Tổng vận động năm 2019 cho một Việt Nam tự do và dân chủ: Những điểm nổi bật
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 28 tháng 7, 2019
Thưa quý đồng hương đã tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2019,
Tôi viết những dòng dưới đây để trước hết hoan nghênh và cảm ơn từng người trong số quý vị đã bỏ thời gian, tiền bạc và công khó để cùng lên tiếng cho nhân quyền của đồng bào ở trong nước, đòi tự do cho các tù nhân lương tâm và vận động cho nền dân chủ tương lai cho Việt Nam.
Cuộc tổng vận động năm nay kéo dài 2 tuần, với nhiều sinh hoạt, nhiều điểm đặc sắc, và nhiều thành quả vượt trội so với các cuộc tổng vận động trong 7 năm liền trước đó.
Các sinh hoạt phong phú
Mọi năm cuộc vận động chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Năm nay chúng tôi tự thử sức mình với cuộc vận động kéo dài suốt 2 tuần với sự tham gia của tổng cộng khoảng 250 đồng hương đến từ 20 tiểu bang Hoa Kỳ, và từ các quốc gia Canada, Anh Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Các sinh hoạt chính bao gồm:
Phái đoàn vận động ở Bộ Ngoại Giao, ngày 11/07/2019 (ảnh HUJ)
Những điểm đặc sắc
Cuộc tổng vận động năm nay không chỉ phong phú về sinh hoạt mà còn mang nhiều điểm đặc sắc. Chẳng hạn:
Các thành quả vượt trội
Cuộc tổng vận động năm nay có 3 mục tiêu: (1) Áp dụng các biện pháp chế tài có sẵn lên chính quyền và lên các giới chức chính quyền vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, (2) đòi tự do cho các tù nhân lương tâm và (3) kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ mở lại chương trình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường các công dân Mỹ gốc Việt vì đã bị cưỡng đoạt tài sản ở Việt Nam. Đây là những mục tiêu tương đối dài hạn. Tuy vậy, chúng ta đã đạt được một số thành quả ngay trước mắt.
Có lẽ thành quả mà nhiều người biết đến nhất là, ngày 17 tháng 7, 2 “nạn nhân trở thành nhân chứng” từ Việt Nam đã cùng với 25 nạn nhân của sự bách hại vì lý do tôn giáo khác trên thế giới được tiếp đón bởi chính Tổng Thống Hoa Kỳ tại phòng bầu dục của Toà Bạch Ốc. Hai nhân chứng người Việt đó là Ông Dương Xuân Lương, tín đồ Cao Đài, và Ông A Ga, MS Tin Lành người Tây Nguyên. Cả 2 đã từng sang Thái Lan tị nạn. Ông Lương đến Dallas, Texas định cư cách đây 2.5 năm còn MS A Ga thì đến Raleigh, North Carolina định cư hồi tháng 9 năm ngoái. Đây là chỉ dấu cho thấy chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đang nhận được sự chú ý ở cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ.
Ngoài ra, còn 2 người Việt nữa cũng đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mời dự Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng trong tư cách “nạn nhân trở thành nhân chứng”: anh Y Phíc Hdok người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành (cha bị công an giết rồi treo cổ lên cây) và MS Tin Lành người Hmong Vàng Chí Mình (9 năm tù vì tin vào Thiên Chúa). Cả 2 được mời dự buổi khánh tiết dành cho các ngoại trưởng và các giới chức ngoại giao đến từ 103 quốc gia.
Thành quả thứ 2 là một ngày sau khi cuộc tổng vận động hoàn tất, TNS Marco Rubio (Cộng Hoà, Florida) đã gửi tweet kêu gọi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga.
Thành quả thứ 3 là một số dân biểu và thượng nghị sĩ thuộc cả 2 đảng Cộng Hoà và Dân Chủ cho biết họ rất quan tâm đến tình trạng hàng loạt công dân Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam cưỡng chiếm tài sản ở Việt Nam. Một số vị dân cử cho biết họ sẽ hợp tác chặt chẽ với BPSOS để tìm giải pháp.
Thành quả thứ 4 là, vào ngày chót của chuỗi sinh hoạt vận động, một số nhân sự trong khu vực thủ đô Hoa Kỳ đồng ý tham gia toán vận động chung cho các tôn giáo bị bách hại ở Việt Nam. Toán này sẽ làm việc chặt chẽ với các giới chức chính quyền Hoa Kỳ và phối hợp hành động với các tổ chức nhân quyền có trụ sở tại khu vực thủ đô.
Cũng là thành quả, chúng tôi không thể không nói đến một người tham gia cuộc tổng vận động đã quyết định đóng góp $120,000 để giúp BPSOS đẩy mạnh thêm nữa công tác quốc tế vận trong 18 tháng tới.
Các nhà vận động nhân quyền từ trẻ đến rất trẻ, ngày 10/07/2019 (ảnh BPSOS)
Thông điệp quan trọng
Trong cuộc tổng vận động lần này, chúng tôi có một thông điệp ngầm nhưng lại quan trọng hơn cả: Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện quốc tế vận. Để chuyển tải thông điệp này, chúng tôi đã sắp xếp để:
Chúng tôi mong rằng mỗi người trong số 250 đồng hương tham gia cuộc tổng vận động vừa qua sẽ là một sứ giả truyền tải thông điệp quan trọng ấy.
Thế mạnh của chúng ta là thế quốc tế và nếu đội ngũ quốc tế vận của người Việt ở hải ngoại tăng lên ồ ạt thì chúng ta có thể tạo đủ áp lực quốc tế để giảm dần tính chuyên chế của chế độ hiện nay và mở ra vận hội cho đồng bào ở trong nước vững tiến trên con đường dân chủ hoá đất nước.
Em Tri-Ân, 15 tuổi, đang giải thích về tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam với nữ dân biểu Zoe Lofgren (ảnh BPSOS)