ĐÍNH KÈM NGUYÊN VĂN ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938)
PHÂN
TÍCH ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).
Pháp lý và Đồ họa mối tương quan của bốn
cơ quan.
Đạo
Luật Mậu Dần (1938) lập vào năm đạo thứ 12 (Thập Nhị Niên); có 4 cơ quan và mối
tương quan giữa các cơ quan ấy là điều mà người đạo cần am tường để việc hành
đạo được êm thắm, tốt đẹp.
I/- Tiến trình
thành lập Đạo Luật Mậu Dần (1938).
1/- TỜ KIẾT CHỨNG: Của
Chư Chức Sắc Thiên Phong toàn thể Chánh Trị Đạo.
Nhóm tại Tòa Thánh
ngày mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Dần (07-02-1938).
Đến ngày 14 nầy, phải hội hiệp lại đặng chung nhau bàn
định.
Tới đây hết điều bàn tính, Đức Hộ Pháp truyền tụng
kinh xuất hội.
Bãi Hội 11 giờ rưỡi.
2/- Bộ Luật nầy ban hành kể từ ngày Rằm tháng Giêng
năm Mậu Dần (14 Février 1938)
3/- Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 16 tháng Giêng
năm Mậu Dần (le 16 Février 1938).
II/- Pháp lý
Quyền Chí Tôn.
Quyền Chí Tôn có 3 diện:
1/- Quyền Chí Tôn Chí Linh: Do chính Đức Chí Tôn cầm
đây là quyền tuyệt đối. Chí Tôn ban ra là Pháp Giới Chí Linh.
2/- Quyền Chí Tôn Vô Vi: Do Đức Lý Giáo Tông (cầm
quyền Giáo Tông vô vi) hiệp cùng Đức Hộ Pháp lập thành. Thí dụ như lập thành Bát
Đạo Nghị Định.
Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài là chơn thần
của đạo là bán hữu hình; nên có phần hữu hình là cầm quyền Tư Pháp và phần vô
vi là dùng cơ bút nối liền với Thiêng Liêng. Tham gia lập pháp là phần vô vi
của Hiệp Thiên Đài.
3/- Quyền Chí Tôn Tại Thế: Do phẩm Giáo Tông Chưởng
Quản Cửu Trùng Đài (phần hữu hình) và Đức Hộ Pháp lập thành. Quyền Chí Tôn Tại
Thế lập luật.
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng
tiên (1934). Hội Thánh công cử Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình
Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nghĩa là cầm quyền Chí Tôn tại thế.
III/- Quyền
Chí Tôn trong Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần (le 16 Février 1938)
Đức Ngài dạy rằng: Trọn hai ngày bàn cải,
đã đặng chư Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ trong toàn thể Chánh Trị Đạo bỏ thăm
công nhận Bộ Đạo Luật nầy, rồi Đức Hộ Pháp cầm Bộ Đạo Luật đưa lên tuyên bố
rằng:
"Ngày
nay, trong nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn đã có cho Hội Thánh một bộ Đạo Luật nữa.
Vậy từ đây,
mỗi năm sau khi tom góp các nguyện ước của Quyền Vạn Linh rồi, thì mỗi cơ quan
trong nền Chánh Trị Đạo cũng do theo để mà định Luật cho Hội Thánh thi hành,
hầu khỏi điều phản khắc".
Nhiều vị đã thắc mắc rằng trong Đạo Luật Mậu Dần có
câu: ''Theo Pháp Chánh Truyền thì buổi
hội nầy Đầu Sư phải làm Chủ Tọa, đặng kiểm duyệt các lời quyết định của 4 cơ
quan trong toàn thể Chánh Trị Đạo, hầu dâng lên cho Quyền Chí Tôn phê chuẩn.
Nhưng sao không thấy đàn cơ phê duyệt? Xin trả lời
rằng:
1/- Theo tiến trình trên đây thì Tờ Kiết Chứng lập
ngày 8/1/Mậu Dần (1938) định rằng 14/1/Mậu Dần sẽ họp. Cả Hội đã bàn luận hai
ngày 14 và 15 tháng giêng Mậu Dần (1938).
Sau đó dâng lên cho Quyền Chí Tôn phê chuẩn; chính là
Đức Hộ Pháp phê chuẩn.
Hiểu như thế đúng với pháp luật đạo và phù hợp với lời
dạy Đức Hộ Pháp đoạn kế đó: Song phẩm Đầu
Sư không có, nên Bần Đạo phải tạm thay quyền Chủ Tọa. Lại nữa, ngày nay Bần Đạo
nắm Quyền Thống Nhứt thì Quyền Đầu Sư cũng thuộc về Bần Đạo nữa".
Thứ nữa trong năm Đinh Sửu (1937) có mở Ba Hội Lập
Quyền Vạn Linh và có đúc kết nguyện vọng. Đó là nguồn gốc để lập ra Đạo Luật
Mậu Dần (1938). Cho nên trong TỜ KIẾT CHỨNG lập ngày 8/1/Mậu Dần (1938) có câu:
…theo Thiên ý của Đức Chí Tôn là để trọn
quyền cho Chúng sanh tự lập Luật mà tu, nên các nguyện ước của Quyền Vạn Linh
cầu nài và Quyền Chí Tôn công nhận nhập thành với Tân Luật, gọi là Luật Hội
Thánh.
Theo luật Thượng
Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp là Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng của Thượng Hội.
Hai phẩm hiệp lại là quyền Chí Tôn nên không tham gia bàn luận hay biểu quyết
trong Thượng Hội. Nhưng khi Thượng Hội đã biểu quyết xong xuôi thì dâng lên cho
Quyền Chí Tôn định. Giáo Tông và Hộ Pháp vào đại điện mật nghị trong 15 phút và
trở ra cho biết thuận hay không. Ðiều Thứ Mười Bốn: Sau khi hội Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15
phút đồng hồ đặng hai người vào Ðại Ðiện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng
Hội hay những điều của hai đàng nhứt tâm quyết định.
IV/- Tương
quan của các cơ quan: Hành Chánh,
Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo là 4 cơ quan trong Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Chúng tôi trình bày mối tương quan qua đồ họa sau:
Đạo Luật Mậu Dần (1938) có 4 chương, 17 điều. Chương
I: Hành Chánh có 17 điều. Chương II: Phước Thiện lấy điều 10 & 11 chương
Hành Chánh lập thành. Chương III: Phổ Tế lấy điều 14 chương Hành Chánh lập
thành. Chương IV: lấy điều 5 chương Hành Chánh lập thành.
Như vậy bộ luật thể hiện ý chí: Hành Chánh thống quản
Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo./.
NGUYÊN VĂN ĐẠO LUẬT MẬU DẦN (1938).
Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ |
(Thập Nhị Niên) |
Tòa Thánh Tây
Ninh |
|
TỜ KIẾT CHỨNG
CỦA CHƯ CHỨC SẮC THIÊN PHONG
TOÀN THỂ CHÁNH TRỊ ĐẠO
Nhóm tại Tòa Thánh ngày mùng 8
tháng Giêng năm Mậu Dần (07-02-1938).
Khi Lễ Viện rước Đức Hộ Pháp đến
nhà Hội, chư Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ đồng đứng dậy chào mừng.
Có mặt:
HIỆP THIÊN ĐÀI |
||
|
Đức Hộ Pháp |
|
|
Ông Khai Pháp Trần Duy Nghĩa |
|
|
Ông Tiếp Lễ Nhạc Quân Trần Quang Thế |
|
|
Ông Tả Phan Quân Trang văn Giáo |
|
|
Ông Truyền Trạng Nguyễn Tấn Chức |
|
|
Ông Sĩ Tải Đổ Quang Hiển |
|
|
Ông Sĩ Tải Huỳnh văn Đại |
|
|
Ông Sĩ Tải Nguyễn văn Hợi |
|
|
Ông Sĩ Tải Võ Thành Quốc |
|
|
Luật Sự Nguyễn văn Hoa |
|
CỬU TRÙNG ĐÀI |
||
|
Nam Phái: |
|
|
Ông Qu. Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Trọng
Thanh |
|
|
Ông Qu. Thượng Chánh Phối Sư Thượng Chữ
Thanh |
|
|
Ông Qu. Thái Chánh Phối Sư Thái Phấn
Thanh |
|
|
Giáo Sư |
9 vị |
|
Giáo Hữu |
13 vị |
|
Lễ Sanh |
187 vị |
|
Nữ Phái: |
|
|
Bà Phối Sư Hương Hiếu |
|
|
Bà Giáo Sư Hương Nhiều |
|
|
Bà Giáo Sư Hương Quế |
|
|
Bà Giáo Sư Hương Châu |
|
|
Giáo Hữu |
6 vị |
|
Lễ Sanh |
... |
Đức Hộ Pháp mời Chư Thánh đứng
dậy tụng kinh nhập hội, rồi để lời cám ơn chư Chức Sắc đương quyền tựu về dự
hội đông đủ, và dẫn giải các cơ quan trong nền Chánh Trị Đạo, tóm tắt đại ý như
vầy:
Hiện nay trong nền Chánh Trị Đạo
của Đức Chí Tôn có 4 cơ quan là:
1.
Hành Chánh
2.
Phước Thiện
3.
Tòa Đạo
4.
Phổ Tế
HÀNH CHÁNH là cơ quan để thi hành các luật
lịnh của Hội Thánh hoặc của chúng sanh dâng lên mà đã có Quyền Chí Tôn phê
chuẩn, nghĩa là buộc chúng sanh phải tuân y Luật Pháp mà đi trên con đường Đạo
Đức cho đặng thong dong, hòa bình, trật tự, hạnh phúc, an nhàn, tức là thật
hành cả khuôn viên luật pháp cho ra thiệt tướng.
PHƯỚC THIỆN là cơ quan bảo tồn sanh chúng
trên đường sanh hoạt nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh,
tầm phương bảo bọc những kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, hoặc giúp tay
cho bên hành chánh thi hành Luật Pháp cho đặng dễ dàng trọn vẹn.
TÒA ĐẠO là cơ quan bảo thủ Chơn Truyền,
gìn giữ Luật Pháp, chăm nom chư Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu thi hành phận
sự, chở che những kẻ yếu tha, bênh vực những người cô thế, hoặc tiếp cả sự uất
ức bất công của toàn sanh chúng, tức là giữ nét công bình trên mặt Đạo; lại
cũng là một cơ quan giúp cho Hành Chánh, Phước Thiện và Phổ Tế thêm oai quyền
mạnh mẻ, tôn nghiêm đặc sắc.
Tóm lại là lập phương bảo toàn
sanh chúng khỏi điều thống thiết đau khổ với nét oai nghiêm của Chức Sắc đương
quyền hành chánh.
PHỔ TẾ là cơ quan để cứu vớt hoặc độ rỗi
những người lạc bước thối tâm, cùng an ủi khuyên lơn những kẻ đã bị luật pháp
buộc ràng mà phế vong phận sự, hay là độ rỗi những kẻ hữu tâm tầm Đạo.
Tổng hợp 4 cơ quan nầy lại gọi là
toàn thể Chánh Trị Đạo.
Mỗi năm, ngày vía Đức Chí Tôn, cả
Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ có trách nhậm trong nền Chánh Trị Đạo phải hội nhóm
lại, đặng chia ra quan sát tờ Vi Bằng của Quyền Vạn Linh ước vọng, cùng tầm
phương pháp thật hành cho nên mặt Đạo.
Sau khi 4 cơ quan hiện hữu của
toàn thể Chánh Trị Đạo hiệp nhau lập Luật và quyết định phương pháp thật hành
thì buộc Hội Thánh phải thi hành y theo, tức nhiên nó sẽ thành Luật , vì bởi
theo Thiên ý của Đức Chí Tôn là để trọn quyền cho Chúng sanh tự lập Luật mà tu,
nên các nguyện ước của Quyền Vạn Linh cầu nài và Quyền Chí Tôn công nhận nhập
thành với Tân Luật, gọi là Luật Hội Thánh.
Ấy vậy, bên Hành Chánh Ông Ngọc
Chánh Phối Sư hiệp cùng nhị vị Thái và Thượng Chánh Phối Sư lo sắp đặt đặng
quan sát.
Bên Phước Thiện thì có Ông Khai
Pháp H.T.Đ. làm đầu.
Bên Tòa Đạo thì chư vị Sĩ Tải
H.T.Đ. hiệp nhau lập Luật và định phương pháp thật hành.
Bên Phổ Tế thì có Giáo Sư Thượng
Đức Thanh và Bà Giáo Sư Hương Quế hiệp nhau lo lắng.
Đến ngày 14 nầy, phải hội hiệp
lại đặng chung nhau bàn định.
Tới đây hết điều bàn tính, Đức Hộ
Pháp truyền tụng kinh xuất hội.
Bãi Hội 11 giờ rưởi.
KỲ HỘI NGÀY 14 THÁNG GIÊNG NĂM MẬU DẦN
Cũng như ngày hội trước, khi Đức Hộ Pháp đến thì Chư
Chức Sắc Thiên Phong đứng dậy chào mừng.
Đức Hộ Pháp đáp lời và truyền tụng kinh nhập hội.
Sau khi Chư Chức Sắc Thiên Phong an tọa, Đức Hộ Pháp
bèn thuyết minh đại ý như vầy:
''Theo Pháp Chánh Truyền thì buổi hội nầy Đầu Sư phải
làm Chủ Tọa, đặng kiểm duyệt các lời quyết định của 4 cơ quan trong toàn thể
Chánh Trị Đạo, hầu dâng lên cho Quyền Chí Tôn phê chuẩn. Song phẩm Đầu Sư không
có, nên Bần Đạo phải tạm thay quyền Chủ Tọa. Lại nữa, ngày nay Bần Đạo nắm
Quyền Thống Nhứt thì Quyền Đầu Sư cũng thuộc về Bần Đạo nữa".
Dứt lời, Ngài dạy chư vị Sĩ Tải H.T.Đ. đọc Luật và các
phương pháp thật hành, rồi Ngài dạy bên Hành Chánh, bên Phước Thiện, và bên Phổ
Tế, mỗi cơ quan luân phiên nhau đọc lời quyết nghị đặng xem coi có phản khắc
cùng nhau chăng, hay là đồng ý kiến.
Trọn hai ngày bàn cải, đã đặng chư Chức Sắc Thiên
Phong Nam Nữ trong toàn thể Chánh Trị Đạo bỏ thăm công nhận Bộ Đạo Luật nầy,
rồi Đức Hộ Pháp cầm Bộ Đạo Luật đưa lên tuyên bố rằng:
"Ngày nay, trong nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn đã
có cho Hội Thánh một bộ Đạo Luật nữa.
Vậy từ đây, mỗi năm sau khi tom góp các nguyện ước của
Quyền Vạn Linh rồi, thì mỗi cơ quan trong nền Chánh Trị Đạo cũng do theo để mà
định Luật cho Hội Thánh thi hành, hầu khỏi điều phản khắc".
Đến đây hoàn tất mọi việc, Đức Hộ Pháp để lời khen
toàn thể Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ và truyền tụng kinh xuất hội.
Bãi hội 8 giờ tối ngày rằm.
Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 16 tháng Giêng năm
Mậu Dần (le 16 Février 1938).
Chứng kiến |
Từ Hàn |
|
Chủ Tọa |
Sĩ Tải H.T.Đ |
|
Phạm Hộ Pháp |
Nguyễn Văn Hợi |
|
|
|
|
Chư Chức Sắc Thiên Phong toàn thể
Chánh Trị Đạo đồng ký tên: |
||
CHỨC SẮC HÀNH CHÁNH: |
||
Quyền Thái Chánh Phối Sư |
Thái Phấn Thanh |
|
Quyền Thượng Chánh Phối Sư |
Thượng Chữ Thanh |
|
Quyền Ngọc Chánh Phối Sư |
Ngọc Trọng Thanh |
|
Nữ Phối Sư |
Hương Hiếu |
|
CHƯ CHỨC SẮC PHƯỚC THIỆN: |
||
Khai Pháp H.T.Đ. |
|
|
CHỨC SẮC PHỔ TẾ: |
||
Chủ Trưởng Nam Phái |
|
|
Phó Chủ Trưởng Nữ Phái |
|
|
TÒA ĐẠO HIỆP THIÊN ĐÀI: |
||
1./ |
Truyền Trạng |
Nguyễn Tấn Chức |
2./ |
Sĩ-Tải |
Đỗ Quang Hiển |
3./ |
Sĩ-Tải |
Huỳnh Văn Đại |
4./ |
Sĩ-Tải |
Nguyễn Văn Kiết |
5./ |
Sĩ-Tải |
Nguyễn Văn Hợi |
6./ |
Sĩ-Tải |
Võ Thành Quốc |
7./ |
Luật Sự |
Nguyễn Văn Hoa |
CHƯƠNG THỨ I: HÀNH CHÁNH
ĐẠO LUẬT
CHƯƠNG THỨ I: HÀNH CHÁNH
ĐIỀU THỨ NHẤT: Cầu Phong
LUẬT
Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ toàn
Đạo phải chịu dưới quyền công nhận của Vạn Linh mới đặng thăng chức hay là Vạn
Linh buộc tội mà bị sa thải.
1.
Chiếu
theo Thánh Giáo của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, thì Chánh Trị Sự phải
có 5 năm công nghiệp đầy đủ với chức trách của mình, sau nữa phải có tờ kiết
chứng công nghiệp, tờ tánh hạnh, trường trai, đạo đức, đủ tư cách và phải độ
đặng 300 người nhập môn (chẳng kể số Đạo Hữu của cựu Chánh Trị Sự đã độ đặng)
thì mới đặng đem vào sổ cầu phong.
2.
Ngoài
ra, nếu còn vị nào có công nghiệp vĩ đại mà có đủ bằng cớ và chiếm đặng lòng
tín nhiệm của chúng sanh đồng dâng lên, hoặc công chúng hoan nghinh, thì cũng
đặng dự vào sổ cầu phong, nhưng buộc phải là người có chơn trong Đạo.
3.
Những
thông qui cầu phong phải gởi về Hội Thánh trước ngày 30 tháng 8 là ngày khóa
sổ. Sau khi thông qui cầu phong đã thành lập mà trong hàng Chức Việc xét mình
đủ công nghiệp, nhưng bị im ẩn hay là vì một duyên cớ nào khác mà phải bị lọt
sổ, thì đặng quyền kêu nài đến Tòa Đạo minh xét cho.
4.
Khi
đắc phong rồi phải về Hạnh Đường học Đạo, hoặc đi tập sự một thời gian, chừng
có đủ tài đức cầm quyền Hành Chánh rồi mới đặng thuyên bổ.
5.
Còn vị
nào đã đủ 5 năm công nghiệp mà bị phạm Luật Pháp mắc tội với Hội Thánh, thì
chẳng đặng dự vào sổ cầu phong.
6.
Thảng
như Chức Sắc nào vì tư tình tư nghĩa đem một người không xứng đáng, thì vị Chức
Sắc ấy phải chịu một hình phạt của Hội Thánh định tội.
7.
Vậy
khoản cầu phong năm tới, bên quyền Hành Chánh của Hội Thánh sẽ ra Châu Tri rành
rẽ cho các nơi dễ bề lựa chọn, hầu tìm phương tuyển đức lọc tài cho nên người
ra cầm giềng mối Đạo.
II.- THĂNG THƯỞNG
1.
Mỗi vị
Chức Sắc đã đủ 5 năm công nghiệp và xứng đáng với chức trách của mình, mới đặng
đệ ra Quyền Vạn Linh công nhận.
2.
Nếu
những vị nào dưới 5 năm công nghiệp mà có lập đặng đại công, toàn công chúng
đều hoan nghinh và Tòa Đạo minh tra đủ lẽ, thì sẽ đặng đệ lên Quyền Chí Tôn cầu
xin thăng thưởng. (Thăng thưởng về công nghiệp phi thường thì duy có Quyền Chí
Tôn mới ban cho đặng mà thôi).
3.
Còn
những vị nào trong 5 năm hành sự mà có phạm Pháp và phạm Luật, thì sẽ bị đình
lại lâu hay mau tùy theo tội nặng hay nhẹ, hoặc những vị nào không tròn trách
nhậm, cũng phải chịu dưới quyền lực ấy.
4.
Những
vị nào hết tâm vì Đạo mà phải chịu khổ hạnh, hoặc bị tù tội ngục hình, hoặc bị
khổ sở tai họa, cũng đặng Hội Thánh cho dự vào sổ cầu phong, ngoài luật định 5
năm công nghiệp.
III.- HÀM PHONG
1.
Những
vị nào đủ công nghiệp mà đã quá lục tuần, đặng đem vào thông qui cầu Hàm phong,
nhưng phải chịu các điều kiện buộc như những vị đặng hưởng ân phong vậy.
2.
Còn
những Chức Sắc Thiên Phong trong khi hành chánh mà tuổi đã quá lục tuần, nếu
còn sức lực lập công thêm nữa thì tùy ý, nhược bằng liệu sức mình già yếu thì
đặng xin vào hạng hàm phong. Trong lúc đã hàm phong rồi, mà có thể lập công quả
xứng đáng chi khác, thì đúng lệ 5 năm cũng đặng dự cầu thăng hàm phong theo
đẳng cắp.
IV.- TRUY PHONG
1.
Những
vị nào đầy đủ công nghiệp mà qui vị trước ngày cầu phong, thì đặng Hội Thánh
đem vào sổ cầu truy phong đưa ra Quyền Vạn Linh công nhận, nhưng cũng phải có
công chúng hoan nghinh và Tòa Đạo minh tra đủ cớ mới đặng.
2.
Những
vị Hàm Phong mà còn lập nên công nghiệp vĩ đại, nhưng liễu Đạo trước ngày cầu
thăng thưởng, cũng đặng Hội Thánh xét công nghiệp cầu truy phong thăng thưởng.
3.
Khi
đặng truy phong rồi, con cháu hoặc anh em phải đem long vị về Tòa Thánh với một
vài vị Chức Sắc sở tại đưa lên. Khi về đến Tòa Thánh, có Đức Hộ Pháp ban quyền
và làm lễ long trọng.
Sau khi hành lễ đưa long vị trở về địa phương, Hội
Thánh đưa ra đến cửa ngỏ Tòa Thánh rồi phái vài vị Chức Sắc đưa đi tùy theo
phẩm tước, đến tận nơi Thánh Thất sở tại. Đầu Tỉnh, Đầu Họ và Đầu Quận Đạo phải
thiết lễ và dựng mộ bia cho long trọng.
V.- CÁCH TỔ CHỨC HỘI QUYỀN VẠN LINH
1.
Chương-trình
về Hội Quyền Vạn Linh phải gởi các nơi trước ngày hội ít nữa là ba tháng, và
phải phân biệt vấn đề theo mỗi Phái.
2.
Luật
công cử Nghị Viên thì phải hội hiệp tất cả Chức Việc trong Quận bỏ thăm, để
tuyển chọn một vị Chánh Trị sự, một vị Phó Trị sự, một vị Thông Sự, Nam Nữ cũng
vậy.
3.
Cứ 500
Đạo Hữu trường trai đặng quyền tuyển cử lên một vị Phái Viên thay mặt.
4.
Chư
Nghị Viên và Phái Viên, sau khi đắc cử rồi, phải có giấy chứng của Đầu Quận,
Đầu Họ và Đầu Tỉnh Đạo. Phải nhóm nhau tại Quận Đạo đặng giải quyết những vấn
đề trong chương trình rồi lập lời quyết nghị.
5.
Chư
Nghị Viên và Phái Viên phải có mặt tại Tòa Thánh ít nữa là năm ngày trước ngày
dự hội, phải trình giấy chứng nhận tại Tòa Nội Chánh đặng đổi giấy dự hội.
6.
Trước
khi vào dự hội, phải trình giấy ấy cho Ban Kiểm Soát và nhứt nhứt tùng lệnh
Kiểm Soát Viên sắp đặt trật tự theo mỗi Họ Đạo và Quận Đạo riêng nhau, cho dễ
bề quan sát những điều sơ sót. Ấy là phép khảo dượt quyền hành (contrôle des
pouvoirs).
7.
Ngoại
trừ ra những người đến dự thính thì phải có chỗ nơi đặc biệt, chẳng đặng trà
trộn, hay là thông công cùng chư Nghị Viên một điều chi mà làm cho mất trật tự
trong khi hội nhóm.
8.
Còn
Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ từ Lễ Sanh đổ lên đặng trọn quyền vào dự hội.
ĐIỀU THỨ NHÌ: Ý Kiến Về Chính Trị Đạo Đương
Thời
LUẬT
Quyền Thống Nhất của Đức Hộ Pháp và Quyền Hội Thánh
Nam Nữ đã cầm giềng mối nền Chánh Trị Đạo của Đạo y theo khuôn viên Luật Pháp,
nên buộc toàn Đạo phải tùng quyền không đặng một việc chi nghịch mạng.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Nghĩ vì bấy lâu nay nền Chánh Trị Đạo đặng trang
nghiêm đặc sắc, là nhờ chư Chức Sắc đương quyền trong nền Chánh Trị biết tuân y
mạng lệnh Quyền Thống Nhất của Đức Hộ-Pháp mà thi hành phận sự, chớ cũng chưa
đủ tài liệu biện tô điểm cho lịch xinh vẻ Đạo.
Ây vậy về phần Chức Sắc Hành Chánh, cần phải có đủ
lòng chơn thật để thi hành phận sự, hoặc tìm phương nâng đỡ, bảo toàn, dìu dẫn,
an ủi, khuyên lơn, chỉ dạy con cái của Đức Chí Tôn trổi bước trên đường chí
thiện, nghĩa là:
1.
Thấy
người lâm cơn hoạn nạn, nguy nan phải tận tâm điều độ, lo lắng, châu toàn cũng
như anh em ruột lo cho nhau vậy.
2.
Thấy
kẻ đói khó tật nguyền phải tìm phương trợ giúp.
3.
Mỗi kỳ
Sóc Vọng tại Thánh Thất hoặc các đàn lệ khác, vị Chức Sắc đương quyền phải
thuyết Đạo hoặc đọc Châu Tri, Bố Cáo, hay là dẫn giải những điều khuyết điểm,
cùng là khuyến khích, nhắc nhở chư Đạo Hữu trong đường đạo đức. Nói tóm lại, là
làm thế nào cho Chúng sanh đặng kết chặt dải đồng tâm, tương thân hòa ái cùng
nhau, hầu nâng đỡ cho nhau đặng phấn tâm lo Đạo, chẳng để sót một ai phải bất
bình vì một việc chi mà phải khổ tâm thối bước, vì bởi Chánh Trị Đạo lập ra
chẳng những để trị mà thôi, mà cũng là một cơ quan để bảo tồn sanh chúng tầm
nguồn hạnh phúc.
4.
Thảng
như Chức Sắc nào chẳng vì chủ nghĩa hóa dân qui thiện, làm cho mất tín nhiệm
của chúng sanh thì phải chiếu y Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông mà định tội tùy
theo nặng nhẹ.
5.
Muốn
cho toàn Đạo kết chặt dải đồng tâm tương thân hòa ái, thì cần năng hội hiệp
nhau cho thường để kết tình thân mật, hầu chia vui sớt thảm cho nhau mà gầy
khối yêu thương chơn thật.
Vậy mỗi kỳ Sóc Vọng nơi Thánh Thất, toàn chư Chức Sắc,
Chức Việc Nam Nữ bên Hành Chánh hay là bên Phước Thiện cũng phải đến chầu lễ
Đức Chí Tôn, trước là học hỏi lẫn nhau, sau nghe đọc các Châu Tri, Bố Cáo về sự
hành động của Đạo.
6.
Mỗi
Thánh Thất phải lập một tấm bảng biên tên Chức Việc, đặng sau khi biên vào sổ
kỷ niệm rồi ghi vào bảng ấy cho dể bề xem xét, coi những vị nào siêng năng sốt
sắng và những vị nào biếng nhác không đến hầu Đàn.
7.
Còn
trong hàng Đạo Hữu thì cũng cứ biên vào sổ kỷ niệm như xưa nay, nhưng buộc
Chánh Trị Sự phải chăm nom nhắc nhở.
8.
Trong
một năm là 24 kỳ Đàn, mà những con cái biếng nhác của Đức Chí-Tôn không đến
thăm viếng Người ít nữa là 20 kỳ Đàn, thì Hội Thánh sẽ không ngó ngàng đến nữa,
dầu cho trong đường Đời hay là trong đường Đạo của họ cũng vậy. Nếu như có bận
việc chi phải buộc mình vắng mặt, thì phải có tờ giấy Chức Sắc Thiên Phong vi
chứng mới đặng.
ĐIỀU THỨ BA: Những Phương Pháp Hay Đặng
Chỉnh Đốn Thêm Nữa
LUẬT
Hội Thánh thuyên bổ thêm Chức Sắc Thiên Phong đi cùng
khắp các nơi đặng chỉnh đốn Chánh Trị Đạo lại và phổ thông nền Chơn Giáo ra
ngoại quốc.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
1.
Từ đây
Đầu Tỉnh, Đầu Họ và Đầu Quận Đạo sẽ chỉnh đốn y theo như Quyền Vạn linh đã
định.
2.
Bắt
đầu năm Mậu Dần thì các Văn Phòng Đầu Tỉnh, Đầu Họ và Đầu Quận Đạo phải có một
vị Đầu Phòng chỉnh đốn lại cho trang hoàn hơn nữa, nghĩa là:
a.
Phải
lập đủ các sổ sách thâu xuất lại cho kỹ càng.
b.
Phải
lập cho đủ các hồ sơ đặng để lưu chiếu các giấy tờ của Đạo.
3.
Mỗi
Văn Phòng của Đầu Tỉnh Đạo phải có một vị Giáo Hữu làm Đầu Phòng.
Mỗi Văn Phòng của Đầu Họ Đạo phải có một vị Lễ Sanh làm Đầu Phòng.
Mỗi Văn Phòng Đầu Quận Đạo phải có một vị Chánh Trị Sự làm Đầu Phòng.
4.
Nếu vị
Chức Sắc nào muốn làm Đầu Phòng, thì phải có khoa mục tuyển chọn, chứng rằng
mình là ngưới có học thức, đủ sức làm tròn bổn phận.
Còn Bàn Trị sự cũng vậy, nhưng khi thi đậu rồi thì
buộc phải làm tờ giao ước rõ ràng trọn hiến thân cho Hội Thánh và phế đời hành
Đạo, mới đặng thuyên bổ lãnh chức trách Đầu Phòng.
Khoa mục ấy sẽ định thi ở tại Tòa Thánh.
5.
Từ
ngày đã có Đầu Phòng thì giao hết các việc trong văn phòng cho người lo chỉnh
đốn, còn Chức Sắc Hành Chánh thì cần phải đi châu lưu cùng khắp trong địa phận
mình, trước là xem xét sự hành động của Chức Sắc hoặc Chức Việc dưới quyền, sau
nữa gần gũi thân mật để cảm hóa nhơn sanh.
6.
Bàn
Trị Sự nên chọn cử hạng người có tài đức, bất luận là hạng thanh niên hay là
bậc trưởng lão, miễn vị ấy đặng phần đông tín nhiệm là đủ.
7.
Nếu
như một ai còn đương quyền Đời mà muốn vào hàng phẩm Chức Việc, thì phải từ bỏ
quyền Đời đặng để trọn tâm lo tròn trách nhậm Đạo.
Mỗi khi khuyết
Chánh Trị Sự thì chỉ có hàng Phó Trị Sự và Thông Sự đặng quyền dự cử mà thôi,
trừ ra những vị nào đã bị phạm Luật Pháp có hình phạt của Hội Thánh. Còn như
khuyết Phó Trị Sự, Thông Sự thì chọn những vị nào có đạo đức, đủ tư cách, hoặc
dày công; ngoài ra những vị trên đây, thì Đạo Hữu nào dầu mới nhập môn cũng đặng
dự cử, miễn là đủ sức tín nhiệm của toàn Đạo trong địa phận thì đặng. Nhưng trừ
ra những vị nào đã bị phạm luật pháp có hình phạt của Hội Thánh và người trong
các Chi Phái mới trở lại.
Trong mỗi hạn kỳ
6 tháng, xin Hội Thánh phái một Ban Thanh Tra đi xem xét các sự hành động trong
Đạo, nào là Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo đặng am hiểu các cơ quan
trong nền Chánh Trị Đạo, hầu tìm phương giúp hay cho Hội Thánh chấn chỉnh lại
cho đặc sắc.
Phải chỉnh đốn Y
Viện cho có lương y chăm nom săn sóc những Chức Sắc Thiên Phong bệnh hoạn và bổ
đi các nơi trong Thánh Thất.
Hội Thánh phải
thuyên bổ Chức Sắc Phổ Tế trong các quận Đạo và công cử Chức Việc Phổ Tế trong
mỗi làng Đạo.
ĐIỀU THỨ TƯ: Những Ước Vọng Của Toàn Tín Đồ
Trong Đạo
LUẬT
Hội Thánh phải tạo Đền Thờ của Đức Chí-Tôn đặng làm
nền móng sự tín ngưởng của cả Chúng Sanh, vì Đạo do nơi đó mà xuất hiện.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Bấy lâu nay, sự
tạo tác Đền Thờ của Đức Chí Tôn đã thành ra một lá bùa mê hoặc quả tim của Nhơn
Sanh, nên ngày nay chính mình Đức Hộ Pháp đứng ra tạo tác, đặng chuộc sự tín
nhiệm lại cho Hội Thánh. Ngài để trọn cả sự hảo tâm của Chúng Sanh đặng bồi đắp
vào Đền Thánh, nên chưa bao lâu mà Tòa Thánh sắp hoàn thành. Vậy thì dầu cho
phải hao tổn, khổ nhọc bao nhiêu mà còn có một năm nữa là đoạt thành hy vọng,
thì xin toàn Đạo cũng vì mục đích cao thượng ấy, để cả đức tin vào đặng tạo lập
Toà Thánh trong một năm nữa cho hoàn tất, hầu thiết lễ khánh thành trong năm
nay, là năm Kỷ Niệm Khai Đạo và cũng là năm đáo ngươn hội 12 con giáp Đức Chí
Tôn lập thành Đại Đạo. Vậy thì làm thế nào ngày Rằm tháng 10 năm Mậu Dần nầy
cũng phải đem quả Càn Khôn vào Bát Quái Đài mới đặng.
Số tiền của chư
Đạo Hữu hỉ cúng tạo tác Tòa Thánh, thì để trọn vẹn về phần tạo tác Tòa Thánh mà
thôi.
Về công quả tạo
tác Tòa Thánh, thì dầu bên Phước Thiện hay Phổ Tế có thâu đặng phải giao lại
cho Đầu Tỉnh phát giấy công quả, hoặc Đầu Tỉnh Đạo Nữ Phái cũng đặng phép thâu,
nhưng phải chịu dưới quyền xem xét của Đầu Tỉnh Đạo Nam Phái và giao số tiền ấy
lại liền cho người chớ chẳng đặng lưu giữ, hay là nạp cho Hộ Viện Tòa Thánh
phát giấy công quả mà thôi.
ĐIỀU THỨ NĂM: Quan Sát Gia Nghiệp Của Đạo
LUẬT
Cả sản nghiệp của Đạo do Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh
và Ông Nguyễn Ngọc Tương đứng bộ từ thử, thì phải cải bộ lại cho Đức Hộ Pháp
đứng tên thay mặt làm chủ cho Đạo.
Cấm nhặt không cho những vị Chức Sắc bị Hội Thánh sa
thải ra khỏi Đạo, hoặc đã bị ngưng quyền mà còn lấy danh Chức Sắc của Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ, lợi dụng về mặt nào cả thảy, dầu đối với Đời hay là Đạo cũng vậy.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Đất cát và gia
nghiệp của Đạo do Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh và Ông Nguyễn Ngọc Tương đứng bộ
từ thử, thì phải làm giấy tờ rành rẽ giao lại cho Đức Hộ Pháp đứng bộ thay mặt
cho Đạo. Việc cải bộ nầy xin giao cả hồ sơ nhờ Trạng Sư thi hành.
Còn đất lập
Thánh Thất các nơi mà chỗ nào giấy tờ chưa rành rẽ, thì cũng phải lo làm giấy
bán đứt lại cho Hội Thánh trọn quyền làm chủ.
Lập một Ban Ủy
Viên thuộc dưới quyền của Thượng Chánh Phối Sư đi cùng khắp đặng chỉnh đốn phép
tắc và giấy tờ các Thánh Thất lại.
Mỗi Thánh Thất
phải lập một cuốn Bộ Từ Khí biên các vật dụng của Đạo. Hội Thánh có quyền buộc
bồi thường những của cải của Đạo bị hao hớt và trộm cắp, nếu có đủ bằng cớ vị
ấy là gian xảo.
ĐIỀU THỨ SÁU: Quan Sát Sổ Thâu Xuất Hằng Niên
và Định Phần Dự Trử
LUẬT
Mỗi năm, Quyền Vạn Linh được quyền xem xét các sổ sách
thâu xuất hằng niên tại Tòa Thánh hoặc các Thánh Thất rồi định phần dự trử.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
8.
Cả số
tiền thâu vào Hộ Viện thì vị Quản Lý phải làm biên lai nhận lãnh, có lót giấy
lọ (carbone) đặng thành ra 2 bổn, 1 bổn giao cho người nạp tiền và 1 bổn để lưu
chiếu cho Hội Thánh.
9.
Nơi
Văn Phòng Đầu Tỉnh Đạo cũng phải làm như vậy. Biên lai ấy phải nói rành rẽ do
thông qui số mấy của vị nạp tiền.
10.
Xuất
ra thì phải có đủ bằng cớ toa vé và cũng phải có lời phê của Chức Sắc bề trên.
11.
Mỗi
khi nhóm lệ thì vị Quản Lý Hộ-Viện hoặc vị Đầu Phòng phải đem sổ sách ra trình
Hội quan sát. Nếu có điều chi sơ thất thì chư vị ấy phải chịu phần trách cứ.
12.
Nơi
Thánh Thất thì Đầu Quận Đạo phải lập sổ thâu xuất hằng tháng hoặc nơi Văn Phòng
mình, đặng dâng lên Đầu Họ xem xét rồi đệ lên cho Đầu Tỉnh Đạo phê chuẩn.
ĐIỀU THỨ BẢY: Phương Diện Giáo Dục, Cất
Hạnh Đường và Học Đường Các Thánh Thất
LUẬT
Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn Phòng Đầu
Tỉnh Đạo đặng giáo hóa Chức Sắc Thiên Phong và Chức Việc, cùng lập Học Đường
đặng dạy dỗ trẻ em cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ. Các Thánh Thất đều phải
có Học Đường. Mỗi năm mở khoa mục khảo dượt một lần đặng ban cấp bằng hay là
giấy chứng nhận cho những vị thi đỗ.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Bắt đầu năm Mậu
Dần, xin Hội Thánh tái lập Hạnh Đường. Trường Hạnh Đường sẽ mở ra 2 lớp:
Một lớp có 1 vị
Giáo Sư dạy chư vị Giáo Hữu và Lễ Sanh.
Một lớp có 1 vị
Giáo Hữu dạy chư vị Chức Việc, dưới quyền của Hiệp Thiên Đài kiểm soát vì về
giáo huấn là thuộc quyền của Hiệp Thiên Đài.
Mỗi kỳ nhập học
là 30 vị trong mỗi lớp. Học trong hạn lệ là 1 tháng, khi thi đậu ra trường thì
phải có giấy chứng nhận của nhà trường ban cho, rồi mới đặng thuyên bổ ra đi
hành chánh.
Vị nào mãn kỳ học mà chẳng đặng giấy cấp bằng tốt
nghiệp của nhà trường, thì kỳ sau phải bị đòi về học nữa.
Mãn kỳ học nầy
thì kế mời kỳ khác về học. Những vị nào muốn nhập học thì phải gởi đơn xin
trước rồi chừng đặng thơ mời mới đặng về nhập học.
Thảng như vị nào
đặng thơ mời mà không về, hoặc bê trể, hay là khi nhập học rồi mà bỏ lớp vô
bằng cớ, thì phải bị Hội Thánh định tội.
II.- HỌC ĐƯỜNG
Nhà trường Đạo
Đức phải chỉnh đốn lại cho hoàn toàn, mở thêm cho rộng lớn. Phải mở thêm một Nữ
Học Đường cho Nữ Phái.
Tu bổ nhà trường
cho có đủ lớp học, nhà ngủ giáo viên, nhà ngủ học sinh, nhà ăn, bàn ghế và các
vật dụng trong trường (fournitures classiques).
Mộ thêm giáo
viên nam nữ và định phần châu cấp mỗi tháng.
Con nhà Đạo từ 6
tuổi đổ lên phải cho vào nhập học, bất luận là nhà trường nào; nếu để cho con
dốt thì sẽ bị Hội Thánh định tội.
Một hạng được
hưởng học bổng (boursiers) là con của Chức Sắc Thiên Phong đương quyền hành
chánh, những trẻ em mồ côi, hoặc con của Đạo hiến thân trọn vẹn.
Cha mẹ có của
cải và có bề thế làm ăn đủ thì phải đóng tiền học phí (payant) mỗi tháng theo
thể lệ nhà trường nhứt định.
Ty giáo huấn nên
lập cuốn sổ lạc quyên (caisse de charité) dưới quyền của Thượng Chánh Phối Sư,
để nhờ nơi lòng từ thiện của nhơn sanh trợ giúp cho các trẻ em mồ côi ăn học.
ĐIỀU THỨ CHÍN: Tu Tạo Tòa Thánh và Các Dinh
Thự Nơi Thánh Địa
LUẬT
Toàn Đạo Nam Nữ mỗi năm phải giúp cho Hội Thánh 5 ngày
công quả đặng tu tạo Tòa Thánh và các dinh thự nơi Thánh Địa cho đến ngày nào
hoàn tất.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Mỗi vị Đạo Hữu
Nam Nữ phải giúp cho Hội Thánh 5 ngày công quả đặng tu tạo Đền Thờ Đức Chí Tôn
và các dinh thự.
Số công quả ấy
phải gởi cho Chức Sắc đệ về Tòa Thánh ít nữa là cuối tháng 6 cho hoàn tất,
ngoài ra những vị nào có lòng hiếu hạnh với Đại Từ Phụ, muốn lập công lao vĩ
đại thì tùy hỉ thêm bao nhiêu cũng đặng.
ĐIỀU THỨ MƯỜI HAI: Phương Cách Thân Thiện
Với Quyền Đời
LUẬT
Thiên Phong Chức Sắc phải vào Hạnh Đường học thêm đạo
lý, luật Đạo, luật Đời đặng dễ bề thân thiện cùng Đời mà độ Đời cho biết Đạo.
Phải giữ phẩm giá của mình cho đặng thanh cao đạo đức.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Muốn thân thiện
với quyền Đời, thì chư Chức Sắc Thiên Phong phải có đủ tư cách đạo hạnh, tánh
tình thuần hậu, cùng là ăn mặc cho trang hoàng sạch sẽ.
Mỗi khi đi hành
Đạo nơi nào, phải cần liệu phương thân thiện với quyền Đời. Thảng như có xảy ra
điều chi Đạo Đời phản khắc, thì phải đủ năng lực bảo đảm thể diện của Đạo.
Nếu vị Chức Sắc
nào chẳng vì danh thể Đạo, làm cho đến đổi Đời rẻ rúng, thì sẽ bị Hội Thánh
trừng trị nghiêm nhặt.
ĐIỀU THỨ MƯỜI BA: Hành Vi Đương Thời
Thế Nào, Và Sẽ Tới Phải Thế Nào?
LUẬT
Đương thời Đạo được thạnh hành phát đạt, một phần ít
Chức Sắc vì già yếu không lo tròn trách nhậm. Vậy từ đây sắp tới xin Hội Thánh
tuyển chọn nhơn tài và mở rộng cho hạng thanh niên gia công giúp Đạo.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Đương thời còn
nhiều vị Chức Sắc Hành Chánh không biết chữ và lớn tuổi, không đủ sức đảm nhiệm
vai tuồng trọng hệ, xin Hội Thánh nên lựa chọn những vị khác cho có đủ tài đức
bặt thiệp để thay thế.
Bên Nữ Phái thì
đặng phần châm chế cho tới ngày đủ thông đạo lý mới đặng riêng quyền, bằng
chẳng vậy cứ tùng
Mỗi khi thay đổi
Chức Sắc thì vị Thiên Phong có quyền trong tỉnh phải lập lễ đưa và rước cho
long trọng, trừ ra những vị nào có tội bị Hội Thánh rút về thì không được hưởng
đặc ân ấy.
Mỗi hạn kỳ 6
tháng, chư Đầu Tỉnh Đạo phải phúc sự về cho Ngọc Chánh Phối Sư biết rõ cả hành
động của mỗi vị Chức Sắc trong phần tỉnh của mình , đặng Hội Thánh biết mà ban
khen.
ĐIỀU THỨ MƯỜI SÁU: Bỏ Thăm Tín Nhiệm Hay Là
Không Tín Nhiệm Quyền Thống Nhứt Lại Một Lần Nữa
LUẬT
Toàn Đạo
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Trong mấy năm
vừa qua, nền Đạo nhờ nương dưới Quyền Thống Nhứt của Đức Hộ-Pháp mà đặng thạnh
hành phát đạt một cách mau chóng, trên Hội Thánh đủ oai quyền vững đạt, dưới
chúng sanh đặng đầy đủ tinh thần nghị lực mà thực hành chủ nghĩa cao thượng của
Đức Chí Tôn. Vậy từ đây toàn Đạo Nam Nữ nên để cả đức tin nơi Ngài hầu đủ
phương pháp tạo Đời sửa thế.
ĐIỀU THỨ MƯỜI BẢY: Nhượng Quyền Cho Quyền
Vạn Linh Cầm Quyền Chánh Trị Của Đạo
LUẬT
Toàn Đạo
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Theo Pháp Chánh
thì Quyền Chánh Trị Đạo là đặc quyền của Đầu Sư, nhưng hiện thời bên Cửu Trùng
Đài phẩm vị Đầu Sư không có, còn Quyền Vạn Linh thì không đủ sức, vì thiếu bậc
tài ba đạo đức, nên để cho Quyền Thống Nhứt đủ năng lực đặng lập thành quyền
Đạo đối với quyền Đời đương nhiên cùng các nền tôn giáo. Ấy là cái hay làm cho
Đạo ra thiệt tướng
CHƯƠNG THỨ II:
PHƯỚC THIỆN
I.- |
|
II.- |
|
III.- |
|
IV.- |
|
V.- |
|
VI.- |
|
VII.- |
|
CHƯƠNG THỨ II: PHƯỚC THIỆN
ĐIỀU THỨ MUỜI: Gầy Dựng Cơ
Thể Phước Thiện Các Nơi, Và Những Phương Hay Đặng Châu Cấp Cho Những Kẻ Tật
Nguyền Cô Độc (*1)
LUẬT
Kỷ luật Thập nhị đẳng cấp Thiêng
liêng của Chức Sắc Phước Thiện định y như dưới đây: (*2)
1- Minh Đức
2- Tân Dân
3- Thính Thiện
4- Hành Thiện
5- Giáo Thiện
6- Chí Thiện
7- Đạo Nhơn
8- Chơn Nhơn
9- Hiền Nhơn
10- Thánh Nhơn
11- Tiên Tử
12- Phật Tử
(*1) Bản cũ ấn bản năm Nhâm Thìn
1952 ghi là cơ sở Phước Thiện.
(*2) Bản cũ ấn bản năm Nhâm Thìn 1952 ghi là: Thập nhị đẳng cấp Thiêng liêng
của Chức Sắc Phước Thiện định như dưới đây: (Không có từ Kỷ luật)
I.- LUẬT TUYỂN CHỌN
Bất luận Nam hay
Nữ, ai ai cũng đặng dưới quyền tuyển chọn vào Phước Thiện của Đạo, hoặc người
có Đạo, hoặc người chưa có Đạo, muốn vào Phước Thiện thì phải lập tờ hiến thân
trọn đời, xin làm công quả cho cơ sở Phước Thiện.
Những Chức Sắc
hay Chức Việc đương quyền hành chánh mà muốn hiến thân làm công quả vào cơ sở
Phước Thiện, thì phải có giấy chứng nhận do đẳng cấp trật tự mình mới đặng. Còn
Tín Đồ thì phải có giấy chứng tánh hạnh tốt của Bàn Trị Sự cho thì bên Phước
Thiện mới thâu nhận.
Người nào mới
nhập vào Phước Thiện cũng phải khởi đầu làm công quả theo hạng Minh Đức.
II- CẦU PHONG
Chức Sắc Phước
Thiện Nam Nữ phải chịu dưới quyền công nhận của toàn Hội Phước Thiện, mới đặng
thăng chức hay là buộc tội mà bị sa thải.
Bậc Minh Đức
muốn lên bậc Tân Dân phải có 3 năm công nghiệp đầy đủ với chức trách, phải có
tờ kiết chứng công nghiệp, tờ khai tánh đức tốt, trường trai và tư cách xứng
đáng mới đặng dự vào sổ cầu phong.
Sổ cầu phong ấy
phải đệ về Hội Thánh (Văn Phòng sở Phước Thiện tại Tòa Thánh) trước ngày 30
tháng 8 thường niên.
Người nào nhập
vào Phước Thiện đều phải do đẳng cấp y theo trên đây mà hành sự, phải có đủ 3
năm công nghiệp Minh Đức mới đặng cầu thăng thưởng lên bậc Tân Dân. Tân Dân
phải có đủ 3 năm công nghiệp mới đặng lên Thính Thiện, v...v...
Bậc Hành Thiện
mà muốn lên Giáo Thiện thì ngoài ra luật 3 năm công nghiệp, còn phải nuôi dưỡng
đủ 12 gia tộc mới đặng.
Mỗi đẳng cấp
phải có đủ 3 năm hành thiện mới mong bước qua đẳng cấp khác.
Ngoại trừ ra ai
có đại công mà có đủ bằng cớ và chiếm đặng lòng tín nhiệm của sanh chúng dâng
lên thì cũng đặng dự sổ cầu phong. Những vị nào để hết tâm vì Đạo mà phải chịu
khổ hạnh hoặc bị tù tội ngục hình cũng đặng dự vào sổ cầu phong ngoài luật đã
định.
III- HÀM PHONG
Hạng Hàm Phong
cũng vậy. Những vị nào đủ công nghiệp mà đã quá lục tuần thì cũng đặng dự vào
sổ cầu phong hàm phẩm, nhưng cũng phải chịu y theo điều kiện thuộc về hạng ân
phong vậy.
IV- TRUY PHONG
Hạng truy phong
công nghiệp những người đã quá vãng, mà có đủ bằng cớ đặng công chúng hoan
nghinh và Tòa Đạo minh xét rồi thì đặng đem vào sổ cầu phong cho toàn Hội Phước
Thiện công nhận.
Những vị đắc
phong hàm phẩm, lúc còn sanh tiền còn lập thêm công nghiệp xứng đáng mà liễu
Đạo trước ngày cầu phong thăng cấp thì cũng đặng đem vào sổ cầu truy phong vậy.
V- QUYỀN PHONG THƯỞNG
Quyền phong
thưởng Chức Sắc Phước Thiện hay là buộc tội Chức Sắc ấy thì về quyền đặc biệt
của Đức Hộ Pháp mà thôi.
VI- THỂ LỆ HỘI PHƯỚC THIỆN
13.
Mỗi
năm, sau ngày Hội Quyền Vạn Linh có Đại Hội Phước Thiện một lần.
14.
Về
phần tuyển chọn Phái Viên của hạng Minh Đức, Tân Dân và Thính Thiện tức là hạng
mới xin làm công quả học Thiện, hoặc theo Thiện, hoặc nghe Thiện.
Mỗi Quận Đạo nào có lập cơ sở lương điền công nghệ,
thương mãi thuộc về Phước Thiện, thì từ 1 đến 500 người hiến thân công quả đặng
cử 1 vị Phái Viên ra thay mặt, từ 501 đến 1000 thì công cử 2 vị y theo thể lệ
chọn Phái Viên Quyền Vạn Linh.
Về phần công cử
Nghị Viên của hạng Hành Thiện tức là hạng Chủ Sở và Chức việc Bàn Cai Quản nhà
sở Phước Thiện chánh.
Mỗi Quận Đạo nào có lập cơ sở lương điền công nghệ,
thương mãi thuộc về Phước Thiện, thì cả Chủ Sở nơi ấy và Chức việc Bàn Cai Quản
hiệp nhau công cử Nghị Viên.
a.) |
Cả Chủ Sở Lương điền, Công nghệ, Thương
mãi thì đặng chọn cử 1 vị thay mặt. |
b.) |
Cả Chức Việc, Bàn Cai Quản nhà sở Phước
Thiện chánh thì đặng chọn cử ra 1 vị thay mặt. |
Nghị Viên và Phái Viên hiệp lại
gọi là Ban Ủy Viên thay mặt cho toàn Phước Thiện nơi mỗi Quận.
Người
đắc cử phải là hạng trường trai, có tánh đức tốt mới xứng là người thay mặt cho
Phước Thiện.
Khi
được tuyển chọn rồi, Đầu Quận phải giao cho người đắc cử ấy tờ kiết chứng y như
kiểu nhứt định của Hội Thánh.
Lúc về
Tòa Thánh dự Hội thì phải trình tờ kiết chứng ấy mới đặng vào dự Hội.
Cuộc
chọn cử Ban Ủy Viên thay mặt cho toàn Phước Thiện nơi mỗi Quận, thì phải có mặt
vị Giáo Thiện Đầu Quận Phước Thiện làm Chủ Tọa.
Ban
Ủy-Viên phải có mặt tại Tòa Thánh trước ngày dự hội ít nữa là 5 ngày.
Còn
phần Chức Sắc chánh danh Phước Thiện Nam Nữ từ Giáo Thiện đổ lên đều có quyền
đến dự Hội toàn Phước Thiện.
VII- PHẦN TAÏO CƠ SỞ
3.
Mỗi
Quận Đạo phải lập ra một nhà sở Phước Thiện chánh thức, nơi nhà sở ấy mới đặng
phép hội hiệp lo thương lượng làm ăn thuộc về Phước Thiện.
4.
Mỗi
Làng Đạo phải khai mở nhiều sở lương điền công nghệ, thương mãi. Các sở Lương
điền, Công nghệ, Thương mãi ấy phải chịu dưới quyền của sở Phước Thiện chánh.
5.
Nơi
mỗi nhà sở Phước Thiện chánh phải lập một cơ quan thiết dụng như là:
a.) |
Bảo Sanh Viện |
b.) |
Y Viện |
c.) |
Ấu Trỉ Viện |
d.) |
Dưỡng Lão Đường |
e.) |
Học Viện |
Mỗi sở
lương điền công nghệ phải có 1 vị Chủ Sở làm đầu. Vị nào muốn đặng chọn cử làm
Chủ Sở thì phải là hạng Hành Thiện mới đặng.
Mỗi
nhà Sở Phước Thiện trong Quận Đạo phải cử ra 1 Bàn Cai Quản để lãnh trách nhiệm
Chủ Trưởng nhà sở ấy.
Mỗi Bàn Cai Quản phải có ít nữa
là 12 người Chức Việc:
1 |
Chủ Trưởng |
1 |
Phó Chủ Trưởng |
1 |
Thủ Bổn |
1 |
Phó Thủ Bổn |
1 |
Từ Hàn |
1 |
Phó Từ Hàn |
6 |
Nghị Viên. |
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Trong hàng 6
Nghị Viên phải chọn cử ra 2 viên Kiểm Soát. Chức Việc nầy phải chọn trong hạng
người hiến thân trọn đời vào sở Phước Thiện, có tâm đức, tư cách xứng đáng, trừ
ra chức Chủ Trưởng thì phải lựa chọn công cử trong hạng Chủ Sở Lương điền Công
nghệ mà thôi.
Cuộc công cử nầy
phải có mặt Đầu Họ, Đầu Quận, Chủ Tọa và Sĩ Tải hay Luật Sự chứng kiến. Mỗi khi
công cử phải lập Vi Bằng.
Phận sự Bàn Cai Quản
Phận sự Bàn Cai
Quản là lo chăm nom xem xét các cơ sở Lương điền, Công nghệ thuộc về sở Phước
Thiện của mình cai quản.
Mỗi tháng, Bàn
Cai Quản phải hội nhóm ít nữa là 2 kỳ trong khi có đàn lệ tại Thánh Thất sở
tại.
Nếu xa Thánh
Thất thì được nhóm tại nhà sở Phước Thiện.
Phận sự Chủ Trưởng
Khi nhóm, Chủ
Trưởng làm Chủ Tọa, người đem các vấn đề cơ sở Phước Thiện, sắp đặt có thứ tự
trong chương trình cho chư Nghị Viên bàn định.
Nghị Viên không
đặng bàn tính việc gì khác hơn là vấn đề đã lập trong chương trình. Khi Chủ
Trưởng xướng đề ra thì phải giải rành rẽ cho chư Nghị Viên được thông hiểu, rồi
để cho chư Nghị Viên tự do bàn định. Chủ Trưởng không nên bàn cải chi với Nghị
Viên. Sau khi chư Nghị Viên bàn cải rồi, Chủ Trưởng gom tất cả ý kiến hay của
phần đông chư Nghị Viên mà lập thành Quyết Nghị.
Phận sự Phó Chủ Trưởng
Phó Chủ Trưởng
phải chung trí giúp Chủ Trưởng lập chương trình và bàn định các vấn đề trước
khi đem ra nhóm hội.
Khi Chủ Trưởng
vắng mặt thì Phó Chủ Trưởng đặng quyền thay thế cũng như Chủ Trưởng vậy.
Phận sự Thủ Bổn
Thủ Bổn lãnh
phần việc bút toán và biên bản sổ thâu xuất cho Bàn Cai Quản xem xét trong mỗi
kỳ nhóm lệ. Thủ Bổn chịu trách cứ về số tiền mình giữ và không đặng phép xuất
chi phí nào mà không có Chủ Trưởng, hay là Phó Chủ Trưởng thế quyền chứng kiến.
Thủ Bổn gìn giữ
sổ Thâu Xuất (Thâu Xuất phải biên hằng ngày và cộng chung mỗi tháng).
Một cuốn sổ ghi
công quả
Một cuốn sổ biên
tài sản.
Một cuốn sổ Cấp
tế những người cô quả, bệnh hoạn, đói khổ, già cả, tật nguyền, góa bụa và quan,
hôn, tang, tế.
Lúc nào Bàn Cai
Quản muốn xem xét, thì Thủ Bổn phải bày các sổ sách. Bất hạng là lúc nào, Chủ
Trưởng cũng có quyền xem xét sổ sách và tiền bạc.
Mỗi kỳ nhóm
thường lệ, Thủ Bổn phải lược thuật sự quản xuất tài chánh cho rõ ràng.
Phận sự Phó Thủ Bổn
Phó Thủ Bổn lãnh
phần giúp Thủ Bổn trong phần giấy tờ sổ sách về tài chánh và thay mặt cho Thủ
Bổn trong khi người vắng mặt.
Phận sự Từ Hàn
Từ Hàn lãnh phần
lập Vi Bằng trong mỗi kỳ hội nhóm. Người giữ:
1 cuốn sổ biên
tên họ những Đạo Hữu hiến thân trọn đời vào sở Phước Thiện, có đủ ngày tháng
hiến thân và những điều cần yếu thuộc về gia tộc Đạo Hữu ấy.
1 cuốn sổ biên
nhận các thơ tín tiếp đặng.
1 cuốn sổ biên
nhận các thơ tín gởi đi.
1 cuốn sổ biên
tên các Chức Việc Bàn Cai Quản và tên các Đạo Hữu có công sáng tạo cơ sở Phước
Thiện.
Phận sự Phó Từ Hàn
Phó Từ Hàn lãnh
phần giúp Từ Hàn trong các phận sự.
Phận sự Nghị Viên
Nghị Viên lo
chăm nom quyền lợi chung để giúp hay cho cơ sở Phước Thiện được mau chóng thạnh
hành phát triển.
Các vị nầy giúp
Chủ Trưởng việc trật tự trong các kỳ nhóm.
Phải chọn lựa
trong hàng Nghị Viên cử ra 2 vị Kiểm Soát, trong hạn lệ là 1 năm để lãnh phận sự
tra xét sổ sách của Thủ Bổn và Từ Hàn.
Giấy tờ nào cần
ích trong cuộc điều tra sổ sách, thì Thủ Bổn phải giao cho Kiểm-Soát Viên xem
xét.
Tờ lược thuật về
việc quản xuất tài chánh và sản vật của Thủ Bổn, phải đủ 2 Kiểm-Soát Viên xem
xét và ký tên.
Kiểm-Soát Viên
được tự quyền lập phúc sự các việc điều tra sổ sách đệ về cho Hội Thánh biết.
Trước khi xướng
lập cơ sở Lương điền, Công nghệ, thì chỉ nhờ nơi lòng từ thiện của toàn Đạo Hữu
trợ giúp. Ngoài ra, những vị nào hảo tâm dâng thêm tài vật chi xứng đáng thì
đặng nêu tên vào bảng danh dự để làm kỷ niệm nơi cơ-sở.
Những vị nào hảo
tâm hiến nhà hiến đất, hoặc các tài vật khác, thì phải làm giấy tờ cho rành rẽ,
đóng bách phần cải bộ đặng giao trọn quyền cho Phước Thiện làm chủ.
Những vị đã trọn
hiến thân vào sở thì Chủ Sở phải bảo toàn gia tộc của vị hiến thân ấy như
chồng, vợ, con, cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng và cắt phận sự cho mỗi
người. Mỗi sở Hành Thiện phải bảo toàn cho đủ 12 gia tộc mới đúng phép hành
thiện theo luật Phước Thiện.
Chư Chức Việc
bên Hành Chánh cũng phải để tâm giúp ích cho bên Phước Thiện đặng mau kết quả
mỹ mãn.
Nếu trong sở có
xảy ra điều chi bất hòa mà điều đình không đặng, thì phải lập Hội Công Đồng y
như bên Hành Chánh mà trừng trị. Kỳ dư xảy ra với các cơ quan trong nền Chánh
Trị Đạo, thì buộc phải giải ra Tòa Đạo phân xử.
Phải tìm phương
châu cấp những gia đình nghèo nàn của chư Chức Sắc đắc lịnh Hội Thánh thuyên bổ
đi hành Đạo phương xa.
Khi các cơ sở đã
thành lập, mỗi năm phải tùy theo huê lợi trong sở đặng giúp lương thực trong
các Thánh Thất, hoăc mỗi Văn Phòng trong nền Chánh Trị Đạo và phải định riêng
ra một phần để châu cấp cho những kẻ tật nguyền cô độc.
Về khoản cấp tế
của Phước Thiện, chẳng nên phân biệt người trong Đạo hay là ngoài Đời, nghĩa là
mỗi phen nơi nào bị tai nạn khổ tâm khổ trí thì lẽ cố nhiên người hành thiện
chẳng thế nào bỏ qua cho đặng, chẳng những trợ giúp về mặt vật chất hình thức
bên ngoài mà thôi, mà lẫn đến tinh thần bên trong cũng phải có sự an ủi tâm hồn
cho người được an vui bình tâm định trí.
Nếu một ai vì
cảnh bi thương trong gia-đình, hoặc vì đau thảm về phần xác thịt, mà đến nhà
Phước Thiện cầu xin cứu giúp, hay là một tấn kịch khốc hại đã phô bày trước mắt
mà người hành thiện lại nỡ đành làm ngơ, để cho người khốn khổ ấy phải cam tâm
tủi phận, chẳng nhờ nơi lòng ái truất của nhà lương thiện đoái đến mà có đủ
bằng cớ, thì vị Hành Thiện ấy phải bị lỗi nặng với danh giá nhà Phước Thiện và
phải chịu phần trách cứ.
ĐIỀU THỨ MƯỜI MỘT: Phương Chỉnh Đốn Về Mặt
Nghi Tiết Của Đạo Nơi Các Thánh Thất Và Về Phần Quan, Hôn, Tang, Tế
LUẬT
Hội Thánh phải bổ đến mỗi Quận Đạo: Lễ Sĩ, Cai Nhạc và
Giáo Nhi có cấp bằng của Hội Thánh, đặng chỉnh đốn về mặt nghi tiết nơi các
Thánh Thất và các cuộc quan hôn, tang tế.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
Muốn cho y theo
một kiểu mẫu, xin Hội Thánh lập một bổn lễ quan hôn, tang tế, đặng ban hành cho
toàn Đạo. Bên Hành Chánh và bên Phước Thiện phải tìm phương sửa cải các điều lệ
của Lễ Viện và chỉnh đốn lễ quan hôn, tang tế, lại cho đẹp đẻ y theo cổ tục của
nước
Cả thức lệ về
mặt nghi tiết và phương pháp thật hành về quan hôn, tang tế đều thuộc về quyền
của Phước Thiện sắp đặt, nhưng bên Hành Chánh, Phổ Tế và Tòa Đạo cũng phải
chung lo cho đặng trang hoàng.
Mỗi Quận Đạo
thường phải chọn người hiến thân có thông thạo chút ít về lễ nhạc đặng gởi về
Hội Thánh học tập, đến khi thành tài có cấp bằng của nhà trường ban cho rồi mới
đặng thuyên bổ đi hành sự, tùy theo lịnh Hội Thánh nhứt định.
Sau khi trong
mỗi Quận Đạo có người rành rẽ chăm nom dạy về Lễ Nhạc thì con nhà Đạo đặng đến
học thong thả, nhưng phải làm tờ tình nguyện lập công đặng hiến lễ trong các
Thánh Thất. Như trò nào có thiên tư về khoa ấy, muốn thi lấy cấp bằng thì phải
làm tờ hiến thân trọn vẹn gởi về Hội Thánh xin cho dự thí. Khi thi đỗ có cấp
bằng của nhà trường ban cho rồi, thì phải tuân theo luật của Hội Thánh thuyên
bổ đi các nơi hành sự.
CHƯƠNG THỨ III: PHỔ TẾ
ĐIỀU THỨ MƯỜI BỐN: Phương Cách Đối Phó Cùng
Các Chi Phái Phản Đạo
LUẬT
Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đạo Nghị Định
số 8 của Đức Lý Giáo Tông, thì toàn cả Chúng Sanh nhứt định không nhìn nhận các
Chi Phái phản Đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
1- Phần đông con
cái của Đức Chí Tôn có một hạng biết rõ mối Đạo là một cơ bí mật của Trời sáng
tạo, đặng cứu vớt sanh linh khỏi trầm luân khổ hải, song vì còn yếu ớt đức tin
nên hãy còn đứng ngoài vòng để mắt xem chừng vào cửa Đạo, còn một hạng nữa thì
lại đang mê mẩn trong vòng vật chất, lầm tưởng cho nền Đạo là một cơ quan xảo
kế của phàm nhơn sáng tạo để mê hoặc tâm lý của người Đời mà xem dường như rẻ
rúng; thành thử con cái của Đức Chí Tôn vẫn còn mịt mờ trong màn hắc ám. Vậy
phương diện Phổ Tế Nhơn Sanh là một hành vi cần cấp để dẫn dắt người Đời vào
trường học Đạo của Trời cho mau chóng, đặng sớm tầm con đường siêu rỗi tội tình
cho nhân loại.
2- Hội Thánh
phải tuyển chọn những Chức Sắc Thiên Phong đủ tài đủ đức đặng thuyên bổ qua
cơ-quan Phổ Tế.
3- Chư vị Chức
Sắc lãnh phần Phổ Tế phải kể mình như các vị Quan Phương Bá nhà Châu buổi nọ,
nghĩa là mảnh thân gánh nặng nghĩa vụ nơi vai, thì phải châu lưu cùng khắp
trong chốn thôn quê sằn dã, vào tận nơi nào có lấp loáng bóng người đặng đem
chơn lý Đạo mầu thức tỉnh cho thế gian hồi tâm giác ngộ, kẻo một ngày trễ là
một ngày hại cho nhơn sanh chưa biết Đạo.
4- Đối với các
Chi Phái do Đại Đạo lập thành mà phản loạn Chơn Truyền, ngày nay đã lỗi thệ
cùng Thầy, thì xin Hội Thánh thể lòng đại từ đại bi của Đức Chí Tôn, mở kỳ ân
xá cho họ đặng nhập môn tái thệ y theo Châu Tri số 31 đề ngày 18 tháng 9 năm
Bính Tý, duy trong Châu Thành Tòa Thánh, những kẻ phản Đạo không đặng nhập môn
trở lại mà thôi.
5- Hiện thời
đương lo tạo tác Tòa Thánh, cấm nhặt các Chi Phái vào Thánh Địa toan mưu khuấy
rối. Chừng nào Toà Thánh lập xong, dầu Chức Sắc các Chi Phái muốn nhập môn làm
Tín Đồ đi nữa, thì cũng phải có Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công nhận mới
đặng.
6- Ngoài ra các
vị Phổ Tế, nếu có Chức Việc hoặc Đạo Hữu nào độ đặng 500 tới 1.000 người ngoại
đạo nhập môn, thì vị ấy sẽ đặng Hội Thánh đem ra Quyền Vạn Linh cầu xin phong
thưởng vào phẩm Lễ Sanh, độ đặng từ 1.000 tới 3.000 người thì được vào phẩm
Giáo Hữu, độ đặng từ 3.000 tới 10.000 người thì đặng vào phẩm Giáo Sư.
7- Những Thánh
Thất thuộc về các Chi Phái mà muốn hiến về cho Hội Thánh, thì phải làm giấy tờ
rành rẽ giao cho vị Phổ Tế đem về thương lượng với Hội Thánh.
8- Chức Sắc Phổ
Tế, khi gặp đặng những điều bất hợp pháp, cùng việc bất hòa xảy ra giữa các
cơ-quan có đủ bằng cớ, hoặc bên quyền Hành Chánh, bên Phước Thiện, bên Tòa Đạo,
thì đặng quyền dâng sớ kêu ca ngay cho mỗi vị Chưởng Quản 3 cơ-quan ấy.
CHƯƠNG THỨ IV:
TÒA ĐẠO
ĐIỀU THỨ MƯỜI LĂM: Định Án Những
Người Phạm Luật Pháp Và Hình Phạt Ra Thế Nào? |
||
I.- |
Phạm Pháp |
|
II.- |
Phạm Luật |
|
CHƯƠNG THỨ IV: TÒA ĐẠO ĐIỀU THỨ MƯỜI LĂM: Định Án Những Người
Phạm Luật Pháp Và Hình Phạt Ra Thế Nào? LUẬT Những vị nào phạm Luật Pháp, thì chiếu theo Thập
Hình của Đức Lý Gìáo Tông mà định tội. Kẻ phạm phải chịu dưới 2 quyền luật: 1- Luật: là Tân Luật và Luật Hội Thánh. 2- Pháp: là Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị Định. PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH Nghĩ vì Tòa Đạo là một cơ quan bảo thủ Chơn Truyền y
theo khuôn viên Đạo Pháp, bảo đảm sanh chúng, trị loạn, phò nguy, gìn cân
công lý cho toàn cả chúng sanh đặng sống một cách thung dung thơ thới dưới
mặt Luật Công Bình của Đạo. Tòa Đạo lập ra cốt yếu để binh vực những người bị
uất ức, trừng phạt những người phạm Luật Pháp, gìn giữ quyền hành phân minh,
đẳng cấp trật tự cho nền Chánh Trị Đạo. Trách nhiệm trọng hệ hơn hết của Toà Đạo là vô tư vô
vị. I- PHẠM PHÁP: - Đệ nhứt hình: Không tuân
Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị Định. Phản loạn Chơn
Truyền. Chia phe phân
phái và lập Tả Đạo Bàn Môn. Những vị nào phạm các điều trên đây thì
khép vào tội thứ nhứt trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông nghĩa là Trục
Xuất. - Đệ nhị hình: Chư Chức Sắc Thiên Phong không tùng mạng lịnh của
Hội Thánh: Thuyên bổ
không đi. Không trọn phế
Đời hành Đạo. Bỏ bê phận sự.
Những vị nào phạm vào các điều khoản trên
đây thì bị khép vào tội thứ hai trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa
là Giáng Cấp tới Tín Đồ, hay là buộc hành đạo ngoại quốc, trừ ra các
xứ lân bang Nam Quốc như Ai Lao, Tần Quốc. - Đệ tam hình: Làm nhơ danh
Đạo. Mượn danh Đạo
tạo danh Đời. Lợi dụng danh
Đạo làm điều bất chánh. Những vị nào phạm vào các điều khoản trên
đây thì bị khép vào tội thứ ba trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là
Giáng Cấp từ đương quyền xuống tới 2 hay là 1 cấp. - Đệ tứ hình: Lấn quyền,
giành quyền. Phạm thượng. Tự chuyên sửa
cải Chơn Truyền. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ tư trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông nghĩa là Ngưng
Quyền từ 3 năm tới 5 năm. - Đệ ngũ hình: Mê hoặc Chúng
sanh. Cám dỗ. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ năm trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là Ngưng
Quyền từ 1 năm tới 3 năm và phạt vào Tịnh Thất. II- PHẠM LUẬT - Đệ nhứt hình: Không tuân Tân
Luật và các Luật Lệ Hội Thánh. Công kích Hội
Thánh. Nghịch mạng. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ nhứt trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là Trục
Xuất. - Đệ nhị hình: Tư thông. Dấy loạn Chúng
sanh. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ nhì trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là Giáng
Cấp tới Tín Đồ hay là buộc hành đạo ngoại quốc, trừ ra các xứ lân bang
như Ai Lao, Tần Quốc… - Đệ tam hình: Thâm lạm tài
chánh. Giả mạo văn
từ. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ ba trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là Giáng
Cấp từ phẩm đương quyền xuống tới 2 hay là 1 cấp. - Đệ tứ hình: Khi lịnh Hội
Thánh. Lập quyền
riêng. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ tư trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là Ngưng
Quyền từ 3 năm tới 5 năm. - Đệ ngũ hình: Phạm Ngũ Giới
Cấm. Những vị nào phạm vào luật nầy thì bị
khép vào tội thứ năm trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là Ngưng
Quyền từ 1 năm tới 3 năm. - Đệ lục hình: Cường ngạnh. Những vị nào phạm vào luật nầy thì bị
khép vào tội thứ sáu trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là phạt vào
Tịnh Thất từ 1 tháng tới 1 năm, mà còn hành chánh như thường. - Đệ thất hình: Phạm Tứ Đại
Điều Qui. Những vị nào phạm vào luật nầy thì bị
khép vào tội thứ bảy trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là thuyên bổ
đi nơi khác chỗ của mình đương hành đạo. - Đệ bát hình: Bê trễ phận
sự. Biếng nhác. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị khép vào tội thứ tám trong Thập Hình của Đức Lý GiáoTông, nghĩa là
phải về Tòa Thánh đặng gần Giáo Tông và Hộ-Pháp cầu học Đạo. - Đệ cửu hình: Ganh ghét. Hung bạo. Đố kỵ. Xu phụ. Những vị nào phạm vào các khoản trên đây
thì bị ghép vào tội thứ chín trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là
phải ăn-năn sám hối, thọ tội cùng chúng sanh. - Đệ thập hình: Phạm Thế Luật:
Những vị nào phạm vào luật nầy thì bị
khép vào tội thứ mười trong Thập Hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là hầu kẻ
đức hạnh của Hội Thánh định đặng cầu học Đạo. Những vị nào
đã bị luật ngoài Đời trừng trị, tùy theo tội hình nặng nhẹ, Tòa Đạo sẽ chiếu
theo Thập Hình mà trừng trị thêm nữa. Những vị đã
phạm tội mất phẩm vị Thiên Phong của mình, phải có Luật Ân Xá của Quyền Vạn
Linh và Quyền Chí-Tôn mới đặng; nhưng 4 cơ-quan toàn thể Chánh Trị Đạo còn
phương tế độ, là minh tra công nghiệp, khi những vị ấy đã biết ăn-năn, lập
nên công nghiệp phi thường, toàn công chúng hoan nghinh và Tòa Đạo minh tra
đủ lẽ, thì đặng phép phục sự với 1 vị Chức Sắc Thiên Phong nào của kẻ phạm
lựa chọn, hầu phục quyền đoái công chuộc tội, thì mới đặng cầu xin phục chức.
Bộ Luật nầy ban hành kể từ ngày Rằm tháng Giêng năm
Mậu Dần (14 Février 1938) và ngày sau còn thêm vào nữa, tùy theo trình độ của
Chúng sanh. HẾT |
|
|
Kiểm duyệt, ngày 11 tháng 10
năm Kỷ Dậu. Trưởng Ban Kiểm Duyệt Kinh Sách
Đạo |
|
|
PHỤ CHÚ: Sự khác biệt giữa hai ấn
bản năm Nhâm Thìn (1952) và ấn bản năm Kỷ Dậu (1969).
(*) Phụ chú:
Bản cũ ấn bản năm Nhâm Thìn 1952 có phần sau đây:
Những Khoản Thêm Vào
Bộ Đạo Luật và Ban Hành Kể Từ Ngày Hôm Nay:
1- Thủ tiêu 2 chữ
Tuyệt Dục trong Tân Luật.
2- Rộng ơn cho thỏa
lời ước vọng của nhơn sanh, là để tự do cho hàng Lễ Sanh giữ trai tâm bao nhiêu
tùy ý, song chẳng đặng dưới 10 ngày.
3- Truất quyền dự Hội
Nhơn Sanh, quyền Hành Chánh và quyền Hành Pháp cho những vị Lễ Sanh nào chưa
trường trai.
4- Cho tự do vợ chồng
của Chức Sắc muốn theo cùng nhau cũng đặng, nhưng thuộc về phần Đời mà thôi,
chớ chẳng dính dấp chi với Đạo, vì Chúng Sanh duy biết nuôi người thay mặt Chí
Tôn, chứ chưa hề biết nuôi vợ chồng của vị Chức Sắc nào cả.
5- Vị Chức Sắc Thiên
Phong Nam Phái nào có vợ con nghèo nàn, nhỏ dại thì Hội Thánh sẽ định cho 1 số
tiền cứu giúp hằng niên, khi đã minh tra đủ bằng cớ rằng vợ con của vị ấy không
gia thế không phương làm, bần hàn, đói khó.
6- Còn bên Chức Sắc
Nữ Phái thì Hội Thánh không có định cấp dưỡng cho chồng con chi hết, vì chẳng
lẽ người chồng nuôi con không nổi, bất tài đến đổi phải nhờ vợ.
7- Nếu như vị Chức
Sắc Nữ Phái nào rủi góa bụa mà con còn thơ dại, khi đã minh tra đủ lẽ thì Hội
Thánh sẽ định 1 phần cấp dưỡng nuôi con.
Lập tại Toà Thánh Tây
Ninh, ngày 5-11-Mậu Dần
( Le 26 Décembre 1938 )
Tòa Đạo Hiệp Thiên Đài