình huynh đệ một
nhà cùng một đức tin, cùng một nòi giống (con chung của Thượng Đế) và cùng một
tôn giáo (xã hội Cao Đài). Trên dạy dưới phải lấy lễ, dưới gián trên đừng thất
khiêm cung.
4.4/- Tìm hiểu TRUNG DUNG ĐẠI ĐẠO.
Trích đoạn: Hành
đạo là khó, mà bảo chơn lại càng khó, bởi đó mà phận sự của Hội Thánh rất nên
yếu trọng. Nầy là mặt luật, nọ là nhơn tâm, vẫn đôi bên phản khắc. Nếu muốn đắc
nhơn tâm phải phế vong mặt luật, còn như thi hành chánh luật ắt là thất nhơn tâm,
hỏi Hội Thánh phải hành pháp thể nào đặng vừa lòng công chúng?
Phải theo công
chúng bỏ chơn truyền hay là nắm chơn truyền đặng hành quyền cùng công chúng?
Phải quấy để
lòng người suy gẫm, Bần đạo không minh luận ra đây.
Sự vừa lòng
công chúng đã hại nhiều tôn giáo chơn chánh qui phàm, chúng ta nên noi gương ấy
mà tùng theo, hay là phải tìm đường xa lánh?
Còn như không
vừa theo công chúng, người chê bai xa lánh Đạo mới sao?
Thật là khổ! Phải cho có đủ
khôn ngoan trí thức thiêng liêng mới tìm thấy trung dung Đại Đạo.
Chơn truyền là gì? Là những lời dạy của Thầy và
cấc Đấng để lập ra Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Trong chơn truyền có thể pháp và bí
pháp. Về thể pháp là các kinh sách, các công trình kiến trúc do thiêng liêng
dạy lập ra, cách tổ chức các cơ quan…
Trong đó Pháp Chánh Truyền là bất di bất
dịch, không ai đặng phép sửa đổi. Nhưng ngay trong cái bất di bất dịch ấy Thầy
đã cho phép sự uyển chuyển về cách thờ phượng trong khi chú giải. Phần Lễ Sanh
Nam phái Thầy dạy: PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
Chúng nó đặng đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ.
CHÚ
GIẢI: Lễ Sanh phải đi thăm viếng các nhà Đạo Hữu, thượng tượng khai đàn; dạy
cho biết lễ nghi cúng tế Thầy, thay quyền cho Giáo Hữu.
Như ngày kia
Đạo đã xuất dương ra ngoại quốc thì sẽ có nhiều dân tộc chẳng có thể thờ phượng
như Nam, phận sự của Lễ Sanh đây mới ra sao? Tưởng chẳng chi khác hơn là đổi ra
phần thăm viếng Tín Đồ, an ủi, dạy dỗ chăm nom dìu dắt trong đường Đạo cũng như
đường Đời, thay quyền cho Giáo Hữu
Thầy dạy Đạo tức là con đường… con đường đi đâu?
Thiển nghĩ đó là con đường về với Thầy. Con đường về với Thầy có 3 cách: Đi
theo Hành Chánh Đạo, đi theo Phước Thiện và Tu Chơn.
Trong Hành Chánh Đạo có Hiệp Thiên Đài và Cửu
Trùng Đài. Nhiệm vụ của hai đài vẫn khác nhau.
Hiệp Thiên Đài
là cơ quan bảo thủ pháp luật chơn truyền. Còn bên Cửu
Trùng Đài là Giáo hóa chơn truyền.
Cho nên nhiêm vụ của HTE và người đạo là giúp
cho người đạo hiểu biết về pháp luật chơn truyền, hiểu tầm quan trọng và sự
thăng đọa của một kiếp sinh là do sự giữ gìn pháp luật chơn truyền để họ tự giác,
tự nguyện thực hiện.
Kinh Cầu Hồn khi hấp hối: Xét câu Minh Thệ gởi mình cõi thăng…) cho nên nhiêm vụ của người hành
đạo là đem lại sự an lạc và hòa thuận cho người đạo mà vẫn đúng với pháp luật
chơn truyền, ấy là giúp cho đồng đạo tự lập vị lấy họ. Cái hư hoại của một tập
thể, một tổ chức thường là từ thượng tầng nắm quyền hành rồi ra những luật lịnh
thuận tiện cho phần cai trị mà đẩy cái khó cho hạ tầng, dụng oai quyền cấp trên
mà không xét đến khó khăn cấp dưới khi ra công văn ấy là làm cho thất nhân tâm.
Do vậy Pháp Chánh Truyền buộc chức sắc phải triệt để tuân theo tinh thần con
một cha, anh lớn lo cho em nhỏ ấy là triệt cái mầm tự chuyên của thượng tầng. Chức
sắc mà làm đúng với Pháp Chánh Truyền thì Hội Thánh Em tuân phục. Hội Thánh Em
mà làm đúng với Pháp Chánh Truyền là gương sáng cho Tín Đồ noi theo; ấy là diện
thể thiên hành hóa.
Hành đạo mà không truyền bá pháp luật chơn
truyền, không thân cận để giáo hóa đàn em, để cho đồng đạo sai phạm rồi mới áp
dụng pháp luật để trừng răn để tỏ ra cái oai quyền của cá nhân ấy là dụng pháp
luật đạo để hành hình nên sẽ thất nhân tâm. Khi đã thất nhân tâm thì mọi việc
đều khó.
Trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống (đêm 22-03-Kỷ-Sửu (19-04-1949) Đức Hộ
Pháp kể lại cuộc chiến của Kim Quang Sứ với Đức Quyền Giáo Tông Lý Ngưng Dương
hai bên đánh nhau mù mịt dai dẳng, Đức Hộ Pháp lược trận mà ngũ gục ba lần vẫn
chưa kết thúc. Lần sau cùng Ngài lấy bửu pháp Kim Tiên vẽ một vòng, khi đó Đức
Quyền Giáo Tông đánh một gậy thì Kim Quang Sứ hóa hào quang như lọ nồi bay mất.
Ta biết rằng Cửu Trùng Đài lo về giáo hóa, Hiệp
Thiên Đài lo về bảo thủ pháp luật chơn truyền. Đức Quyền Giáo Tông (Cửu Trùng
Đài) phải nhờ vào sự hỗ trợ của Đức Hộ Pháp (Hiệp Thiên Đài) dụng bửu pháp Kim
Tiên vẽ một vòng là đưa mọi việc vào khuôn khổ pháp luật để xét. Khi đã đưa vào
pháp luật là có sự hỗ trợ của pháp luật nên chỉ một gậy là kết thúc được cục
diện.
Người hành đạo nếu chỉ giáo hóa về đạo lý mà
không chú ý đến giáo hóa về pháp luật thì sẽ không có kết quả tốt, câu chuyện
giáo hóa đạo lý lan rộng mãi đến buồn chán mà không giải quyết được cục diện.
Giáo hóa đạo lý phải đưa vào khuôn khổ pháp luật đạo, phải nhờ pháp luật hỗ trợ
thì mới có kết quả hữu ích. Đạo lý là căn cứ là cơ sở để tạo ra pháp luật; pháp
luật là kết tinh của đạo lý. Đạo lý như mở bài, thân bài còn pháp luật chính là
kết luận của vấn đề.
Ngược lại khi hướng dẫn về
pháp luật cũng nên thêm phần giáo lý, nghi lễ để tạo sự hài hòa giữa pháp lý và
tình cảm hầu người đạo tự giác tự nguyện thi hành. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Quyển
2, bài sau cùng Đức Lý Giáo Tông có dạy:... hành pháp thì dễ, hành hình thì
khó, theo đó thì hành đúng pháp để tạo sự tâm phục, khẩu phục tạo sự đắc nhân
tâm đi đến thuận hòa hơn là chờ đến khi vi phạm rồi dùng pháp luật để sửa trị e
rằng lòng người bất phục và thất nhân tâm.
Tóm lại: Nhân sự hành đạo
vận dụng hài hòa đạo lý, lễ nghi, tổ chức và pháp luật chính là con đường trung dung đại đạo. Không theo nhơn
tình mà bỏ pháp luật, không đem pháp luật để bóp chết nhơn tình, thu phục nhân
tâm mà vẫn đúng với pháp luật chơn truyền khi hành đạo. Đó là trung dung đại đạo.
BỐI CẢNH BÀI DIỄN VĂN.
/- Năm 1930
lập ra Sáu Đạo Nghị Định, ấn định quyền hành chức sắc trong hành chánh, lập ra
các cấp hành chánh.
/- Đức Lý Giáo
Tông ban quyền Giáo Tông phần xác cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Đạo Nghị
Định thứ hai).
/- Ban Hành
Pháp Chánh Truyền Chú Giải tháng 4-1931.
/- Hội Nhơn
Sanh nhóm lần đầu tiên tháng 11-1931.
/- Đức Chí Tôn
dạy về ý nghĩa của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, tháng 12-1931.
/- Đức Hộ Pháp đọc bài diễn văn trên đây vào ngày 15 - 8 - Quí
Dậu (dl 4 - 10 - 1933)
/- Đàn
cơ ngày 12-2-1933 (29-12-Quí Dậu) tại Phạm Môn, Tây Ninh dạy về sự trở pháp và chuyển pháp.
/- Kinh Thiên
Đạo và Thế Đạo có năm ẤT HỢI 1935
/- Các chi phái tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh
và một số chức sắc Hiệp Thiên Đài cũng không trọn tin vào Quyền Chí Tôn tại thế
trong cơ trở pháp và chuyển pháp.
5/- Kết
thúc cuộc họp lúc 22 giờ.
Viết tóm lược: Thư ký Nguyễn Hồng Phượng.
Công nhận vi
bằng.
Ban Kiểm Soát Luật |
Phó Ban Chấp Hành CTS: Lương
Thị Nở |