Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

2644. HƯỚNG DẪN 31. MẬT (BAN CHẤP HÀNH TW ĐẢNG)

HƯỚNG DẪN 31. MẬT.

Ngày 16-2-1998 của Ban Chấp Hành Trung ương đảng cộng sản VN.

BẢN VI TÍNH & ẢNH CHỤP.

, các tỉnh uỷ và thành uỷ nơi có Đạo Cao Đài phải trừ khử những thành phần không nhất trí với chủ trương của Đảng Cộng Sản: “Phân loại, phân hoá số đối tượng tiêu cực trong chức sắc, chức việc, tín đồ của từng hệ phái ở từng địa phương.”


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG         ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---                                                                       _________________________________
BAN DÂN VẬN                                             Hà Nội, ngày 16-2-1998
Số: 31HD/DVTW
Hộp văn bản: MẬT
 


V/v. Tiếp tục triển khai thông báo 34 về đạo Cao Đài
                                                                 Kính gửi:- Ban Dân vận các Tỉnh, thành ủy (có đạo Cao Đài)

Thi hành Thông báo 34-TB/TW ngày 14-11-1992 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII, đến nay phần lớn các tỉnh, thành phố trọng điểm có Tòa thánh, Tổ đình đã phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chức năng Trung ương và các địa phương có liên quan chỉ đạo và giúp đở những phái Cao Đài thực hiện hoàn nguyên, hợp nhất và xây dung Hội thánh, ban hành tư cách pháp nhân cho các hẹ phái Cao Đài: Tiên Thiên, Tây Ninh, Minh Chơn đạo, Ban chỉnh đạo, Truyền giáo... Cuộc vận động giúp đạo Cao Đài thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo xây dựng lại Hội thánh các hệ phái Cao Đài về cơ bản đã đạt được những yêu cầu chỉ đạo đã đề ra, cụ thể:
-         Có đường hướng hành đạo đúng đắn, tiến bộ, hòa hợp Đạo - Đời, phù hợp chính sách, pháp luật, hạn chế mê tín và không còn sử dụng “Cơ bút”
-         Có tổ chức giáo hội gọn nhẹ gồm 2 cấp Trung ương, cơ sở và hợp lý thiết thực ở mỗi cấp, kế thừa đúng đắn truyền thống của đạo, đảm bảo nhu cầu hoạt động tôn giáo của các chức sắc, tín đồ.
-         Có nhân sự đứng đầu phụ trách các Hội thánh ở cấp trung ương và cấp cơ sở là những công dân tốt, nói chung có uy tín về đạo hạnh trong chức sắc, tín đồ và có quan hệ tốt với chính quyền và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật- trong đó có một số là cốt cán, cơ sở chính trị.
-         Việc xây dựng lại các Hội thánh Cao Đài đã tiến hành thong qua những cuộc vận động sâu rộng trong tín đồ, chức sắc, với sự hướng dẫn, giúp đở của Ủy ban mặt trận, Ban Tôn giáo và Ban Dân vận các cấp, thể hiện rỏ tinh thần dân chủ, tự nguyện “đạo giải quyết việc đạo” của quần chúng.
-         Nói chung sau các Đại hội hoàn nguyên, hợp nhất, xây dựng lại Hội thánh của các phái Cao Đài, đông đảo tín đồ, chức sắc yên tâm phấn khởi sinh hoạt, tin tưởng chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với đạo Cao Đài; những đóng góp của đồng bào Cao Đàivào công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng bảo vệ Tổ quốc được ghi nhận, đánh giá đúng, đã tạo ra một nguồn động viên tích cực. Một sô hội thánh sau khi có tư cách pháp nhân đã bước đầu sắp xếp, điều hành được tổ chức và công việc của Đạo theo hướng tôn trọng Hiến chương mới, tuân thủ chính sách, pháp luật, kế thừa truyền thống của đạo, có nhiều cố gắng thích nghi với tình hình mới của đất nước.
Tuy nhiên, sau khi đã bỏ “Cơ bút” và có tư pháp cách nhân, nói chúng hội thánh các hệ phái còn rất lung túng trong việc hành đạo theo cung cách, phương pháp mới như quy định của Hiến chương. Việc xây dựng hội thánh ở cấp cơ sở chưa được hướng dẫn phù hợp, quản lý chặt chẽ. Việc cầu phong, cầu thăng chức sắc, chức việc theo điều lệ công cử mới vẫn chưa được thực hiện để kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc đạo và nguyện vong của chức sắc và đồng đạo. Những vướng mắc về nơi thờ tự, kinh sách, trường lớp bồi dưỡng đào tạo chức sắc, nhà tu hành… chưa được khai thong. Lực lượng cốt cán và cơ sở chính trị trong các phái Cao Đài chậm được tập hợp, chăm sóc và phát huy tác dụng. Sự phân cấp và phối hợp phụ trách giữa Trung ương và các địa phương đối với các phái Cao Đài chưa rỏ rang và chưa có nề nếp.
Trong bối cảnh ấy, một số phần tử tiêu cực, lạc hậu, bất mãn và cơ hội đã âm mưu phục hồi việc “cầu cơ”, chống lại các hội thánh hợp pháp, Hiến chương, nhân sự và tư cách pháp nhân được nhà nước thừa nhận để lập lại Hội thánh theo kiểu củ. Hoạt động sai trái của các ông Nguyễn Minh Ngoạt, Phan Văn Ngữ, Phan Văn Rẩy và bà Phạm Kim Kiểng… ở Bến Tre, Trà Vinh và một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long ( phái Tiên Thiên) là diễn biến xấu, phức tạp và nguy hiểm. Bọn phản động trà trộn, lén lút trong đạo Cao Đài ở trong và ngoài nước vẫn mưu toan kích động, lợi dụng để chống phá chủ trương, chính sách cảu Đảng, Nhà nước ta.
2- Nhân việc xử lý những hoạt động sai trái của nhóm Nguyễn Minh Ngoạt, Phạm Kim Kiểng (phái Tiên Thiên)…, vừa qua, ngày 6-2-1998, tại Bến Tre, thường trực Ban chỉ đạo thực hiện thong báo 34 Trung ương (tại T78 TP Hồ Chí Minh) đã hợp với đại diện ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo của chính phủ, ĐẢng đoàn TW MẶt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ(A38), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre, một số tỉnh, thành phố có phái Cao Đài Tiên Thiên; có đồng chí Phan Minh Tách- nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Trương ban Dân vận TW dự họp và góp ý kiến. Cuộc họp đã soát xét, kiểm điểm sơ bộ tình hình thực hiện thong báo 34 đối với các phái Cao Đài nói chung, nhất là phái Cao Đài Tiên Thiên nói riêng và đề xuất một sô chủ trương, biện pháp công tác trước mắt. Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn về vấn đề Cao Đài hiện nay và kết qur cuộc họp nói trên, Ban Dân vận Trung ướng đề nghị các tỉnh, thành phố có các hệ phái Cao Đài và các cơ quan chức năng Trung ương lưu ý mấy vấn đề như sau:
a/ Hướng dẫn các cơ quan lãnh đạo TW Hội thánh (Ban thường trực Hội thánh, Hội đồng lưỡng đài Hội thnash, Hội đồng chưởng quản…) nghiên cứu cụ thể hóa hiến chương xây dựng thành những chương trình hoạt động cụ thể hang năm, sáu tháng, hàng quý, hang tháng; ohaan công chức sắc, chức việc và tín đồ chịu trách nhiệm rỏ rang; có quy chế về tổ chức, nhiệm vụ và quan hệ, lề lối hoạt dộng thích hợp; kieejnt oàn các bộ phận thường trực, tổng hợp và chuyên môn… ở các cơ quan TW Hội thánh đủ sức và biết làm việc v.v… Từ đó, hướng dẫn các hội thánh đi dần vào nè nép, nâng them trình độ và kinh nghiệm hoạt động, không bị hẫng hụt trước sự đổi mới của các Hiến chương, điều lệ của giáo hội.
Có như vậy, các hội thánh mới từng bước quen thuộc dần với cung cách, phương pháp hoạt động mới, sau khi đã bỏ “Cơ bút” và hệ thống hành chính đạo kiểu củ. Chú ý những phương thức sinh hoạt tôn giáo thích hợp để chiếu cố đến tính chất sinh hoạt tốn giáo của đạo Cao Đài.
b/ Hướn dẫn các TW Hội thánh đều có điều lệ cầu phong, cầu thăng hợp pháp, thích hợp, khả thi và giúp đở họ vận dụng thực hiện, có kế hoạch, bước đi, phướng pháp và nghệ thuật khôn khéo, đáp ứng yêu cầu công việc đạo, nguyện vọng tha thiết của chức sắc, tín đồ và vừa đảm bảo luật lệ, truyền thống, sự đoàn kết hòa hợp của nội bộ đạo từng hệ phái vừa phù hợp pháp luật.
c/ Giúp các phái Cao Đài hợp pháp có kế hoạch triên khai xây dung Hội thánh cấp cơ sở (các họ đạo và thánh tịnh, thánh thất, điện thờ Phật mẩu) đúng với Hiến chương đã được công nhận và đúng pháp luật. Chính quyền các địa phương và cơ sở cần chủ động hướng dẫn, giúp đỡ và quản lý các ban cai quản, ban trị sự… được thành lập và hoạt động phù hớp với đặc điểm, tình hinh và yêu cầu quản lý cụ thể ở từng nơi.
d/ Đối với nhưng phái Cao Đài quy mô tương đối nhỏ ( chỉ trong phạm vi một vài tỉnh, thành phố) đề nghị tỉnh có tổ đình trung ương của tưng phái vận dụng Thông báo 34 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 21 cảu Ban Dân vận TW có kế hoạch chỉ đạo và triển khia hướng dẫn, giúp đở cho những phái này xây dựng lại Hội thánh theo yếu cầu chung với đạo Cao Đài, phù hợp chính sách, pháp luật và đặc điểm tình hình từng nơi.
đ/ Chủ độgn nghiên cứu và có kế hoạch, biện pháp khả thi và cụ thể để xem xét giải quyết mốt số yêu cầu chính đáng khi thức hiện Thông báo 34 đối với đạo Cao Đài: xấy sửa thánh thất, ddien thờ Phật mẩu, thánh tịnh; xuất bản kinh sách; mở lại các lớp hưong đức, hạnh đường; chỉ định, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc; việc đi lại hành đạo v.v… Không nên để bị động đối phó, xảy ra tranh chấp, vướng mắc giữa đọa và chính quyền howjax quần chúng đòi hỏi rồi mới giải quyết.
e/ Rà soát , lựa chọn và tập hợp lực lượng cốt cán, cơ sở chính trị và đảng viên (kể cả đảng viên củ), tiến tới xây dựng thành nhũng tổ cốt cán trực thuộc sự lãnh đạo của cấp ủy, có thể thông qua các cơ quan có trách nhiệm của Đảng (như Ban Dân vận, Ban Tổ chức của Đảng, Đảng đoàn Ủy ban MTTQ). Ngiên cứu cụ thể để xác định một số cơ sở chính trị đơn tuyến cần thiết. Đề nghị cấp uy giao cho Ban Tổ chức và Ban Dân vận phối hợp nghiên cứu, xác định, đề xuất tiêu chuẩn các loại cốt cán, cơ sở chính trị và ché dộ đối xử về chính trị, vật chất. Chú ý chất lượng và coi trọng nguyên tắc bảo mật, chặc chẽ trong công tác cốt cán, nhất là cơ sở chính trị.
g/ Phân loại, phân hóa số đối tượng tiêu cực trong chức sắc, chức việc, tín đồ của từng hệ phái ở từng địa phương. Kiên trì tranh thủ, giáo dục số lạc hậu, chậm tiến, dể nghiêng ngã, xu thời; xác định chính xác và giải thích cho quần chúng hiểu rõ số phần tử chống phá cực đoan. Lấy sức mạnh của quần chúng tín đồ để đấu tranh là cơ bản, đồng thơi chú ý kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính, pháp luật một cách “đúng người, đúng tội, đúng lúc, đúng pháp luật và đạo lý”. Cần phân biệt số lạc hậu, bất mãn với bọn phản động về chính trị để có đối sách, biện pháp thích hợp.
h/ Kinh nghiệm thực tế cho thấy tính chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương có Tổ đình, Tòa thánh TW cảu từng phái Cao Đài là rất quan trọng, luôn giữ vai trò làm đầu mối phụ trách trực tiếp. Khi có diễn biến phức tạp thì phối hợp với các cơ quan hữu quan Trung ương và các địa phương có đạo Cao ĐÀi để có giải pháp phù hợp; trong đó Ban Dân vậ  TW, Ban Tôn giáo cảu chính phủ, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham gia.
+ Vừa qua, cuộc họp tham mưu chuyên đề về vấn đề Cao Đài Tiên Thiên ngày 6-2-1998 tại Bên Tre đã rút được một số kinh nghiệm quý báu, không chỉ có ý nghĩa với việc giúp đỡ tổ chức phái Tiên Thiên mà có liên quan đến tất cả các phái Cao Đài. Đề nghị các tỉnh, thành phố theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Bến Tre, các tỉnh có TW Hội thánh, tổ đình và các cơ quan chức năng TW có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, xử lý số tiêu cực, gây rối và bọn xấu; hướng dẫn phái Cao ĐÀi Tiên Thiên, các phái Cao Đài khác triển khai hoạt động theo hướng tích cực, phù hợp với Hiến chương mới của Đạo và pháp luật.
Nhận được thong báo này, đề nghị Ban Dân vận các tỉnh, thành ủy nơi có đạo Cao Đài phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan báo cáo xin ý kiến chủ trương của cấp ủy, nghiên cứu vận dụng triển hai thích hợp với các tình hình từng phái Cao Đài và ừng địa phương. Trên cơ sở này, Ban chỉ đạo thực hiện Thông báo 34 Trung ương đang chuẩn bị việc sơ kết thực hiện Thông báo 34 trong thời gian tới. Trong quá trình triển khai, nếu có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các đồng chí báo cáo về Đ/c Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác Dân vận- Tôn giáo, qua Ban Dân vận Trung ương, để nghiên cứu chỉ đạo tiếp.
                                                       K/T TRƯƠNG BAN DÂN VẬN TW Phó ban thường trực
                                                                         (kí tên)
                                                                   Trịnh Xuân Giới