HỘI
THÁNH CAO ĐÀI.
HẠNH
ĐƯỜNG BÀN TRỊ SỰ (NĂM 1970)
“IN THEO BẢN TRÊN INTERNET-2008”.
Hành Chánh Đạo là guồng máy tối quan trọng của nền Đại Đạo
trong mọi phương diện về mặt siêu hình và hữu tướng. Mục đích: đưa hướng con
người đi đến toàn thiện, toàn giác hầu chung hưởng hạnh phúc thanh bình trên
tình thương đạo đức.
Bởi lẽ ấy, Hội Thánh góp nhặt 3 điều cần thiết và cần yếu
là Lễ Nghi Tế Tự của guồng máy “Hành Chánh Đạo” để huấn luyện mỗi trách nhiệm
từ Chức Việc Bàn Trị Sự dĩ thượng Chức Sắc hành quyền Đầu Phận, Đầu Tộc, Khâm
Châu địa phương.
Phương pháp huấn luyện gồm có:
1.
HÀNH CHÁNH
2.
LỄ NGHI
3.
LUẬT PHÁP
Nghi lễ là cái hình thức phô diễn bên ngoài, tính cách qui
củ chuẩn thằng của tổ chức Tôn giáo. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một Tôn giáo có
tôn chỉ qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi, tức là: Một sự phối hợp của tất cả các triết
lý Đạo giáo, tất cả các hình thức tổ chức Tôn giáo từ xưa đến nay.
Vì vậy, nghi lễ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ rất phù hợp với
phong hóa nhà Nam và vừa trình độ tấn hóa của quần chúng, không quá xưa mà cũng
không quá tân thời.
Vậy Thánh ý của Đức CHÍ TÔN và các Đấng Thiêng Liêng, những
bậc Tiền Bối trong nền Đạo đã dày công nghiên cứu, châm chước và biên soạn ra
các nghi lễ dùng việc Quan, Hôn, Tang, Tế. Ấy vậy, nghi lễ trong Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ chẳng phải do ai tự ý bày vẽ ra mà là một công trình chung, trong một lề
lối tổ chức đồng nhứt áp dụng cho tất cả các Châu, Tộc trên toàn quốc. Những sự
sửa đổi về nghi lễ do ý riêng của mình rất tai hại vì nó làm cho tổ chức Tôn
giáo tại mỗi địa phương có hình thức một nhóm riêng, chẳng khác nào mỗi nơi đạo
hữu tự ý bày ra thêm những kiểu vở, màu sắc đạo phục khác để mặc vậy, dần dần
theo thời gian những sự khác biệt ban đầu nhỏ bé sau sẽ lớn dần ăn sâu vào tâm
trí của nhơn sanh, thì sự thất kỳ truyền cũng do nơi đó mà ra.
Phận sự của Chức việc Bàn Trị Sự là những người thân cận
với Tín đồ hơn ai hết, phải nghiên cứu cho tường tận những nghi lễ về Quan,
Hôn, Tang, Tế và sắp đặt mọi việc y theo lời chỉ dạy của Hội Thánh thế nào để
nhơn sanh đâu đâu cũng nhìn thấy Đạo Cao Đài nghi lễ chỉ có một chớ không hai.
HỘI THÁNH
HUẤN DỤ
của
Ngài NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ
CHỦ TRƯỞNG CHỨC SẮC NAM PHÁI C.T.Đ.
Ngài NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ
CHỦ TRƯỞNG CHỨC SẮC NAM PHÁI C.T.Đ.
· Kính Bạch Đức THƯỢNG SANH
Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
· Kính Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp
Thiên, Cửu Trùng
và Hội Thánh Phước Thiện.
và Hội Thánh Phước Thiện.
· Kính Chức Sắc Lưỡng Phái.
· Kính Chức Việc Học Viên Nam Nữ.
Hôm nay, ngày khai giảng Hạnh Đường để huấn luyện cấp tốc
Chức Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ 18 Phận Đạo Châu Thành Thánh Địa được thâm hiểu
phương pháp thật hành về Hành Chánh Đạo.
Buổi lễ được vinh hạnh đặt dưới quyền chủ tọa danh dự của
Đức Thượng Sanh, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
Nhơn dịp nầy, tôi xin mạn phép trình qua ý nghĩa của khóa
học và có đôi lời nhắn nhủ với chư Huynh, Đệ Bàn Trị Sự.
Nhận định tình hình chung, nơi Châu Thành Thánh Địa, cũng
như ở các Châu Đạo địa phương, Chức Việc Bàn Trị Sự hành quyền không được nhịp
nhàng, đồng nhứt trong cơ cấu Hành Chánh Đạo, mới nảy sanh ra bất đồng ý kiến,
cãi vã lẫn nhau, thường dâng tờ về Hội Thánh thỉnh giáo.
Nên khóa Hạnh Đường Canh Tuất nầy, thay vì huấn luyện hàng
phẩm Lễ Sanh theo thường niên, lại được Đức Thượng Sanh hoan hỷ dành riêng cho
Chức Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ.
Mặc dầu học cấp tốc trong một tháng, nhưng quý Học Viên có
thể lãnh hội được những điều cần ích trong phương pháp hành quyền do quý vị
giảng sư chỉ dạy và được những bài học làm tài liệu kiểu mẫu noi theo mà thi
hành nhiệm vụ được tròn bổn phận.
Hội Thánh chỉ góp nhặt 3 môn cần thiết:
1.
Hành Chánh Đạo.
2.
Lễ Nghi Tế Tự.
3.
Luật Pháp Đạo.
I. HÀNH CHÁNH ĐẠO gồm có:
a.
Bổn phận Chức Việc Bàn Trị Sự đối với Hội Thánh.
b.
Bổn phận Chức Việc Bàn Trị Sự đối với Bổn Đạo.
c.
Quyền hành của Chức Việc và Luật công cử Bàn Trị Sự.
A. ĐỐI VỚI HỘI THÁNH:
Hội Thánh là hình thể hữu vi tức là Thánh thể của Đức Chí
Tôn tại thế, để giáo hóa Nhơn Sanh, đương nhiên Thánh ý của Thầy dùng người
phàm tục để độ dẫn người phàm tục trên đường Đạo cũng như đường Đời.
Vậy thì bổn phận của Chức Việc phải tuân mạng lệnh của Hội
Thánh truyền dạy, chẳng nên lấy ý riêng mình mà canh cải, canh cải tức là khinh
khi vi lịnh, mà vi lịnh là buộc vào mình cái tội bất tuân Luật Pháp.
Thảng như Chức Sắc đàn anh bề trên, ngộ bất cập lượng làm
điều gì không phù hợp với luật Thương Yêu và quyền Công Chánh, thì Chức Việc có
bổn phận khéo léo, lễ độ gián can để đem lại không khí thuận hòa phù hợp với
Thiên ý.
B. ĐỐI VỚI BỔN ĐẠO ĐÀN EM:
Thì Chức Việc là cái gương để cho bề dưới soi chung mà noi
bước, thì phải giữ mình cho trong sạch, tâm hồn cho trong sạch chơn chánh, bác
ái, vị tha, mở rộng tình thương giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt nhau trên đường hành
thiện theo Thánh ý của Đức CHÍ TÔN Đại Từ Phụ.
Đức CHÍ TÔN có dạy:
"Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức cùng cha."
Cùng nhau một Đạo tức cùng cha."
Lẽ dĩ nhiên phải biết thương yêu nhau như anh em ruột, tha
thứ cho nhau khi lầm lỗi, sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt, chia đau sớt khổ, đói lo
giúp cho ăn, rách lo giúp cho mặc, nghèo nàn thì giúp lời tìm phương sinh sống,
vui đồng chia, buồn đồng sớt, để cảm thông nhau trong tình huynh, nghĩa đệ. Vậy
mới phải là đàn anh trong Hương Đạo.
C. QUYỀN HÀNH CỦA BÀN TRỊ SỰ:
Nói về quyền hành của Chức Việc Bàn Trị Sự. Bàn Trị Sự là
Hội Thánh em, có bổn phận Thể Thiên Hành Hóa, đồng quyền, đồng thể, không hơn
không kém với Hội Thánh, nhưng trong phạm vi địa phận Hương, Ấp Đạo mà thôi vì
theo Pháp Chánh Truyền thì :
CHÁNH TRỊ SỰ: Là người thay mặt Đức LÝ GIÁO TÔNG làm
Anh Cả chư Tín Đồ trong Hương Đạo và cũng được gọi là Đầu Sư em, vì
người cầm đủ hai quyền Chánh Trị và Luật Lệ cũng như Đầu Sư vậy.
PHÓ TRỊ SỰ: Là người cầm quyền Chánh Trị Đạo song
không có quyền về Luật Lệ được đồng thể cùng Thông Sự lại đặng đồng quyền cùng
Chánh Trị Sự trong một Ấp Đạo, cũng được gọi là Giáo Tông em, có bổn
phận sửa đương, giúp đỡ, dìu dắt, dạy dỗ chư Tín Đồ trong địa phận mình trấn
nhậm.
THÔNG SỰ: Là Chức Sắc của Đức LÝ GIÁO TÔNG khuyên
HỘ PHÁP lập thành, là người của Hiệp Thiên Đài để tùng quyền Chánh Trị Sự mà
hành Đạo, đồng thể cùng Phó Trị Sự trong một Ấp Đạo, song có quyền về Luật Lệ
chớ không có quyền về Chánh Trị nên được gọi là Hộ Pháp em, để giữ lẽ
công bằng trong địa phận của Phó Trị Sự cai quản.
Vậy Chức Việc Bàn Trị Sự là Chức Sắc của Đức LÝ GIÁO TÔNG
và HỘ PHÁP lập thành để thay quyền cho Hội Thánh trong chốn thôn quê sằn dã, có
bổn phận rất quan trọng đối với Nhơn Sanh thì chư Học Viên nên thấu triệt yếu
lý đó để thật hành cho tròn trách nhiệm, chớ nên thờ ơ xem thường mà đắc tội
cùng THẦY.
II. PHẦN LỄ NGHI TẾ TỰ (Quan
Hôn Tang Tế).
Nghi Lễ là cái hình thức phô diễn bên ngoài có tính cách
qui củ chuẩn thằng của tổ chức Tôn Giáo. Lễ dùng để tế tự, có mục phiêu làm cho
đàn tế ra vẻ tôn nghiêm và đào tạo cho người một tâm lý KÍNH và THÀNH. Có kính
mới giữ được bản tánh của mình, có thành mới cảm ứng được với TRỜI, tức nhiên
Lễ giúp người hàm dưỡng tâm tánh để cảm thông với Đức CHÍ TÔN đó vậy.
Đạo CAO ĐÀI là một nền ĐẠI ĐẠO có tôn chỉ qui Tam Giáo,
hiệp Ngũ Chi, tức là một sự phối hợp của tất cả các triết lý Đạo Giáo. Tất cả
các hình thức Tôn Giáo từ xưa đến nay mà phần lớn là Nho Giáo, vì trong buổi
Tam Kỳ Phổ Độ Đức CHÍ TÔN dùng Nho Tông chuyển thế. Cho nên nghi lễ của Đạo có
lắm điều phức tạp khó khăn về phần hữu tướng để được phù hợp với siêu hình. Vì
thế mà việc thi hành Tang Lễ các Phận Đạo trong Châu Thành Thánh Địa cũng như
các Châu Đạo địa phương không được đồng nhứt. Cho nên mấy lúc sau nầy có nhiều
phúc trình của Chức Sắc, Chức Việc gởi về thỉnh giáo với Hội Thánh.
Hội Thánh đã thành lập một Ủy Ban hổn hợp gồm có Chức Sắc
Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Phước Thiện để nghiên cứu, tu chỉnh nghi thức
Tang Lễ cho đồng nhứt và phù hợp với nhơn trí hiện tại, hầu chánh thức ban hành
chung cho toàn Đạo trong một ngày gần đây, để noi theo đó mà thi hành nhứt
luật.
Trong lúc chờ đợi, tạm thời khóa trường nầy, Hội Thánh soạn
thảo những bài học, giảng dạy đại cương về nghi thức hành lễ như: Lập Đàn cầu
bịnh, Lễ Cầu Hồn khi hấp hối, Cầu Hồn khi đã chết rồi, Lễ Tẩn liệm, Thành phục
phát tang, Cúng tế, Cầu siêu, Phát hành, An táng, Tuần cửu, Tiểu Tường, Đại
Tường và cách hành lễ Hôn nhơn tại tư gia để giúp cho Chức Việc Bàn Trị Sự Nam
Nữ hiểu rõ phương pháp hầu thực hành đồng nhứt.
III. PHẦN LUẬT PHÁP ĐẠO.
Luật Pháp là một điều hệ trọng nhứt của nền Đạo để bảo thủ
Chơn Truyền khỏi bị tay phàm canh cải ra Phàm Giáo.
Vì thế Hội Thánh cố gắng chọn lọc bài học chỉ dẫn Học Viên
những phần chánh như: Luật Pháp áp dụng cho người giữ Đạo, cách lập hồ sơ kiện
tụng, phương pháp thực hành, về quyền sửa trị gồm: Khuyên giải, răn phạt, hòa
giải, răn trị để giúp cho Bàn Trị Sự đủ tài liệu áp dụng trong việc hành quyền
trong khuôn viên Luật Pháp của Đạo.
Thưa quý bạn Học Viên Nam , Nữ.
Thiết tưởng Đời còn loạn, con đường Đạo rất gập ghềnh, lại
dẫy đầy chông gai hiểm trở, chúng ta đã trải qua bao phen Đạo chuyển, mà mỗi
lần biến là mỗi lần con cái Đức Chí Tôn lâm cảnh âu sầu thảm đạm. Chúng ta là
Chức Sắc, Chức Việc của Đạo, thọ quyền hành, phẩm tước của Đức Chí Tôn ban cho
để đủ phương tiện phụng sự cho nhơn sanh, thế là chúng ta rất hân hạnh đặng dự
phần sử dụng Luật Tiến Hóa không ngừng, vạch cho nhơn loại một vòng chơn trời
trong sáng, an ủi những tâm hồn đau khổ, cảnh giác những tâm hồn tội lỗi để đưa
lần những tâm hồn đó đến chỗ thanh cao là nơi chói lọi ánh huy hoàng của sự
thật, sự lành và sự đẹp.
Một công trình vĩ đại, một công tác lợi tha và hy sinh cho
lý tưởng, một tinh thần cao cả, đưa chúng ta đến chỗ cao thượng phi phàm.
Mặc dầu khóa học cấp tốc trong vòng một tháng, bài vở sơ
lược đại cương, quý Học Viên Nam Nữ nên cố gắng để tâm theo dõi, chăm chỉ nghe
những lời giảng giải của quý vị Giảng Sư về chi tiết cần yếu hầu ghi chú vào
tập riêng, khi học bài giở ra xem mới lãnh hội được cả yếu lý.
Tóm lại, những lời sơ siển trên đây, tôi ước mong anh chị
em Học Viên sáng suốt, biết bổn phận và trách nhiệm của mình để đồng lao cộng
tác với Hội Thánh, phụng sự cho Nhơn sanh, chèo chống Đạo thuyền mạnh lướt qua
bờ bỉ ngạn.
Để đoạt được kết quả mỹ mãn trên đường lập thân hành Đạo,
chư Chức Việc đã thọ nơi mình một Thiên Mạng nên tận tâm giáo hóa dìu dắt Nhơn
sanh biết tuân theo luật pháp Chơn Truyền của Đạo, biết tôn trọng quyền năng
của Hội Thánh, nghĩa là hàng phẩm Chức Sắc, Chức Việc lớn nhỏ đều có trật tự
phân minh, trên dưới quyền hành đặc biệt tùng nhứt luật mà thực hành phận sự
cho vuông tròn.
Tôi lấy làm cảm kích và hân hoan nhận thấy anh chị, em sốt
sắng tham dự khóa Hạnh Đường được đông đảo với lòng thành thật, tôi xin có đôi
lời khen tặng toàn thể.
Trước khi dứt lời, tôi nhơn danh Ngọc Chánh Phối Sư Chủ
Trưởng Chức Sắc Nam Phái Cửu Trùng Đài thay mặt cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài,
chơn thành cảm tạ Đức Thượng Sanh có lòng chiếu cố đến chủ tọa Lễ Khai Giảng
Hạnh Đường và sự hiện diện của Chức Sắc Hội Thánh Lưỡng Đài và Phước Thiện làm
cho cuộc lễ được tăng phần danh dự và long trọng.
Tôi xin cầu nguyện Ơn Trên Đức CHÍ TÔN, Đức PHẬT MẪU và các
Đấng Thiêng Liêng ban bố điển lành cho chư Học Viên Nam, Nữ được sáng suốt mẫn
huệ, minh tâm để mạnh tiến trên đường tu học cho được thành công mỹ mãn.
Nay kính,
NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ
HUẤN TỪ
của
ĐỨC THƯỢNG SANH
ĐỨC THƯỢNG SANH
· Kính Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp
Thiên và Cửu Trùng,
· Kính Hội Thánh Phước Thiện,
· Chư Chức Sắc Lưỡng Phái,
· Chư Chức Việc Bàn Trị Sự Nam, Nữ
Châu Thành Thánh Địa.
Hôm nay tôi không giấu được niềm hân hoan khi đến chủ tọa
buổi Lễ Khai Giảng khóa huấn luyện Chức Việc Bàn Trị Sự Nam, Nữ Châu Thành
Thánh Địa nơi Hạnh Đường năm Canh Tuất (1970).
Sự hiện diện đông đủ của toàn thể Chức Việc Nam, Nữ trong
buổi Lễ nầy làm cho Hội Thánh thấy rõ cái thiện chí của quý vị là dốc lòng học
hỏi cho thông hiểu Luật Pháp và các Nghi Lễ về Quan, Hôn, Tang, Tế của nền Đại
Đạo, hầu dìu dắt nhơn sanh cho khỏi sai đường lạc lối, tránh điều đổ vỡ tai hại
vô phương cứu vãn, tức là sự thất kỳ truyền nơi ngày mai hậu.
Trước đến giờ quý vị vẫn được các bậc đàn anh như chư Đầu
Phận Đạo hoặc vị Khâm Thành Thánh Địa, nhắc nhở và chỉ dẫn trong việc thừa hành
phận sự về mặt hành chánh cũng như về các nghi lễ của Đạo, nhưng trong những
cuộc hành lễ nơi nhiều Phận Đạo cũng còn có sự sai biệt nhau, không đồng một
nghi thức duy nhứt theo lời chỉ dạy của Hội Thánh.
Nhiều vị chưa am hiểu tường tận Luật Pháp Chơn Truyền nên
lúc thi hành nhiệm vụ có lắm điều sơ suất đáng tiếc trong việc đối nội cũng như
đối ngoại.
Vì vậy Ngọc Chánh Phối Sư có sáng kiến đề nghị lên Hội
Thánh, dành khóa Hạnh Đường năm nay để huấn luyện chư Chức Việc Bàn Trị Sự Châu
Thành Thánh Địa để cho quý vị lãnh hội các phương pháp hành quyền và có đủ khả
năng thực thi nhiệm vụ được chu đáo.
Đề nghị nói trên đã được Hội Thánh chấp thuận và hôm nay
quý vị hiện diện trong buổi Lễ Khai Giảng nầy, đó là cái kết quả tốt đẹp do
sáng kiến của Ngài Ngọc Chánh Phối Sư vậy.
Thưa quý Chức Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ,
Hội Thánh hằng để ý chăm nom dìu dắt quý vị, Chức Sắc giảng
viên không nài khó nhọc ra công chỉ dẫn, dạy dỗ đàn em cho có đủ tài, đủ hạnh
hầu phục vụ đắc lực nhơn sanh trên đường tu hành, thì quý vị nên gắng lo trau
giồi trí thức cho được minh mẫn sáng suốt để ngày sau có thể lập vị xứng đáng
cho mình trong cửa Đại Đạo.
Thiết tưởng dầu cho trong giới nào, từ cổ chí kim ai cũng
lấy sự học tập làm phương pháp đào tạo nhân tài, nhứt là trong các Tôn Giáo, sự
học hỏi lại càng cần thiết cho người tu sĩ do câu "Tự giác nhi giác
tha", phải đủ sáng suốt mới có thể dìu đường cho kẻ khác; nếu mình không
sáng suốt hoặc thông hiểu một cách mù mờ, tức nhiên tránh không khỏi sự lạc
đường sai hướng và trên bước lạc lầm của mình, mình sẽ kéo theo cả một đoàn
người do mình làm hướng đạo.
Đức Chí Tôn có dạy: "Dầu làm vua, làm thầy, làm công
nghệ, làm đạo sĩ cũng phải có cái chí lớn mới mong thành tựu đặng".
Chúng ta nên quan niệm rằng trước khi lập chí, chúng ta cần
phải lo học hỏi để trở nên sáng suốt tức là đem trí não ra khỏi vòng mờ tối
vậy.
Hội Thánh hằng để tâm lo lắng, muốn cho quý vị trở nên
những nhơn vật xứng đáng đối với mặt Đạo cũng như mặt Đời, vì quý vị là những
cộng sự viên cần yếu của Hội Thánh, đại diện cho Hội Thánh nơi địa phận mình
trấn nhậm. Tuy ở vào địa vị hạ cấp của guồng máy Hành Chánh Đạo, nhưng quý vị
có nhiệm vụ trọng yếu không kém gì các Chức Sắc cao cấp của Hội Thánh. Hơn nữa
quý vị là những người thân cận hằng ngày với Tín Đồ, hòa mình với nhơn sanh,
chia vui sớt nhọc với Bổn Đạo trong mọi trường hợp thì quý vị chẳng nên khinh
thường cái trách vụ cao đẹp của mình.
Cũng như ngoài mặt Đời, nền tảng chánh trị quốc gia ở nơi
Ấp, Xã; trong Đạo Cao Đài nền tảng Chánh Trị Đạo ở nơi Ấp và Hương Đạo, rồi kế
đến là Tộc Đạo hay là Phận Đạo.
Mặc dù ở vào hạ từng cơ sở, nhưng nếu trong Ấp hoặc Hương
Đạo có điều xáo trộn, trên dưới thiếu sự yên ấm điều hòa, tín hữu có điều bất
mãn, nhơn tâm ly tán mất hẳn tình đoàn kết tương thân thì ở nơi cấp trên Hội
Thánh cũng chịu ảnh hưởng không hay, khó giữ vững uy tín đối với mặt Đời và Bổn
Đạo.
Bởi thế, đem thắng lợi vẻ vang về cho Đạo hay làm cho Đạo
thất bại, mang tai tiếng cũng đều do nơi hành vi của quý vị.
Đã mang danh là Hội Thánh em, quý vị nên thận trọng, giữ
gìn tư cách đứng đắn, làm cho người đời kính nễ, người Đạo tin cậy, đối đãi với
toàn thể tín hữu nơi địa phận mình như tình huynh đệ trong gia đình, đem tình
thương chan rưới khắp cả Bổn Đạo, giúp đỡ, nương nhờ lẫn nhau, thực hành câu
"Nhứt gia hữu sự bá gia ưu". Được vậy dù cuộc đời chua cay bi đát đến
mức nào, quý vị cũng không đến nỗi lâm vào cảnh khó khăn nan giải.
Điều cần nhứt là phải giữ trọn hiếu với Đức CHÍ TÔN ĐẠI TỪ
PHỤ, giữ trọn trung thành với Hội Thánh, ngoài ra gắng công học hỏi, noi gương
Thánh trước Hiền xưa mà rèn luyện đức tốt, tính lành. Tiền tài châu báu có
nhiều giá trị ở đời, nhưng đức tốt tính lành có giá trị hơn nữa. Tiền tài châu
báu có thể bị chúng cướp giựt chớ đức tốt tính lành không thể nào mất được và
khi xác thân trở về với cát bụi những đức tốt tính lành sẽ theo linh hồn ta để
nâng cao địa vị ta nơi cõi Thiêng Liêng.
Đức Chí Tôn có bài thi dạy rằng:
Được vàng chớ khá gọi là may,
Vàng hết tội kia chất dẫy đầy.
Bỏ đức bỏ nhân bao kiếp đọa,
Khuyên con giữ Đạo đến cùng Thầy.
Vàng hết tội kia chất dẫy đầy.
Bỏ đức bỏ nhân bao kiếp đọa,
Khuyên con giữ Đạo đến cùng Thầy.
Phân biệt được lẽ cao thấp giữa tinh thần và vật chất, quý vị
nên quý trọng cái Thiên chức của mình và gắng công làm tròn Thiên chức ấy.
Muốn làm tròn Thiên chức, quý vị nên thực thi mấy điều sau
đây:
1.
Thực hành trọn vẹn Tứ Đại Điều Qui ấn định nơi chương V Tân Luật.
2.
Phải giữ dạ vô tư mà cư xử với Bổn Đạo, không vì ai giàu mà trọng
đãi, ai nghèo mà khinh khi.
3.
Chỉ thi hành những việc do Hội Thánh ra lịnh bằng văn kiện chính
thức, không nên chia phe phân nhóm, làm mất sự đoàn kết thân mật trong Bổn Đạo
và gây khó khăn cho Hội Thánh.
4.
Nếu có điều khó khăn không giải quyết được, phải thỉnh giáo bề
trên, không nên phán định sơ suất.
5.
Trong trường hợp nào cũng phải giữ uy tín của mình và nâng cao uy
quyền của Hội Thánh.
Nếu quý vị tuân hành đúng theo lề lối ghi trên đây, tôi tin
chắc quý vị sẽ thành công mỹ mãn và sẽ được người Đạo cũng như người Đời kính
phục.
Đã dấn thân vào trường thi công quả, quý vị phải chịu khó
nhọc làm cho cái vốn đạo đức của mình ngày càng tăng lên mãi, phải biết ưa
thích công việc mình làm thì việc làm mới có thành quả tốt đẹp và sẽ đem hạnh
phúc đến cho mình, vì hạnh phúc không cốt làm việc gì ta thích mà thích việc gì
ta làm.
Cái vốn đạo đức mà quý vị cố gắng góp nhặt và dành dụm,
ngày sau sẽ giúp cho quý vị được mãn nguyện, vì quý vị sẽ đạt đến địa vị trọng
yếu trong hàng Thánh Thể Đức Chí Tôn và ngày đó quý vị sẽ không tiếc công học
hỏi cần cù nơi Hạnh Đường mà quý vị đang hiện diện trong cuộc Lễ Khai Giảng hôm
nay.
Thưa quý vị,
Trước khi dứt lời, nhơn danh Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài,
tôi xin chúc quý vị tiến triển khả quan trên đường học vấn và cầu nguyện Đức
Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ban ơn cho toàn thể quý vị Nam Nữ.
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA
TÁT.
BỔN PHẬN CHỨC VIỆC BÀN TRỊ SỰ ĐỐI VỚI HỘI
THÁNH
Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy: "Thầy dùng Lương sanh mà
cứu vớt Quần sanh, cả Lương sanh ấy Thầy dùng quyền Thiêng Liêng dạy dỗ, trước
un đúc nơi lòng một khiếu từ bi cho tâm địa có tình ái vật ưu sanh theo tánh
đức háo sanh của Thầy, dùng lợi khí phàm tục để độ rỗi người phàm tục.
Những Lương sanh ấy hiệp lại làm một lập thành Hội Thánh là
xác thân phàm, tức là hình thể hữu vi của Thầy tại thế để Thể Thiên Hành Hóa,
làm gương mẫu mà giáo hóa dìu dắt con cái của Thầy trên đường Đạo và đường Đời
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ để Thầy tránh khỏi phải hạ trần như lúc Nhứt Kỳ và Nhị
Kỳ Phổ Độ".
Bổn phận của Chức Việc Bàn Trị Sự phải tuân mạng lịnh của
Hội Thánh truyền dạy, không được phép trái với sở định của bề trên, chẳng nên
lấy ý riêng của mình mà canh cải bất tùng giáo hóa, phải giữ lễ nghĩa khiêm
cung đối với Chức Sắc Hội Thánh cho vẹn toàn bổn phận làm em, dầu người có kém
tài, kém trí đi nữa, đàn em cũng chẳng nên khinh khi, vi lịnh. Khinh khi vi
lịnh người tức là buộc vào mình cái tội bất tuân Luật Pháp.
Thảng như Chức Sắc bề trên cầm quyền hành chánh của Đạo rủi
có làm việc chi ngộ bất cập lượng, sai siễn một đôi điều không phù hạp với Luật
Thương Yêu và Quyền Công Chánh thì bổn phận của đàn em được phép gián can với
lễ độ của tình huynh đệ nhứt gia, chỉ rõ những việc làm khuyết điểm để cho đàn
anh suy độ mà cải cách hành vi cho phù hạp nhơn tâm thuận tùng Thiên lý.
Một điều nên ghi nhớ trong Tứ Đại Điều Qui là "Dưới
gián trên đừng thất khiêm cung" mà lỗi đạo làm em và bị phạm Luật Đạo.
Tóm lại bổn phận Chức Việc Bàn Trị Sự đã
mang danh là Hội Thánh em, mà đối với Hội Thánh cùng Chức Sắc đàn anh bề trên
được như vậy thì bao giờ Hội Thánh cũng tín nhiệm và thương yêu đàn em có tâm
vì Đạo, và cũng làm tròn sứ mạng Thiêng Liêng của một Chức Việc đối với Hội
Thánh. BỔN PHẬN CHỨC VIỆC BÀN TRỊ SỰ ĐỐI VỚI HỘI THÁNH
Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy: "Thầy dùng Lương sanh mà
cứu vớt Quần sanh, cả Lương sanh ấy Thầy dùng quyền Thiêng Liêng dạy dỗ, trước
un đúc nơi lòng một khiếu từ bi cho tâm địa có tình ái vật ưu sanh theo tánh
đức háo sanh của Thầy, dùng lợi khí phàm tục để độ rỗi người phàm tục.
Những Lương sanh ấy hiệp lại làm một lập thành Hội Thánh là
xác thân phàm, tức là hình thể hữu vi của Thầy tại thế để Thể Thiên Hành Hóa,
làm gương mẫu mà giáo hóa dìu dắt con cái của Thầy trên đường Đạo và đường Đời
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ để Thầy tránh khỏi phải hạ trần như lúc Nhứt Kỳ và Nhị
Kỳ Phổ Độ".
Bổn phận của Chức Việc Bàn Trị Sự phải tuân mạng lịnh của
Hội Thánh truyền dạy, không được phép trái với sở định của bề trên, chẳng nên
lấy ý riêng của mình mà canh cải bất tùng giáo hóa, phải giữ lễ nghĩa khiêm
cung đối với Chức Sắc Hội Thánh cho vẹn toàn bổn phận làm em, dầu người có kém
tài, kém trí đi nữa, đàn em cũng chẳng nên khinh khi, vi lịnh. Khinh khi vi
lịnh người tức là buộc vào mình cái tội bất tuân Luật Pháp.
Thảng như Chức Sắc bề trên cầm quyền hành chánh của Đạo rủi
có làm việc chi ngộ bất cập lượng, sai siễn một đôi điều không phù hạp với Luật
Thương Yêu và Quyền Công Chánh thì bổn phận của đàn em được phép gián can với
lễ độ của tình huynh đệ nhứt gia, chỉ rõ những việc làm khuyết điểm để cho đàn
anh suy độ mà cải cách hành vi cho phù hạp nhơn tâm thuận tùng Thiên lý.
Một điều nên ghi nhớ trong Tứ Đại Điều Qui là "Dưới
gián trên đừng thất khiêm cung" mà lỗi đạo làm em và bị phạm Luật Đạo.
Tóm lại bổn phận Chức Việc Bàn Trị Sự đã mang danh là Hội
Thánh em, mà đối với Hội Thánh cùng Chức Sắc đàn anh bề trên được như vậy thì
bao giờ Hội Thánh cũng tín nhiệm và thương yêu đàn em có tâm vì Đạo, và cũng
làm tròn sứ mạng Thiêng Liêng của một Chức Việc đối với Hội Thánh.
BỔN PHẬN CHỨC VIỆC BÀN TRỊ SỰ ĐỐI VỚI BỔN
ĐẠO.
Chúng ta đã công nhận Đức Chí Tôn là Ông Cha chung của Nhơn
loại về phần Thiêng Liêng, tức nhiên Nhơn loại là Anh Em với nhau, mặc dầu khác
màu da sắc tóc; cái tình Huynh Đệ nầy giữa người đồng Đạo, càng thêm thâm thúy
và mật thiết hơn.
Đức CHÍ TÔN có giáng dạy:
Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức cùng CHA.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.
Cùng nhau một Đạo tức cùng CHA.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.
Vậy Chức Việc Bàn Trị Sự đối với Bổn Đạo đàn em phải hết dạ
thương yêu, thành thật giúp đỡ và dìu dắt đàn em trên đường Đạo cũng như trên
đường Đời. Phải giữ hạnh khiêm cung từ nhượng, dùng lời dịu ngọt mà dạy dỗ,
nhứt là phải đối xử cho công bình, giữ mình cho trong sạch để nêu gương tốt cho
đàn em bắt chước.
Chức Việc Bàn Trị Sự được quyền sai khiến đàn em trong phạm
vi quyền hạn của mình. Phải chỗ khiến thì ôn tồn mà khiến, chẳng phải chỗ sai
chớ cưỡng bách mà sai, đừng làm điều chi quá quyền mà mất niềm hòa khí cùng
nhau trong tình Huynh Đệ của Đại gia đình Tôn Giáo.
Chức Việc Bàn Trị Sự là người đã mang nơi mình một trọng
trách thay cho Hội Thánh, thân cận với Nhơn sanh trong Hương Đạo, thì bổn phận
của mỗi vị cần phải thực thi đúng theo trách nhiệm của mình y trong Pháp Chánh
Truyền, tóm lược sau đây:
1. CHÁNH TRỊ SỰ:
Mỗi Hương Đạo có một vị Chánh Trị Sự thay mặt Hội Thánh làm
đầu cho Tín Đồ, gọi là Đầu Hương Đạo, làm Anh Cả trong địa phận ấy, chịu trách
nhiệm về phần Đời và phần Đạo đối với Hội Thánh.
Vì vậy Chánh Trị Sự phải là người đầy đủ đạo hạnh, hiểu
biết về Luật Pháp Chơn Truyền của Đại Đạo, có đủ năng lực dìu dẫn Bổn Đạo được
trong ấm ngoài êm, chăm nom giúp đỡ sanh hoạt của Môn đệ Thầy, giúp khó trợ
nghèo, coi cả Tín Đồ như em ruột.
2. PHÓ TRỊ SỰ:
Là người thay mặt cho Chánh Trị Sự trong một Ấp, gọi là Tri
Lý Đạo để lo về phần Hành Chánh Đạo đặng phép sửa đương giúp đỡ, dìu dắt, dạy
dỗ chư Tín Đồ trong địa phận trấn nhậm.
Về mặt xã hội, giúp đỡ Bổn Đạo trong xóm ấp được tương thân
tương trợ, gặp người hoạn nạn thì Phó Trị Sự phải sốt sắng kêu gọi Bổn Đạo
chung tâm trợ giúp. Phó Trị Sự có quyền giáo hóa chớ không có quyền sửa trị.
3. THÔNG SỰ:
Là người thay mặt Chánh Trị Sự trong một Ấp, gọi là Thông
Lý Đạo, để lo về phần Luật lệ.
Thông Sự có quyền răn dạy người Đạo phạm Luật Pháp của Đạo
bằng cách giải thích khuyên lơn, nếu đôi ba lần mà người phạm lỗi không biết ăn
năn chừa cải, thì Thông Sự có quyền phúc sự lên Chánh Trị Sự khuyên giải hoặc
định phạt sám hối.
(Đọc kỹ chú giải trong Pháp Chánh Truyền).
Quyền Hành Chánh Đạo địa phương có hai vấn đề quan trọng là
QUYỀN HÀNH và LUẬT CÔNG CỬ Chức Việc Bàn Trị Sự.
Để thi hành theo nguyên tắc khỏi vi phạm Luật Pháp Chơn
Truyền của Đạo; vì nhiều nơi đã tỏ ra lắm điều sơ sót trong việc công cử Bàn
Trị Sự, hoặc cũng có nhiều trường hợp thi thố quyền hành của 3 phẩm: Chánh Trị
Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự không đúng theo quy định của Pháp Chánh Truyền. Sự
sơ sót ấy do nơi quyền Hành Chánh địa phương không được châu đáo ở hạ từng cơ
sở nơi Hương Đạo và Ấp Đạo, căn bản của nền Chánh Trị Đạo.
Chức Việc Bàn Trị Sự có 3 phẩm yếu trọng là:
THÔNG SỰ, PHÓ
TRỊ SỰ, CHÁNH TRỊ SỰ
1. THÔNG SỰ:
Là người cầm Luật Pháp, nên trong Pháp Chánh Truyền gọi là
HỘ PHÁP Em, nghĩa là đồng quyền đồng thể, không hơn không kém, nhưng HỘ PHÁP
cầm quyền toàn Đạo khắp Thế Giới, còn Thông Sự chỉ trong địa phận một Ấp mà
thôi, vì thế mới gọi là HỘ PHÁP Em.
2. PHÓ TRỊ SỰ:
Người cầm quyền Hành Chánh tức là Chánh Trị Đạo, ở Pháp
Chánh Truyền gọi là GIÁO TÔNG Em, hễ quyền trên lớn lao bao nhiêu thì quyền
dưới cũng thế, nhưng Phó Trị Sự chỉ cầm quyền một Ấp Đạo. Hai vị Phó Trị Sự và
Thông Sự đều đồng thể cùng nhau không ai lớn ai nhỏ, cũng như Giáo Tông và Hộ
Pháp, song quyền hành riêng biệt, Phó Trị Sự có quyền về Hành Chánh Đạo, còn
Thông Sự có quyền về Luật Lệ.
Phó Trị Sự và Thông Sự có quyền ứng cử chức Chánh Trị Sự.
3. CHÁNH TRỊ SỰ:
Người cầm quyền Luật Pháp và Hành Chánh Đạo. Tại sao người
cầm hết 2 quyền? Bởi vì Chánh Trị Sự là ĐẦU SƯ Em, nên phải kiêm cả 2 quyền và
làm đầu trong một Hương Đạo, trong Luật Pháp cấm người không cho đi ngoài ranh
giới Chánh Trị Sự khác.
Ngoài ra Luật Pháp còn nghiêm cấm không cho công cử Chánh
Trị Sự nội dung, Chánh Trị Sự Đầu Văn Phòng hoặc Chánh Trị Sự Phổ Tế.
Theo như thường tình ở ngoài Đời thì ta cũng đã thấy Luật
công cử Hội Đồng Xã, Ấp, Hội Đồng Tỉnh và Dân Biểu, Thượng Hạ Nghị Viện .v.v.
Hễ có công cử thì có người ra ứng cử và người thừa sai (cử
tri), quyền ứng cử mỗi người đều có như quyền công cử.
Phó Trị Sự và Thông Sự phải chịu cho Tín Đồ trong Ấp Đạo
xúm nhau công cử, mà trong một Hương Đạo chia ra nhiều Ấp Đạo. Mỗi Ấp có một
Thông Sự và một Phó Trị Sự làm đầu.
Chánh Trị Sự phải chịu cho toàn cả Phó Trị Sự và Thông Sự
xúm nhau công cử, chớ không phải để cho Tín Đồ xúm nhau công cử (Tín Đồ chỉ
được mời đến dự kiến để phê bình, chỉ trích hoặc đồng ý ứng cử viên và ký tên
vào vi bằng công cử).
Hồ sơ ứng cử viên gồm có:
1.
Đơn xin ứng cử.
2.
Chứng chỉ hạnh kiểm.
3.
Tờ khai lai lịch công nghiệp.
Chức Chánh Trị Sự phải có làm Phó Trị Sự hoặc Thông Sự mới
được ra ứng cử.
Hồ sơ ứng cử phải nạp cho Đầu Phận Đạo.
Sau khi Đầu Phận xem xét xong hồ sơ mỗi vị rồi thì phải gởi
danh sách cho toàn Chức Việc trong Hương hiểu biết và định ngày công cử trước
nhứt là 10 ngày.
Chánh Trị Sự đắc cử mỗi nhiệm kỳ là 5 năm.
Đắc cử rồi mà vô cớ phế phận không trọn khóa đắc cử thì
không được kể công nghiệp, mặc dù có viện lý do. Chánh Trị Sự mãn khóa được
quyền ra ứng cử và tái cử lại một khóa nữa (thủ tục cũng như mới ra ứng cử
vậy).
Luật công cử Phó Trị Sự và Thông Sự cũng y như công cử
Chánh Trị Sự. Ứng cử viên Phó Trị Sự và Thông Sự phải là người Đạo hữu giữ thập
trai, có Đạo tâm, sốt sắng và có năng lực hành sự.
Mỗi Tín Đồ khi được nhập môn thiệt thọ nghĩa là sau khi đổi
Sớ Cầu Đạo tạm rồi đều có quyền đầu phiếu công cử và ứng cử Phó Trị Sự hay
Thông Sự, nhưng Nam, Nữ riêng biệt.
Một khi có cuộc công cử Chức Việc Bàn Trị Sự thì phải thành
lập một Ủy Ban chứng sự lo xem xét cuộc công cử hầu tránh điều gian lận trong
khi đầu phiếu.
Ủy Ban nầy gồm có ba nhơn viên:
1.
Đầu Phận Đạo sở tại làm Chủ Tọa.
2.
Luật Sự Pháp Chánh địa phương Giám Thị.
3.
Chánh Trị Sự Đầu Hương Đạo kế cận chứng kiến.
Sau cuộc đầu phiếu công cử xong thì phận sự Ủy Ban nầy phải
tuyên bố liền danh sách người đắc cử, kế lập Vi Bằng Công Cử và Tờ Cử 3 bổn y
nhau gởi về cho Khâm Thành Thánh Địa nhờ sự xem xét và phê kiến, rồi giao trả lại
cho Phận Đạo 1 bổn để hồ sơ lưu chiếu, 1 bổn để hồ sơ văn phòng Khâm Thành, còn
1 bổn gởi về văn phòng Lại Viện (Nội Chánh). Đến mãn hạn kỳ 6 tháng tạm vị, nếu
xét đủ tinh thần phục vụ, hạnh kiểm tốt, không phạm Luật Pháp Đạo thì Đầu Phận
Đạo lập phúc trình và hồ sơ ứng cử luôn cả vi bằng công cử, tờ cử, đính theo 3
ảnh bán thân (4x6). Hội Thánh sẽ ban Đạo Cấp chánh vị. Đó là cuộc công cử đúng
phép.
TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: ĐỀ CỬ
Về Hương Đạo mới phổ độ lập thành thì Đầu Phận Đạo có quyền
đề cử, nghĩa là lựa chọn trong hàng Đạo Hữu vị nào có hạnh kiểm tốt, đạo tâm,
sốt sắng, lập thành Bàn Trị Sự gồm 1 Chánh Trị Sự, 1 Phó Trị Sự và 1 Thông Sự.
Sau khi đề cử xong, vị Đầu Phận Đạo phải đệ tờ Hội Thánh
xin chứng nhận mới có giá trị.
(Đính theo mẫu Vi Bằng công cử và Tờ cử)
VI BẰNG
Công Cử Chánh
Trị Sự Đầu Hương Đạo______________
----------------------
----------------------
Do thơ mời của Đầu Phận Đạo _____ (tên Phận Đạo) ________
có mở cuộc hội nhóm ngày ____ tháng ____ năm _______ dl:__________ đúng _____
giờ tại Văn Phòng Phận Đạo ___________________ để công cử Chánh Trị Sự Đầu
Hương Đạo ____________ thay thế vị Cựu Chánh Trị Sự ________ (tên, họ) ________
vừa mãn khóa (hoặc vì duyên cớ khác thì nói rõ ra, ví dụ ngưng quyền chức,
triệu hồi, truy tố, v.v...)
Sau đây, thành phần của Ủy Ban xem xét cuộc công cử:
ỦY BAN TRỌNG TÀI:
· Đầu Phận Đạo _____ (tên Phận Đạo)
__________ Chủ Tọa.
· Đại Diện Pháp Chánh địa phương
_____________ Giám Thị.
· Chánh Trị
Sự_____________________________
Đầu Hương Đạo kế cận _____________________ Giám Thị.
Đầu Hương Đạo kế cận _____________________ Giám Thị.
ỨNG CỬ VIÊN:
· Phó Trị Sự ____________________ kể
tên tất cả.
· Thông Sự _____________________ kể
tên tất cả.
Sau khi tất cả chư vị Phó Trị Sự và Thông Sự hiện diện bỏ
thăm kín, Ủy Ban trọng tài khui thăm và công bố liền danh sách vị
________________ được đa số thăm hơn hết là _________ thăm (biên số thăm), đắc
cử Chánh Trị Sự Đầu Hương Đạo ________________.
Lập tại Văn
Phòng Phận Đạo, ngày___tháng__năm_____
Dl:___ , ___ , 197...
Dl:___ , ___ , 197...
CHỦ TỌA
____________
GIÁM THỊ:
· Đại Diện Pháp Chánh địa phương
______________
· Đầu Hương Đạo kế cận
______________________
Chức Việc dự cử:
· Phó Trị Sự________________ Thông
Sự_____________
· Phó Trị Sự________________ Thông
Sự_____________
· Phó Trị Sự________________ Thông
Sự_____________
Đạo Hữu:
· _____________________
___________________
· _____________________
___________________
_____________________ ___________________
Văn Phòng
|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
|
ĐẦU PHẬN ĐẠO
|
(Tứ Thập ___ Niên)
|
-----
|
TÒA THÁNH TÂY NINH
|
Số: ___/T.C.
|
|
CHÂU THÀNH THÁNH
ĐỊA PHẬN ĐẠO ______
TỜ CỬ CHỨC ___________
Chiếu y PHÁP CHÁNH TRUYỀN về khoản phân định quyền hành Bàn
Trị Sự và Luật công cử.
Chiếu y Vi Bằng hội nhóm tại Văn Phòng _____________ số:
_____ ngày ___ tháng ______ năm ______ (Dl. ____ / ___ 197__ ).
Do _________________ Chủ Tọa, tất cả ________ Hương Đạo
____________ đồng công cử vị _________________ tuổi, sanh quán Hương Đạo
__________ Tộc Đạo ______________ Châu Đạo ____________.
Nhập môn ngày _____ tháng ____ năm ______ (Dl. ___ /____ /
197__ )
Trai giới __________
Vị nầy tánh hạnh tốt, hiền lương chơn thật.
Đắc cử chức _______________ Hương Đạo: ______________ Phận
Đạo:_ _______________ Châu Thành Thánh Địa.
Vị trên đây phải trọn vâng mạng lịnh Chức Sắc bề trên và
tuân y Luật Pháp Chơn Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh mà
hành đạo, chẳng đặng canh cải điều chi ngoài Tân Pháp.
|
Lập tại Văn
Phòng, ngày _____ tháng ____ năm ______
(Dl. ____ / _____ / 197__) |
Người đắc cử
(Ký tên) ____________ |
_______________
_______________
|
Phê kiến
Cho tạm vị 6 tháng, nếu tròn phận sự sẽ
đem vào chánh vị và ban Đạo cấp.
V.P. , ngày
___ tháng ___ năm ______.
(Dl: ___ / ___ / 197__ )
KHÂM THÀNH
THÁNH ĐỊA
GIÁO SƯ
____________
|
|
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
HÀNH LỄ TRONG BA ĐÊM
A. Khởi đêm thứ nhứt:
Vào thời Dậu thiết lễ cúng Đức CHÍ TÔN có thượng sớ và dâng
Tam Bửu: Bông, Rượu, Trà, do Chánh Trị Sự dâng sớ. Khi bắt đầu hành lễ nên lên
nhang đèn bàn thờ Ông Bà cho trong tang quyến bịnh nhơn cầu nguyện rồi sẽ nhập
đàn.
Buộc trong gia quyến phải cúng THẦY để cầu nguyện. Cúng
xong bãi đàn thì tiếp tụng Kinh DI LAÏC và 3 biến Cứu Khổ (Trường hợp tụng kinh
DI LAÏC một hay ba hiệp cũng được).
B. Đêm thứ hai:
Cũng vào thời Dậu thiết lễ cúng Thầy nhưng không có thượng
Sớ và chỉ dâng Trà mà thôi và việc hành lễ y như đêm thứ nhứt.
C. Đêm thứ ba:
Hành lễ như đêm thứ hai là xong nhiệm vụ Bàn Trị Sự, nhưng
nếu gia quyến yêu cầu tụng Kinh Sám Hối đêm chót thì Bàn Trị Sự buộc người
trong gia quyến cũng như bịnh nhơn phải giữ chay trọn ngày và đêm để tụng Sám
Hối. Bàn Trị Sự khỏi quì đọc Kinh Sám Hối (để trọn cho gia quyến quì).
Bàn Trị Sự chưa thọ phép giải bịnh thì làm như sau đây:
Khi cúng THẦY xong (chưa bãi đàn), trong gia quyến đở người
bịnh đến trước Thiên Bàn cho bịnh nhơn lạy cầu nguyện CHÍ TÔN, vị chứng đàn vào
quì cầu nguyện CHÍ TÔN thỉnh ly rượu giữa rửa mặt cho bịnh nhơn, kế thỉnh hai
ly nước cầu nguyện CHÍ TÔN xong ký tế lại (nghĩa là kê hai miệng ly, đổ thống
nhứt xuống ly riêng rồi cho người bịnh niệm câu chú của THẦY mà uống).
Trừ dư nếu có vị Chức Sắc thọ Pháp giải bịnh thì tùng người
mà hành lễ.
Bàn Trị Sự lo nghi tiết cúng THẦY trước (dù chưa đúng
giờ cúng thời).
A. Nếu ngoài thời cúng thì dâng đủ Tam Bửu (Bông, Rượu, Trà).
B. Đúng thời cúng thì tùy thời nào dâng Bửu nấy (Mặc dầu dâng một
nhưng cũng phải có đủ Tam Bửu trên Thiên Bàn).
C. Sau khi cúng THẦY xong, vị Chứng Đàn và hai vị Chức Việc Phó hay
Thông Sự vào lạy THẦY cầu nguyện Đức CHÍ TÔN rằng: “Chúng con là Bàn Trị Sự
đương quyền Hành Chánh sở tại được lời thỉnh cầu của vị .............. đến đây
cầu hồn cho vị Đạo Hữu ................... đã hấp hối, mong nhờ Đức Chí Tôn và
Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng ban ân cho người được nhẹ nhàng linh hồn”.
Nguyện xong lạy 3 lạy, đứng dậy, vị Chứng Đàn bước lấy 2
cây đèn sáp để trên dĩa, đốt cháy xá CHÍ TÔN và đưa cho 2 vị hầu, vị Chứng Đàn
ngó ngay Thiên Nhãn tịnh thần bắt Ấn Tý vào ngực, cùng hai vị cầm đèn đến trước
đầu bịnh nhơn ngó ngay mỏ ác của người hấp hối kêu tên nói rằng: “Tôi vâng lịnh
Đức CHÍ TÔN đến tụng Kinh cho vong hồn Đạo Hữu nhẹ nhàng siêu thăng tịnh độ,
vậy Đạo Hữu phải tịnh tâm mà nghe và phải cầu nguyện với Đức CHÍ TÔN ban ân
lành cho”. Nói xong, Đồng nhi khởi đọc bài: “Rấp nhập cảnh Thiêng Liêng hằng
sống ............ v.v..”. (Tụng 3 lần, khi dứt niệm câu chú THẦY 3 lần).
Đoạn vị Chứng Đàn cùng hai vị Chức Việc cầm đèn trở lại
Thiên Bàn xá CHÍ TÔN 3 xá mới tắt đèn và vị Chứng Đàn mới được xả Ấn Tý.
Điều lưu ý nếu trong khi cầu hấp hối mà bịnh nhơn tắt hơi
(chết) tiếp tụng luôn bài Kinh Đã Chết Rồi là: “Ba mươi sáu cõi Thiên Tào
......... v.v ….”.
LỜI DẶN: Hai cây đèn sáp hành lễ cầu hấp hối phải
để liên tục trong cuộc hành lễ liên tiếp đến khi hết thôi không nên dùng vào
việc khác.
Bàn Trị Sự hành lễ y như cách hành lễ cầu hấp hối.
Phải cúng Thầy nhằm tứ thời, có dâng sớ Tân cố và dâng Tam
Bửu (Bông, Rượu, Trà) vị Chứng Đàn là Chánh Trị Sự.
Khi hành lễ cúng thời xong, tất cả người trong gia quyến
đều quỳ cầu nguyện CHÍ TÔN, rồi đến chỗ người chết quỳ lạy xác một lần, Đồng
nhi khởi tụng Kinh Tẩn Liệm: “Dây oan nghiệt dứt rời trái chủ.........v.v..”.
Tụng xong, tang chủ lạy xác một lần nữa, vị Chứng Đàn trở về Thiên Bàn xá CHÍ
TÔN và xả ấn.
Các chi tiết hành lễ vừa kể trên từ phẩm Chánh Trị Sự đổ
xuống Đạo hữu thì vị Chứng Đàn là Chánh Trị Sự thực hành. Còn từ phẩm Chức Sắc
Lễ Sanh trở lên thì phương pháp cầu hấp hối, cầu hồn khi đã chết rồi đến tẩn
liệm, Bàn Trị Sự chỉ hành lễ theo nghi thức như trên. Riêng về phần chứng đàn
trước đầu người bịnh hấp hối, chết rồi nơi khoản C phải nhượng cho Đầu Phận hay
Khâm Thành nếu có thỉnh đến.
Phần thượng sớ Tân cố vị Chánh Trị Sự phải đưa lên cho Đầu
Phận Đạo thay mặt Hội Thánh dâng sớ tại Thánh Thất hay tư gia người đã chết.
Trường hợp nầy có lắm khi tùy hoàn cảnh gia đình tang chủ
thỉnh cầu như: thành phục phát tang kế tiếp hành lễ tế điện cầu siêu và an táng
luôn, cũng có gia đình duy trì vì phải coi giờ thành phục phát tang hay ngày an
táng.
Do đó mới có việc không thỏa mãn giữa nhau, vậy thì lễ
thành phục phát tang kế tiếp cúng tế cầu siêu và an táng luôn là phương tiện
cho gia đình hoặc Bàn Trị Sự là tốt nhứt. Còn việc coi ngày giờ thành phục phát
tang hay an táng nếu quá hạn tam nhựt thì buộc tang gia phải bảo đảm quan tài
về hơi hám (điều đó bất đắc dĩ mà thôi), Bàn Trị Sự cũng nên khuyên gia đình
tang chủ trong ba ngày tống táng hơn là duy trì lâu ngày có nhiều bất lợi.
Việc thành phục phát tang, Bàn Trị Sự chỉ cầu nguyện CHÍ
TÔN vì mới thiết lễ cúng THẦY hồi tẩn liệm.
Có Lễ Nhạc hoặc không có trước phải đặt một bàn nghi ngoài
để kiến Thần Hoàng bổn cảnh, đất đai ngũ phương một mâm cơm trai hay hoa quả
bánh nước tùy gia vô hữu. Còn một mâm dâng trên bàn thờ Tổ phụ (Cửu Huyền Thất
Tổ), một cái mâm đựng đồ tang để cáo từ Tổ. Khi xong bưng mâm tang qua bàn vong
(linh cửu) hành lễ. Vị Chánh Trị Sự đứng phát tang phải mặc Đại phục.
Nghi tiết trên từ hàng Lễ Sanh trở xuống Đạo hữu, Lễ sĩ mặc
áo màu xanh. Từ Giáo Hữu trở lên, Lễ sĩ mặc áo màu đỏ. Lễ Sanh, Giáo Thiện một
cây Lộng và Phướn Thượng Sanh; Giáo Hữu, Chí Thiện trở lên hai cây Lộng và
Phướn Thượng Phẩm.
Nên lưu ý, dầu Nam
hay Nữ, Phướn Thượng Sanh tả (trái), Phướn Thượng Phẩm hữu (mặt) trong ngó ra
chớ không phải để Nam
tả Nữ hữu.
Đãnh lễ Đức Chí Tôn trước khi cáo từ Tổ.
Cách lạy khi qui vị: Lễ Sanh trở lên thì 3 lạy quỳ, còn từ
Chánh Trị Sự trở xuống Đạo hữu lạy 4 lạy, 2 quỳ, 2 đứng theo nghi thường lệ.
Đoạn nầy chiếu theo quyển Tang Lễ Ngài Cố Tiếp Pháp Chơn
Quân thì hành lễ đủ kinh dầu thiếu trai giới 10 ngày (*). Chỉ đặc biệt người
qui vị giữ trọn 10 ngày chay thì được thọ truyền Bửu pháp, nghĩa là thỉnh Chức
Sắc hành Pháp đoạn căn mà thôi, dưới 10 ngày là không được hưởng Pháp nầy.
(*)
Xin quý Chức Việc Bàn Trị Sự tham khảo quyển QUAN HÔN TANG LỄ của Hội Thánh ấn
hành năm 1976, là tài liệu mới nhất sau nầy. Khóa Hạnh Đường nầy vào năm 1970,
lúc Hội Thánh chưa soạn thảo Tang Lễ thống nhứt.
Trường hợp vừa kể trên đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên
nếu trường trai hoặc thập trai cũng được thi hành theo nghi lễ nầy.
Còn 10 tuổi trở xuống, thì chỉ thượng sớ và cầu siêu mà
thôi.
Riêng về phần Chức Sắc Lễ Sanh, Giáo Thiện, Giáo Hữu, Chí
Thiện trở lên được phép tạm để tư gia hành lễ chờ ngày di quan vào Khách Đình
hay Báo Ân Từ thì Bàn Trị Sự hành lễ theo các chi tiết đã nói trên (nghĩa là từ
khi hấp hối, chết rồi đến cầu siêu, để di quan và phải đưa vào Khách Đình hay
Báo Ân Từ tùy theo phẩm vị, nên chung lo giúp đỡ tang quyến đến khi an táng
xong).
Đảnh lễ Đức Chí Tôn trước khi cáo từ Tổ, cúng vong, cầu
siêu, khiển điện, di linh cửu ra thuyền Bát nhã, đi đến Báo Ân Từ thỉnh Linh vị
vào bái lễ Đức PHẬT MẪU, đến Đền Thánh cũng thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức CHÍ
TÔN. Nếu trường hợp đi ngoài ngang qua Thánh Thất hay Điện Thờ thì cũng thi
hành như vào Nội Ô.
Tuần cửu chỉ làm tại Thánh Thất hoặc Đền Thánh mà thôi.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt bất khả kháng mới được làm tại tư gia.
Thiết lễ cúng THẦY có thượng Sớ dâng Tam Bửu (Bông, Rượu,
Trà) vào thời Ngọ và khai tuần cửu.
Trong lễ nầy nếu tang gia có cúng phẩm Tổ Phụ Ông Bà và
vong linh thì tự tiện nguyện vái, Bàn Trị Sự chỉ hành lễ tuần cửu và tụng kinh
Di Lạc 3 lần để cầu nguyện cho linh hồn người được siêu thoát là xong.
Mỗi tuần cửu hành lễ y như trên, đến ngày mãn cửu, tức là
cửu thứ 9, tang gia có cúng phẩm vật thì việc cáo từ Tổ cúng vong theo nghi
thức thường lệ.
I. Thiết lễ cúng THẦY, có thượng sớ, dâng Tam Bửu vào thời Ngọ và
khai tuần Tiểu hay Đại Tường.
Trong lễ nầy nếu có Lễ Nhạc tế điện hoặc châm chước thì có
cáo từ Tổ. Tiếp hành lễ tế điện, cúng tế xong, lễ thành khỏi tụng kinh khai
Tiểu hay Đại Tường nơi bàn vong nữa, vì đã khai trước Thiên Bàn sau thời cúng
rồi.
II. Đoạn Lễ thành nếu Đại Tường thì một người trong tang quyến
đứng trước bàn vong để lời tạ ơn chung các Cơ Quan, thân bằng cố hữu y như khi
đám xác. Dứt rồi vị Chánh Trị Sự mặc Đại phục sắp Đồng nhi trước Thiên Bàn mời
tang quyến đến, vị Chánh Trị Sự quỳ trước, tang quyến quỳ sau cầu nguyện Đức
CHÍ TÔN để xả tang, bắt đầu đốt lá Phan và Linh vị, đồng nhi tụng 3 biến Vãng
Sanh Thần Chú, dứt niệm câu chú THẦY 3 lần, tang quyến lạy Đức CHÍ TÔN, rồi qua
bàn thờ tang vong kế vị Chánh Trị Sự xả tang cho một người trưởng trong tang
quyến, còn bao nhiêu tự lột khăn tang trên đầu xuống và đứng dậy xá bước ra
ngoài sẽ cổi đồ tang ra đốt hay để tùy gia quyến. Đến đây là hết phần lễ Tang
tế sự.
Tóm lại, nghi lễ nầy tạm thực hành, chờ khi có quyển Tang
Lễ thống nhứt, Hội Thánh sẽ cho thi hành y theo đó.
Chiếu Tân Luật điều thứ 6 đến thứ 10 dạy sự chọn Hôn trong
người đồng Đạo, trừ khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm
giai ngẫu.
Tám ngày trước lễ Sính Hôn, chủ Hôn Trai phải dán Bố cáo
nơi Thánh Thất sở tại cho trong Bổn Đạo hay biết sau khỏi điều trắc trở.
Làm lễ Sính Hôn, hai đàng Trai và Gái phải đến Thánh Thất
hoặc Đền Thánh mà cầu lễ Chung Hôn (tức là lễ Hôn Phối).
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH:
Tất cả người trong Đạo khi kết thành hôn nhơn cho con,
cháu, phải tuân hành theo Tân Luật như sau:
1.
Trước hết phải chọn Hôn người trong Đạo, như "Điều thứ 6 của
Tân Luật".
2.
Trước ngày Sính hôn, phải đăng Bát nhựt tại Thánh Thất sở tại
"Điều thứ 7 Tân Luật".
3.
Khi làm lễ cưới, gả hai đàng Trai và Gái phải xin phép lập lễ Hôn
Phối tại Thánh Thất hoặc Đền Thánh "Điều thứ 8 Tân Luật".
4.
Cấm không được cưới hầu thiếp, trừ khi nào không con nối hậu thì
đặng phép cưới hầu thiếp nhưng chính người chánh thê đứng cưới mới đặng
"Điều thứ 9 Tân Luật".
5.
Cấm người trong Đạo không được để bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay
thất hiếu với công cô "Điều thứ 10 Tân Luật".
Trường hợp bất khả kháng hành lễ tại tư gia.
Bàn Trị Sự thi hành như sau:
A. Buộc chủ hôn Nam, Nữ phải xin phép Đầu Phận, Bàn Trị Sự
hỏi rõ việc kết hôn nêu trong điều thứ 6 và thứ 7 của Tân Luật.
B. Mỗi khi Bổn Đạo gả, cưới, phải thỉnh Bàn Trị Sự hay Đầu
Phận đến chứng sự hoặc hướng dẫn cách thức hành lễ để tránh điều bất trắc trong
vụ, trừ ra trong gia đình của Chức Sắc Đại Thiên Phong dĩ hạ (dù hành lễ nơi tư
gia).
C. Khi Bàn Trị Sự đến chứng sự hành lễ phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm, nên cần lưu ý mọi việc châu đáo theo phép Đạo.
D. Phần hướng dẫn hành lễ, trước hết nếu đôi bên Trai, Gái
có thỉnh Chánh Trị Sự, thì hai vị nầy vào cầu nguyện CHÍ TÔN, kế 2 sui gia Nam
Nữ, sau là chàng rể. Khi xong tiếp bái lễ Từ Đường (Ông Bà quá vãng).
Đoạn trình Hội Thánh, Quốc Vương Thủy Thổ, Ông Bà tại tiền
(sống), Cha Mẹ và tiếp đến là (*) Công Cô.
Lưu ý: Khi lên đôi đèn hành lễ Cửu Huyền Thất Tổ thì tùy chủ
hôn, hoặc sở cậy người trong thân quyến có đủ phước đức, vì lệ nầy thành tục.
Tóm lại, phần nghi lễ trên đây tạm thực hành chờ Hội Thánh
ban hành lễ thống nhứt sẽ tuân theo.
(*) Trong bản chánh của Hội Thánh ấn hành năm Canh Tuất
1970 không có hai chữ “đến là”, chúng tôi nghĩ nên có hai chữ đó, câu trên mới
rõ nghĩa hơn
Để bảo thủ Chơn Truyền khỏi bị tay phàm canh cải ra Phàm
giáo, nên trong cửa Đại Đạo có đủ Luật và Pháp.
· LUẬT: là Tân Luật.
· PHÁP: là Pháp Chánh Truyền.
Tân Luật và Pháp Chánh Truyền là qui củ chuẩn thằng của Đạo
cũng như Hiến Pháp là điều luật của một nước. Người dân biết tôn trọng Hiến
Pháp, nước mới có trật tự an ninh, thái bình thiên hạ. Còn Tín đồ của Đạo có
trọn tuân hành Luật Pháp mới giữ được Chơn Truyền Chánh giáo.
Đạo là con đường Thiêng Liêng siêu việt cứu độ chúng sanh
thoát khỏi chốn trần ai tội lỗi mà loài người còn phải chịu đày đọa vay vay,
trả trả dưới phép nhơn quả luân hồi. Nếu người giữ Đạo biết trọn tuân Luật lệ,
thực hành y theo Luật Pháp Chơn Truyền là ung dung tiến bước trên con đường
Chánh đạo, nhược bằng hành vi ra ngoài Luật Pháp thì phải bị sự lôi cuốn của
vật chất, người hành Đạo như thế đã xa Chơn Truyền Chánh giáo và sa vào Bàn Môn
Tả Đạo rồi vậy.
Người giữ Đạo mà tuân y theo Luật Pháp ví
như người thợ hành nghề có mực thước. Thợ không mực thước thì chẳng tạo nên vật
dụng trang hoàng. Còn người Đạo chẳng giữ gìn khuôn viên Luật Pháp Chơn Truyền
của Đạo thì không đắc vị Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi cõi Thiêng Liêng Hằng
Sống, mà trái lại còn sa đọa vào đường tội lỗi muôn năm ngàn kiếp trong phép Luân
Hồi.
Điều thứ chín: Muốn xin nhập
môn phải có 2 người đạo đức tiến dẫn đến người làm đầu trong họ. Hai người tiến
dẫn phải lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người mới cho hiểu biết đạo lý.
Điều thứ mười: Mỗi Thánh Thất từ đây phải lập minh thệ.
Còn ai mới vô Đạo, nội ngày đem tên vào sổ, phải ra đứng giữa Đại điện thề
liền.
Buộc phải thuộc kinh và thông hiểu Luật
Pháp của Đại Đạo truyền ra.
Điều thứ mười một: Người làm đầu trong Họ, hay là Chức Sắc
thay mặt cho mình phải đến làm lễ cúng khai Đàn trấn Thần an vị cho người mới
vào Đạo.
Điều thứ mười hai: Nhập môn rồi gọi là Tín Đồ. Trong hàng
Tín Đồ có hai bực:
1. Một bực còn ở Thế, có vợ chồng làm ăn
như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ hoặc 6 hoặc 10 ngày trong tháng,
phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực nầy
gọi là người giữ Đạo mà thôi; vào phẩm Hạ Thừa.
2. Một bực đã giữ trường trai, giái sát và
Tứ Đại Điều Qui, gọi là vào phẩm Thượng Thừa.
Điều thứ mười ba: Trong hàng Hạ Thừa, ai giữ trai kỳ từ 10
ngày sắp lên, được thọ truyền Bửu pháp, vào Tịnh Thất có người chỉ luyện
Đạo.
CHƯƠNG III: Về việc lập họ Đạo.
Từ điều thứ mười sáu đến điều thứ hai mươi.
CHƯƠNG IV: Về Ngũ Giới cấm.
Điều thứ hai mươi mốt (từ số 1 đến số 5).
CHƯƠNG V: Về Tứ Đại Điều Qui.
Điều hai mươi hai (từ số 1 đến số 4).
CHƯƠNG VI: Về Giáo Huấn.
Từ điều thứ hai mươi ba đến điều thứ hai mươi lăm.
CHƯƠNG VII: Về hình phạt.
Từ điều thứ hai mươi sáu đến điều thứ hai mươi tám.
CHƯƠNG VIII: Về việc ban hành Luật Pháp.
Điều thứ ba mươi hai.
THẾ LUẬT: Từ điều thứ nhứt đến điều thứ
hai mươi bốn.
Bàn Trị Sự cần mẫn nhắc nhở và giáo hóa trong hàng Thiện
Tín phải học hành thông suốt Tân Luật, nhứt là phần Thế Luật đặng làm phép hằng
tâm mà tu học, trau giồi cho xứng phận là Môn đồ của Đức Chí Tôn.
Người đồng Đạo phải nhìn nhau như con một Cha, Anh Em một
nhà. Nếu có sự kiện tụng xảy ra là điều bất đắc dĩ mà thôi.
Người tiên cáo phải nộp cáo trạng tường trình sự việc rõ
ràng, có nhân chứng nhìn nhận. Nộp cho Trưởng Thập Nhị Gia sở tại, Trưởng Thập
Nhị Gia quan soát minh bạch, mời hai bên tiên và bị cáo đến khuyên nhủ, lập vi
bằng hòa giải cho đôi đàng được thấu triệt ai là phải, ai là trái, đặng thông
cảm trên lẽ phải, rồi tự thuận cùng nhau.
Thoảng như bất hòa vì lẽ đôi bên ngoan cố, thì Trưởng Thập
Nhị Gia lập tờ phúc, lấy công tâm trình bày sự thật kèm nội vụ gởi đến vị Thông
Sự Ấp mình định đoạt.
Vị Thông Sự khi tiếp đặng hồ sơ kiện tụng phải xem xét kỹ
lưỡng tìm thêm yếu lý của sự thật trong vụ đầy đủ sẽ mời đôi bên tiên, bị cáo,
nhân chứng đến lấy lời khai từng người rồi quan soát lại với hồ sơ trước coi
lời lẽ thế nào? Sự phải quấy về ai, mới mở cuộc hòa giải, phải lập vi bằng hòa
giải, nếu êm hòa thì lập tờ tự thuận đôi bên ký tên. Nhược bằng đôi bên còn chống
báng thì Thông Sự giữ dạ vô tư lập phúc trình đến Chánh Trị Sự Đầu Hương Đạo
giải quyết.
Đầu Hương Đạo phải tìm mọi lý lẽ, từng khía cạnh trong nội
vụ cho có đủ bằng chứng cụ thể hoặc minh tra hay mật tra tùy trường hợp, để tìm
sự thật đặng hòa giải cho đôi đàng.
Việc hòa giải phải căn cứ vào: Tân Luật, Luật Lệ xử đoán,
Đạo Nghị Định, và Pháp Chánh Truyền mà thi hành cho tròn trách nhiệm.
Việc hòa giải kiện tụng trong đường Đạo phải giữ theo trật
tự đẳng cấp như là: đến Trưởng Thập Nhị Gia, đến Thông Sự, đến Chánh Trị Sự,
đến Đầu Phận hoặc Đầu Tộc Đạo, đến Khâm Thành hoặc Khâm Châu Đạo, vân vân ...
CHÚ Ý: Mỗi giấy tờ đều phải có đương sự ký tên,
đề ngày tháng năm. Như tờ khai đương sự ký tên rồi người lấy lời khai cũng phải
ký tên thị chứng mới hợp lệ.
Khi đã nhận trách nhiệm Bàn Trị Sự thì quyền giáo hóa chư
Tín Đồ trong Hương Đạo hoặc Ấp Đạo của mình cai quản và có quyền hòa giải những
sự xích mích giữa người Bổn Đạo.
1. Khuyên giải: Khi có người phạm lỗi nhẹ về Thế Luật
hoặc thiếu hạnh kiểm, làm mất tư cách người Đạo, làm tổn thương chung cho người
đồng Đạo, thì Bàn Trị Sự có bổn phận phải dạy khuyên cho người phạm lỗi biết ăn
năn sám hối.
2. Răn phạt: Nếu vị nào chẳng biết sửa mình chừa lỗi
lại còn tái phạm, thì Bàn Trị Sự có quyền răn phạt bằng quì hương, tụng Kinh
Sám Hối.
3. Hòa giải: Những việc xích mích tranh tụng thường sự
giữa người đồng Đạo dầu thuộc về việc Đời hay việc Đạo, Bàn Trị Sự chẳng nên dễ
dãi bỏ qua để mất niềm hòa khí, sanh những mầm hờn giận, ghét ganh mất tình tương
thân tương ái cùng nhau.
Trong trường hợp nầy, Chức Việc Bàn Trị Sự cần mời hết cả
đôi bên đến dùng lời đạo đức giải thích phép Đời, luật Đạo, lời thuận lẽ êm,
cân phân phải quấy cho đôi bên hiểu rõ, rồi hòa giải cho được thuận hòa cùng
nhau.
4. Răn trị: Người giữ Đạo buộc phải tuân y Luật Pháp
của Đạo.
· Luật có Tân Luật và Luật Lệ xử đoán.
· Pháp có Pháp Chánh Truyền.
Thoảng như có vị nào phạm Luật, phạm Pháp về mấy khoản nặng
mà Bàn Trị Sự hiểu biết hay do Trưởng Thập Nhị Gia phúc tờ lên thì chẳng nên yêm
ẩn, mà chính mình Bàn Trị Sự phải đích thân đến tận nơi xảy ra, mở cuộc minh
tra cho minh bạch hoặc mời đến Văn Phòng hạch vấn cho ra lẽ rồi phúc sự lên Lễ
Sanh Đầu Phận hay Đầu Tộc để cho người liệu phương giáo hóa, hay là Đầu Phận đệ
tờ với nội vụ lên Khâm Thành định đoạt.
5. Kiện tụng: Khi có việc kiện tụng rắc rối đại sự,
Chức Việc Bàn Trị Sự đã hết lời hòa giải mà chẳng đặng, đôi đàng vẫn cố tình
tranh hơn thiệt, hoặc vì quyền lợi, hoặc vì danh thể cá nhân có ảnh hưởng đến
quyền dân sự, thì chừng đó mới buộc lòng để đôi đàng kiện đến Tòa Án Quốc Gia.
Còn những vụ tranh tụng về phần Đạo mà Bàn Trị Sự hòa giải
không đặng, thì nên dùng quyền điều tra riêng với tánh cách vô tư, rồi phúc sự
nội vụ lên Lễ Sanh Đầu Phận Đạo phân xử.
CHÚ Ý: Việc Hành Chánh Đạo phải giữ đúng trật tự đẳng cấp: Trưởng
Thập Nhị Gia chăm sóc 12 gia đình, Phó Trị Sự giáo hóa một Ấp Đạo, Thông Sự gìn
Luật Pháp một Ấp Đạo, Chánh Trị Sự có quyền giáo hóa và sửa trị trong một Hương
Đạo./.
CHUNG
Kiểm duyệt ngày 5 tháng 6 năm Canh
Tuất
(Dl. 7. 7.1970)
Trưởng Ban Kiểm duyệt Kinh Sách Đạo
HIẾN PHÁP H.T.Đ.
TRƯƠNG HỮU ĐỨC
(Ấn ký)
(Dl. 7. 7.1970)
Trưởng Ban Kiểm duyệt Kinh Sách Đạo
HIẾN PHÁP H.T.Đ.
TRƯƠNG HỮU ĐỨC
(Ấn ký)