Trang

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

4797. HỎI ĐÁP VỀ BÀI CHIA SẺ (lần 1)

 

HỒI ĐÁP VỀ ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).

Đạo Hữu Dương Xuân Lương hồi đáp.

Tôi có một vài câu hỏi về bài thuyết trình như sau:

1/- Xin Hiền Huynh cho biết mục đích của bài thuyết trình?

2/- Sự thống nhất Chi phái có thể thực hiện được hay không?

3/- Bài nầy có ích lợi gì cho việc tu tập của chúng ta?

HỒI ĐÁP.

Xin cảm ơn hiền huynh đã gởi câu hỏi, xin hồi đáp như sau:

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2023/10/4796-mot-vai-nhan-xet-ve-ao-luat-mau.html

1/- Mục đích của bài thuyết trình: Hiểu đúng luật & làm đúng cách.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo bài KINH CẦU HỒN KHI HẤP HỐI câu 12: Xét câu Minh thệ gởi mình cõi thăng. Như vậy người Đạo Cao Đài thăng hay không là do nơi thực hiện Lời Minh Thệ khi nhập môn cầu đạo.

Lời Minh Thệ: Tên gì? Họ gì? Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai thì Thiên-tru, Địa-lục.”. Theo đó thì thăng hay không là do có gìn luật lệ Cao Đài hay không.

Các phẩm Chức Việc, Chức Sắc khi nhận trách nhiệm đều có lập thệ, trong nội dung lập thệ đều liên quan đến pháp luật đạo, trong đó dĩ nhiên có Đạo Luật MD (1938).

Diễn văn ngày 04-10-1933 Đức Hộ Pháp dạy: … Muốn phá đạo không chi hay hơn là phá tiêu pháp luật đạo … Đức Chí Tôn chỉ vậy xem Kim Quang Sứ có phá nỗi nên chánh giáo của Ngài hay không (trích ý). Vậy thì ta hiểu đúng và làm đúng ĐLMD là góp phần bảo vệ chánh giáo (thăng), làm sai là chính ta phá pháp luật đạo nghĩa là làm hại hay diệt chánh giáo của Đức Chí Tôn (chính ta làm Kim Quang Sứ mà ta không biết).

Pháp Chánh Truyền Chú Giải (1932) trang chót dạy rằng: … Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh.

Trong Đạo Cao Đài dù cho một phẩm Đạo Hữu cũng được Thầy ban cho quyền gìn luật lệ Cao Đài, quyền lập ngôn thực hành quyền ấy là nghĩa vụ của người đạo. Khi lập ngôn bà Bát Nương dạy: khi tìm ra một việc chi thì tự mình xô ngã nó xem có được không, sau đó đem ra cho đồng đạo xô ngã xem có được không, nếu đứng vững được thì có thể nó đúng (trích ý).

Tóm lại: chia sẻ những suy nghĩ về Đạo Luật Mậu Dần (1938) để rà soát xem cách hiểu như vậy có đúng hay không? Vì ngôn ngữ của luật là cụ thể, bất cứ ai lưu tâm cũng có thể “phân tích và sờ nắn được” chỉ có một cách hiểu, không thể gượng ép được. Những điều cơ bản của luật cũng như bảng cửu chương khi thực hiện các phép toán.

3/- Bài nầy có ích lợi gì cho việc tu tập của chúng ta? Xét thấy câu 3 đưa lên sau câu một sẽ tiện hơn nên hồi đáp trước câu hai.

Trong Lời Minh Thệ, đoạn Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, theo Tôi hiểu là Đức Ngọc Đế lập ra có một Đạo Cao Đài vào năm 1926 tại tại Chùa Gò Kén làng Long Thành, Tây Ninh. Chữ chúng ta đây Tôi hiểu là người theo Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập năm 1926.

Mục đích của người tu là thăng tiến về tâm linh, lập vị mình (theo nguyên tắc dâng công đổi vị). Muốn vậy phải theo Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo dạy trên đây và Lời Minh Thệ khi nhập môn cầu đạo … nên hiểu đúng vấn đề để ứng xử với các vị bên chi phái đúng khuôn phép như lời dạy trong Hạnh Đường Giáo Hữu, hay Đức Hộ Pháp dạy phải trân trọng họ khi quay về, bạc đải họ là làm mích lòng Đức Chí Tôn (trích ý).

(Thực tế có một số vị Đạo Hữu bên chi phái quay về, Bàn Trị Sự có hỏi Tôi trả lời theo 9 Điều Kiện Quy Nhứt không thấy có khoản tái thệ nên Tôi đề nghị cứ để tên các vị vào bộ đạo và sinh hoạt bình thường là xong. Tôi không biết có văn bản nào dạy khác không nên mới có câu hỏi)

Lời Thuyết Đạo Q 4, bài số 23 ngày 30/8/Tân Mão (1951) (Khai mạc Hội Nhơn Sanh của Quyền Vạn Linh) Đức Hộ Pháp dạy: … Đạo Cao Đài để cho hàng trí thức họ tìm hiểu mà đến, chớ không dụ dỗ hay là cám dỗ cho người biết nó. Để hết trí não tìm hiểu, con người nhận thấy trí thức cao siêu và nhận định chơn lý của nó. Tiếng Pháp nói đức tin là sự nhận thức chơn lý (Foi raison née) do nơi đức tin ấy mà định quyết cái tinh thần đạo đức của mình, chớ không phải do nơi sự cám dỗ nhồi sọ, tạo thành mê tín.

Đạo Cao Đài truyền bá là do ngôn ngữ chỉ hơn, chỉ thiệt, vì cớ nên đối với các Tôn Giáo, Đạo Cao Đài thường bị trích điểm là vậy

Như vậy nhận thức đúng về ĐLMD (1938) sẽ giúp niềm tin của người đạo được vững chắc và nâng cao.

(Kinh nghiệm riêng: Hội Thánh Cao Đài mở khóa thi Tín Chỉ Một năm 1971-1972, đề thi Giáo Lý có nêu câu hỏi về Đạo Luật Mậu Dần (1938). Tôi có dự thi và trả lời nhưng mãi đến mấy chục năm sau Tôi hiểu ra những điều mà trước kia Tôi và các bạn chưa hề hiểu. Đó là quá trình tu học rất thú vị.)

Câu 2/- Sự thống nhất Chi phái có thể thực hiện được hay không?

Xin khẳng định là được, nếu hiểu và vững tin vào Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông, Đức Hộ Pháp và Hội Thánh Cao Đài.

Đức Chí Tôn dạy ngày 23 Décembre 1931. TNHT Q2: Thái-Bạch hằng giận các con rằng: mọi điều chi nó đã hiệp đồng cùng Hộ-Pháp mà ban-hành, thì các con lại còn khi lịnh mà xem rẻ-rúng. Vậy thì từ đây hể có mạng-lịnh chi đã đủ hai đứa nó hạ-truyền thì các con phải hội đủ Nhơn-Sanh, Hội-Thánh và Thượng-Hội mà xét nét cho cặn-kẻ phân-minh, đặng thi hành phận-sự…

1/- Hạnh Đường Giáo Hữu (1972). (Xem ảnh 1)

 “Chư hiền hữu Hiệp Thiên Đài về Đạo Nghị Định của Lão là phương pháp lúc trước để phổ độ Nhơn Sanh mà thôi. Hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng, thì cơ qui nhứt thế nào cũng sẽ thực hiện được” (Đức Lý Giáo Tông, 17/10/Đinh Dậu, “DL: 08/12/1957”).

Đoạn Hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng, thì cơ qui nhứt thế nào cũng sẽ thực hiện được” có nghĩa là đã có đủ các yếu tố, mọi sự đã an bày người đạo có tìm ra, có nhìn thấy và thi hành hay không.

“Vậy ngày giờ đã gần đến, nên Bần đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn đạo ráng thế nào thống nhất Đạo cho được, mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc” (Đức Hộ Pháp 10/4/Giáp Thìn “1964”).

Đoạn trên đây Đức Hộ Pháp ký thác cho hậu tấn phải làm được điều mà Ngài mong muốn khi còn tại thế. Lưu ý rằng khi Đức Hộ Pháp về thiêng liêng vị thì quyền năng của Ngài còn lớn hơn khi tại thế (cầm quyền phong thưởng Chức Sắc HTĐ & Phước Thiện là ví dụ điển hình)

 Nhà văn Nguyễn Bá Học viết: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông … cái khó trong nội tâm giải quyết được thì ngoại cảnh không còn là nan giải

2/- Những căn cứ để tin vào 2 lời dạy trên đây.

Năm 1933-1934 Chức sắc Đại Thiên Phong lập các chi phái. Khi đó chưa có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, chưa có các phẩm Hiệp Thiên Đài từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn xuống Sĩ Tải, chưa có Đạo Luật Mậu Dần (1938), thể pháp căn bản là Tòa Thánh Tây Ninh.

2.1/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Năm 1935 Đức Chí Tôn và các Đấng giáng cơ ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo cho Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Trang bìa trước Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo ghi: HỘI THÁNH GIỮ BẢN QUYỀN. Các chi phái cũng có đồng tử, cũng cầu cơ nhưng không có một câu kinh nào hết, phải lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo sửa lại và xài. Về xã hội đó là vi phạm luật bản quyền. (Lưu ý là năm 1927 Đức Lý Giáo Tông dạy cầu chứng con dấu của Chưởng Pháp và Đầu Sư, thì ơn trên dạy Hội Thánh Giữ Bản Quyền là dễ hiểu)

2.2/- Chức Sắc Hiệp Thiên Đài từ Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.

Khi các chi phái tách đi đến 1935 mới có.

2.3/- Lập ra Đạo Luật Mậu Dần (1938).

Đức Hộ Pháp dùng Quyền Chí Tôn tại thế hiệp với Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh năm 1937, lập ra Đạo Luật Mậu Dần (1938). Đạo Luật lập ra 4 cơ quan hành đạo: Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo. Khi các chi phái tách đi chưa có tổ chức Phước Thiện như Đạo Luật Mậu Dần. Các vị thấy hay nên coppy về xài có nghĩa là đã nhìn nhận Đạo Luật MD là đúng.

2.4/- Xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh (1936-1955)

Từ năm 1936 Đức Lý Giáo Tông dùng cơ bút dạy Đức Hộ Pháp xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh, đến năm 1955 tổ chức Lễ Khánh Thành. Đó là công trình kiến trúc không có bản vẽ, Thiêng Liêng chỉ dạy tạo tác trong 20 năm. Đặc biệt là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và nhiều chức sắc cao cấp khác bị Pháp bắt đày di Madagascar từ năm 1941 đến 1946 mới trở về Tòa Thánh Tây Ninh.

3/- Bốn ghi nhận trên đây có ý nghĩa gì?

Thứ nhất: Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng nhìn nhận Hội Thánh Cao Đài đang hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh là đúng theo thiên ý nên mới ban ơn.

Thứ hai: Các chi phái thừa nhận Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh là đúng nên mới lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, lấy các phẩm Chức Sắc HTĐ, lấy Đạo Luật Mậu Dần … về xài. Lời dạy … chi chi cũng tại Tòa Thánh Tây Ninh … đã thể hiện rõ ràng.

Tóm lại: Con đường thống nhất các chi phái về Tòa Thánh Tây Ninh Thầy và các Đấng đã an bày từ 1935. Hậu tấn cần hiểu đúng luật, làm đúng cách để làm gương cho vạn quốc như Đức Hộ Pháp dạy.

Chú thích: