Phơi bày tội ác của cộng sản: đừng để thế giới quên Việt Nam
·
Cơ hội đóng góp với Bảo Tàng Viện
Quốc Tế về Tội Ác Cộng Sản
Mạch Sống, ngày 4 tháng 10, 2018
Theo thông tin từ BPSOS, tổ chức này được mời và đã chính thức
nhận lời hỗ trợ cho đề án thành lập Bảo Tàng Viện Quốc Tế cho các Nạn Nhân của
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Trung Tâm Nghiên Cứu về các Tội Ác Cộng Sản
(International Museum for The Victims of Communism and Research Center of
Communist Crimes). Bảo Tàng Viện này sẽ được thành lập tại thủ đô Tallinn của
quốc gia Estonia.
Đề án này được chính thức công bố ngày 23 tháng 8, 2017, Ngày
Tưởng Nhớ Các Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Quốc Xã được tổ chức
hàng năm ở Tallinn theo một nghị quyết năm 2009 của Quốc Hội Liên Âu.
Không bao lâu sau, chính quyền Estonia quyết định hiến cho đề án
này nhà tù Patarei để làm bảo tàng viện về tội ác cộng sản trên toàn thế giới.
“BPSOS được mời đóng góp các thông tin, vật chứng, tài liệu về
tội ác của cộng sản Việt Nam cho bảo tàng viên này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng,
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Và chúng tôi đã nhận lời.”
Trong văn thư gửi Tổng Thống và Thủ Tướng của Cộng Hoà Estonia
và Hội Đồng Quản Trị của Học Viện Estonia về Ký Ức Lịch Sử, cơ quan chịu trách
nhiệm về đề án kể trên, Ts. Thắng lược kể một số lĩnh vực mà các người Việt ở
trong và ngoài Việt Nam sẵn sàng đóng góp:
- Hàng
nghìn người bị giết trong các cuộc đấu tố trong chiến dịch cải cách ruộng đất
trong những năm 1954-1956 ở miền Bắc;
- Các cuộc
bách hại người theo đạo Công Giáo và thanh trừng các người bất đồng chính kiến
ở miền Bắc trong suốt thời gian 1954-1975;
- Cuộc
thảm sát tập thể 3,000 quân cán chính và người dân miền Nam ở Huế trong cuộc
tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968;
- Khoảng
300 nghìn người miền Nam đã bị tù cải tạo lâu năm sau 1975, với hàng nghìn
người bị xử bắn hoặc chết vì kiệt sức, bệnh hoạn, thiếu dinh dưỡng;
- Một
triệu người ở cả 2 miền Nam Bắc đã phải bỏ nước ra đi, với khoảng 300 nghìn
người bỏ mình nơi biển cả hay trong rừng sâu;
- Nhiều
trăm người đang bị tù đày vì bất đồng chính kiến hoặc theo các tôn giáo độc lập
với nhà nước;
- Nhiều
chục nghìn người bị buôn bán làm nô lệ lao động bới các công ty xuất khẩu lao
động của nhà nước;
- Hàng
trăm người bị tra tấn đến chết trong các đồn công an.
Nhà tù Patarei, nằm trên một khuôn viên rộng 17,000 thước vuông, có 5 nghìn thước vuông diện
tích triển lãm và sẽ chia thành nhiều khu, trong đó sẽ có khu dành riêng để
triển lãm tội ác của cộng sản Việt Nam. Vào mùa Xuân 2019, bảo tàng viện sẽ bắt
đầu hoạt động trong một khu tạm thời của nhà tù này trong khi công trình chỉnh
trang tiếp diễn đến hết năm 2020.
Nhà tù Paterei nằm ở bến cảng chính dẫn vào thủ đô
Tallinn, nơi có trên 1 triệu lượt du khách hàng năm. Thủ đô Tallinn được Quốc
Hội Liên Âu chọn làm trung tâm nghiên cứu và đánh dấu tội ác cộng sản ở Âu
Châu.
Ngoài việc triển lãm tội ác của các chế độ cộng sản, bảo tàng
viện sẽ có Trung Tâm Nghiên Cứu về các Tội Ác Cộng Sản với những công trình
nghiên cứu khoa học về tội ác của các chế độ cộng sản trên thế giới dựa trên
các sự kiện và con số. Qua đó, nhân loại sẽ rút ra được những bài học để tránh
lịch sử tái diễn.
“Chúng tôi tin rằng sẽ nhận được sự hợp tác và đóng góp của
người Việt ở khắp nơi, đặc biệt những ai quan tâm đến lịch sử,” Ts. Thắng chia
sẻ. “Chúng ta cần ghi lại và truyền lại cho những thế hệ tương lai bài học về
một đại thảm hoạ cho dân tộc Việt Nam trong lịch sử cận đại.”
BPSOS cho biết là sẽ thông báo cách đóng góp tư liệu, thông tin,
hình ảnh, kỷ vật, và chứng cứ cho bảo tàng viện. Ngoài ra, bảo tàng viện cũng
sẽ cần sự yểm trợ tài chánh cho các chi phí xây dựng, thiết kế và bảo trì.
Ts. Thắng cho biết là một đề án tương tự và song song cũng đã
được Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ; một bảo tàng viện về tội ác của các chế độ cộng
sản sẽ được hình thành ngay tại thủ đô Hoa Kỳ. Hai đề án này đang có sư kết nối
và hợp tác chặt chẽ với nhau.
Cộng Hoà Estonia là một quốc gia nhỏ thuộc vùng Ban-tích
(Baltic) với dân số hiện nay chỉ nhỉnh hơn một triệu. Năm 1940, Estonia và 2
quốc gia lân bang là Lithuania và Latvia bị chính quyền Liên Xô chiếm đóng. Các
cuộc nổi dậy đã bị đàn áp dã man, với khoảng 20 nghìn người dân Estonia bị đày
đi Siberia. Ngày 20 tháng 8, 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Estonia tuyên bố độc
lập cùng với Lithuania và Latvia.
Một chi tiết lý thú về Estonia: Đó là quốc gia đầu tiên ban hành
luật Magnitsky Toàn Cầu, trước Hoa Kỳ 1 ngày.
Thông tin liên quan:
Trang mạng của đề án Bảo Tàng Viện Quốc Tế cho các Nạn Nhân của
Chủ Nghĩa Cộng Sản: https://redterrormuseum.com/en/museum/
Thông tin về Ngày Tưởng Nhớ Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản và
Chủ Nghĩa Quốc Xã: https://europa.eu/newsroom/events/international-conference-european-day-remembrance-victims-stalinism-and-nazism_en