Thủ
tướng Trudeau nêu nhân quyền trong cuộc gặp Thủ tướng Phúc
09/11/2017. VOA Tiếng Việt
"Không thể nào
nói chỉ có vấn đề mậu dịch và bang giao mà thôi, mà phải liên quan đến vấn đề
nhân quyền, cải tổ tất cả tư pháp và hành pháp. Vấn đề nhân quyền phải đi đôi
với vấn đề giao thương và ngoại giao giữa 2 bên."
Ngô Thanh Hải, Thượng Nghị sỹ Canada
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong lễ đón
tiếp tại Phủ thủ tướng ở Hà Nội. Thủ tướng Canada đã nêu vấn đền nhân quyền
trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc hôm 8/11.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nêu vấn đề
nhân quyền trong cuộc gặp hôm 8/11 với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại
Hà Nội.
Trong một tuyên bố chung được đưa ra ngay sau
cuộc gặp mặt của 2 nhà lãnh đạo, Canada và Việt Nam “ghi nhận tầm quan trọng
của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các
cam kết quốc tế, bao gồm việc thực thi Công ước Liên Hiệp Quốc và Tuyên bố phổ
quát về nhân quyền.”
Trước chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng
Trudeau tới Việt Nam, Nghị sỹ Đảng bảo thủ Canada Ngô Thanh Hải thúc giục người
đứng đầu chính phủ Canada nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm tới Hà Nội.
"Không thể nào
nói chỉ có vấn đề mậu dịch và bang giao mà thôi, mà phải liên quan đến vấn đề
nhân quyền, cải tổ tất cả tư pháp và hành pháp. Vấn đề nhân quyền phải đi đôi
với vấn đề giao thương và ngoại giao giữa 2 bên."
Ngô Thanh Hải, Thượng Nghị sỹ Canada
Ngay trước khi tới Việt Nam, ông Trudeau cũng
thông báo trên trang web chính thức của Thủ tướng Canada rằng nhân quyền sẽ là
một trong những vấn đề mà ông đề cập trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo trong
chuyến thăm chính thức 2 ngày từ 8/11.
Nghị sỹ thuộc Đảng bảo thủ Canada Ngô Thanh
Hải nói ông đã gửi tới văn phòng thủ tướng 1 bức thư trong đó nói về vấn đề tự
do tôn giáo, tự do nhân quyền và trong đó có đề cập vấn đề Formosa.
"Điều quan trọng nhất là tôi có nói với
thủ tướng về vấn đề tù nhân lương tâm. Trong đó tôi nêu ra 7 người – luật sư
Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ
Nấm, mục sư Nguyễn Công Chính, Bùi Văn Chung, và cha Đặng Hữu Nam. Tôi muốn nói
tôi rất quan tâm đến tình trạng của họ."
Thượng nghị sỹ gốc Việt từng là một sỹ quan
Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho biết ông cũng đề nghị thủ tướng thúc giục các
nhà lãnh đạo Việt Nam cải tổ hệ thống tư pháp trong đó có luật hình sự mới sẽ
được áp dụng vào năm sau. Ông Hải cũng kêu gọi thủ tướng đưa vấn đề chế tài
những người đã vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bằng luật Magnitsky, mà Canada
đã thông qua, tại các cuộc gặp với lãnh đạo Hà Nội.
Trẻ em Việt Nam đón tiếp Thủ tướng Justin
Trudeau tại Hà Nội. Theo truyền thông trong nước, chuyến thăm của Thủ tướng
Trudeau “diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Canada phát triển tích cực.”
Theo ghi nhận của truyền thông trong nước, Thủ tướng Trudeau sau khi có buổi thảo luận song phương với Thủ tướng Phúc đã gặp mặt 3 nhà lãnh đạo còn lại trong “tứ trụ” của Việt Nam gồm Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thủ tướng Canada và Việt Nam nhất trí trong
thông cáo chung ra hôm 8/11 rằng sẽ nâng quan hệ 2 nước lên mức toàn diện.
Thương mại và đầu tư là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của 2 nước, theo
bản thông cáo chung đăng trên trang web của Thủ tướng Canada. Hai nước sẽ xem
xét khả năng tham gia một Hiệp định thương mại tự do Canada-ASEAN và cùng muốn
thúc đẩy thông qua Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ được
bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng trong tuần này.
Truyền thông trong nước cho rằng chuyến thăm
của Thủ tướng Trudeau “diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Canada phát
triển tích cực.” Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada ở Đông
Nam Á và là thị trường ưu tiên của Chương trình Hành động thị trường toàn cầu
của Canada.
Từ 1990, Canada thuộc nhóm nước đi đầu và dành
viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam, theo VietNamNet.
"Không thể nào nói chỉ có vấn đề mậu dịch
và bang giao mà thôi, mà phải liên quan đến vấn đề nhân quyền, cải tổ tất cả tư
pháp và hành pháp," thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải nói với VOA. "Vấn đề
nhân quyền phải đi đôi với vấn đề giao thương và ngoại giao giữa 2 bên – phải
đi đôi với nhau, phải song song với nhau."
Mẹ Nấm là 1 trong số 7 trường hợp mà Thượng
Nghị sỹ Ngô Thanh Hải nêu ra trong bức thư gửi Thủ tướng Trudeau trước chuyến
thăm đến Hà Nội để chứng minh cho những quan ngại của ông về tình hình nhân
quyền Việt Nam.
Theo thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, lượng hàng hóa Việt Nam nhập vào Canada trị giá hơn 4.5 tỷ USD trong khi lượng hàng hóa Canada xuất sang Việt Nam chỉ có hơn 500 triệu USD. Do đó, theo ông, Canada có thể gây áp lực với Việt Nam để cải thiện nhân quyền để đổi lấy thương mại.
Ông Hải nói trước thềm hội nghị APEC, tình
trạng vi phạm nhân quyền và chiến dịch bắt giữ các nhà hoạt động và đàn áp
phong trào dân chủ trở nên tệ hại hơn ở Việt Nam. Ông hy vọng chuyến thăm của
Thủ tướng Trudeau và các bộ trưởng cùng đi tới Việt Nam là một cơ hội hiếm có
để thúc ép các lãnh đạo Hà Nội ngừng các hành động đàn áp các nhà hoạt động và
cởi bỏ các hạn chế chính trị đối với các hoạt động tôn giáo cũng như dùng nhục
hình tra tấn.
Ngay trước khi diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC
tại Đà Nẵng, Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi
các nhà lãnh đạo thế giới không làm ngơ với hơn 100 tù nhân chính trị đang bị
giam giữ ở Việt Nam vì “thực thi quyền cơ bản và đấu tranh ôn hòa.” Trong vòng
12 tháng qua, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh “an ninh
quốc gia” có phạm vi áp dụng quá rộng được dùng để trừng phạt những người lên
tiếng chỉ trích, phê phán, theo HRW.
Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải nói ông sẽ gặp
Thủ tướng Trudeau và mời ông tới gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Ottawa để thủ
tướng trình bày lại “ông đã làm gì trong chuyến đi” tới Việt Nam.
Thủ tướng Canada rời Hà Nội vào Thành phố HCM
hôm 9/11 và sau đó sẽ tới Đà Nẵng tham dự Hội nghị cấp cao của 21 nước thành
viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.