Bài từ BNS Thông Liên số 10, ngày 04/1/2010.
GƯƠNG KHÔNG HAY.
“Xuất bản
không đúng theo bản thảo”
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do nơi cơ bút mà nên
hình. Đức Chí Tôn dạy về sức mạnh của văn bút (12-11-1925):
Một viết với
thân giữa diễn đàn,
Bằng xua trước giặc vạn binh lang.
Nước nhà ví biết thân là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở mang.
Năm đạo thứ 02 Hội Thánh qui định chương trình
Hiến Pháp:
Điều thứ 22: Nghiêm cấm trong Đạo không ai đặng lấy danh ĐẠI ĐẠO
TAM KỲ PHỔ ĐỘ và dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn mà đề vào bìa Kinh Sách, Bố Cáo v.v…
Hay là in Thánh Tượng, Kinh Sách (bán hoặc phát không), nếu Kinh Sách và Thánh
Tượng ấy không có trình Ban Kiểm Duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm
duyệt.
Điều thứ 24: Kể từ ngày ban hành “chương trình Hiến Pháp” duy
có một mình Hội Thánh Cửu Trùng Đài được quyền in Kinh Sách, Tượng để hiệu Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Nhưng trong quá trình sinh
hoạt tôn giáo vẫn có sự vi phạm của người cầm bút trong tôn giáo.
***
Riêng về phần văn bút đã nạp
bản thảo cho Hội Thánh kiểm duyệt rồi khi in ấn người viết lại thay đổi nội
dung vẫn có xãy ra.
Nói có sách, mách có chứng
chúng tôi thông tin như sau:
1- Thời còn hành chánh đạo
(chưa có internet).
Thông tin số 83 (phát hành
ngày 10-8- Quí Sửu- 1973) phần TIN TỨC trang 17 có nguyên văn sau:
Theo Thông Tri số 9/NCPS/TT đề ngày 16-7-Quí Sữu (DL 14-8-73) của
Hội Thánh Cửu Trùng Đài
“Chiếu Thánh Thơ số 196/CQ.HTĐ đề ngày 12-7-Quí Sữu (DL 10-8-
1973) của Ngài Hiến Pháp CQ.HTĐ cho hay Bộ Pháp Chánh đã kết thúc hồ sơ về
quyển sách “THƯỢNG PHẨM CAO QUỲNH CƯ” do vị Hiền Tài TRẦN VĂN RẠNG Trưởng Nhiệm
Giáo Lý Ban Thế Đạo xuất bản không đúng theo bản thảo đã được Ban Kiểm Duyệt
kinh sách đạo kiểm duyệt”.
“Để thi hành Thánh Thơ chiếu thượng Hội Thánh Thông Tri cho Chức
Sắc, Chức Việc và Toàn Đạo rõ biết Hội Thánh không nhìn nhận quyển sách nói
trên và quyển sách nầy không được lưu hành trong đạo (tức vô hiệu hóa)”.
Thông Tri nầy có sự ký tên đóng dấu của 03 Chánh Phối Sư, Q Nữ
Chánh Phối Sư và Thượng Thống Lại Viện ban hành.
@@@
Nhận xét:
1.1- Thời còn Hội Thánh cầm
giềng mối đạo mà đã xãy ra việc:
vị Hiền Tài TRẦN VĂN RẠNG Trưởng Nhiệm Giáo Lý Ban Thế Đạo xuất
bản không đúng theo bản thảo đã được Ban Kiểm Duyệt kinh sách đạo kiểm duyệt”.
1.2- Do vậy mà Hội Thánh
phải ra Thông Tri vô hiệu hóa…
Đó là một điều rất đáng tiếc
hay là một cái gương không hay chi đối với người cầm bút biên soạn sách báo
trong nền đạo vậy.
2- Thời hành chánh đạo bị
giải thể (Thời có internet).
Hội Thánh Cao Đài bị giải
thể và internet ra đời thì một số sách đã được Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt
trước đây bị thay đổi nội dung rồi đưa lên internet.
BBT chỉ chứng minh nội dung
sách bị sửa còn thủ phạm của sự sửa đổi nầy là ai thì BBT không xác định được.
Do thế giới mạng là một thế
giới ảo nên đâu BIẾT AI LÀ AI? Nhở như họ mạo danh thì đâu ai biết. Chỉ có Ban
Quản Trị trang web biết mà thôi.
2.1- Quyển Đại Đạo Tầm
Nguyên.
Hiền Tài TRẦN VĂN RẠNG Trưởng Nhiệm Giáo Lý Ban Thế Đạo là tác giả
của Đại Đạo Tầm Nguyên.
Cuốn sách như một tự điển
chọn lọc một số từ dùng trong tôn giáo rồi giải thích ý nghĩa của nó.
Bản của Hội Thánh kiểm duyệt
nơi CHỮ B: Bạch Vân Động.
Bản của Hội thánh kiểm duyệt
chỉ có mấy dòng.
Bản trên internet hiện nay thêm
vào mấy trang.
Phần thêm vào có nội dung
thế nào? Xin thưa có đề tên nhóm của tác giả (Trần Văn Rạng) vào Bạch Vân Động.
2.2- Quyển Tiểu Sử Đức Lý
Giáo Tông.
Tác giả: Hiền Tài TRẦN VĂN RẠNG Trưởng Nhiệm Giáo Lý
Ban Thế Đạo.
Phần Hội Thánh kiểm duyệt thì
ít; thủ phạm nhét vào thì nhiều. Trong đó có mấy đàn cơ của Thanh Minh Đồng Tử
do CQPTGL 171 sưu tập. Có thêm hình của ông Ngô Văn Chiêu vào. Và số trang bị
cạo sữa rất thô.
2.3- Quyển ĐẠI ĐẠO DANH NHÂN
(theo bản tren internet).
Tác giả: Hiền Tài TRẦN VĂN RẠNG Trưởng Nhiệm Giáo Lý
Ban Thế Đạo.
Đức Minh
Chiêu
NGÔ VĂN CHIÊU
I/- PHẦN ĐỜI
Ngài Ngô Minh Chiêu quý danh
là Ngô Văn Chiêu sanh năm 1878 tại Bình Tây (Cholon) trong một gian nhà nhỏ sau
chùa Quan Thánh.
Sớm sống
khỏi gia đình, năm 12 tuổi đến nhà Đốc Phủ Sủng (Mỹ Tho) để xin học nội trú tại
Trung học Mỹ Tho. Sau lên trường Chasseloup Laubat thi đậu Thành Chung năm 21
tuổi và được bổ làm tại Sở Tân Đáo Sài Gòn. Ngài thành gia thất với bà Bùi Thị
Thân có được 9 con, làm quan tới Đốc Phủ (1)
Năm 1903,
Ngài đổi đến Dinh Thượng Thơ rồi về Tân An (1909), đầu năm 1920 thì ra Hà Tiên
sau 8 tháng đổi ra Phú Quốc. Chính nơi đây Ngài đã ngộ Đạo Cao Đài và là chứng
nhân đầu tiên của nền Tân Tôn giáo.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
((1) Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời tu.
NXB Tp.HCM 1992, trang 234)
Nhận xét: Quyển sách nầy về
pháp lý đã được Hội Thánh kiểm duyệt (1970).
Sách ĐẠI ĐẠO DANH NHÂN được
in và xuất bản năm 1970.
NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH có sau ngày 30-4-1975.
Vậy đủ để kết luận: Cuốn
sách đã bị sửa nội dung.
2.4- Quyển Chơn Dung Đức Hộ Pháp.
Đức Phạm Hộ Pháp lúc nào cũng xem Ngài Ngô là Anh Cả. Vào vía Đức
Phật Mẫu năm 1954, Đức Hộ Pháp giới thiệu Ngô Khai Minh, con trai út của Đức
Ngô với chức sắc tại Tòa Thánh: "Đây là con trai Đức Ngô Minh Chiêu giáo
chủ Đạo Cao Đài".(Tiểu Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu, Sài Gòn 1962 )
Nhờ sự quan tâm đó của Đức Hộ Pháp mà Ngô Thanh Phong con thứ chín
của Đức Ngô dời nhà về Tây Ninh ở gần Mít Một. Chính đồng đạo Ngô Thanh Phong
tặng soạn giả bức hình của Đức Ngô khi nhận thờ Thiên Nhãn. (Hình này từ
trước đến nay chưa được công bố )
Nhận xét: Đức Hộ Pháp đã xác
định ông Ngô Văn Chiêu bị biếm…mất ngôi Giáo Tông (mà Giáo Tông cũng không phải
là Giáo Chủ) nay lại có khoản trên thì
đúng là phản loạn chơn truyền.
Thật buồn cười… cho kẻ coi
trời bằng vung…