NAM
MÔ
CAO
ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI
BỒ TÁT MA HA TÁT.
NGUYỆN
VỌNG:
MỞ
ĐẠI HỘI NHƠN SANH
“Tại
Tòa Thánh Tây Ninh ngày 10-04-Ất Mùi (27-05-2015)”.
Kính bạch Hội
Thánh.
Kính quí chức
sắc, chức việc và đồng đạo.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ
PHỔ ĐỘ (ĐĐTKPĐ) gọi tắc là Đạo Cao Đài tổ chức Lễ Khai Đạo năm 1926 tại Chùa Gò
Kén, Làng Long Thành, Tỉnh Tây Ninh. Đạo đã có 08 lần mở Đại Hội Nhơn Sanh
(ĐHNS) vào các năm:1931, 1932, 1937, 1946, 1951, 1964, 1967, 1974.
Đại Hội Nhơn
Sanh năm Giáp Dần (1974) cách nay đã 40 năm.
Như vậy nguyện vọng mở
ĐHNS để công cử nhân sự tôn giáo gầy dựng lại bộ máy hành chánh tôn giáo từ
Trung Ương đến Địa Phương (cầm giềng mối đạo) là chánh đáng.
Ngày 18-09-2014 Ban
Đối Ngoại của Khối Nhơn Sanh đã đến Thủ đô Washington (Hoa Kỳ) trình bày nguyện
vọng mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Bộ Ngoại Giao và gởi hồ sơ đến Quốc Hội Mỹ. KNS đã
mời Liên Hiệp Quốc, các tôn giáo bạn, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan
truyền thông, hiền nhân quân tử giám sát và giúp hay theo chuẩn của Liên Hiệp
Quốc. Chúng tôi xin trình bày các căn cứ
và các bước tiến hành như sau:
A/-
CĂN CỨ VÀO LUẬT ĐẠO.
I/- Cách lập pháp của Đức Chí Tôn:
1/. Ngày
15-04-1928 Thầy dạy:... Thầy tưởng chẳng
còn nói, nếu ai là đạo đức, đọc đến cách lập pháp của Thầy mà chẳng mừng dùm
cho nhân loại...(TNHT Q2 trang 51)
2/. Ngày 23-12-1931 Thầy dạy về 03 Hội Lập
Quyền Vạn Linh:
Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy,
quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng
Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. (TNHT Q2 trang 83).
II/- Luật Lệ Chung Các Hội ban hành ngày
16-11- Giáp Tuất (22-12-1934). Ðiều Thứ Mười: Buổi nhóm.
Mổi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ; Chư Nghị
viên phải đến cho đúng giờ nhóm chớ nên vô cớ mà bê trể. Như Nghị trưởng định
nhóm giờ nào khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ phải mở Hội không kể số Nghị viên
nhiều ít.
Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì Phó
Nghị trưởng thay thế, một Nghị viên chức lớn hoặc lâu củ hơn hết hoặc tuổi tác
lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.
Còn như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng vắng mặt hoặc
đến trể thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu củ hơn hết ngồi Nghị trưởng và Phó
Nghị trưởng. Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến thì ngồi chổ Nghị viên. Nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội thì phải bị phần
phạt có định trong các nội luật.
PHÂN
TÍCH:
Theo
qui định trên thì trong buổi hội nếu Nghị Trưởng vắng mặt hay đến trễ (sau 15
phút) đã có Phó Nghị Trưởng thay thế. Nếu không có Phó Nghị Trưởng thì hàng
phẩm kế tiếp lên thay thế ngay trong buổi hội. Cứ thế tính dần xuống... đến cuối cùng thì
một vị Đạo Hữu (Tín đồ quèn) cũng có đủ tư cách cầm quyền Nghị Trưởng. Xin
lưu ý rằng thay thế TRÁCH NHIỆM Nghị trưởng chớ chẳng phải thay thế phẩm tước
(Thượng Chánh Phối Sư).
Luật định rõ quyền thay thế đương nhiên thì cứ thế
thực hiện. Bởi vì nghị viên là những người đã được chọn, cử từ các địa phương
về Hội nên Luật định không cần phải công cử. Không phải tùy cơ ứng biến MÀ
cách thức ứng biến đã định sẳn thể hiện sự tiên liệu và bản sắc trong lành
của đạo.
Cách lập pháp của Thượng Đế là cho
quyền thay thế.
Trong ĐĐTKPĐ nhơn sanh đối quyền với
Trời.
Trời không bị bế tắc thì ĐHNS của ĐĐTKPĐ không hề bị bế tắc trong mọi trường
hợp; (thiếu chức sắc đột xuất trong
một buổi họp hay lâu dài suốt 40 năm nay) mà khi tiến hành VẪN đúng
luật.
Đó
chính là cơ sở để chúng ta mạnh dạn trình chánh nguyện vọng mở ĐHNS đến toàn
đạo, chính phủ và cả thế giới. Qua đó trình bày được cách lập pháp của Thượng
Đế trong ĐĐTKPĐ. Dân chủ phải có đề mục, có cơ chế nhìn thấy được, thực hiện
rõ ràng, minh bạch trước mắt nhân loại chớ chẳng phải mơ hồ trừu tượng.
Đạo
có niêm luật để phụng sự nhân loại được hiệu quả. Mà nhân loại có khi biến,
có khi thường. Đạo thì dĩ bất biến ứng vạn biến (lấy cái bất biến “là đạo
đức” ứng phó với hằng hà sa số cái biến) trong mọi tình huống.
Đức Lý Giáo Tông dạy ngày
01-08-1931 (Tân Mùi): ..Lão đã lắm phen
thấy điều khó khăn mắc mỏ của phần ấy nên ra tay dục loạn đặng phân rõ chành
tà hầu giúp phương cho Hội Thánh trừ khử... Hiền hữu biết rằng trong trận trí binh nầy, nếu không đủ tài tình
oai dõng thì chẳng hề thắng đặng…(TNHT Q2. T. 82).
Trong cuộc chiến giữa chánh và
tà, thiện và ác, nhân nghĩa và bạo tàn, tự do và áp bức, độc tài và dân chủ,
chánh nghĩa và phi nghĩa thì ĐĐTKPĐ có binh thư chiến pháp (là pháp luật đạo)
và kinh thư chiến lược (là giáo lý đạo) tiên liệu và đáp ứng cho mọi tình
huống xãy đến.
Đạo
của Thượng Đế lập thành thì nó trong lành và minh triết như chính Thượng Đế. Nhiều
môn đệ Chí Tôn không tìm hiểu hay bị lợi dụng rồi tạo ra ngôn luận trái chiều
nhau làm cho người đời hiểu sai bản sắc trong lành và minh triết của đạo.
Ngày
nay chúng ta trình bày rõ ràng để cả thế giới thấy rằng cách lập pháp của
Thượng Đế dạy cho ĐĐTKPĐ là kho chí bữu đối với xã hội cần dân chủ và nhân
quyền..
|
@@@
III/- Nội Luật Hội Nhơn Sanh ban hành ngày
16-11- Giáp Tuất (22-12-1934). Ðiều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau nầy:
1/- Giáo hoá Nhơn Sanh.
2/- Lo liệu phương hay cho Ðạo với Ðời khỏi điều
phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức của Nhơn Sanh.
3/- Phổ Ðộ Nhơn Sanh vào cửa Ðạo dìu dắt Tín đồ cho
khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Ðạo.
4/- Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ
của Ðạo không phù hợp với trình độ trí thức tinh thần của Nhơn Sanh.
5/- Lo cho nền Ðạo được trong ấm ngoài êm, và đủ
phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6/- Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của
Ðạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị sổ phỏng định năm tới.
@@@
Trong
06 điều bàn tính trên đây xét thấy đều là những vấn đề nội bộ của ĐĐTKPĐ; là
việc của Đạo. Mà việc đạo là đạo đức, nên pháp luật và giáo lý đạo cũng thể
hiện cho đạo đức. Mà đạo đức là quyền căn bản và phổ quát của nhân loại nên
chẳng có một quyền lực nào có quyền cấm đoán. Còn như làm việc đạo đức mà còn
phải xin phép và chờ cho phép thì chưa đáng là xã hội của loài người. Đó là
TÀ QUYỀN (không phải chính quyền). Đã là tà quyền thì người đạo không theo.
Lập
trường ba không của Hội Thánh Cao Đài:
Không
chống chánh quyền, không theo chánh quyền và không tranh với chánh quyền.
Nếu
một quyền lực nào không chấp nhận người đạo làm công việc đạo đức trong
ĐĐTKPĐ thì cứ ra văn bản rõ ràng. Đó là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Chúng
ta sẳn sàng kiện họ ra quốc tế. Chúng ta phải minh bạch ra để người đạo hiểu
mà không phạm vào quyền đời và quyền đời cũng không nên phạm vào việc đạo.
(Vi
Bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm 1937, trang 30: Phần chức việc......đối đãi
với đời khỏi phạm pháp hoặc đời đối với đạo muốn phạm pháp cũng không đặng...).
|
IV/- Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp ngày
11-01-Đinh Dậu. (10-02-1957):
... Vậy thì dù
cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm
bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng
Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.
Ấy vậy chiếu
theo khuôn luật trên: Hễ quyền
trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm
quyền Thiêng liêng của Đạo....
...Nói cho cùng
nước: Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt đi nữa thì dưới nầy
các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ.
Phải triệt để tuân y và thi hành Thánh Lịnh nầy.
Thánh
lịnh 257 có mấy điểm cần lưu tâm:
./-
Thánh Lịnh có giá trị trong thất ức niên.
./-
Chỉ ra cách thức hành đạo rất tự chủ khi gặp biến sự.
./-
Nhấn mạnh trách nhiệm phụng sự của
người đạo (không kể đến phẩm bậc). Công cử người có khả năng cầm giềng mối
đạo (là nhận lãnh trách nhiệm) chứ không công cử lên phẩm tước.
|
Tóm lại: Nguyện vọng mở ĐHNS là đúng với Luật 03
Hội Lập Quyền Vạn Linh và Thánh Lịnh 257.
B/-
CĂN CỨ VÀO LUẬT NƯỚC.
I/- Hiến pháp năm
2013. Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
II/- Nghị Định
92 ngày 08-11-2012. Điều 2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do
ấy.
Nghiêm cấm việc ép buộc công
dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại
hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền
chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ
nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm
hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản
trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Nếu chính quyền các cấp thấy chúng ta có
vi phạm điều nào so với luật pháp hiện hành thì vui lòng ra văn bản hướng dẫn
cụ thể để chúng ta biết mà điều chỉnh cho khỏi vi phạm.
C/-
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
Khối Nhơn Sanh
phát động và công khai thực hiện:
1/- Phát hành
thư gởi đến chức sắc: Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện để kính nhờ sự góp ý
và góp sức giúp hay cho KNS. Mời đồng đạo còn theo chánh giáo chơn truyền hiệp
đồng với KNS (theo nguyên tắc tự chủ, hợp tác) để chung lo mở ĐHNS vào năm
2015.
2/- Tự do tôn
giáo là quyền căn bản không phải diện xin cho. KNS kính mời Liên Hiệp Quốc, các
tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông quốc tế, hiền nhân quân tử giám
sát và giúp đở xem chúng tôi có vi phạm gì vào luật pháp Việt Nam và nhân quyền
theo chuẩn chung của Liên Hiệp Quốc hay không.
3/- Góp ý để cũng
cố, phát triễn Hội Thánh Em (hướng dẫn cách lập Hội Thánh Em ở những nơi chưa
có) để lập bộ đạo... tiến đến chọn nghị viên, phái viên theo luật đạo.
4/- KNS công cử
nhiều phái đoàn đến địa phương giải thích về quyền của người đạo theo pháp luật
đạo và đời. Hiệp với người đạo các địa phương tụng kinh tại Thánh Thất, Điện
Thờ hay tư gia để cầu xin ơn trên trợ giúp cho Đại Hội Nhơn Sanh được kết quả.
5/- Trọn tin vào
Thượng Đế.
Thượng Đế dạy ngày
15-08- Bính Dần (1926):
...các con phải gắng sức, Thầy hàng ở bên các con,
chẳng hề bỏ các con buổi nào thì tưởng chưa ai phá đạo đặng (TNHT Q2 trang
11)
Thượng Đế dạy
năm 1927:
Thầy
để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn
đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ
tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.( Đạo Sử Q.2. T.226)
ĐHNS của ĐĐTKPĐ đã
bị gián đoạn 40 năm nay.
Chúng ta có bổn
phận trình chánh nguyện vọng mở ĐHNS vào năm 2015 đến đồng đạo. Từ đó tạo ra
công việc chung cho toàn đạo là mở ĐHNS thể hiện quyền tự do tín ngưỡng của ĐĐTKPĐ.
Nay kính.
Việt
Nam ngày 27-08-Giáp Ngọ.
(20-09-2014).
Đồng
ký tên.
(Danh
sách đính kèm).