Quốc hội VN 'giám sát
chưa thành công'
BBC. 22 tháng 5 2017.
BBC ghi nhận ý kiến
bình luận của giới quan sát về kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội
trong lúc dự luật Biểu tình vốn được người dân trông chờ vẫn tiếp tục bị trì
hoãn.
Truyền thông Việt Nam
ghi nhận, tại kỳ họp dự kiến kéo dài tới ngày 21/6, Quốc hội "tập trung
xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết."
Bản quyền hình ảnhVGPImage captionChủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp
Tuy vậy, trước đó, báo
Thanh Niên dẫn lời Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Dự luật Biểu
tình vẫn tiếp tục bị trì hoãn do "chất lượng dự luật chưa đảm bảo".
Báo Điện tử Chính Phủ dẫn
lời Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: "Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao
hơn trong các quý còn lại, quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả
năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra."
'Tồn tại'
Hôm 22/5, trả lời BBC từ
TP. Hồ Chí Minh, nhà báo Đặng Tâm Chánh, nói: "Tôi chưa nắm được chương
trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội lần này nhưng tôi biết việc trì hoãn Luật Biểu
tình thì ngay cả một số đại biểu cũng không đồng ý."
"Và không chỉ Luật
Biểu tình, ngay cả với các dự thảo luật về quyền con người khác thì cách chính
quyền tiếp cận có thể nói là khá dè dặt."
"Dường như như
không có cơ chế đủ hiệu năng để gây áp lực với Quốc hội về việc trình các dự luật
đó."
Quốc hội có giám sát
nhưng hiệu lực và công cụ để giám sát có thể nói là chưa thành công.nhà báo Tâm
Chánh
"Họ nói có khó
khăn thì mình nghe vậy và biết vậy thôi."
Cựu Tổng biên tập báo
Sài Gòn Tiếp Thị nói thêm: "Trong một nhà nước đơn nhất, Quốc hội Việt Nam
cố gắng trở thành cơ quan lập pháp."
"Nỗ lực đó cũng
thành công trong quá trình đổi mới nhưng bây giờ thì đang có những tồn tại."
"Theo tôi, Quốc hội
có giám sát nhưng hiệu lực và công cụ để giám sát có thể nói là chưa thành
công."
Từ góc độ một nhà báo,
ông Chánh cũng cho hay là "không thấy có rào cản nào trong việc báo chí
đưa tin về hoạt động Quốc hội."
Bản quyền hình ảnhOTHERImage
captionCác cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoặc Formosa thường bị chính quyền
ngăn cản
Cùng ngày, trao đổi với
BBC từ Hà Nội, luật gia Nguyễn Đình Hà nói: "Tôi nghĩ rằng kỳ họp này sẽ
không đáp ứng được những điều người dân mong đợi."
Dường như mọi chuyện
không được quyết định theo ý chí của toàn thể Quốc hội và người dân, mà tất cả
lại đi theo đường lối, nghị quyết của Đảng. Nếu có sự tranh luận thì cũng giống
như tranh luận trong nội bộ Đảng mà thôiNguyễn Đình Hà, Luật gia, cựu ứng viên
tự đề cử đại biểu Quốc hội khóa 14
"Thứ nhất, các luật
liên quan đến quyền công dân như biểu tình, lập hội còn nợ người dân và luôn bị
kiếm cớ để trì hoãn."
"Thứ hai, tình trạng
tham nhũng, thất thoát vẫn không thuyên giảm, trong khi vai trò giám sát của Quốc
hội, đại biểu Quốc hội quá kém cỏi."
"Thứ ba, các vấn đề
liên quan đến Biển Đông, chúng tôi đợi mãi mà vẫn chưa thấy một nghị quyết của
Quốc hội liên quan đến vấn đề này."
"Thứ tư, hàng loạt
ý kiến của người dân liên quan đến chế độ sở hữu đất đai, cải cách thể chế kinh
tế... trong nhiều năm qua bị chính quyền bỏ ngoài tai."
Cựu ứng viên tự đề cử đại
biểu Quốc hội khóa 14 nói thêm: "Tôi đánh giá vai trò của Quốc hội Việt
Nam không cao trong hệ thống chính trị độc đảng hiện tại."
"Dường như mọi
chuyện không được quyết định theo ý chí của toàn thể Quốc hội và người dân, mà
tất cả lại đi theo đường lối, nghị quyết của Đảng. Nếu có sự tranh luận thì
cũng giống như tranh luận trong nội bộ Đảng mà thôi."
Trước kỳ họp, công luận
xôn xao chuyện ông Đinh La Thăng thôi chức Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và
Trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố này và chuyển sinh hoạt đến đoàn đại biểu
tỉnh Thanh Hóa.
Ngược lại, ông Nguyễn
Thiện Nhân, được chỉ định làm Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và "sẽ được
bầu làm Trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố".
Ông Nhân, người hiện
đang kiêm nhiệm cả chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, được truyền
thông trong nước dẫn lời, theo đó nói trước kỳ họp Quốc hội, đã có 3.288 ý kiến,
kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi về.
Trong số những vấn đề
được nhiều cử tri quan tâm, theo ông Nhân, là chuyện chậm trễ trong phát hiện,
xử lý tham nhũng ở các vụ án lớn, và thái độ "rất bất bình về tình trạng tụ
tập đông người trái pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội và việc một
số cá nhân lợi dụng kích động, gây rối, chống đối chính quyền tại một số địa
phương", báo Dân Trí viết.