Trang

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

2466. Thất bại nặng nề cho đoàn GONGO Việt Nam

VNTB - Hội nghị các tổ chức XHDS ASEAN 2017: Thất bại nặng nề cho đoàn GONGO Việt Nam.


18. 11. 2017. Việt Nam Thời Báo.
Quang Nguyên (VNTB) Hội nghị các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự /Diễn Đàn Người Dân ASEAN năm 2017, ASEAN Civil Society Conference/ASEAN Peoples’ Forum, diễn ra tại trường đại học Philippines, Dilima. Thành phố Quezon, Philippines từ ngày 10 tháng 11.

Người đại diện của đoàn Việt Nam từ trong nước, ông Phan (Nguyễn?) Văn Sơn, là một thành viên trong ban tổ chức hội nghị.

Hội nghị bế mạc ngày 14/11 với khoảng 1000 đại biểu các tổ chức dân sự 11 nước thuộc vùng Đông Nam Á. Trong suốt 4 ngày, các tổ chức xã hội dân sự đã ráo riết thảo luận về những vấn đế xã hội quan tâm, từ môi trường đến người lao động, người nông dân …và quyền con người.

Những tổ chức dân sự của người Việt Nam, trong nước và Hải Ngoại, do sự sắp xếp của ban tổ chức, đã làm việc chung với nhau một số buổi. Buổi đầu tiên làm việc chung, đoàn Việt Nam, dù có một vài người thuộc đoàn trong nước phản đối, đã đồng ý đưa vào bản thảo tuyên bố của hội nghị 3 điểm lên án chính quyền Việt Nam:

- Giới hạn quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa.

- Giới hạn quyền tự do tôn giáo.

- Giới hạn quyền tự do đi lại.


Sau đó đại biểu VNHN đã đưa 3 điều trên vảo dự thảo đúc kết của hội nghị trước sự có mặt của đoàn VN trong nước gồm các ông Bùi Bá Bình, nhà sư Thích Phước Diên…mà không ai phản đối.


Dù được người điều phối chương trình các nhóm xã hội tranh đấu cho nhân quyền chấp nhận, nhưng cả 3 điều trên, không hiểu lý do gì, đã không được đưa vào bản dự thảo.

Trong phiên họp ngày cuối cùng của hội nghị bàn về Tiến trình đến công lý và quyền con người , Access to Justice & Human Rights, diễn ra ngày hôm sau, tại nơi tập trung các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền ASEAN, gồm cả hai đoàn Việt Nam trong nước và Hải Ngoại, một cuộc tranh cãi không đồng sức đã diễn ra giữa một bên là đoàn đại biểu Việt Nam trong nước đối đầu với toàn thể đại biểu các tổ chức dân sự tranh đấu cho quyền con người thuộc 10 nước còn lại vùng Đông Nam Á. Dưới sự ủng hộ quyết liệt của các đại biểu 10 nước ngoại trừ đoàn Việt Nam trong nước, người điều phối chương trình phải hứa đưa các tu chính của đoàn đại biểu Việt Nam Hải Ngoại vào bản dự thảo.


Buổi chiều, bản dự thảo của hội nghị về phần Nhân Quyền được ghi rõ trên màn ảnh rộng. Hàng ngàn đại biểu ghi nhận:

-Trong nước Việt Nam, các quyền căn bản của con người gồm quyền tự do tôn giáo, quyền biểu đạt nguyện vọng, hội họp hòa bình, quyền lập hội đã bị cấm đoán một cách nghiêm trọng. Người bảo vệ nhân quyền thường xuyên bị bắt giam với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước và xâm hại sự đoàn kết tôn giáo.

Lập tức điều tu chính này làm dậy sóng hội trường.

Đoàn Việt Nam Hải Ngoại và các đoàn các nước khác vỗ tay hoan nghênh, trái ngược với sự khó chịu, tức giận của những người lãnh đạo đoàn Việt Nam trong nước.

Thành viên của các tỗ chức xã hội dân sự chụp hình chung. Hầu hết họ là những người rất trẻ, có trình độ học vấn cao và rất nhiệt thành.
Ông Phan Văn Sơn, lãnh đạo phái đoàn VN trong nước, người trong ban tổ chức hội nghị, cũng là người chủ trì cuộc họp lúc này, không giữ thái độ trung lập đã lên tiếng bác bỏ điều tu chính mới được ghi trong bản dự thảo, ông nói đại ý sự vi phạm các quyền trong tu chính kể trên chỗ nào trên thế giới cũng có, không cần phải ghi rõ hai chữ Việt Nam, và rằng đoàn của ông hay gặp chống đối của pháo đoàn các quốc gia khác vì là nước ông có chế độ cai trị khác với các nước còn lại trong khu vực.

Phát biểu của ông Sơn như ngọn lửa châm vào thùng thuốc súng, lập tức hàng chục đại biểu của mọi quốc gia đã lên tiếng phản đối. Họ đồng loạt yên cầu phải chỉ đích danh Việt Nam đã vi phạm trầm trọng các điều trên.

Đến đây bất ngờ xuất hiện một thanh niên, sau này biết tên là Trung Nghĩa. Anh dù không được ban tổ chức đồng ý, không cho dùng micro, đã lên trước diễn đàn, lớn tiếng tố cáo nhà nước Việt Nam đánh đập cầm tù cha của anh là Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Sự tố cáo trần trụi, phẫn uất và đầy nước mắt của anh làm cả hội trường xúc động. Cả ngàn đại biểu đã đồng tình với phía Việt Nam Hải Ngoại lại càng tỏ ra bất mãn với đoàn đại biểu Việt Nam trong nước, nhiều người lớn tiếng mạt sát các đại biểu doàn Việt Nam trong nước là những GONGO, government-organized non-governmental organization, những người giả danh xã hội dân sự, nhưng ăn lương, làm việc dưới sự chỉ đạo của nhà nước.

Sự ồn ào náo nhiệt yêu cầu giữ hai chữ Việt Nam trong tu chính và phản ứng của phái đoàn Việt Nam trong nước có chân trong ban tổ chức, khiến ban tổ chức phải làm dịu hội trường bằng lời hứa sẽ họp lại và gửi ra bản dự thảo chậm nhất vào ngày 18/11.

Ngay khi hội nghị bế mạc, trưởng phái đoàn Việt Nam trong nước đã có cuộc họp với các thành viên khác trong ban tổ chức xin lấy ra khỏi bản dự thảo tu chính của đoàn Việt Nam Hải Ngoại. Ông có vẻ rất thất vọng.

Nhiều thành viên trong hội nghị nói: Dù đoàn Việt Nam trong nước dùng cách nào có thể bỏ được hai chữ In ViệtNam, hay thậm chí cả phần tu chính của đoàn Việt Nam Hải Ngoại, thì điều đó càng làm lộ thêm ý muốn che dấu sự thật về tình trạng tồi tệ về nhân quyền của VN mà nhân dân toàn vùng Đông Nam Á đều đã rõ.

Bản tu chính của đoàn VNHN yêu cầu ghi vào dự thảo tuyên bố cuối cùng của hội nghị.

Đại biểu các tổ chức xã hội dân sự tranh đấu cho dân chủ vây quanh phản đối đoàn đại biểu Việt Nam trong nước và yêu cầu ban tổ chức phải chấp nhận bản tu chính của đoàn Việt Nam Hải Ngoại.

Một góc phòng họp khoáng đại hội nghị ngày cuối cùng về Tiến trình công lý và quyền con người , Access to Justice & Human Rights. Nơi đây đoàn đại biểu VNHN được ủng hộ của toàn thể đại biểu các nước Đông Nam Á, chống lại đoàn đại biểu VN trong nước.
Bản tu chính của đoàn VNHN yêu cầu ghi vào  dự thảo tuyên bố cuối cùng của hội nghị.
Căng thẳng hiện ra trên nét mặt của đại biểu các nước trong khu vực khi bênh vực yêu cầu của đoàn VNHN.
Mọi người hân hoan sau khi người điều hành trong ban tổ chức chấp thuận bản tu chính của đoàn VNHN
Phần tu chính của đoàn VNHN được đưa ra trình đại hội gây tranh cãi đến 45 phút giữa đoàn VN trong nước và toàn các đại biểu dự hội nghị. Đoàn VN trong nước xin bỏ phần tu chính này. Nếu không thể bỏ tất cả, xin bỏ hai chữ In Vietnam. Điều vô lý này bị cả đại hội phản đối.
Một thành viên đoàn VN trong nước lên tiếng đòi xóa bỏ hai chữ In Vietnam
Ông Bùi Bá Bình, cố vấn của đoàn VN trong nước yếu ớt phản đối tu chính của đoàn VNHN, ý kiến của ông không được ai quan tâm
Ngay sau đại hội, trưởng phái đoàn VN trong nước, Phan Văn Sơn, xin gặp các thành viên trong ban tổ chức yêu cầu bỏ tu chính của đoàn VNHN, hay ít nhất là bỏ hai chữ In Vietnam.. Một trong các thành viên trong ban tổ chức đưa tay ngăn cản yêu cầu của ông Sơn.

Ngay sau đại hội, trưởng phái đoàn VN trong nước, Phan Văn Sơn, xin gặp các thành viên trong ban tổ chức yêu cầu bỏ tu chính của đoàn VNHN, hay ít nhất là bỏ hai chữ In Vietnam.. Một trong các thành viên trong ban tổ chức đưa tay ngăn cản yêu cầu của ông Sơn. Và khi phóng viên VietNam Thời báo chụp tấm hình này, ông Sơn đã nổi nóng rượt đánh phóng viên ngay trong hội trường.