THIÊN CHÚA GIÁO & CAO ĐÀI GIÁO.
Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay Đạo Cao Đài 1926 do cơ bút chỉ dạy các bậc tiền
bối lập thành. Cơ bút là phương tiện để kết hợp giữa con người (hữu hình) và
các đấng thiêng liêng (vô hình). Những lời dạy của các đấng được tuyển chọn và
tập hợp lại gọi là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Theo lời Đức Hộ Pháp (khi cầm quyền
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng) thì đó là Thiên Thơ của
ĐĐTKPĐ.
Noel
1925 là bài đầu tiên trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Tính đến Noel 2017 thì đã 92
năm. Trước thềm Noel 2017 chúng tôi mạo muội bàn luận đôi điều.
A/- VĂN
MINH THIÊN CHÚA GIÁO.
Ngày
sinh, ngày mất của Đức Chúa Giêsu có rất nhiều tranh luận. Đó cũng là điều
thường thấy về các bậc vĩ nhân. Tuy nhiên chúng ta có thể ghi nhận: Ngài sinh
ra trong một gia đình có phần nghèo khó, từ bé đôi lúc Ngài có những cử chỉ hay
lời nói lạ thường. Mãi đến 30 tuổi Ngài thọ Lễ Vượt Qua (thường gọi Lễ Rửa Tội)
và khởi sự rao giảng giáo lý. Ngài bị đóng đinh năm 33 tuổi. Nghĩa là 03 năm
sau khi truyền giáo.
Từ
lời dạy của Đức Chúa Giêsu các môn đệ đã ghi chép lại thành Kinh Thánh (Tân
ước). Kinh Thánh là nguồn gốc để Thiên Chúa Giáo xây dựng nên nền văn minh rực
rỡ cho nhân loại như chúng ta đang thấy.
Ngày
nay nhân loại:
./-
Về đi lại: Đi trên mặt biển như đi trên đất bằng. Đi trên mây trên gió nên
thoát ẩn, thoát hiện sáng ở châu lục nầy chiều đã sang châu lục khác.
./-
Về sức khỏe: Chữa lành được những bệnh nan y. Đem lại mái tóc xanh cho người
đầu bạc, đem lại hàm răng đều như hạt bắp và trắng bóng cho nhiều người… Khoa
thẩm mỹ có thể biến một cô gái bình thường thành một giai nhân tuyệt sắc… Nếu
cái răng, cái tóc là gốc con người thì văn minh hiện nay đã làm thay đổi cái
gốc ấy mạnh mẽ.
./-
Về thức ăn: từ bánh mì ít, cá ít ngày nay thừa mứa ra… rượu mổi ngày một ngon
hơn…
Tất
cả những điều kể trên đã được báo trước trong Kinh Thánh qua các ẩn dụ.
Nhiều
phát minh lớn xuất lớn xuất phát từ nhà thờ. Cho nên chúng tôi nhận định sự ban
ân của Thiên Chúa cho nhân loại chính là khơi phát ý tưởng để xây dựng nền văn
minh hiện nay.
Nhà
bác học Einstein nói rằng: Ý tưởng là
quan trọng số một.
Theo
đó Kinh Thánh đã ghi chép việc Đức Chúa Giêsu đi trên biển như đi trên đất
bằng, chữa được nhiều bệnh nan y, làm cho nước thành rượu, từ một ít bánh mì và
cá thành rất nhiều…. nghĩa là Kinh Thánh đã gieo những ý tưởng trên (cung). Kinh
Thánh cung cấp ý tưởng, cung cấp nguồn cảm hứng và nhân loại cầu học để biến ý
tưởng thành hiện thực.
Nhân loại
tiếp nhận học hỏi, nghiên cứu và biến thành hiện thực (cầu). Đó là qui trình
của luật: CUNG CẦU.
Đó là
sự đóng góp của Thiên Chúa Giáo cho nhân loại.
Đức
Phật Thích Ca dạy rằng: Ta là Phật đã
thành các ngươi là Phật sẽ thành. Đem lời dạy nầy để soi sáng luật cung cầu
nêu trên: Đức Chúa Giêsu làm điều phi thường cho một số ít người thọ hưởng thì
ngày nay nền văn minh của Ngài cũng mang đến những điều như vậy cho nhân loại
hưởng dụng. Chủ thể thực hiện trong kinh thánh là Đức Chúa Giêsu và một số cá
nhân hưởng dụng. Còn chủ thể thực hiện và hưởng dụng trong nền văn minh từ Đức
Chúa Giêsu tạo ra là nhiều người.
Từ
tôn giáo đã tạo nên văn minh. Tôn giáo là hình, văn minh là cái bóng dáng của
tôn giáo. Tôn giáo như thế nào thì xã hội như thế ấy. Cái hay, cái kém của tôn
giáo được thể hiện qua xã hội.
B/-
THIÊN CHÚA GIÁO ĐÓNG GÓP CHO VIỆT NAM.
Về
phương diện tín ngưỡng: Thiên Chúa Giáo đem đến cho dân tộc Việt Nam một nền
tín ngưỡng mới. Nền tín ngưỡng ấy lúc đầu có xung đột với tín ngưỡng Á Đông
nhưng sau đó hai bên tự thu xếp với nhau trong tinh thần hòa bình và chung sống
với nhau như chúng ta đang thấy.
Sự
xung đột đó là gì?
Xin
thưa rằng Việt tộc có phong tục là thờ cúng ông bà và khi kỉnh lễ có thắp
hương. Đây là điều mà Công Giáo không có, nhưng ngày nay ta thấy người theo
Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam vẫn có thực hiện 02 điều kể trên.
Về
phương diện xã hội: Thiên Chúa Giáo với tư cách là một tôn giáo có tổ chức có
qui củ, đào tạo giáo sĩ, hướng dẫn con chiên thật chu đáo… cho nên đã giúp cho
người Việt tăng được tính tổ chức theo khoa học trong đời sống.
Có tổ
chức dành cho thanh niên theo công giáo….
Về
phương diện kiến trúc: Nhà thờ thường là những công trình kiến trúc tân kỳ,
vững chắc… và ngày nay ta thấy các ngôi chùa Phật, Đạo Tràng, Thánh Thất… cũng
theo cách kiến trúc đó…
Trong
lịch sử của Phật Giáo thì những ngôi chùa thường là nhỏ và ẩn mình sau những
hàng cây… nhưng ngày nay chùa của Phật Giáo từ Á sang Âu… đã vươn mình trên nền
trời xanh thẳm…
Theo
nhận định của chúng tôi thì sự đóng góp lớn lao nhất của Thiên Chúa Giáo cho
Việt Nam chính là chữ quốc ngữ. (1). Căn cứ vào đâu để nhân định là lớn lao
nhất?
Xin
thưa rằng căn cứ vào 03 yếu tố:
./- Khi
nền văn minh phương Tây lan tỏa sang phương Đông thì các vị truyền bá giáo lý
Thiên Chúa Giáo đóng vai trò rất quan trọng. Chữ viết khác biệt là một trở ngại
rất lớn cho việc truyền giáo. Cho nên các vị truyền giáo tại nhiều quốc gia đều
muốn có chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh, điển hình như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan... Nhưng không có một
dân tộc nào ở Châu Á có được chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh. Duy nhất Việt Nam có được chữ quốc ngữ theo
mẫu tự La Tinh.
./- Chữ
quốc ngữ dễ học, dễ nhớ nên phổ biến dễ dàng. Nó giúp cho người Việt tiếp cận
với khoa học, tư tưởng và cách tổ chức xã hội của phương Tây. Song song đó
những nét cơ bản của phương Đông cũng được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp.
Nhờ vậy dân trí được nâng cao và đời sống thay đổi. Có rất ít người Việt bị mù
chữ.
./-
Thời toàn cầu hóa: Nó giúp cho người Việt hội nhập dễ dàng mà vẫn giử được bản
sắc dân tộc.
C/-
ĐẠO CAO ĐÀI: HƯỞNG DỤNG & PHÁT HUY
THÀNH QUẢ THIÊN CHÚA GIÁO.
Nhiệm
vụ của Đạo Cao Đài là xây dựng một nền văn minh mới cho nhân loại. Đó là nền
văn minh: Cao Đài Giáo (xét về nguồn gốc xuất phát) hay văn minh tâm linh (Với
tư cách nhân chứng: Con người có thể tiếp xúc với thế giới vô hình) hay Văn
minh nhơn đạo (nền văn minh mở ra con đường để con người đi từ phẩm Người à Thần à Thánh à Tiên à Phật). Nhơn đạo
là con đường của con người phải đi để lập vị cho mình (không phải chữ nhơn đạo
theo nghĩa giúp đở người hoạn nạn).
Lập ĐĐTKPĐ
là lập nền Quốc Đạo. Có nghĩa là tự thân tôn giáo phải có tổ chức minh bạch, và
định chế rõ ràng như cách thức tổ chức một quốc gia. ĐĐTKPĐ có qui định, có tổ
chức, có định chế minh bạch để thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước đưa con thuyền
đạo đến mục tiêu đã định. (Chú ý rằng Quốc Đạo khác với Quốc Giáo.)
Bộ
máy hành chánh tôn giáo như thế nào? Nhân sự trong bộ máy đó bao nhiêu người?
Có bao nhiêu phẩm? Mổi phẩm có bao nhiêu người? Nhiệm vụ mổi phẩm là gì? Thượng
tầng là ai? Hạ tầng là ai? Điều rất quan trọng là phải có định chế minh bạch
cho người tín đồ tham gia vào mọi sinh hoạt tôn giáo.
Quốc
gia có chánh tự thì Quốc Đạo cũng có chánh tự của nó.
Chánh
tự của Đạo Cao Đài.: là tiếng An Nam. (1).
Kinh
sách của ĐĐTKPĐ lấy chữ quốc ngữ làm chánh tự. Cho nên khi Đạo Cao Đài truyền
bá đến đâu thì chữ quốc ngữ cũng được truyền bá đến đó. Đạo Cao Đài không phải
chỉ hiện diện nơi phồn hoa đô hội mà đạo còn phải có mặt nơi ven trời góc bể để
giúp đở chúng sanh. Cho nên trên đường thi hành sứ mạng thì Đạo Cao Đài mặc
nhiên hưởng dụng và phát huy thành quả chữ quốc ngữ.
Khi
sáng tạo ra chữ quốc ngữ các vị truyền đạo dùng để truyền bá tin mừng.
Đạo
Cao Đài dùng chữ quốc ngữ để trình chánh một nền văn minh mới cho nhân loại.
Trình chánh một nền văn minh mới để xây dựng tinh thần hòa bình, dân chủ, tự do
cho nhân loại chính là một mô hình mà đạo cung ứng cho nhân loại.
Với
những người nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo một cách khoa học thì họ phải
tiếp xúc với chữ quốc ngữ mới nắm được cái tinh túy của nghi lễ, tổ chức, giáo
lý, pháp luật tôn giáo.
Bản
thân Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng là người theo Đạo Công Giáo.
D/- TƯƠNG
QUAN HAI NỀN VĂN MINH.
Những
lời dạy của Đức Chúa Giêsu lập ra một nền văn minh. Những lời dạy của Đấng Cao
Đài cũng đang tạo nên một nền văn minh. Vậy hai nền văn minh nầy dĩ nhiên là
phải tương quan nhau. Cho nên khởi đầu của Thiên Thơ là bài vào ngày Noel 1925.
Nền
văn minh của Đức Chúa Giêsu gầy dựng ra giải quyết phần vật chất cho nhân loại
là điều đã hiển nhiên.
Nhưng
về mặc tinh thần thì như thế nào?
Trong
Kinh Thánh dạy về giá trị cao trọng của chữ hòa:
Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ
vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn
thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.
Đức
Chúa Giêsu giải quyết nan đề chữ hòa thế nào?
Kinh
Thánh dạy rõ:
Anh em đừng tưởng Thầy đến đem
bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm
giáo. Quả vậy, Thầy đến để gây
chia rẽ giữa người ta với cha mình, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ
chồng. Kẻ thù của mình chính là
người nhà.
Theo đây thì Đức Chúa Giêsu đem lại sự chia rẽ và bất hòa chứ
không đem đến chữ hòa. Còn tại sao như vậy lại là một chuyên đề khác.
Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo:
Gia Tô giáo chủ giải phần hữu sanh.
(Kinh Khi Về, câu 12.)
Nền
văn minh của Đức Chí Tôn đến xây dựng là để đem lại hòa bình cho nhân loại. Cho
nên Thầy dạy:
Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng
nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng.
Hay: Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.
Pháp
Chánh Truyền chú giải cũng dạy rõ: Cơ Đạo
của Chí Tôn đến lập buổi Hạ ngươn Tam Kỳ Phổ Độ nầy duy lấy một chữ HÒA làm tôn
chỉ.
Công
thức xây dựng xã hội của ĐĐTKPĐ:
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân
Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do
Quyền.
Trong
tôn giáo cũng ẩn chứa những mô hình, công thức nhỏ để người đạo thực hành như
một phòng thí nghiệm và từ đó lan tỏa ra cho phần còn lại trong nhân loại.
Nghĩa
là Đức Chí Tôn cung cấp công thức, xây dựng bộ máy hành chánh, chỉ dẫn cách
thức tuyển chọn nhân sự để thực hiện. Song song đó lập quyền cho nhân loại để
tự nhân loại quyết định tương lai của chính mình (03 Hội lập quyền vạn linh).
Đạo
có tam quyền phân lập và Đức Chí Tôn nắm quyền vi chủ nơi Bát Quái Đài cho nên
ĐĐTKPĐ còn là nhân chứng cho việc hiệp nhất giữa Trời và Người.
Hơn
hai ngàn năm trước nhân loại còn ở trong thời kỳ văn minh nông nghiệp. Cho nên nhân
loại dùng lời dạy của Đức Chúa Giêsu để nâng cuộc sống vật chất lên. Từ nâng
cuộc sống vật chất lên thì nhân loại mới bước sang văn minh công nghiệp rồi
điện và điện tử.
Năm
1926 ĐĐTKPĐ ra đời để cung ứng bài bản cho nhân loại xây dựng một nền văn minh
mới. Nhân loại có nhu cầu thì học hỏi, nghiên cứu và thực thi theo qui luật
cung cầu.
Theo
quan niệm của Đông phương về sự thành lập vũ trụ thì: Từ hư vô chi khí tạo ra
ngôi Thái Cực (số 1). Từ có Thái Cực mới chia ra Lưỡng Nghi (số 2), (khi sanh
Lưỡng Nghi, thì đã có ngũ hành ẩn chuyển); sau đó sanh ra Tứ Tượng (số 4); Tứ Tượng
mới sinh ra Bát Quái (số 8); có Bát Quái rồi mới sinh ra Càn Khôn Thế Giới; sau
đó mới đến Càn Khôn Vạn Vật.
Các
lời dạy của Đức Chúa Giêsu được môn đệ ghi lại trong 04 bộ Kinh Thánh, cả 04 bộ
nầy đều ghi từ đầu chí cuối. Tín đồ Thiên Chúa Giáo đi nhà thờ dự lễ vào 04
ngày chủ nhật trong tháng. Cho nên đó là nền văn minh Tứ Tượng.
Các
lời dạy của Đức Chí Tôn được tuyển lại thành 02 quyển (một và hai). Tín đồ Cao
Đài đi Tòa Thánh, Thánh Thất, Điện Thờ vào 02 ngày Sóc, Vọng hàng tháng. Cho
nên đó là nền văn minh Lưỡng nghi.
Từ Tứ
tượng tiến lên Lưỡng Nghi đó là ý nghĩa 02 nền văn minh xét về dịch lý.
E/- LỜI
DỰ ĐOÁN.
Tổ
tiên ta có tinh thần cầu tiến nên sẳn lòng hấp thụ tinh hoa của các nền văn
minh khác và tiêu hóa để biến thành hình vóc của chính Việt tộc.
Tinh
thần Tam giáo đồng nguyên là một minh chứng cho sự tiêu hóa ấy. Nhờ vậy đã xây
dựng nên thời kỳ Lý Trần rạng rỡ trong lịch sử. Gần đây hơn là sự thành tựu của
chữ quốc ngữ.
Đạo
Cao Đài hưởng dụng và phát huy thành quả của Thiên Chúa Giáo, vậy thì chúng ta
có sự đóng góp gì?
Kinh Thánh
dạy:
Khi tân lang còn trong tân phòng thì không
phải ăn chay nhưng khi tân lang đã đi thì phải ăn chay.
Một đồng xu mua được nhiều con chim nhưng
trong mắt của Thiên phụ thì không có sinh mạng nào là bỏ đi.
Do
vậy chúng tôi nghĩ rằng trong tương lai, giáo dân và giáo hội Công Giáo sẽ hiệp
nhau để thực hành đúng lời Thiên Chúa dạy về hạnh ăn chay. Giáo hội sẽ xem xét
và lập luật ăn chay cho Tín đồ lẫn Chức sắc./.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
SDT: 469 642 4667.
Skype: thu.john2.
TÔN GIÁO ĐỐI VỚI NỀN VĂN MINH THỜI ĐẠI.
Đền
Thánh đêm 29/9/ Nhâm Thìn (1952).
Đức Hộ
Pháp. (theo bản BTK).
Đêm nay Bần Đạo giảng về Tôn giáo đối với một nền văn minh của
thời đại.
Hai chữ văn minh thiên hạ đã nói, chúng ta cũng nên tìm hiểu nghĩa
lý của nó, và tìm cho biết cái nguồn cội đã sản xuất nó. Văn, chúng ta ngó thấy
thiên hạ cũng gọi là văn chương hay là văn hóa. Nhờ văn hóa mà đã ghi rõ những
gì từ trước đã lưu chiếu lại, những biến cố trong lịch sử của toàn nhơn loại,
trong lịch sử của một quốc dân, xã hội và văn hóa, ấy là những văn từ đã lưu
chiếu lại tạo một sự hiểu biết, để phổ hóa trong một sắc dân, trong một xã hội
hay là toàn thể nhơn loại.
Ấy vậy chữ văn chương chúng ta đã ngó thấy lưu chiếu lại một lịch
sử của toàn thể một thế hệ, của một xã hội trong một thời đại. Văn chương ấy
hữu ích thế nào, chúng ta chằng cần gì luận cũng đã chán biết. Lạ thay! Con
người bao giờ cũng có một cái linh. Cái linh tâm lạ lùng lắm! Vả chăng loài
người bao giờ cũng sản xuất trong một đời sống của mình, đời sống ấy từ 1 dĩ
chí 100 tuổi, chúng ta đã ngó thấy họ nhớ lại hết và tìm tòi biết mãi tới, họ
có lạ lùng ấy. Họ sống trong một thế hệ của họ, mà họ đã có năng lực hiểu biết
cả căn bản trong thế hệ đã qua rồi, họ còn có thể định đoạt cái thế hệ sẽ tới.
Đó là một điều phi thường từ trước tới giờ không có phương gì để lại, chỉ có
căn bản là làm cho phát khởi cái đó do cảm động và nhớ.
Văn chương lưu chiếu lịch sử làm một bài học để tìm tòi hiểu biết
thế tình nhơn loại, thì văn học phải phổ hóa tinh thần và vật hình của con
người đời. Nếu muốn phổ hoá cho đặng cái vật hình của con người, thì chúng ta
ngó thấy văn chương trên lịch sử, nó phải có một năng lực nuôi cả tinh thần và
hình thể của người mà chớ.
Hễ muốn nuôi cho đặng cái vật hình của họ vẫn dễ, còn nuôi tinh
thần của họ rất khó. Bởi vì tinh thần ấy nếu không do Đạo Giáo, chẳng hề khi
nào có năng lực phổ hóa họ đặng. Chúng ta ngó thấy mỗi phen Đức Chí Tôn đến,
hay là sai vị Giáo chủ nào đến đặng tạo Tân dân bao giờ cũng vậy. Trước tiên
cái nền văn minh đến, thì nền Đạo Giáo đã thành lập trước, bởi Đạo Giáo là căn
bản của nền văn minh đó vậy.
Đạo là khuôn khổ, còn văn minh là hình chất, Đạo là hình, văn minh
như bóng. Chúng ta đã quan sát thấy văn minh sản xuất hình thể và tinh thần là
do một nền Tôn giáo đã tạo dựng nó ra. Chúng ta ngó thấy như Đạo Phật đã tạo ra
một thế hệ, thế hệ ấy nó có năng lực tạo cả hình chất của Tân dân Phật Giáo,
tức nhiên trong tình trạng của họ, họ tỏ ra rằng: Họ là người trong Đạo Giáo.
Chúng ta đã ngó thấy các vị Thầy tu nhà Phật, cạo đầu bận đồ vàng, bộ tịch của
họ dù cho đi, đứng, nằm, ngồi, cử chỉ cái sống của họ đều trong khuôn khổ do
nơi Đạo Giáo mà xuất hiện đặc biệt. Thiên Chúa Giáo, chúng ta để mắt quan sát
cho tới hình thể tinh thần của họ, cử chỉ đều có vẻ đặc biệt riêng. Nho Giáo
cũng vậy, Bần Đạo chẳng cần gì tả cho nhiều, cả thảy đều biết điều ấy rồi.
Còn trọng hệ hơn hết là cái nền văn minh lưu chiếu lại, chỉ có
năng lực để bảo tồn được các Tân dân của mình tạo ra, cốt do tinh thần vi bổn.
Chúng ta ngó thấy các nền Tôn giáo đã tạo văn minh hiện tại. Hiện nay còn cái
hai nền văn minh. Thật ra từ Thượng cổ các nền văn minh đã lưu chiếu tại mặt
địa cầu này vẫn nhiều. Tỉ như các nền văn minh tối cổ bên Âu Châu là văn minh:
Grecque, Egypte, Romain hay (Rome ).
Còn bên Á Đông của chúng ta, văn minh của nhà Phật, văn minh của Đức Lão Tử,
văn minh của Đức Khổng Phu Tử, Châu Công (kế Đức Khổng Phu Tử). Các nền văn
minh ấy họ tạo Tân dân của họ thế nào Bần Đạo chẳng cần nói cả thảy các con cái
Nam ,
Nữ cũng vậy đã quan sát.
Bần Đạo thuyết đêm nay cho đám thanh niên nam, nữ con cái của Đức
Chí Tôn nên để ý và hiểu biết cho lắm. Chúng ta ngó thấy trước mắt kiểu vở của
các nền văn minh đã có, là do nơi các Tôn giáo đã tạo. Đương nhiên bây giờ có
hai nền văn minh trọng yếu hơn hết của tinh thần nhơn loại là: Văn minh của
Phật Giáo và văn minh của Thiên Chúa Giáo. Hai nền văn minh tinh thần của hai
Đạo giáo đó rất cao thượng. Bần Đạo chỉ nói rằng: Tốt đẹp không thể gì tả hình
trạng ra cho đặng. Tại sao nó tốt đẹp ấy? Là nó có năng lực bảo sanh hình chất
của nhơn loại, nó có thể bảo vệ cho đời sống tinh thần thiêng liêng của họ mà
chớ.
Con cái của Đức Chí Tôn biết rằng: Các Tôn giáo xuất hiện rất có
ích cho nhơn loại tại mặt thế gian này, về hình thể, tinh thần và nó phải làm
thế nào bảo tồn sống còn của nhơn loại, mà trong sự sống ấy khó mà bảo tồn đặng
sống còn tinh thần họ. Hỏi có phương pháp nào giải quyết cái khổ của họ đặng
chăng? Bần Đạo đã giải nghĩa nào là thắng khổ, nào là tùng khổ, nào là giải
khổ, đủ thứ hết thảy, trọng yếu hơn hết là phải tìm phương nào cho các nền văn
minh ấy, phải chia sống với nhau, phải đừng có tranh sống với nhau, bởi chia
sống thì tồn tại, bảo vệ được sống còn của nhơn loại, mà tranh sống tức nhiên
phải tiêu diệt. Gương của hai vị Giáo Chủ đã lưu lại nơi mặt thế gian này, bên
Á Đông, bên Âu Châu hai nền văn minh đặc biệt. Hai vị Giáo Chủ đó trước kia là
gì chớ? Một người ăn mày cầm Bình Bát đi xin cơm đặng nuôi kẻ khó kẻ đói, đi
bòn mót từ miếng vải rách đặng chầm khiếu mặc cho lành, tức là Đức Phật Thích
Ca.
Còn cái người đã chia từ miếng bánh mì, từ miếng cá nuôi kẻ đói là
Đức Chúa Jésus Christ, Ngài lấy sống của Ngài, Ngài chia cho kẻ đói, đến đổi
Ngài phải nhịn miệng ăn của Ngài cho nó sống.
Gương hai vị tạo nền văn minh đó đẹp đẽ làm sao.
Mardi 11 Janvier
1927 (08-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Chúng
đẳng ngồi kiết tường nghe dạy:
Lão
viết chậm, Thượng Phẩm Hiền Hữu dặn Sĩ Tải phải viết cho cẩn thận. Lịch rán đọc
cho tử tế, bằng chẳng Lão đuổi ra ngoài ... nghe à.
Ðiệu
văn Ðộng Ðình của Lão dạy chư Tiên, chư Phật, sau có truyền cho Bạch Vân Ðạo Sĩ
gọi là Trạng Trình, song người học đặng có một điệu truyền thế gọi là điệu Bạch
Vân. Lão lấy đề "Ngụ Ðời" nghe.
Ngụ Ðời:
Ðời hằng đổi, nước non không đổi,
Giữ nhơn luân nhờ mối Ðạo truyền.
Nhẫng lo trọng tước cao quyền,
Ðem thân trần cấu gieo miền trầm luân.
Biệt cành lá rụng đầy rừng,
Con thuyền Bát Nhã lỡ chừng độ duyên.
Sắc,
Tài,
Tửu,
Khí,
Lưng vơi lấy chí anh hùng,
Mượn gươm Thần huệ dứt lần trái oan.
Vụ chữ nhàn....
Giữ nhơn luân nhờ mối Ðạo truyền.
Nhẫng lo trọng tước cao quyền,
Ðem thân trần cấu gieo miền trầm luân.
Biệt cành lá rụng đầy rừng,
Con thuyền Bát Nhã lỡ chừng độ duyên.
Sắc,
Tài,
Tửu,
Khí,
Lưng vơi lấy chí anh hùng,
Mượn gươm Thần huệ dứt lần trái oan.
Vụ chữ nhàn....
Giải nghĩa: Thầy là cội, chúng sanh là lá.... Phải
lấy chữ anh hùng hoặc nhiều hay ít mà dứt oan trái đặng tu tâm dưỡng tánh, hầu
vụ chữ nhàn.
(Trích từ Đạo Sử Q,2.)
TÌM HIỂU NGUỒN GỐC
CHÁNH TỰ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
“Hay
là sự nên hình của chữ quốc ngữ”.
(Bài
từ BNS Thông Liên số 57).
Hoằng khai Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn dạy ngày 29-7-Bính Dần (05-9-1926): ...Như Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với
con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là Chánh Tự đặng lập
Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con.
Thời
kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi… (Đạo Sử Q.2. T. 237 bản in Hoa
Kỳ)
Tiếng An Nam trước kia được ghi bằng chữ
Nho, chữ Hán, chữ Nôm còn ngày nay được ghi bằng chữ quốc ngữ. Cho nên hiểu
tiếng An Nam là chữ quốc ngữ chắc không có gì sai.
Tìm hiểu nguồn gốc chữ quốc ngữ và những vị hữu công
trong công cuộc tạo ra chữ quốc ngữ là trọng tâm của bài nầy.
Theo luật cung cầu thì một công trình lớn lao, đem
lại sự hữu ích cho xã hội ra đời cần những thành tố như:
-
Có người đề xuất ra sáng kiến.
-
Có sự cộng tác của những người cùng chí hướng.
-
Có người đúc kết công trình và trình bày
ra trước xã hội.
-
Phù hợp với luật tiến hóa nên được xã
hội chấp nhận.
Sự nên hình của chữ quốc ngữ cũng nằm trong thông lệ
đó.
1- Hoàn cảnh nước Việt Nam vào lúc chữ quốc ngữ ra đời.
Trên danh nghĩa thì vẫn là triều Hậu Lê.
Nhưng thực tế thì quyền hành vào tay chúa; chúa Trịnh
(miền Bắc còn gọi đàng ngoài) và chúa Nguyễn (miền Nam còn gọi đàng trong). Sử gọi đây
là thời Trịnh Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh làm ranh giới.
2- Chữ quốc ngữ là gì?
Theo mặt chữ mà hiểu thì quốc ngữ là chữ của một
nước.
Theo sử liệu còn lưu lại thì lúc đầu nước ta dùng chữ
Nho, sau đến chữ Hán và tổ tiên ta rút từ chữ Nho và Hán ra tạo nên chữ Nôm
dùng làm quốc ngữ. Do vậy nên cả ba loại chữ trên đều là chữ tượng hình.
Trước khi dùng chữ (theo mẫu tự latinh) hiện nay làm
quốc ngữ thì nước ta dùng chữ Nôm làm chữ quốc ngữ. Nhiều vị giáo sĩ Tây Phương
đến Việt Nam đều ghi nhận
rằng nếu không có chữ Nôm thì họ đã tưởng Việt Nam là một phần của Trung Hoa.
Còn chữ quốc ngữ ngày nay chính là cách ghi âm tiếng
An Nam bằng mẫu tự la tinh. Nó là chữ ký âm chứ không phải tượng hình. Từ chữ
tượng hình sang chữ ký âm là khó khăn lớn nên Nhật, Tàu…đều thất bại.
3- Ai tạo ra chữ quốc ngữ?
Chữ quốc ngữ là công trình của nhiều người mà chủ
yếu là các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo. Các vị xuất phát từ nhiều nước như: Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp…đến Việt Nam để truyền giáo. Dĩ nhiên cũng
cần có sự hợp tác của dân bản xứ nhưng chỉ là phần nhỏ.
4- Nguyên nhân và mục đích.
Tại sao các vị giáo sĩ phải tìm cách ghi âm tiếng
Việt theo mẫu tự latinh? và lập ra chữ quốc ngữ để làm gì?
Cuối thế kỷ 16 các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo đã đến
truyền giáo ở Việt Nam .
Khi đó văn tự ở Việt Nam có chữ Nho, chữ Hán và chữ Nôm, cả ba loại chữ trên
đều rất khó học, khó nhớ; do vậy mà dân chúng nói chung, con chiên nói riêng đa
phần là mù chữ. Thứ nữa là chính các vị giáo sĩ lại không biết tiếng bản xứ nên
công cuộc truyền giáo gặp khó khăn. Để vượt qua những trở ngại trên các vị đã
nẫy sinh ra ý nghĩ sáng lập ra một loại chữ khác. Các vị tìm cách ghi âm tiếng
An Nam bằng chữ quốc ngữ với mục đích là phổ biến giáo lý của Thiên Chúa Giáo
(truyền bá tin mừng) đến người Việt Nam .
5- Sơ lược về tiến trình thành lập.
Các sử liệu hay công trình nghiên cứu đáng tin cậy
hiện nay đều đi đến kết luận: Chữ quốc ngữ là một sự nghiệp tập thể của
nhiều vị giáo sĩ đến từ phương Tây. Các vị có nhiều quốc tịch khác nhau như: Ý,
Pháp, Bồ Đào Nha… Công việc khởi đầu từ thế kỷ 17.
Năm
1651 ông Alexandre de Rhodes biên soạn cuốn tự điển Việt Bồ La theo mẫu tự
Latinh. Tự điển được in và xuất bản ở Roma (Ý).
Trong
lời tựa của cuốn Từ điển Việt Bồ La, ông cho biết sở dĩ ông soạn được Từ điển
này là nhờ vào ba sự việc:
-
Thứ nhất là ông đã được học tiếng Việt với giáo sĩ De Pina là một
người rất tinh thông tiếng Việt, người Bồ thứ nhất giảng tin mừng mà không cần
thông dịch viên,
-
Thứ hai ông đã sử dụng hai
tác phẩm viết tay, một Từ điển Việt Bồ của ông Gaspar d’Amaral và một Từ điển
Bồ Việt của ông Barbosa, cả hai ông này đã mất sớm.
-
Thứ ba ông đã lưu trú tại Việt Nam cả thảy 12 năm.
(Phần thừa kế công sức người trước của ông rất có ý
thức và ông đã nói rõ nhưng một số nhà nghiên cứu dưới chế độ cộng sản hiện nay
lại viết là ông ăn cắp công trình của 02 vị giáo sĩ trước đó... Trong xã hội có
một qui luật: Dân đã tin ai, đã thờ ai thì không sai bao giờ. Nên mấy bài viết
nói xấu người có công và vô ơn sẽ đi vào sọt rác mà thôi)
* Các vị Giáo sĩ truyền giáo ở Nhật Bản, Triều Tiên
và Trung Hoa cũng gặp khó khăn về bất đồng ngôn ngữ như các vị giáo sĩ ở Việt
Nam. Họ cũng tìm cách ghi âm tiếng Nhật, Hàn, Trung Hoa theo mẫu tự La Tinh
nhưng đều dang dở không đạt kết quả mỹ mãn như Việt Nam .
6- Một
số văn bút của hậu học đúc kết sự nên hình chữ quốc ngữ:
6.1-
Sử gia Ch.B.Maybon năm 1919 công nhận việc thành lập chữ quốc ngữ là một công
cuộc chung, có nhiều giáo sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, chứ không riêng
gì giáo sĩ người Bồ Đào Nha.
6.2-
Trong bộ Việt Nam
văn học sử yếu (soạn tháng 6-1941), ông Dương Quảng Hàm có viết: “Việc sáng tác
chữ quốc ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả các
giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp... Nhưng người có công nhất trong
việc ấy là cố A-lịch-sơn Đắc Lộ, vì chính ông là người đầu tiên đem in những
sách bằng chữ quốc ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài
liệu mà học và kê cứu”
6.3-
Ông Đào Duy Anh cũng đồng ý tưởng như trên khi viết: “Xưa kia Việt ngữ vốn viết
bằng chữ Nôm, nhưng từ khi phép học đổi mới thì Việt ngữ lại viết bằng một thứ
chữ mới gọi là chữ quốc ngữ. Thứ chữ này do các nhà truyền giáo Giatô đặt ra.
Vào khoảng thế kỷ XVII, khi các giáo sĩ mới sang nước ta, thì có lẽ mỗi người
lấy mẫu tự của nước mình mà đặt ra một lối chữ riêng, để dịch tiếng bản xứ cho
tiện việc giảng dạy tín đồ. Các lối chữ riêng ấy, sau do hai nhà truyền giáo
người Bồ Đào Nha, rồi sau đến cố A-lịch-sơn Đắc Lộ người Pháp tổ chức lại thành
một thứ chữ thông dụng chung trong truyền giáo hội tức là thuỷ tổ của chữ quốc
ngữ ngày nay”
6.4-
Gần đây trong bộ lịch sử và văn hóa Việt Nam, ông Lê Thành Khôi, cho rằng việc
thành lập chữ quốc ngữ đã bắt đầu do các giáo sĩ người Ý, nhất là người Bồ Đào
Nha, tỉ như giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa, nhưng người hoàn tất
chính là giáo sĩ Đắc Lộ.
Tóm
lại sự hình thành chữ quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ:
* Thời
kỳ sáng tạo từ năm 1621. (hay tiền Đắc Lộ)
* Thời
kỳ xây dựng năm 1651. (hay thời Đắc Lộ)
* Thời
kỳ phát triển từ năm 1867. (hay hậu Đắc Lộ)
Như
vậy việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ rõ ràng là có nguồn gốc từ tôn giáo và mục
đích là phụng sự cho tôn giáo (các vị tạo ra là giáo sĩ; tạo ra là để truyền bá
giáo lý Thiên Chúa Giáo).
Có rất
nhiều tôn giáo với các hình thức về thờ phượng, nghi lễ, tế tự… có ít nhiều
khác nhau nhưng cho dù là tôn giáo nào cũng dạy con người làm lành lánh dữ và
sống trong lẽ công bằng bác ái.
Thiên
chúa giáo cũng không ngoài lẽ đó nên dùng chữ quốc ngữ để truyền bá điều lành,
tạo ra tình thương, công bằng trong xã hội chính là làm đúng với ý chí những
người tạo ra chữ quốc ngữ (văn dĩ tải đạo).
Còn
như dùng chữ quốc ngữ để tạo ra bất công, chia rẽ, làm mất lẽ công bằng, bác ái
là đã đi ngược với ý chí người tạo ra quốc ngữ (như thực dân pháp và các chế độ
tạo bất công trong xã hội, viết theo đơn đặt hàng để gieo rắc thù hận giữa
người và người…là đã đi ngược với ý chí các vị tạo ra chữ quốc ngữ thì cho dù
có dựng bia kỷ niệm, có tôn vinh người tạo ra chữ quốc ngữ xét cho đến cùng thì
đều là giả dối, vong ơn nên sẽ bị chơn lý viết bằng chữ quốc ngữ đào thải.
7-
Thực dân pháp và các vị tiền bối dùng chữ quốc ngữ.
Thế kỷ
19 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sau đó chính quyền Pháp bắt buộc Nam Kỳ (là
xứ thuộc địa) dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh. Theo lẽ công bằng mà luận thì
thực dân Pháp dùng chữ quốc ngữ như thế nào, với mục đích chi cũng không can dự
đến những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Bởi lẽ nó không nằm trong dự phóng
của những vị sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Cũng như nhà sản xuất kia nghiên cứu cho
ra đời chiếc xe gắn máy. Rồi khách hàng mua nó về sử dụng như thế nào đi nữa
cũng không thể kết tội nhà sản xuất kia được.
Hay
như nhà bác học Nobel phát minh ra thuốc nổ để giúp cho việc phá đá được dễ
dàng, mục đích của ông là phục vụ việc xây dựng trong xã hội, nhưng sau đó các
nhà chính trị, các nhà cầm quyền dùng đó để giết người thì cũng không vì lẽ đó
mà kết tội ông Nobel được.
Đó là
đứng trên quan điểm công bằng để đưa ra nhận xét trên chứ không đứng trên một
lập trường chính trị nào hết.
Bởi vì
đến 01-01-1882 chính quyền Pháp buộc Nam Kỳ (lúc đó là xứ thuộc địa của Pháp)
phải dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh. Việc bắt buộc nầy có liên quan đến nội
dung nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin”
do thống đốc Nam Kỳ Lafont ký và ban hành.
Xuất phát từ mục đích tạo thuận lợi và
cũng cố cho việc cai trị của Pháp nên họ cổ xúy và bắt buộc dùng chữ quốc ngữ.
Các vị yêu nước chống thực dân Pháp cho dù là nhà nho yêu nước, cần vương hay
văn thân đều thấy dụng ý của chính quyền Pháp nên ra sức chống lại việc dùng
chữ quốc ngữ.
Nhưng sau đó chính các cụ thấy sự tiện ích
của chữ quốc ngữ (dễ học, dễ nhớ) nên thay đổi hẳn quan điểm về chữ quốc ngữ.
Các cụ ra sức mở trường nghĩa thục (như Đông Kinh Nghĩa Thục…) để dạy chữ quốc
ngữ nhưng với mục đích hun đúc lòng yêu nước, truyền bá khoa học kỷ thuật,
triết học, cổ xúy kinh thương, nâng cao dân trí…thì Pháp lại rơi vào thế gậy
ông đập lưng ông nên khủng bố các cụ hòng nắm thế độc quyền dùng chữ quốc ngữ
theo ý của họ…Các vị tiền bối yêu nước dụng vũ khí của địch để phá địch đó là
sự thực đã diễn ra trong lịch sử dân tộc.
8- Đức Chí Tôn dùng Tiếng An Nam (chữ quốc
ngữ) làm chánh tự:
Riêng với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì ngay từ buổi đầu
(1926) Đức Chí Tôn dùng TIẾNG AN NAM làm chánh tự. Tiếng An Nam khi xưa thì thể hiện bằng chữ
Nho, chữ Hán, chữ Nôm còn ngày nay thì dùng chữ quốc ngữ để thể hiện. Thánh
Ngôn, Pháp Chánh Truyền…do cơ bút viết bằng chữ quốc ngữ và Tân Luật, Đạo Luật…được
môn đệ soạn bằng chữ quốc ngữ nên trong trường hợp nầy nếu hiểu chánh tự là chữ
quốc ngữ chắc cũng an toàn…
Dùng chữ quốc ngữ để truyền bá tin mừng,
giáo lý tôn giáo, lẽ công bằng, phù hợp với chân, thiện, mỹ chính là tiếp tục ý
nguyện ban đầu của các vị lập ra chữ quốc ngữ.
Giáo lý Đại Đạo giúp cho nhân loại, xây
dựng một thế giới đại đồng trong Bác Ái và Công Bằng, lấy theo chính lý mà luận
thì đó là việc nâng cao giá trị chữ quốc ngữ lên trong thời toàn cầu hóa vậy.
9- Truyền thống trọng ơn.
Ông cha ta có dạy:
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng.
Miếng ăn, miếng uống thường ngày mà Việt tộc còn
dùng đó để giáo huấn hậu tấn lòng biết ơn với người trước. Vậy công khó của các
vị Giáo Sĩ, các vị cộng tác, công khó của Alexandre de Rhodes trong việc lập ra chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí
cho nước nhà thì một dân tộc có văn hiến hẳn nhiên phải biết ơn và cư xữ cho
đúng mức.
Cái chơn lý của Đức Chí Tôn sẽ lần lược tiêu diệt
tất cả tà quyền trên thế gian nầy. Mà chơn lý của Đức Chí Tôn đến với nhân loại
phải nhờ vào chánh tự (là chữ quốc ngữ) nên tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ:
phụng sự cho nhân loại chính là thừa kế và thể hiện lòng biết ơn các vị đã tạo
ra chữ quốc ngữ rất sâu xa.
Còn lẽ nhớ ơn thông thường trong xã hội BBT thiết
tưởng khi Hội Thánh được phục hồi, 03 Hội lập quyền vạn linh được hội họp thì
người đạo nên đưa vấn đề những vị có công trong việc lập ra chữ quốc ngữ ra bàn
thảo cho thấu đáo và có những quyết định xứng tầm để thể hiện lòng biết ơn
những người có công với chánh tự của nền đạo vậy.
***:
VÀI THÔNG TIN CẦN ÍCH VỀ CHỮ QUỐC NGỮ.
1-
Chúa Nguyễn Phúc Lan ra lệnh trục xuất giáo sĩ Alexandre de Rhodes và đe dọa sẽ
xử tử những ai còn dám đưa giáo sĩ tới. Ngày mồng 3-7-1645 ông từ biệt Đàng
Trong để về Macao .
Ông
viết trong nhựt ký hành trình: "Xác
tôi rời bỏ Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng thực ra lòng tôi vẫn quyến luyến cả
hai nơi, và tôi chắc rằng không bao giờ lòng tôi lại quên được hai Xứ
này".
2- Việt Nam Cộng Hòa đặt tên đường Hàn Thuyên đối
diện với với đường Alexandre
de Rhodes (qua đường Thống Nhất- nay là đường Lê Duẫn) ở trước cửa Dinh Độc Lập
là rất có ý nghĩa vậy. Bởi vì Ông Hàn Thuyên là người rất có công với chữ Nôm,
còn Ông Alexandre de Rhodes lại là người rất có công với chữ quốc ngữ.
2.1- Ông Nguyễn Thuyên (sinh 1229 tại xã Lai Hạ,
Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh- Không rõ năm mất). Đỗ Tiến Sĩ năm 1247, làm
quan đến chức Thượng Thư Bộ Hình đời vua Trần Nhân Tông. Ông là người rất giỏi
chữ Nôm.
Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư thì khi quân Nguyên xâm
lược nước ta lần thứ 2 (1282) có cá sấu đến sông Lô rất nhiều. Vua truyền ông
làm bài văn tế cá sấu ném xuống sông. Cá sấu đi mất, vua xem việc nầy giống như
việc ông Hàn Dũ (768-824 “bên Tàu”) làm bài văn đuổi cá sấu. Vua lấy tích nầy
ban cho ông họ Hàn. Ông là người có công lớn trong việc phát triễn và phổ biến
chữ Nôm trong nước.
2.2-
Tháng 10 năm 1619, giáo sĩ trẻ tuổi Đắc Lộ đặt chân lên miền đất thuộc Ấn Độ.
Lúc đó ngài thông thạo ba tử ngữ và ba sinh ngữ. Tạm gọi là ba tử ngữ, nhưng
thực ra là ba ngôn ngữ cổ: đó là tiếng Do Thái, tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh.
Trong chương nhất cuốn Văn phạm của ngài, khi bàn về các phép các âm vận, giáo
sĩ Đắc Lộ đã so sánh tiếng Việt với tiếng Do Thái hai lần, với tiếng Hy Lạp
mười một lần và với tiếng La tinh năm lần. Về sinh ngữ, giáo sĩ thông thạo
tiếng Pháp, sau đến tiếng Ý (là tiếng nói trong thủ đô Giáo hội La Mã) và cuối
cùng là tiếng Bồ Đào Nha. Bởi vậy cũng trong chương nhất cuốn Văn phạm Việt
ngữ, ngài đã nhắc đến những ngôn ngữ đó, nhất là tiếng Bồ và tiếng Ý. Người ta
nhận thấy rằng tuy tiếng Pháp có thể gọi là tiếng mẹ đẻ của ngài, song trong
công cuộc truyền giáo ngài ít có dịp dùng tới: các văn từ, đơn khế thường được
thảo hoặc bằng tiếng La tinh hay tiếng Ý, đa số bằng tiếng Bồ Đào Nha.
…..Giáo
sĩ Đắc Lộ tỏ ra không thông thạo chữ Hán, chữ Nhật và chữ nôm điều đó sau này
có lẽ chỉ đưa lại ích lợi cho chúng ta.
Mặc
dầu giáo sĩ có lẽ không viết được Hán tự, song ngài có thể tạm nói được tiếng
Trung Hoa (và có lẽ cả tiếng Nhật). Tắt một lời, trong cuốn Văn phạm chúng tôi
kể ở trên, ngài đã có lần so sánh các âm vận Nhật ngữ và Hoa ngữ với Việt ngữ.
Với
tiếng Việt, hình như ngài đã sinh ra để học nói và học viết. Quả vậy, khi ngài
vừa bước xuống đất liền ở cửa Thuận Hóa, cảm tưởng đầu tiên của ngài đối với
tiếng Việt, là một cảm tưởng đẹp đẽ. Ngài viết:
“Vừa tới miền Nam và nghe người bản xứ nói
với nhau, nhất là phụ nữ, thì tôi tưởng như được nghe chim líu lo hót, đồng
thời tôi tưởng không bao giờ có thể học được thứ tiếng đó”.
Thật
vậy, khi đọc kỹ quyển Văn phạm của giáo sĩ Đắc Lộ, người ta thấy tác giả, trong
khi nghiên cứu âm vận Việt ngữ, đã không bị ám ảnh bởi một hình ảnh độc tôn
nào. Với tinh thần phổ quát, với sự hiểu biết nhiều ngôn ngữ cổ kim, có thể
nói ngài là con người quốc tế. Như trên, chúng tôi đã nói ngài biết tiếng
Do Thái, tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, ngài còn biết tiếng Pháp, tiếng Ý và
tiếng Bồ Đào Nha. Bởi thế, với ý chí đi tìm sự thật và sự ích lợi cho người
Việt Nam, ngài đã đem tất cả những kiến thức về các ngôn ngữ ấy để tìm ra cách
ghi âm vận cho tường tận, xác đáng, tỉ như:
Q thì
đọc như tiếng La tinh trong QUA hay QUI.
X thì
đọc như tiếng Bồ, hoặc như Sc của tiếng Ý.
R
không đọc cuồn cuộn như tiếng Bồ, song đơn như tiếng Ý.
PH đọc
như chữ PHI trong tiếng Hy Lạp.
U đọc
như tiếng La tinh.
B đọc
như chữ Bêta Hy Lạp, nhất là như chữ Beth Do Thái.
NG đọc
như Ngaðn của tiếng Do Thái…
Dấu
sắc, huyền, ngã lấy trong dấu sắc, huyền, ngã Hy Lạp, dấu nặng lấy ở chữ iota
dưới, còn dấu hỏi thì lấy ở chấm hỏi La tinh. Riêng về Pháp ngữ chúng tôi không
thấy tác giả đề cập tới một cách tỏ tường, mà thực ra, âm vận Việt ngữ thích
hợp với âm vận La ngữ và mấy tiếng trực thuộc La ngữ như Ý, Bồ hơn là Pháp, trừ
trường hợp chúng tôi đã trích ở trên về chữ sang.
Bởi
thế, theo thiển ý chúng tôi, thì đây là một trong lý do chính làm cho công cuộc
phiên âm của giáo sĩ Đắc Lộ đạt tới kết quả và là kết quả bền bỉ, bất chấp cả
thời gian. Tác giả không trói buộc mình vào một hệ thống nào riêng biệt, một
ngôn ngữ nào độc tôn, trái lại căn cứ vào cách phát âm đặc biệt của Việt ngữ,
ngài đã tìm trong hết các ngôn ngữ mà ngài được biết ngõ hầu ghi cho xác đáng.
Nếu tiếng này không phù hợp thì ngài dùng đến tiếng kia, nếu âm vận ngôn ngữ
này xem ra phiền toái, thì ngài không ngần ngại cầu cứu đến ngôn ngữ khác, mặc
dầu ngôn ngữ ấy không phải ngôn ngữ riêng của ngài, tiếng mẹ đẻ của ngài. Quả
thật, con người quốc tế, tinh thần quốc tế đã giúp ngài rất nhiều và vì thế
công cuộc đã thành tựu và như trên chúng tôi đã nói, sẽ thành tựu lâu bền.
3- Để
kết luận, trước hết chúng tôi phải thú thực rằng việc nghiên cứu về chữ quốc
ngữ trong các tác phẩm của giáo sĩ Đắc Lộ mới còn trong thời kỳ phôi thai. Tuy
nhiên, chúng ta cũng đã nhận ra mấy điểm chủ chốt sẽ quy hướng mọi công cuộc
tìm tòi sau này, và đó cũng là điều cho chúng ta xem thấy rõ những thiếu sót
hay sai lầm thường gặp trong mấy sách giáo khoa hoặc khảo cứu vội vàng về chữ
quốc ngữ của giáo sĩ Đắc Lộ. Vậy căn cứ vào những tài liệu viết tay cũng như
sách in kể ở trên, chúng ta có thể biết về việc thành lập chữ quốc ngữ những
chi tiết sau đây:
3.1-
Sự thành hình Việt ngữ phiên âm đã nằm trong một tình trạng chung, đó là chí
hướng phiên âm các tiếng tượng hình tại Á châu vào thế kỷ XVI-XVII. Thực ra,
người ta đã thấy công cuộc ấy được thực hiện trong Nhật ngữ và Hoa ngữ. Riêng
về Hoa ngữ phiên âm, trước chúng ta gần nửa thế kỷ, người ta đã sáng chế ra các
ký hiệu để ghi các thanh.
3.2-
Không kể công cuộc dùng mẫu tự La tinh để phiên âm những tiếng kể trên, trước
giáo sĩ Đắc Lộ, tại Việt Nam đã có những ướm thử, những dò dẫm, những việc sơ
khởi phiên âm Việt ngữ, như chúng ta đã thấy những tài liệu vào năm 1631, 1645
và như hai tác phẩm của hai giáo sĩ người Bồ nay nguyên bản đã thất lạc, song
giáo sĩ Đắc Lộ đã sử dụng để soạn quyển Tự điển Việt-Bồ-La của ngài.
Ông đã
đạt tới đích, nhờ vào năng khiếu đặc biệt của ông trong vấn đề hiểu biết các
sinh ngữ cũng như tử ngữ, và nhờ vào tinh thần có thể nói là của một công dân
quốc tế của ông, nhờ vào trí óc không lệ thuộc vào một hệ thống từ ngữ nào của
ông, nghĩa là không bắt Việt ngữ lệ thuộc vào một khuôn khổ ngôn ngữ nào, song
khai thác hết khả năng của những từ ngữ khác, nhất là bằng vào trực giác sâu
sắc nhất của ông về các âm thanh không những chung cho cả nước, song riêng cho
từng miền, từng địa phương.
Ở nước
ta, chữ Nôm và chữ viết theo mẫu-tự La-tinh đều là hai lối viết lên dọng nói
của tiếng ta, vì thế cùng là viết quốc-ngữ cả. Nhưng chỉ vì một biến cố lịch-sử
không có ở Tàu ở Nhật, mà tình-trạng thay đổi như ta thấy ngày nay. Số là sau
khi chính phủ bảo-hộ và thuộc-địa bãi bỏ chữ Hán và lấy tiếng Pháp thay vào đó
làm ngôn-ngữ hành-chính và văn-hóa, lấy ngôn-ngữ của người bảo-hộ mới để thay
cho chữ viết của người đô-hộ cũ, thì chữ Hán không còn phải là con đường
tiến-thân ở Việt-Nam nữa. Chữ Nôm vì quá tùy-thuộc vào chữ Hán, lại trước đó
cũng chẳng được trọng-dụng như chữ Hán, cho nên cũng theo đó mà lu mờ đi, cho
nên chỉ còn có lối viết theo mẫu-tự La-tinh là được gọi là quốc-ngữ mà thôi. Đã
thế vào đầu thế-kỷ XX lại có một số sĩ-phu có tên tuổi đứng ra cổ-võ cho chữ
quốc-ngữ ấy, vì thấy nó tiện lợi và dễ học hơn chữ Nôm. Và họ đã thành công.
Ngày nay là gần một thế kỷ sau đó, chúng ta đã quá quen dùng chữ quốc-ngữ rồi,
văn-chương của tiền-nhân hầu hết cũng đã chuyển sang chữ quốc-ngữ, rồi các sáng
tác văn-học, khoa-học, thư-tín và giấy tờ hành-chính đều viết bằng chữ quốc-ngữ
cả. Cho nên có lẽ không còn ai chủ-trương phải trở về chữ Nôm nữa: nó thật là
thần-tình, nhưng vẫn còn nhiều khuyết-điểm và chưa được ấn-định cho chính-xác.
4-
Nguyễn Trường Tộ và chữ quốc ngữ.
Ông
Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) là một người yêu nước, một nhà thông thái và cải
cách, dâng nhiều bản điều trần để canh tân đất nước. Thế kỷ 19 thì chữ quốc ngữ
đã lớn mạnh và bản thân ông là tín đồ Thiên Chúa Giáo nhưng ông cũng không cái
duyên với chữ quốc ngữ.
Đề-nghị
của ông về chữ viết của nước ta được trình bày rõ ràng trong điều thứ 4, khoản
thứ 5 của Tế cấp bát điều (Tám việc cần làm gấp), về việc dùng quốc-âm.
Sử gia
Trương Bá Cần đã nêu lên: Nguyễn Trường Tộ là người công giáo. Ông thừa biết
rằng chữ quốc ngữ, theo mẫu tự La tinh, được sử dụng phổ biến trong giới công
giáo từ thế kỷ 17-18, là một mẫu tự đơn giản và dễ học hơn “chữ Hán quốc âm”
nhiều.
Nhưng
ông không đề nghị lấy chữ Quốc ngữ làm chữ viết cho cả nước. Ông giải thích
điều đó: “Chả lẽ nước ta không có ai giỏi có thể lập ra một thứ chữ để viết
tiếng ta hay sao? Vì ta dùng chữ Nho đã lâu nên không cần thay đổi tất cả, sợ
làm cho người ta lạ tai lạ mắt”.
Ông
cũng không nói gì đến chữ Nôm là chữ Quốc âm được thành hình từ thời Phùng Hưng
(Bố Cái Đại Vương) thế kỷ thứ 8, và phát triển với Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố,
Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.. . Chữ Nôm cũng được
sử dụng rộng rãi trong giới công giáo từ thế kỷ 17-18.. .Chữ Nôm đúng ra cũng
còn phức tạp.
Sau
khi nêu ra cái tai hại của lối học khoa cử và lối văn chương chơi chữ, ông đề
nghị dùng “chữ Hán quốc âm”, đại khái như sau: “Tôi tính quốc âm ta ước chừng
hơn một vạn tiếng, trong đó chỉ có lối ba ngàn tiếng không thể viết như chữ
Hán. Trường hợp đó ta dùng những chữ Hán tương tự rồi thêm hiệp vần vào một bên
mà thôi. Đó gọi là “chữ Hán quốc âm” (...) Như vậy người học sau này chỉ học
mặt chữ thôi, không phải tốn nhiều công phu học cái tiếng chẳng phải Hán chẳng
phải ta.
Về cái
tiện lợi của chữ Hán quốc âm, ông giải thích: “Nay ta không có chữ viết riêng
mà chỉ dùng chữ nho để viết thay. Về phát âm đã không theo đúng giọng Trung
Quốc cũng không phải tiếng phổ thông của nước ta. Người mới học phải thuộc mặt
chữ bằng mắt lại phải vận dụng trí nhớ để nhớ những phát âm lạ tai. Âm vận của
thứ chữ này chỉ có ai học mới biết, không học thì nghe cũng như vịt nghe sấm mà
thôi. Thế có phải phí hơn một nửa công phu trí óc không? Nay nếu học sách quốc
âm, học sinh ở nhà đọc đàn bà con nít nghe cũng hiểu, như vậy tuy không đi học
mà cũng học được. Hơn nữa nếu dùng quốc âm thì lúc nhỏ đã có cha mẹ dạy, lớn
lên đi học chỉ học nét viết mà thôi. Thế có phải giảm bớt được một nửa công phu
không ?’’.
Đề
nghị cụ thể của ông như sau: “Vậy xin dùng chữ Hán làm mẫu, lựa âm của chữ nào
hợp với âm tiếng ta, nhất định không thay đổi thì đọc như tiếng ta không cần
giải nghĩa. Chữ nào có âm gần giống tiếng ta thì thêm nét phụ vào rồi đọc ra
tiếng ta. Ngoài ra gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm tự điển, trước
tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng
sử dụng (...) Còn các nhà văn ai muốn dùng chữ Hán theo âm nho tùy ý nhưng
trong công việc làm thì phải dùng thứ chữ Triều đình đã ban hành. (...) Bây giờ
ta cứ lấy chữ Hán chuyển đọc ra quốc âm, không cần học nghĩa, thế cũng vẫn dùng
chữ Hán có gì mà không được? Thí dụ như chữ “Thực phạn’’ thì đọc là “ăn cơm’’,
hoặc viết chữ “ăn cơm’’ thay chữ “Thực phạn”.
Thiết
tưởng không cần dài dòng về vấn đề đó, vì tuy đề nghị có lý sự rõ ràng, nhưng
những người được đọc lại không muốn theo, dù có người muốn theo, nhưng cũng
chưa ai làm cả. Rất có thể là đề nghị đó cũng chỉ là “mách qué” đối với những
người trọng Nho như vua tôi nhà Nguyễn. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng
cách-thức đó đã sinh ra “chữ Hán quốc âm” của người Nhật-bản: thí dụ họ viết
chữ “nhân” (người) rồi đọc ra tiếng Nhật là “hito” hay đọc theo âm Hán là
“jin”, viết chữ “mộc” (cây) rồi đọc ra tiếng Nhật là “ki’’ hay đọc theo âm Hán
là “moku’’.
4- Chữ
quốc-ngữ và chữ Nôm
Chữ
Nôm và chữ quốc-ngữ là hai lối viết tiếng Việt, một lối theo mẫu người Tàu, một
lối theo mẫu người Tây. Thực ra cũng không phải người Tây sáng chế ra lối viết
theo mẫu-tự như thế, nhưng họ cũng là học lại của người miền Trung-Đông thời
Thượng-cổ. Và hiện nay cũng có nhiều dân-tộc trên thế-giới dùng lối viết theo
mẫu-tự.
Chữ
Nôm đã “vang bóng một thời’’, nó kết tinh nỗ-lực của ông cha ta trong mươi
thế-kỷ để thiết-lập một nền văn-hóa Việt-Nam có bản-sắc riêng, tuy có chịu
ảnh-hưởng của văn-hóa người Hán tộc, lại muốn có vốn để “đi ăn riêng’’, nhưng
còn gặp nhiều khó khăn. Chữ quốc-ngữ là do ảnh-hưởng của người Âu-châu, nhưng
đã giúp cho người mình thực-hiện được cái ý muốn độc lập đó.
Ngày
nay ta không dùng chữ Nôm trong đời sống thường nhật, và cũng không thấy có dấu
nào nói lên rằng dân ta muốn trở lại dùng chữ Nôm, vì thực ra cũng có nhiều cái
bất tiện, lại tốn công, tốn của, tốn thì giờ. Tuy vậy đó vẫn là kho tàng
văn-hóa không thể bỏ qua, mà trái lại cần được bảo-tồn. Đó là chương-trình của
Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm và của cơ-quan “Vietnamese Nôm Preservation
Foundation’’. Trong việc sưu tầm sách vở chữ Nôm thời xưa, xem chừng còn ít
người biết và để ý đến số sách Nôm do người công-giáo đã biên soạn trong hơn ba
thế-kỷ. Điểm quan-trọng của số sách này là ở chỗ nó cho ta biết khi bắt đầu
tiếp-xúc với tư-tưởng người Âu, thì các ý-niệm và quan-niệm của Tây phương được
chuyển sang tiếng Việt như thế nào.
Như đã
nói trên đây, tự-vị Taberd, cũng như tự-vị của Pigneaux de Béhaine, có cái
sáng-kiến hay của nó, là vừa có đối chiếu chữ quốc ngữ với chữ Nôm, vừa có cách
thức thuận tiện để chuyển từ loại chữ này sang loại chữ kia. Vì xếp theo thứ-tự
các mẫu-tự Latinh, nên ta biết đọc thế này thì phải viết làm sao. Ngược lại,
muốn biết chữ viết thế này phải đọc làm sao, thì đã có bảng xếp các chữ theo
các bộ chữ Hán. Cho nên từ sau đó các tự-vị chữ Nôm đều tiếp nhận cái sáng-kiến
ấy.
Tự-vị
Taberd đã góp phần vào việc định hình cho chữ quốc-ngữ ta dùng bây giờ, và còn
giúp ta trong việc nghiên-cứu chữ Nôm. Cho nên nó đáng được một chỗ đứng trong
lịch-sử phát-triển văn-hóa Việt-Nam.
nhưng Đắc Lộ đã cho biết: "Tôi vận dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d'Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d'Amiral làm cuốn Annamiticum - Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum - Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi vận dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y.".
nhưng Đắc Lộ đã cho biết: "Tôi vận dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d'Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d'Amiral làm cuốn Annamiticum - Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum - Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi vận dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y.".
5- Sau
khi chiếm được Việt Nam
thì thực dân Pháp chia nước ta làm ba kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng
tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam Kỳ Lafont ký và ban hành. Đến
ngày 01-01-1882 chính quyền Pháp buộc Nam Kỳ (lúc đó là xứ thuộc địa
của Pháp) phải dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh. Việc bắt buộc nầy có liên quan
đến nhiều vấn đề, một trong những vần đề đó là làm cho chữ quốc ngữ phát triễn
hoàn chỉnh nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
@@@
Lời
cuối: BBT tham khảo từ nhiều nguồn nhưng đặc biệt là từ trang web vietcatholic
(số bài của ông Nguyễn Khắc Xuyên và một số tác giả khác về chữ quốc ngữ) để
đúc kết thành bài trên. Có phần thì rút gọn, có phần thì giữ nguyên văn, có chổ
ghi lại suy luận của BBT cho phù hợp với trọng tâm bài viết…Nếu bạn đọc thấy có
điều chi chưa tin tưởng cần kiểm tra lại hay bổ cứu thêm xin vui lòng vào trang
web trên để xem xét.
Nay
kính.
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Giáo sĩ: Alexandre de Rhodes
Nguồn: Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia.
(Bài
từ BNS Thông Liên số 57).
Alexandre de Rhodes (phiên âm tiếng Việt là A-Lịch-Sơn
Đắc-Lộ hay Cha Đắc Lộ, A-lếc-xăng Đơ-rốt; 15-3-1591 / 05 -11-1660) là một nhà truyền giáo dòng Tên người Avignon và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống
hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh.
Chân
dung Alexandre de Rhodes.
Quốc
tịch: Pháp (thọ 69 tuổi).
Sinh: 1951 tại Avigon. (Pháp).
Mất:
1660 tại
|
Thời
niên thiếu
Ông sinh tại Avignon, miền nam nước Pháp. Theo một số sử liệu, linh mục Alexandre de Rhodes
(cha Đắc Lộ), sinh năm 1591, nhưng nhiều nguồn khác ghi ông sinh năm 1593. Ông gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24-4-1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, cùng
với đà tiến này, Giáo hội Công giáo cũng gặp sức kháng cự vũ bão của chính quyền các dân tộc được rao giảng Tin Mừng. Vì thế, bên cạnh nhiệt tâm truyền giáo, còn phải kể ước muốn được đổ máu đào minh chứng cho Chúa Jesus của các vị thừa sai tiên khởi. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia) ), tổ tiên sang tị nạn dưới bóng Giáo Hoàng vì thời ấy
Avignon là đất của Giáo Hoàng, nên tên ông là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn
Đắc Lộ). Người Việt gọi Alexandre de Rhodes là Giáo sĩ Đắc Lộ.
Truyền
giáo
Trong bối cảnh đó, Alexandre de Rhodes đã xin và được Bề Trên chỉ định đi truyền giáo tại Nhật Bản. Ngày 4- 4- 1619, ông lên đường vào tuổi 26, cùng với kiến thức sâu rộng
về thiên văn học và toán học. Alexandre là một người cường tráng, vui vẻ và lạc quan,
luôn nhìn khía cạnh tích cực của vấn đề. Ông thích nghi nhanh chóng với mọi môi
trường sống và cư xử giản dị trong giao tế với người khác.
Đầu tiên, Alexandre de Rhodes cập bến tại Goa, đợi chờ cơ hội thuận tiện đặt chân lên đất Nhật Bản.
Nhưng tình hình bách hại Kitô Giáo dữ dội tại đây đã khiến các Bề Trên buộc lòng chỉ định
ông đi Trung Quốc. Ông lên tàu đi Ma Cao, ở đó ông đã ghi lại những nhận xét về người Trung Hoa:
"Người Trung Hoa rất ngạc nhiên khi nhìn thấy bản đồ chúng tôi vẽ. Trung Quốc vĩ đại của họ chỉ còn là chấm
nhỏ trong vũ trụ Trái Đất bao la. Trái lại, nơi bản đồ trái đất hình vuông do họ
vẽ, Trung Quốc nằm chính giữa, đúng như tên gọi (Trung Quốc-nước ở giữa). Sau
đó, họ vẽ biển nằm bên dưới Trung Quốc, trong đó rải rác mấy đảo nhỏ, và họ đề tên: Châu Âu, Châu Phi và Nhật Bản..."
Ông còn viết:
"Chúng ta thường tỏ ra quý chuộng những người
ngoại giáo. Nhưng khi họ trở thành Kitô hữu, chúng ta không đoái hoài đến họ nữa. Thậm chí còn bắt
các người theo đạo phải từ bỏ y phục địa phương. Chúng ta đâu biết rằng, đây là một đòi buộc
quá khắt khe, mà ngay cả Thiên Chúa, Ngài cũng không đòi hỏi như thế. Chúng ta ngăn cản người ngoại giáo, không cho họ cơ hội
dễ dàng gia nhập Giáo hội Công giáo.
Riêng tôi, tôi cực lực phản đối những ai muốn bắt buộc
người đàn ông Trung Hoa, khi theo đạo, phải cắt bỏ mái tóc dài họ vẫn để, y như các phụ nữ trong xứ. Làm vậy, chúng ta gây thêm khó khăn cho các
nam tín hữu Trung Hoa, một khi theo Công giáo, không còn tự do đi lại trong xứ,
hoặc tìm được dễ dàng công ăn việc làm. Phần tôi, tôi xin giải thích rằng,
điều kiện để trở thành Kitô hữu là phải từ bỏ lầm lạc, chứ không phải cắt bỏ
tóc dài..."
Tại
Việt Nam
Đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu
Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12
tuổi. Ông viết:
Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất
cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn
diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí
nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thày giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ
hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thầy
và nơi Vương quốc Lào láng giềng.
Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre
de Rhodes, nhưng cuộc đời truyền giáo của ông ở đây rất bấp bênh và trôi nổi.
Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách
trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép.
Ông đến truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Thời gian Alexandre de Rhodes giảng đạo tại Việt Nam
cũng là thời kỳ các cha thừa sai dòng Tên hoạt động rất hăng say và hữu hiệu.
Riêng Alexandre de Rhodes, ông đã truyền đạo từ Nam ra Bắc.
Khi chúng tôi vừa đến kinh đô Bắc Kỳ, tức khắc nhà vua truyền lệnh cho tôi phải xây một nhà ở
và một nhà thờ thật đẹp. Dân chúng tuốn đến nghe tôi giảng đạo đông đến
nỗi, tôi phải giảng đến 4 hoặc 6 lần trong một ngày. Chị vua và 17 người thân
trong gia đình vua xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Nhiều tướng lãnh và binh sĩ cũng xin theo đạo. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là
thấy các vị sư đã mau mắn từ bỏ bụt thần để theo đạo Công giáo. Tất cả đều dễ dàng chấp nhận khi
tôi giải thích cho họ hiểu giáo lý đạo Công giáo rất phù hợp với lý trí và lương tâm con người. Các tín hữu Công giáo Việt Nam có Đức Tin
vững chắc đến độ, không gì có thể rút Đức Tin ra khỏi lòng họ. Nhiều người phải
đi bộ suốt 15 ngày đường để được xưng tội hoặc tham dự thánh lễ. Nhưng phải thành thật mà nói, tôi không thể chu toàn
cách tốt đẹp mọi công tác truyền đạo này, nếu không có trợ giúp tuyệt vời của
các thầy giảng. Vì nhận thấy mình là linh mục duy nhất giữa một cánh đồng
truyền đạo bao la, nên tôi chọn trong số các tín hữu, những thanh niên không
lập gia đình và có lòng đạo đức sâu xa cũng như có nhiệt tâm rao giảng Tin
Mừng, để giúp tôi. Những người này công khai thề hứa sẽ dâng hiến cuộc đời để
phụng sự Chúa, phục vụ Giáo hội, sẽ không lập gia đình và sẽ vâng lời các cha
thừa sai đến Việt Nam truyền đạo. Hiện tại có tất cả 100 thầy giảng đang được
thụ huấn trong chủng viện và được các tín hữu trang trải mọi phí tổn.
Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Khi trở lại châu Âu,
Alexandre de Rhodes vận dụng mọi khả năng hiểu biết về công cuộc rao giảng Tin
Mừng tại Á Châu, đã xin Tòa Thánh gửi các giám mục truyền giáo đến Á Châu, để các ngài có thể truyền chức
linh mục cho các thầy giảng bản xứ.
Chính sử của triều đình Việt Nam (Khâm Định Việt Sử) ghi từ năm 1533
vua Lê Trang Tông đã có chiếu chỉ cấm đạo Công Giáo.
Đóng
góp vào chữ Quốc ngữ.
Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum)
dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời
của chữ Quốc ngữ. Ngoài ra một tác phẩm khác cùng tầm quan trọng do giáo
sĩ Đắc Lộ soạn là cuốn Phép giảng tám ngày (tựa Latinh: Catechismus). Khác với phần tự điển ghi từ vựng, Phép giảng tám ngày là tác phẩm văn xuôi, phản ảnh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ 17.
Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của Alexandre de
Rhodes, nguyệt san MISSI, do các cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, đã dành trọn
số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo
vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt
Nam nói riêng. Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với
tựa đề: "Khi tạo cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de
Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
Trang đầu sách Phép giảng
tám ngày song
ngữ bằng tiếng Latinh (bên trái) và tiếng Việt với chữ Quốc
ngữ (bên phải)
|
Tiếp đến, tờ MISSI viết:
Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại
Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc
Lộ đã giải phóng nước Việt Nam.
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt
Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành
trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ
viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam,
nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc Lộ khởi xướng
ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng
các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế
biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La chào đời. Đây cũng là
năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi
nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của
mình.
Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc
bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể
đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời cha Đắc Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết
khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu
tự La Tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi cha Đắc Lộ
đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La Tinh rồi.
Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là
một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in
ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Alexandre de
Rhodes đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng,
sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả
các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như
chữ Quốc ngữ này vậy.
Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:
Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc
biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ
không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của
cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi.
Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi
ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi
học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được
bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các
bài giảng phải có người thông dịch lại.
Nguyệt san MISSI đã ca ngợi vai trò của Alexandre de Rhodes hơi quá, vì
chính họ cũng viết rõ là trước de Rhodes đã có một số nhà truyền giáo ghi lại
tiếng Việt bằng chữ cái La tinh, nhưng tiếp theo đó lại tôn vinh de Rhodes là
người khai sinh ra chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, de Rhodes rõ ràng đã có công lớn
trong việc hệ thống hóa việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La tinh một cách đầy
đủ. Nhờ cuốn từ điển Việt-Bồ-La của ông, chữ Quốc ngữ mới bắt đầu phổ biến
trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đặt nền móng cho việc sử dụng rộng rãi sau
này.
Tác
phẩm
Ngoài cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La Dictionarium annamiticum
seu tunquinense lusitanum et latinum đã được Kho Tàng trữ của Thư viện Quốc
gia Bồ Đào Nha scan và đưa lên mạng Internet (xem tại đây), còn có nguyên bộ các tác phẩm khác trong ấn bản đầu
tiên ở thập niên 1650 mà Giáo sĩ Đắc-Lộ viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp có thể tìm thấy tại Thư viện
Maurits Sabbe của Đại học Công giáo tại
Louvain (Université
catholique de Louvain) tại Bỉ. Ngoài ra, có thêm một số ấn bản hoặc tái ấn bản cũng
được tìm ra trong cơ sở
dữ liệu PORBASE của Liên
hiệp các thư viện ở Bồ Đào Nha.
Tưởng
niệm.
- Thời Pháp thuộc:
Năm 1941 Hội Trí Tri cùng với Hội Truyền bá Quốc
ngữ đã quyên góp để dựng một tấm bia kỷ niệm
ngày sinh nhật thứ 350 của giáo sĩ Đắc Lộ. Bia đặc ở đường Francis
Garnier, nay là phố Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Hoàn Kiếm, (trước cửa đền bà Kiệu).
Chủ
tọa lễ dựng bia là toàn quyền Decoux. Ban tổ chức gồm các ông Pierre de
Feyssal, Ngô Tử Hạ, Nguyễn Văn Tố, Paul Bouchet.
Hai năm sau, năm 1943 chính quyền thuộc địa Đông Dương phát hành con tem 30 xu để tôn vinh những đóng góp của ông trong quá trình phát
triển tiếng Việt.
- Chính phủ Việt Nam
Cộng Hòa:
Tem tưởng niệm Alexandre de Rhodes của Việt
Nam Cộng Hòa
|
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ 4 con tem kỷ niệm 300 năm ngày mất
của ông, nhưng ra trễ 1 năm (phát hành ngày 5-11-1961).
-
Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
Theo
thông tin từ ông Đỗ Quang Chính (trang web vietcatholic) BBT xin đăng lại như
sau:
- Ông
Chính được biết bia kỷ niệm đã bị hạ vào
năm 1957.
- Năm
1983 khi ông về Hà Nội quả thực không còn bia, nhưng còn mái che bia. Tới năm 1986 thì không còn mái nữa và ở đây
đã có một đài quyết tử quân.
- Sau
ngày 30-4-1975.
Theo
BBT biết thì con đường Alexandre de Rhodes ở Sài Gòn còn nguyên tên nhưng
trường học mang tên ông (gần ngã tư Bảy Hiền) đã bị thay tên. (Bản đồ thành phố
Hồ Chí Minh cũng còn con đường mang tên ông. Tin nói đường mang tên ông bị xóa
là không chính xác)
Năm
1983 nhà xuất bản Khoa học Xã hội ở Hà Nội ấn hành Từ Điển Văn học, 2 tập. Nhưng
ba cuốn: Khái Luận Việt Ngữ, Phép Giảng Tám Ngày và Từ Điển Việt Bồ La (1651)
của ông vẫn bị loại ra.
@@@
VĂN TẾ CÁ SẤU.
Ngặc ngư kia hỡi mày có hay
Biển Đông rộng rãi là nơi mày
Phú Lương đây thuộc về thánh vực
Lạc lối đâu mà lại đến đây
Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
Dân quen chài lưới chẳng tay vừa
Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy
Xuống nước giao long cũng phải chừa
Thánh thần nối dõi bản triều nay
Dấy từ Hải Ấp ngôi trời thay
Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh
Biển lặng sông trong mới có rày
Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng đế mạng bảo cho mày
Hãy vào biển Đông mà vùng vẫy.
Biển Đông rộng rãi là nơi mày
Phú Lương đây thuộc về thánh vực
Lạc lối đâu mà lại đến đây
Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
Dân quen chài lưới chẳng tay vừa
Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy
Xuống nước giao long cũng phải chừa
Thánh thần nối dõi bản triều nay
Dấy từ Hải Ấp ngôi trời thay
Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh
Biển lặng sông trong mới có rày
Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng đế mạng bảo cho mày
Hãy vào biển Đông mà vùng vẫy.
Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên).
(HẾT TRÍCH.)
MỤC LỤC.
01. Thiên Chúa
Giáo & Cao Đài Giáo. Trang 01.
02. Tôn giáo
đối với nền văn minh thời đại. Tr. 07.
03. Ngụ Đời
bài số 1. Tr. 09.
04. Tìm hiểu
nguồn gốc chánh tự ĐĐTKPĐ. Tr. 10.
05. Tiểu sử
và công nghiệp Giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
06. Văn tế
cá sấu. Tr. 27.
07. Mục lục.
Hết.