891 TRẤN HƯNG ĐẠO. SAIGON 5.
Năm 1949, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
đã mua lại một villa kiểu Pháp, tọa lạc tại số 107 trên đường Boulevard
Galliéni có diện tích là 931 mét vuông để làm Văn phòng chánh trị đạo.
Thời Việt Nam Cộng Hòa van phòng chuyển sang Thánh Thất.
Đó là một phần lịch sử và văn hóa của Cao Đài bị chi phái 1997 hủy hoại.
Năm 1949, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
đã mua lại một villa kiểu Pháp, tọa lạc tại số 107 trên đường Boulevard
Galliéni có diện tích là 931 mét vuông để làm Văn phòng chánh trị đạo. Văn
phòng là nhịp cầu liên lạc với các Đảng phái quốc gia như Bình Xuyên, Hòa Hảo,
Việt Nam Phục Quốc Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt… để tranh đấu cho Việt
Nam được độc lập, tự do.
Nơi đây đã chứng kiến nhiều phiên
họp lịch sử của các tôn giáo và đảng phái liên kết nhau để bảo vệ đồng bào và
đồng đạo; Phật Giáo, Công Giáo, Hòa Hảo, khối Bình Xuyên và Cao Đài, khi đó đều
hứng chịu hai lằn đàn: Cộng sản và thực dân Pháp. Những trí thức của Việt Nam
như Cựu Thủ Tướng Nam Kỳ Quốc Tiến Sĩ Y Khoa Lê Văn Hoạch, Luật sư Trần Văn
Tuyên, nhà nghiên cứu Hồ Hán Sơn, học giả Hồ Hữu Tường, nhà báo Nam Đình Nguyễn
Thế Phương, nhà văn Chu Tử, sử gia Nguyễn Long Thành Nam (Phật Giáo Hòa Hảo) …
đều có một thời lui tới văn phòng.
Năm 1954 Đức Hộ Pháp là cố vấn tối
cao cho Quốc trưởng Bảo Đại đã thành lập phái đoàn tham dự Hội nghị Geneve về
Việt Nam theo yêu cầu của Quốc trưởng. Phái đoàn đã từ Tòa Thánh Tây Ninh đến
Văn Phòng số 107 và gặp các thân hào nhân sĩ trước khi lên đường sang Paris.
Thời Việt Nam Cộng Hòa văn phòng 107
đường Boulevard Galliéni chuyển thành Thánh Thất Đô Thành Sài Gòn, địa chỉ đổi
thành: 891 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, Sài Gòn.
Văn phòng Đầu Tộc Đạo Đô Thành Sài
Gòn và Khâm Châu Đạo Sài Gòn Gia Định cũng nằm trong Thánh Thất. Năm 1973 Hội
Thánh cho phép xây phần hậu điện.
Thánh Thất là mái ấm cho nhiều thế
hệ học sinh, sinh viên từ các tỉnh về Sài Gòn học có nơi trú ngụ. Ký ức về một
thời thanh niên hăng hái học hành để xây dựng tương lai vẫn sống mãi trong lòng
họ. Những điều thiết thực như thế góp phần tạo ra nề nếp văn hóa Cao Đài. Nhiều
gia đình người đạo trước khi đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO hay bảo lãnh cũng
chọn Thánh Thất để tá túc trước khi lên đường. Thánh Thất Đô Thành Sài Gòn đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong tôn giáo và xã hội, và là một phần quan trọng trong
văn hóa và lịch sử Cao Đài.
Sau năm 1975, Thánh Thất Sài Gòn
tiếp tục hoạt động; nhưng không còn Khâm Châu Đạo vì năm 1979 hành chánh đạo đã
bị giải thể chỉ còn 2 cấp.
Năm 1999, các tín đồ Cao Đài đã gom
góp xấp xỉ 1.3 tỉ đồng (tương đương khoảng 95.000 USD theo tỷ giá bấy giờ) để
hoàn thành thánh thất như hiện nay. Trong đó có cả phần đóng góp của các tín đồ
Cao Đài ở Mỹ, Canada, Pháp, Úc… Ngày 16 tháng 4 năm 2000, Thánh Thất hoàn tất
và các tín đồ làm lễ An vị Thánh tượng Thiên nhãn, và được khánh thành ngày 14
tháng 7 năm 2001.
Thánh thất này phục vụ cho 7 Hương
Đạo Cao Đài (Rạch Ông, Phạm Thế Hiển, Chánh Hưng, Xóm Củi, Chợ Quán, Đường
Nhơn, Kim Biên). Nó tọa lạc tại quận 5 nhưng đại đa số tín đồ ở quận 8 (cách
Thánh Thất khoảng 2 km).
Khi Chi Phái 1997 ra đời, họ đã
quyết tâm chiếm Thánh Thất Sài Gòn để tẩy xóa dấu tích văn hóa và lịch sử của
Đạo Cao Đài. Cho nên khi thánh thất gần xây dựng xong, Chi Phái 1997 cử ông
Kiều Ngọc Minh xuống Sài Gòn kết hợp với ông Nguyễn Văn Thọ (Đầu phòng văn),
Ông Nguyễn Văn Sang (Chánh Trị Sự), Ông Trần Hữu Hiếu (Đạo Hữu) thành một nhóm
để áp lực người đạo phải đổi đạo theo Chi Phái 1997. Nhóm nầy phối hợp với Ban
Tôn giáo Thành phố HCM, Ban Tôn giáo Quận 8, Quận 5; Mặt trận tổ quốc Quận 8,
Quận 5 và công an Phường 1 Quận 5 để áp lực người Đạo Cao Đài phải theo Chi
Phái 1997. Khởi đầu là việc ép người đạo phải thực hiện theo nghi lễ và tang tế
sự do chi phái ban hành.
Việc cho phép tín đồ Cao Đài xây
dựng Thánh Thất Sài gòn là một kế hoạch của chính quyền để gạt thế giới rằng
việt nam có tự do tôn giáo, các tín đồ cũng như các chức sắc đều được tu hành,
nhưng liền sau đó thì ngầm bên trong họ hỗ trợ Chi Phái 1997 chiếm đoạt thánh
thất này.
Ông Kiều Ngọc Minh (Ban Đại diện) đã
từ Tây Ninh xuống Sài Gòn để quản lý nhân sự, ai không tùng phục thì Chi phái
1997 mời đến Thánh Thất làm việc có sự chứng giám của chính quyền. Họ tạo áp
lực để bắt buộc cải đạo. Nếu vẫn không tùng phục thì trục xuất ra khỏi Thánh
Thất. Điển hình là Chánh Trị Sự Trần Thới Xã bị trục xuất theo Huấn Lịnh Số
01/76 ngày 12/11/2000 của Chi Phái 1997.
Do lập công với chi phái 1997 nên
đến năm 2000, ông Thọ, ông Sang được chi phái 1997 phong lên Lễ Sanh; và ông
Hiếu lên Chánh Trị Sự.
Ngày 01/01/2005 Đạo Hữu Nguyễn Thị
Bảy 77 tuổi tạ thế. Gia đình yêu cầu Bàn Trị Sự Hương Đạo Rạch Ông cử hành lễ
tang theo nghi thức Đạo Cao Đài. Họ thỉnh hiền huynh Giáo Hữu Ngọc Nhuần Thanh
đến hành pháp đoạn căn.
Do vậy ngày 14 tháng 4 năm 2005 chi
phái 1997 kết hợp với Ban Tôn giáo TP HCM, MTTQ Quận 5, Quận 8, và công an Quận
5, Quận 8 họp nhau tại Thánh Thất và công bố huấn lịnh trục xuất 4 người trong
Bàn Trị Sự của Hương Đạo Rạch Ông ra khỏi Đạo và ra khỏi Thánh Thất.
Đến ngày mùng 1 tháng 5 năm 2005, Chi Phái đem bản huấn lịnh dán trước cổng Thánh thất. Huấn lịnh Số 115/80 tuyên bố trục xuất 6 người: CTS Phan Văn Đặng Rạch Ông Quận 8; CTS Đặng Thị Kim Thành, Rạch Ông Quận 8; TS Đặng Hữu Thời, Rạch Ông Quận 8; Cựu CTS Võ Văn Trọng, Phạm Thế Hiển Quận 8; Bà Huỳnh Thị Đáng ở Kon Tum; Bà Nguyễn Thị Kim Loan ở Kontum. Không dừng lại đó Chi Phái 1997 tiếp tục ra Đạo Lịnh trục xuất Giáo Hữu Ngọc Nhuần Thanh vì hành pháp đoạn căn cho vị Đạo Hửu Nguyễn Thị Bảy theo nghi thức Đạo Cao Đài 1926.
Đến ngày mùng 1 tháng 5 năm 2005, Chi Phái đem bản huấn lịnh dán trước cổng Thánh thất. Huấn lịnh Số 115/80 tuyên bố trục xuất 6 người: CTS Phan Văn Đặng Rạch Ông Quận 8; CTS Đặng Thị Kim Thành, Rạch Ông Quận 8; TS Đặng Hữu Thời, Rạch Ông Quận 8; Cựu CTS Võ Văn Trọng, Phạm Thế Hiển Quận 8; Bà Huỳnh Thị Đáng ở Kon Tum; Bà Nguyễn Thị Kim Loan ở Kontum. Không dừng lại đó Chi Phái 1997 tiếp tục ra Đạo Lịnh trục xuất Giáo Hữu Ngọc Nhuần Thanh vì hành pháp đoạn căn cho vị Đạo Hửu Nguyễn Thị Bảy theo nghi thức Đạo Cao Đài 1926.
Từ đó, các tín đồ Cao Đài 1926 ở
Rạch Ông phải cúng sóc, vọng hàng tháng cũng như cử hành các ngày cúng kỷ niệm
khác trên lòng đường trước thánh thất của họ. Tám năm ròng rã các cụ ông, cụ
bà… vẫn quì cúng ngoài đường mỗi kỳ đàn 120 phút bất kể nắng mưa. Chi Phái 1997
vẫn nhất quyết không cho tín đồ Cao Đài vào lại thánh thất của chính họ. Các
tín đồ thuộc Hương Đạo Rạch Ông đã rút về sinh hoạt nơi Văn phòng Hương Đạo cả
về Hành-Chánh và Phước-Thiện.
Chính quyền giúp sức cho Chi Phái
1997 trục xuất hàng loạt người đạo ở Rạch Ông, đuổi ra đường quì cúng để tạo áp
lực với 6 Hương còn lại nên họ phải chấp nhận cải đạo theo Chi Phái 1997, một
tôn giáo do Đảng Cộng Sản lập ra năm 1997 không chỉ khác với mà còn nghịch lại
Đạo Cao Đài ra đời năm 1926.