Trang

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

4863. Ý kiến: Vì tôn trọng tự do tôn giáo, nên cần làm rõ thực hư cho đến cùng

 

VNTB – Ý kiến: Vì tôn trọng tự do tôn giáo, nên cần làm rõ thực hư cho đến cùng

VNTB – Ý kiến: Vì tôn trọng tự do tôn giáo, nên cần làm rõ thực hư cho đến cùng

Ngọc Linh Lan

 

(VNTB) – Nếu đúng xá lợi tóc ấy là trò lừa bịp có tính huyền hoặc thì cơ quan chức năng nên làm rõ xử lý kẻ thực hiện hành vi mang tính mê tín dị đoan để ngăn chặn hành vi nhiễu loạn lòng người trong tương lai.

 

Tính đến tối ngày 1-1-2024, trang web của chùa Ba Vàng vẫn khẳng định “Xá lợi tóc Đức Phật” mà chùa này đã trưng bày là có thật: “Xá lợi tóc của Đức Phật tại tu viện Parami chỉ được chiêm bái tại chỗ, đây là lần đầu tiên, Xá lợi tóc của Đức Phật được cung rước ra nước ngoài” – trích văn bản số 85/BC-CBV, trụ trì chùa Ba Vàng ký phát hành.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh đưa ra bốn yêu cầu ở văn bản số 85/BC-CBV:

“1) Xá lợi của Đức Phật là biểu tượng tôn giáo cao quý và thiêng liêng của đạo Phật. Việc tôn kính Xá lợi của Đức Phật là lễ nghi và niềm tin tôn giáo của đạo Phật. Trong Nhà nước pháp quyền, biểu tượng, lễ nghi và niềm tin tôn giáo đó cần được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ.

2) Việc làm giả, buôn bán Xá lợi giả của Đức Phật ở Việt Nam cần bị lên án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

3) Việc đưa tin chùa Ba Vàng mua cỏ Pili làm Xá lợi giả để lừa đảo Nhân dân, Phật tử là hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của chùa Ba Vàng. 

4) Việc đưa tin chư Tăng Myanmar cung rước Xá lợi giả đến chùa Ba Vàng cho Nhân dân, Phật tử Việt Nam chiêm bái là hành vi gây tổn thương đến biểu tượng, lễ nghi và niềm tin tôn giáo của chư Tăng, Phật tử Myanmar, gây tổn thương đến tình cảm và mối quan hệ tốt đẹp của chư Tăng, Phật tử Myanmar đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam”.

Với yêu cầu cụ thể như trên từ phía trụ trì chùa Ba Vàng gửi đến bốn địa chỉ cụ thể là Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh – Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh – Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí.

Để có thể làm rõ theo nội dung trên, về nguyên tắc cần một tuyên bố thực hư từ một cấp tòa thích hợp. Bởi theo nội dung tạng kinh cuối cùng mà Phật thuyết giảng, để lại cho chúng sinh, hậu thế là Kinh Niết Bàn, quyển cuối cùng của bộ kinh ấy được thị giả mô tả rất rõ về cảnh hỏa táng xác thân của Phật, sau đó quốc vương 08 nước thuộc Ấn Độ cổ đại kéo quân sang yêu cầu chia xá lợi (tro cốt) Phật để mang về nước xây bảo tháp thờ tự.

Theo khoa học, khi hỏa táng thì thịt, da, gân cốt… và cả tóc sẽ cháy hết, chỉ còn tro, xương. Như vậy, xá lợi tóc Phật mà hậu thế may mắn thu được là khi nào? Chắc chắn là không phải thu được sau khi hỏa táng xác thân của Đức Phật.

Một vấn đề nữa là với trình độ khoa công nghệ của loài người hiện thời, thì việc tạo ra một vật có chíp điều khiển nhỏ như sợi tóc không phải là không có khả năng.

Nếu đúng xá lợi tóc ấy là trò lừa bịp có tính huyền hoặc thì cơ quan chức năng nên làm rõ xử lý kẻ thực hiện hành vi mang tính mê tín dị đoan để ngăn chặn hành vi nhiễu loạn lòng người trong tương lai.

Có ý kiến: Thái tử Tất Đạt Đa rũ bỏ hồng trần, trao hết mọi áo mũ, đồ vật cho người hầu mang về hoàng cung, thì thái tử chỉ là người thực hiện việc tu tập như bao người khác theo lối tu khổ hạnh.

Như vậy, lúc đó mớ tóc ấy chưa được xem là báu vật. Khi Phật đắc đạo dưới cội bồ đề rồi đi thuyết giảng khắp nơi về bát chánh đạo, nhân quả, luân hồi và tứ diệu đế thì tóc hay đồ vậy mà Đức Phật dùng cũng chưa được nâng lên thành báu vật.

Khi Đức Phật viên tịch rồi, hậu thế mới sưu tầm đồ vật, xiêm y, tro cốt (xá lợi) để xây bảo tháp thờ tự. Liệu trong ngần ấy năm từ khi Đức Phật rũ bỏ hồng trần đến khi Phật nhập Niết bàn, số tóc ấy vẫn còn gìn giữ trong hoàng cung nước Ca Tì La Vệ?