VÙNG THOẠI KHÍ.
“Bầu không khí đối
thoại”.
Ghi
chép: Dương Xuân Lương.
Trong một vài cuộc
hội luận về giáo lý Đạo Cao Đài gần đây một số bạn trẻ có nêu lên vấn đề Vùng
thoại khí là gì? Tôi rất thích thú với các ý kiến đóng góp nên xin ghi chép lại
để cống hiến quí vị quan tâm.
Trước
đây chúng tôi có ghi chép rằng giáo lý Đạo Cao Đài có nhiều phương diện: Bách
khoa xã hội học (có thể chứng minh được), huyền linh học (không thể chứng minh được
nhưng có thể lý hội được), vũ trụ siêu hình học (có thể chứng minh được khi
khoa học kỷ thuật phát triển và làm sáng tỏ vấn đề; nghĩa là sẽ rõ ràng trong
tương lai)….
Bài ghi chép nầy nhằm tìm hiểu ý nghĩa 04 câu đầu bài kinh Đệ Cửu Cửu về phương diện xã hội học.
Bài ghi chép nầy nhằm tìm hiểu ý nghĩa 04 câu đầu bài kinh Đệ Cửu Cửu về phương diện xã hội học.
Vùng thoại khí bát
hồn vận chuyển,
Tạo hóa thiên sanh
biến vô cùng.
Hội Bàn Đào Diêu
Trì Cung,
Phục sinh đào hạnh
rượu nồng thưởng ban….
1/- Khái niệm về vùng thoại khí.
Vùng
thoại khí là gì?
Xin thưa
đó là bầu không khí đối thoại, hội luận, thảo luận, trao đổi giữa người và người,
cá nhân với đoàn thể hay đoàn thể nầy với đoàn thể khác để tháo gỡ những bất đồng,
hóa giải những điều phân biệt, phát triển những điểm chung để xây dựng con người
mới, xã hội mới….
Hiểu
vậy thì từ cá nhân cho đến các đơn vị hành chánh đạo như Ấp Đạo, Hương Đạo, Tộc
Đạo… cho đến các cơ quan trung ương (Cửu Viện, Hàn Lâm Viện…) khi trình bày một
đề tài, một giải pháp, vấn đề nào đó đều phải trãi qua vùng thoại khí.
Trong đạo
học thoại khí còn một ẩn ý sâu xa là người hội nhập với các Đấng thiêng liêng (Hiệp
Thiên) để được đối thoại, hướng dẫn, rèn luyện… thành con người mới… nghĩa là
con người đối thoại với thế giới hư linh. Chính nhờ vào thoại khí mà các vị có
những phát kiến phi thường.
Thí dụ
như Ngài Phạm Công Tắc được Đức Chí Tôn trục chơn thần và Hộ Pháp Di Đà giáng
linh để thi hành nhiệm vụ Hộ Pháp. Ngài Jésus được thánh linh nhập vào để thành
ra Đức Chúa Jésus Christ hay Ngài Sĩ Đạt Ta có được kiến thức phi thường để
cung cấp cho nhân loại để được tôn vinh là Phật…..
Các Ngài
ấy cùng được sinh ra theo qui luật âm dương, nhưng nhờ ý chí, căn duyên nên hiệp
nhập được với cõi hư linh mà có những cuộc thoại khí và sở hửu những kiến thức
phi thường để cung ứng cho nhân loại. Nhân loại phải cầu học mà xây dựng cho bản
thân, gia đình và xã hội theo qui luật cung cầu (không phải cầu cung).
Về xã hội
danh họa Jan Matejko tạo ra tác phẩm Nhà
thiên văn học Copernicus: Đối thoại với Thượng đế... là một ví dụ điển hình cho
cho việc con người đối thoại với cõi hư linh.
(Ảnh từ
internet: Nhà thiên văn học Copernicus: Đối thoại với Thượng đế..)
Đến đây
xin trả lời vấn nạn: Người được hội nhập với thiêng liêng (Hiệp Thiên) bằng
cách nào? Xin thưa rằng tùy theo thời kỳ, tùy vào trình độ văn minh (từ thuở sơ khai "săn bắt hái lượm", rồi tới văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, điện và điện tử và bây giờ là văn minh tâm linh) mà có các hình thức hội
nhâp. Khi còn sơ khai thì xin keo âm dương, tiến lên nửa thì xin xâm, chiêm nghiệm qua Kinh Dịch, khi văn tự đã phổ biến thì cầu cơ, chấp bút... Dù ở vào thời kỳ văn minh nào thì với những người đã tinh tấn sự hội nhập có thể đến bằng sự cảm
nhận qua âm thanh, huyền ảnh...
Diễn tiến
về sự hội nhập (đối thoại, thoại khí) của con người với thiêng liêng được thể
hiện qua thể pháp trên vòm Cung Đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Ảnh 2.
Hình trên vòm tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh.
Bát hồn
là gì? Đó là vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, thần hồn, thánh
hồn, tiên hồn và phật hồn. Theo Pháp Chánh Truyền chú giải Thiên hồn sanh ra
bát hồn. Thiên hồn là Đấng tự hữu và hằng hữu (Trời).
Bát hồn
vận chuyển như thế nào?
Vận chuyển
theo hai vòng tiểu hồi và đại hồi.
Từ vật
chất đến nhơn hồn thuộc vòng tiểu hồi nghĩa là bắt buộc phải đi theo thứ tự
không được nhảy cấp. Qui luật tiến hóa của tiểu hồi là tiệm tiến (như qui luật
lượng chất trong duy vật biện chứng pháp).
Từ nhơn
hồn trở lên thuộc về đại hồi. Đại hồi có 02 trường hợp: Tiệm tiến từ nhơn hồn
lên thần hồn rồi thánh hồn đến tiên hồn và phật hồn. Trường hợp thứ nhì là nhảy
cấp từ Nhơn hồn bỏ qua một hay hai cấp... để lên cấp trên tùy vào công nghiệp của
chính mổi kiếp sanh khi hiện sinh trên thế gian. Đại hồi ở đẳng cấp cao hơn tiểu
hồi nên ngoài luật luật tiệm tiến của tiểu hồi thì đại hồi có thêm quyền nhảy cấp.
Nó ví như người học đại học thì có thêm bài vở phải làm nhưng những qui tắc,
bài vở ở cấp dưới vẫn phải tôn trọng.
Bát hồn
vận chuyển để tạo ra cái gì?
Phật Mẫu
Chơn Kinh câu 7 & 8:
Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát hồn vận chuyển hóa thành
chúng sanh...
Theo đó
bát hồn vận chuyển để hóa thành chúng sanh. Đây là căn cội để hiểu chúng sanh
có 02 nghĩa. Nghĩa thứ nhất chúng sanh bao trùm cả bát phẩm chơn hồn. Nghĩa thứ
hai: chúng sanh là toàn cả nhân loại chớ không riêng một sắc dân nào (trong bài
nầy thường dùng chữ chúng sanh theo nghĩa toàn cả nhân loại).
Bát hồn
vốn xuất từ Thiên hồn mà hiện sinh nên nó hằng hoài vọng nơi nó xuất thân mà
tìm về. Theo khoa học cây cối có khuynh hướng vươn cao và hướng ra ánh sáng để
tồn tại và phát triễn. Theo đạo học núi non được tạo bởi đất đá, lớp nầy chồng
lên lớp nọ (vật chất hồn) là để tìm Trời. Cây cối có khuynh hướng vươn cao cũng
để tìm Trời là Đấng đã tạo ra nó... nghĩa là các đẳng chơn hồn dù ở cấp nào
cũng tìm về cội nguồn. Đạo học không trái với khoa học mà lý giải sâu thêm về cội
nguồn và tìm về nguồn...
Tại sao
đạo phục của người tín đồ Cao Đài dùng màu trắng? Thiễn nghĩ đó là để nhắc rằng
khi bát phẩm chơn hồn xuất ra từ Bát Quái Đài đều trinh trắng (thể hiện qua 08
con rồng trắng từ tâm hướng ra ngoài); khi lâm trần thì chịu ô trược để tấn
hóa. Trong cảnh phù ba muốn trở về với ngôi xưa vị củ thì phải giử cho thân xác
và chơn thần được trong trắng, tinh anh.
Ảnh 3: Số
1 & 2: Hai trong tám con rồng trắng xuất phát từ Bát Quái Đài
Câu
kinh: Vùng thoại khí bát hồn vận chuyển bao hàm ý nghĩa rằng khi đối thoại thì
phải nắm vững qui luật của bát hồn. Muốn vận động để đối tượng thay đổi cho tốt
hơn (vận chuyển: vận động để chuyển hóa trong nghĩa luân, chuyển, hóa, sanh
theo Di Lặc Chơn Kinh) phải tác động đến phần hồn của họ. Nghĩa là phải lay động
lương tâm của đối tượng. Khi lương tâm của họ không còn bị che mờ bởi những hôn
ám cõi trần thì họ đã sang bờ giác (đáo bĩ ngạn hay giác ngộ) và tự họ bước đi
cho đến cảnh giới cuối cùng (liễu ngộ).
Vận động
bao gồm một chuỗi hành động được sắp xếp để tác động đến đối tượng với ý muốn
thay đổi hiện trạng.
Tác động
đến lương tâm đối tượng có thể dùng cách đốn ngộ hay tiệm ngộ.
Đốn
ngộ là dùng lời nói hay hành động giúp cho đối tượng giác ngộ (hiểu được nan đề)
một cách rất bất ngờ.
Tiệm
ngộ cũng dùng lời nói hay hành động giúp cho đối tượng đi từ từng bài toán nhỏ
(tuần tự nhi tiến) và khi giải hết những bài toán nhỏ là đã xong bài toán lớn
(sẽ đạt đến sự giác ngộ).
Dùng
đốn ngộ hay tiệm ngộ là tùy vào căn cơ của từng đối tượng.
Tại
sao Đức Hộ Pháp, Đức Chúa Jésu Christ, Đức Phật Thích Ca làm thay đổi được nhiều
đối tượng theo ý các ngài?
Thiễn
nghĩ đó là do định vị được đối tượng ở vào diện nào, từ đó khơi sáng hay tác động
đến lương tâm của họ (theo cách đốn ngộ hay tiệm ngộ).
Còn
tiếp
2/- Câu 2: Tạo hóa thiên sanh biến vô cùng: