Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

2478. Nhị kiếp Tây Âu cầm máy tạo.


VẤN:
Câu: Nhị kiếp Tây Âu cầm máy tạo có nghĩa là gì?
Một số người giải thích nhị kiếp là kiếp thứ nhì có phù hợp không? Nếu phù hợp thì kiếp thứ nhất là gì?
(Trích văn: cho biết tiền kiếp của Ngài Phạm Công Tắc, giáng sanh xuống trần lần thứ nhì là Đức Chúa Jésus, mở Đạo Thiên Chúa ở Do Thái rồi truyền qua Âu Châu, cứu độ các sắc dân Âu Châu)

ĐÁP.
Theo chổ hiểu của chúng tôi thì nhị kiếp không phải là kiếp thứ nhì.
Nhị kiếp có nghĩa là đầu kiếp vào thời Nhị kỳ phổ độ.
Câu đó chúng tôi hiểu như vầy: Thời nhị kỳ phổ độ Đức Ngài đã đầu kiếp đến địa cầu 68 để mở đạo ở xứ Palestine. Ấy là Đức Chúa Jésus.
Một bài thi bị gò bó bởi niêm luật cho nên đâu thể viết thời Nhị kỳ phổ độ Ngài đầu kiếp đến thế gian… mà viết là nhị kiếp. 
Cho nên giải thích một câu thi đòi đỏi rất nhiều yếu tố. Khi giải thích xong phải cân nhắc xem có phù hợp không? Hay có đưa đến sự việc khác không giải thích được hay chăng?
Mổi người chúng ta đến thế gian nầy đã là vô lượng kiếp huống chi là Đức Ngài. Nếu giải thích là kiếp thứ nhì sẽ không lý giải được:
./- Hộ Pháp Đường có bức tranh Hộ Pháp, Đức Thích Ca và Đức Chúa. Nó đúng Hội Thánh mới cho treo. Thêm nữa Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn cho biết Đức Ngài thời phong thần Ngài là Vi Hộ.
Vậy nếu hiểu nhị kiếp là kiếp thứ nhì đã lộ ra sự mâu thuẩn.
Còn như hiểu nhị kiếp là đầu kiếp thời Nhị kỳ phổ độ theo chúng tôi là phù hợp. Theo cách hiểu như vậy thì kiểm chứng được, không có gì mơ hồ. Cho nên vấn đề kiếp thứ nhất là gì không còn là vấn đề nữa.
Về xuất xứ:
Câu bạn hỏi là câu thứ 05 trong bài Đường luật:
Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,
Pháp luân thường chuyển máy thiên thơ.
Chưởng quyền cực lạc phân ngôi vị,
Quản suất càn khôn định cõi bờ.
Nhị kiếp Tây Âu cầm máy tạo,
Hữu duyên Đông Á nắm thiên thơ.
Hình hài thánh thể chừ nên tướng,

Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.