Trang

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

2470. HỦY HỌP BÁO HÓA RA HAY...


Top of Form
 Điều thú vị trong chuyến đi Thái Lan năm nay
Ts.Nguyễn Đình Thắng
Ngày 20 tháng 11, 2017
Sau 9 ngày trải qua 2 hội nghị ở Manila, cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees và tôi bay sang Bangkok để tiếp tục chuyến công tác dài ngày.
Chuyến đi của chúng tôi đến Thái Lan lần này vẫn là hỗ trợ cho các hoạt động của BPSOS tại đây trong lĩnh vực bảo vệ người tị nạn, xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, và kết nối thêm với những tổ chức khu vực và quốc tế đang hoạt động ở Thái Lan. Tuy nhiên lần này chúng tôi sẽ còn tham gia buổi họp báo lúc 10:30 sáng ngày 15 tháng 11 để công bố chiến dịch NOW! do BPSOS phát động nhằm đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam.

Chúng tôi chọn Foreign Correspondents’ Club of Thailand (FCCT), Câu Lạc Bộ Các Thông Tín Viên Ngoại Quốc – Thái Lan, làm địa điểm họp báo.
 
Bích chương cho chiến dịch NOW kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm
Chiều hôm trước buổi họp báo, người của FCCT được sở cảnh sát Bangkok mời họp. Sau đó cảnh sát Thái mời anh John Coughlan, Giám Đốc Khu Vực cho các Đề Xuất Quốc Tế của BPSOS; chúng tôi gửi một luật sư người Thái đi kèm. Nội dung của 2 buổi họp như nhau: cảnh sát Bangkok yêu cầu không xúc tiến buổi họp báo để tránh gây tổn thương đến quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và nước láng giềng. Họ nhấn mạnh rằng đây không phải là lệnh cấm tổ chức họp báo mà chỉ là lời khuyến cáo.
Chiều hôm ấy chúng tôi quyết định huỷ buổi họp báo, một cách rất nhanh nhẹn và với lòng nhẹ nhõm vì nó nằm trong dự tính của chúng tôi từ đầu.
Dự tính từ đầu
Đây không phải lần đầu cuộc họp báo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị huỷ. Tháng 9 năm 2010, chính quyền Thái Lan đã ra lệnh FCCT huỷ cuộc họp báo của tổ chức International Federation for Human Rights và Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam về chủ đề thực trạng nhân quyền ở Việt Nam khi quốc gia này làm chủ tịch luân phiên của khối ASEAN.
Rồi tháng 6 năm 2015, buổi họp báo của tổ chức Human Rights Watch tại FCCT cũng bị huỷ theo lệnh của chính quyền Thái; đó là buổi họp báo để ra mắt tập tài liệu về chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Việt Nam nhắm vào người Tây Nguyên: "Persecuting "Evil Way" Religion: Abuses against Montagnards in Vietnam."
Chúng tôi đã nghiên cứu những kinh nghiệm này và rút ra 2 nhận định:
(1)    Chỉ có các buổi họp báo về đề tài liên quan đến Việt Nam là bị chính quyền Thái Lan bắt huỷ;
(2)    Việc bị huỷ bỏ làm tăng sự chú ý của dư luận đến đề tài của buổi họp báo, một phần vì tính tò mò theo kiểu “chắc có gì xấu xa lắm đây nên mới phải giấu giếm”, và một phần vì khó chịu với sự can thiệp lộ liễu của chính quyền Việt Nam.
Nhận định này đã dẫn đến quyết định của chúng tôi là tổ chức họp báo ở FCCT. Có người trong chúng tôi đã nói đùa: “Buổi họp báo mà bị huỷ thì vừa đỡ tốn thời gian và tiền bạc mà lại tạo được sự chú ý của quốc tế trên mức bình thường.”
Yêu cầu của cảnh sát Thái là huỷ buổi họp báo rất ăn ý với chúng tôi.
Phản ứng của dư luận
Sau buổi tiếp xúc với cảnh sát Thái chiều ngày 14 tháng 11, chúng tôi gửi email thông báo đến những người đã xác nhận sẽ tham gia để họ đừng mất công đến.
Cùng lúc, câu lạc bộ FCCT phát đi thông báo chính thức về việc huỷ buổi họp báo với chủ đề: Việt Nam – 165 tù nhân lương tâm, 999 năm sau song sắt. Tên của buổi họp báo nói lên đầy đủ nội dung của nó, nội dung mà chính quyền Việt Nam không muốn ai biết, nhưng nay lại rất nhiều người chú ý đến.
Anh Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch đã báo cho toàn thể mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Đông Nam Á biết. Và cứ vậy, tin tức này truyền rộng trên các diễn đàn của cộng đồng xã hội dân sự.
Đài BBC, đài RFA và một số đài truyền hình và phát thanh quốc tế đã liên lạc với chúng tôi để phỏng vấn. Chúng tôi từ chối vì cần thời gian để hội ý với 14 tổ chức cùng đứng tên trong chiến dịch NOW!. Dù vậy, cũng đã có một số báo chí chạy tin.
Những ngày sau đó, tại các buổi họp với những tổ chức xã hội dân sự trong khu vực và tổ chức nhân quyền quốc tế, ai ai cũng hỏi han chúng tôi về sự việc cuộc họp báo bị huỷ. Chúng tôi nhân thể nói thêm về chiến dịch NOW! và mời họp cộng tác. Phần lớn đều đồng ý.
Và thật hi hữu, tại phi trường Narita, Tokyo, khi xếp hàng vào máy bay để về lại Hoa Kỳ, tôi tình cờ gặp phái đoàn của Uỷ Hội Hoa kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế -- họ vừa hoàn tất chuyến công tác ở Miến Điện. Chúng tôi vui mừng chào hỏi nhau. Họ nhắc ngay đến cuộc họp báo bị huỷ. Tôi cười và hẹn sẽ gặp họ ở Washington DC để tường trình.
Văn phòng tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã mời tôi vào họp vào Thứ Hai tuần tới để tường trình về chiến dịch NOW!. Họ cũng đã nghe tin về buổi họp báo bị huỷ.
Những bước kế tiếp
Mục đích tối hậu của chiến dịch NOW! là tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Trọng tâm đầu tiên của chiến dịch là tạo sự chú ý của quốc tế về danh sách 165 từ nhân lương tâm mà chúng tôi vừa phổ biến. Sự việc buổi họp báo bị huỷ đã góp phần không nhỏ cho trọng tâm này. Nó đã kích thích một số tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế hợp tác chặt chẽ với BPSOS để đẩy mạnh chiến dịch NOW!.
Không những thế, dưới con mắt của cộng đồng quốc tế thì chính quyền Việt Nam đang tỏ là một nhân tố xấu (bad actor) trong khu vực. Nó bị tình nghi là đã áp lực chính quyền Thái phải can thiệp vào một sinh hoạt dân chủ trên đất Thái. Yếu tố này sẽ giúp cho dư luận trong khu vực và trên trường quốc tế thêm thiện cảm với những tù nhân lương tâm Việt Nam.
Đạt mục tiêu mà không phải làm gì, quả là điều thú vị.
Tài liệu liên quan:
Thông báo của FCCT về huỷ bỏ cuộc họp báp của BPSOS: http://fccthai.com/items/1701.html
Bản tin của báo Thái Lan về cuộc họp báo bị huỷ:


Trang mạng của chiến dịch NOW!: https://www.vietnampocs.com/database