Trang

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

4798. HỎI ĐÁP VỀ BÀI CHIA SẺ (lần 2)

 

HỒI ĐÁP VỀ ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938) TT, 1.

Đạo Hữu Dương Xuân Lương hồi đáp (10-10-2023).

Suy thời dầu quí cũng ra hèn,
Nghiệp cả khuyên con lửa nhúm nhen.
Đôi lúc phân vân đời vẫn thế,
Màng chi miệng độc để chê khen.
Thi Văn Dạy Đạo, TNHT Q1.

Tôi có thêm một vài câu hỏi sau đây:

Hiện nay Hội Thánh không còn Toà đạo không có làm sao áp dụng luật cho tín đồ phạm tội hay phạm luật?

Đạo luật Mậu dần có thể áp dụng được những điều khoản nào cho hiện nay?

Ban phổ tế do ai có quyền lập ra? Làm sao để nhơn sanh công nhận?

HỒI ĐÁP.

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2023/10/4796-mot-vai-nhan-xet-ve-ao-luat-mau.html#more


https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2023/10/4797-hoi-ap-ve-bai-chia-se-lan-1.html#more

Xin cảm ơn hiền huynh đã gởi câu hỏi. Phần hồi đáp dưới đây là căn cứ vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của Tôi để nêu những gợi ý nếu có chi không sáng tỏ hay sai thì vui lòng thảo luận thêm. Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý, được ý xin hãy quên lời, xin hiểu như vậy thì đọc trả lời sau đây mới hữu ích.

Câu 1/- Hiện nay Hội Thánh không còn Toà đạo không có làm sao áp dụng luật cho tín đồ phạm tội hay phạm luật?

1.1/- Hội Thánh không còn là một trong nhiều cách nói để chỉ cùng một thực tế. Tôi hiểu là Hội Thánh bị cốt năm 1983 theo thực tế ấy. Khi Hội Thánh bị cốt thì đã hội đủ điều kiện áp dụng Thánh Lịnh 257 để hành đạo. (Ảnh 1).

1.2/- Tòa Đạo không có. Nhân sự Tòa Đạo là của Hiệp Thiên Đài (Tư pháp). Chức sắc trong phiên Tòa Đạo được ban Dây Sắc Lịnh mới đủ uy quyền bảo thủ pháp luật đạo. Chức sắc HTĐ do khoa mục và Đức Hộ Pháp cầm quyền phong thưởng (không qua Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh) nên không thuộc diện Bàn Trị Sự và Tín Đồ công cử trong Thánh Lịnh 257 (Hành Pháp). Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài cũng không có phần công cử, cho nên áp dụng Thánh Lịnh 257 cũng phải đối chiếu với Pháp Chánh Truyền. Nhân sự Tòa Đạo không có thì Tòa Đạo không có.

Xét theo Luật Tam Thể Thánh Lịnh 257 dạy công cử nhân sự bên Hành Pháp (thể xác), còn nhân sự bên Tư Pháp (chơn thần) do khoa mục nên không thuộc diện công cử. Thể xác lấn chơn thần thì sẽ trở nên điên loạn.

Theo Huấn Lịnh 09 (1955) dạy 3 phần: chức, quyền, lịnh; áp dụng Thánh Lịnh 257 như sau:

Về chức phẩm: Thánh lịnh 257 dạy công cử Chức việc (Bàn Trị Sự); không dạy công cử Chức sắc (thuộc về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh). Thánh lịnh 257 dạy công cử người cầm quyền hành chánh đạo.

Về quyền: được quyền công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo từ địa phương (Hương, Tộc, Châu, Trấn, Châu Thành Thánh Địa) cho đến trung ương.

Về lịnh: là con dấu trong hành chánh tôn giáo, nhân sự hành chánh cấp nào xài con dấu theo cấp đó, không được tạo ra con dấu mới nào khác với các con dấu Hội Thánh đã có. (2)

Thí dụ về con dấu: Hội Thánh Cao Đài ban hành Đạo Lịnh 01 (01-3-1979) lập ra Hội Đồng Chưởng Quản duy nhất tại Tòa Thánh Tây Ninh để điều hành đạo sự (toàn đạo) thì không có con dấu Hội Đồng Chưởng Quản. Năm 1983 nhà nước cốt Hội Đồng Chưởng Quản do Hội Thánh lập, liền đó nhà nước lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài (Hội Thánh Cao Đài không lập ra HĐQLHTCĐ). Đến năm 1988 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cho phép HĐQLHTCĐ đổi tên thành Hội Đồng Chưởng Quản (điều hành đạo sự trong huyện Hòa Thành) thì công an cấp con dấu HĐCQ cho các vị (Hội Trưởng) nầy xài. Con dấu HĐCQ không có trong Đạo Cao Đài nên không có lịnh của Hội Thánh trong đó.

Tại Hoa Kỳ Tôi thấy một số địa phương tạo ra con dấu tròn có đại tự ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ cho Hội Đồng Quản Trị xài. Con dấu ấy không có trong nền đạo nên sai với pháp luật đạo.

1.3/- Tín đồ phạm tội hay phạm luật thì làm sao?

Tu là tự giác tự nguyện, không ai ép phải vào đạo, nhưng khi đã nhập môn cầu đạo thì phải theo luật lệ đạo. Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập một tôn giáo pháp quyền để bảo vệ và phát triển nhân quyền (đôi liễn Cửu Trùng Đài). Đạo tổ chức theo triết lý QUỐC ĐẠO, có tam quyền phân lập rõ ràng để người đạo theo đó mà lập công bồi đức. Từ phẩm Đạo Hữu cho đến bậc Giáo Tông cũng phải tùng theo khuôn luật. Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thể hiện cho Tự do trong đạo đức và dân chủ có nhân quyền.  

Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải Bàn Trị Sự có đủ quyền căn cứ vào pháp luật đạo sửa trị Tín đồ vi phạm luật đạo (là những lỗi vi phạm hành chánh) trong địa phận. Thông Sự còn được quyền sửa lỗi của Chánh Trị Sự. Bàn Trị Sự có quyền trong địa phương mình nên còn gọi Hội Thánh Em, nếu biết giá trị của mình, biết mạng danh Hội Thánh giao cho là hành đạo, cậy quyền bỏ luật là hành quyền: Cao quyền khó kiếm đặng cao ngôi (TNHT)

Điều quan trọng là Bàn Trị Sự phải công chánh khi hành đạo nghĩa là phải có công văn công khai việc căn cứ vào kinh sách, công văn hành chánh của Hội Thánh ban hành để giải quyết. Giải quyết phải đúng nội dung và đúng thời hạn. Đã nhập môn cầu đạo thì ai cũng có lòng thực hiện Lời Minh Thệ, Bàn Trị Sự mà công chánh thì Đạo Hữu tâm phục và khẩu phục. Cái đồng hồ chết cứ 24 giờ nó đúng 2 lần nhưng không ai biết nó đúng lúc nào nên chẳng có ai căn cứ vào đó để biết giờ hết. Hành đạo mà không giải thích luật lịnh của Hội Thánh cho người đạo biết thì cũng như cái đồng hồ chết kia vậy.

Xin lưu ý là Đức Lý Giáo Tông dạy: … không được luận nhãm bàn khùng … là phương diện thưởng phạt của Ngài; còn việc đối chiếu để biết một sự kiện, sự việc có đúng với luật đạo hay không là quyền của Chí Tôn ban cho để biết đúng mà theo, biết sai mà tránh (Lời Minh Thệ), nên không phạm vào diện cấm của Đức Lý Giáo Tông. Người đạo có quyền đối chiếu để kết luận đúng với pháp luật đạo hay không, gây ra hậu quả gì cho người đạo, cho đạo là tới giới hạn, còn bị phạt hay thưởng là việc của thiêng liêng, bàn tới thưởng phạt là phạm vào luận nhãm bàn khùng. Nhiều người đã vận dụng sai phạm vi về lời dạy của Đức Lý để ngăn chận người đạo đối chiếu việc hành đạo với pháp luật đạo.   

Câu 2/- Đạo luật Mậu dần có thể áp dụng được những điều khoản nào cho hiện nay?

Bề trong ngay thẳng tỏ bề ngoài,
Miệng chánh thì đời vốn trái tai.
Lừa lọc cho cùng rồi nhứt định,
Đừng quen tính một chẳng dè hai.
Thi Văn Dạy Đạo, TNHT Q 1.

Đạo Cao Đài hiện nay có Thánh Thất, Điện Thờ ở nhiều quốc gia nên không thể có câu trả lời chung được. Để trả lời câu hỏi nầy có chiều sâu cần lập một Ban Công Quả viết thành một chuyên đề. Cá nhân không thể giải quyết thấu đáo câu hỏi như thế. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ cũng không thể có câu trả lời thỏa đáng, tùy theo địa phương muốn vận dụng như thế nào, nghĩa là tùy theo tầm nhìn của Bàn Trị Sự hay Tộc Đạo nơi địa phương đó.

Từ những quan sát được, Tôi có một vài gợi ý cho cá nhân, cấp Hương Đạo và Tộc Đạo, đây là hai cấp hành chánh căn bản có ở nhiều nơi nên nêu ra để thảo luận mà thôi. Đơn cử một vài điều có thể áp dụng cho đúng.

2.1/- Hương Đạo. Không một quyền nào ngang bằng hay cao hơn quyền Bàn Trị Sự nơi Hương Đạo. Điều III,

Khoản 8: Công cử Chức việc Hành Chánh.

Khoản 11: Công cử Chức việc Phổ Tế.

Hành Chánh và Phước Thiện song song nhau nên cần lập cơ sở Phước Thiện để tạo môi trường cho đồng đạo đóng góp công quả.

2.2/- Cấp Tộc Đạo. Không một quyền nào ngang bằng hay cao hơn quyền Đầu Tộc Đạo.  

Tổ chức Tộc Đạo theo khuôn thước của Đạo Luật Mậu Dần thì các điều luật đã quy định rõ. Cầu nguyện cho Thánh Thất an ninh thì chính mình và địa phương mình phải thực hiện đúng theo ĐLMD.

2.3/- Cá nhân & nhân sự hành chánh đạo. Có quyền căn cứ vào Đạo Luật Mậu Dần (1938) để nhận định:

/- Đạo có Thánh Thất, Điện Thờ không có Trung Tâm Cao Đài nào hết, (các Trung Tâm Cao Đài thường ẩn bên trong và treo bảng Thánh Thất là sai với ĐLMD).

/- Con dấu trong hành chánh tôn giáo là lịnh nên các Bàn Trị Sự, các Tộc Đạo không được tạo ra bất kỳ con dấu nào ngang bằng hay cao hơn con dấu Bàn Trị Sự (nơi Hương Đạo) hay Tộc Đạo.

/- Chỉ ra hay loại bỏ những sách Hội Thánh chưa kiểm duyệt viết về Tổ chức Thánh Thất không đúng với Đạo Luật Mậu Dần (1938) và công bố cho đồng đạo biết để tránh những dư luận gây xáo trộn.

/- Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền, Đức Hộ Pháp căn cứ vào Thiên Thơ (là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) để lập ra, Phước Thiện lập thành là QUỐC ĐẠO đã nên hình. Theo ĐLMD Phước Thiện phải dưới quyền hành chánh đạo. Căn cứ vào đó để hiểu không có một cơ quan hay tổ chức nào biệt lập hay độc lập với hành chánh đạo.

/- Đại Đạo Thanh Niên Hội (không có trong Pháp Chánh Truyền, mà do Hội Thánh căn cứ vào thẩm quyền để lập ra) nên đương nhiên phải dưới quyền hành chánh đạo, cấp nào phải tùng hành chánh đạo cấp đó.

/- Hiền Tài Ban Thế Đạo cũng tương tự như Đại Đạo Thanh Niên Hội phải tùng theo hành chánh đạo địa phương (là quyền trực tiếp từ Pháp Chánh Truyền).

Tóm lại: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền. Hành đạo theo Đạo Luật MD thì tà quyền không xâm nhập được, không cài người vào được. Trong tầm nhìn toàn cuộc mỗi bang căn cứ vào ĐLMD lập ra Hương Đạo, Tộc Đạo, Châu Đạo rồi tiến lên Trấn Đạo sau đó tiến về Tòa Thánh Tây Ninh mở Đại Hội Nhơn Sanh để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh cấp trung ương. Đó là tiến trình Thiên Hạ gầy dựng lại Hội Thánh.

Câu 3: Ban phổ tế do ai có quyền lập ra? Làm sao để nhơn sanh công nhận?

3.1/- Ban phổ tế do ai có quyền lập ra?

Theo Tôi hiểu có 2 căn cứ là Đạo Luật Mậu Dần (1938) và Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp:

/- Điều III, khoản 11 có Chức sắc Phổ Tế và Chức việc Phổ Tế.

/- Chương III Điều 14 dạy về nhiệm vụ Phổ Tế.

Căn cứ theo đó thì Hương Đạo có Bàn Trị Sự Phổ Tế (dưới quyền Bàn Trị Sự Hành Chánh). Tộc Đạo có Đầu Tộc Đạo Phổ Tế. Như vậy căn cứ vào Đạo Luật MD (1938) và Thánh Lịnh 257 thì cấp Hương Đạo và Tộc Đạo có quyền lập Phổ Tế tương đương với cấp hành chánh của địa phương mình.

3.2/- Làm sao để nhơn sanh công nhận?

Phổ Tế cấp Hương Đạo và Tộc Đạo căn cứ theo Đạo Luật MD và Thánh Lịnh 257 lập ra là trong khuôn viên pháp luật của đạo. Các vị cầm quyền hành chánh đạo thực hiện quyền công chánh thì ra công văn tuyên bố những căn cứ thành lập trước nhơn sanh.

Nhơn sanh có quyền chất vấn, sự chất vấn ấy phải có bằng cớ (là có văn bản thể hiện trách nhiệm) và người phụ trách có nghĩa vụ ra công văn trả lời. Đôi bên thực hiện quyền công chánh thì nhơn sanh tâm phục, khẩu phục. Hai bên cùng thực hiện câu: Nhứt vi u ám tất giai văn thì mọi việc tốt đẹp. Còn như thiếu hiểu, lại ỷ quyền nên không giải quyết minh bạch (nhận được chất vấn rồi làm thinh) thì người có lòng tự trọng, có hạnh đức sẽ bỏ đi.

Kết luận: Đức Hộ Pháp dạy các vị công quả xây Tòa Thánh: Khi xây dựng xong Tòa Thánh Bần đạo sẽ rút dàn trò ra. Đó là một ẩn ngôn, theo đó để hiểu thì Tòa Thánh là thể pháp căn bản của Đạo Cao Đài. Thể pháp bao gồm kinh sách, pháp luật, kiến trúc… do Hội Thánh ban hành. Khởi thủy Hội Thánh Cao Đài là do Thiên Thượng lập ra, đã xong nhiệm vụ thì rút dàn trò ra (là ngưng cầu phong, cầu thăng ngày 31/1/1979). Người đạo căn cứ vào Thánh Lịnh 257 và pháp luật đạo (thể pháp) mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo cấp trung ương, bổ nhiệm đi địa phương hành đạo, xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài, đó là Hội Thánh do Thiên Hạ lập ra. Có đủ Thiên Thượng và Thiên Hạ (2 chiều âm dương) thì ngọn cờ cứu thế mới tung bay (Giải Thể Phật). Đó là bài thi cho người Đạo Cao Đài khi Hội Thánh bị cốt.

Hoa Kỳ là xứ có tự do tôn giáo, thay vì trông chờ cho có Hội Thánh do Thiên Hạ lập ra để Hội Thánh ấy chỉnh đốn thì người đạo chủ động thiết lập giả thiết như có Hội Thánh do thiên hạ lập ra tại Tòa Thánh Tây Ninh thì Hội Thánh ấy sẽ làm gì? Các Hương Đạo, Tộc Đạo ở Hoa Kỳ sẽ làm gì? Căn cứ vào Đạo Luật MD để thiết lập giả thiết, viết ra các việc rồi thực hiện những gì có điều kiện thực hiện và tạo thế để thực hiện những việc chưa làm được đó phải chăng là Trường công quả ấy không thường gặp mà Ngài Huyền Hạo Chơn Quân (Từ Thứ) ban cho Hội Thánh năm 1933? (3)

Các ảnh chụp:

(1) /- Thánh Lịnh 257.



 

(2)/-



Tt



Tt



 

(3)/- Huyền Hạo Chơn Quân.



Tt