TIN TỨC.
Ngày 11. 06. 2017 hồi 14 giờ tại khách sạn Le Meridian
hai vị Dân biểu Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld, Tổng Lãnh Sự
và phó Tổng Lãnh Sự Đức tại SG, ông
Konrad Lax và anh Đăng đã gặp phái đoàn ba tôn giáo:
Hòa Thượng Thích Không Tánh và Thầy Thích Lệ Trụ, đại
diện cho Tăng đoàn Giáo hội PGVN thống nhất.
Cha Paul Lê Xuân Lộc và anh Cao Hà Trực, đại diện cho
Văn phòng Công lý - Hòa bình (DCCT SG).
Chánh Trị Sự Võ Văn Quang, Chánh Trị Sự Nguyễn Thị Hương, Chánh Trị Sự
Lương Thị Nở và Phó Trị Sự Nguyễn Văn Thiệt, Ban Chấp Hành Khối Nhơn Sanh Đạo
Cao Đài 1926.ĐÂY LÀ VĂN BẢN KNS GỞI PHÁI ĐOÀN.
Kính gởi: Phái đoàn Quốc Hội Đức Quốc.
Chúng tôi xin phép trình bày vắn tắt về tình trạng Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài như sau.
I/-
Nguồn gốc.
1/- Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài được khai sinh vào năm 1926 tại Chùa Gò Kén,
làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
2/-Về
tâm linh: Đạo Cao Đài làm nhân chứng trước nhân loại rằng: con người có thể
thông công vớ thế giới vô hình. Những lời
dạy từ cõi vô hình (thánh ngôn, thánh giáo) đã chỉ dẫn cho các bậc thiên phong
khai đạo lập ra giáo ly, pháp luật, cách tổ chức, tạo ra bản sắc Đạo Cao Đài.
3/- Về
tôn giáo: Thượng đế đến dạy con người quy nguyên tam giáo (Phật giáo, Tiên giáo
và Nho giáo) và hiệp nhất ngũ chi (Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo) làm một để nhân loại
không chia rẽ hay nghịch lẫn nhau. Thời kỳ đại ân xá thứ ba nên: Bất cứ ai (tin
có Thượng đế hay không tin có Thượng đế, người có tội hay người vô tội) biết thực
thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) được xã hội nhìn nhận thì Thượng đế
nhìn nhận và ban thưởng theo nguyên lý: dâng công đổi vị.
4/- Về
xây dựng con người và xã hội: Đạo đưa ra công thức xây dựng xã hội trong hòa bình, dân chủ, tự do phù hợp với những giá trị căn bản và phổ quát của nhân loại. Đạo thực thi 5 phương án: gia cư, mưu sinh,
giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí, dân sinh. Người đạo hay tổ chức tôn giáo hàng ngày phải
lo: trường học, nhà dưỡng lão, ấu và tịnh thất.
5/- Đạo
chủ trương làm cho dân mạnh nên Pháp Chánh Truyền (hiến pháp của Đạo) lập quyền cho hạ tầng cơ sở rất minh bạch và cấm sửa đổi. Từ chủ trương dân mạnh nên Đạo nâng đỡ người
nghèo khó về vật chất và tinh thần thành người có hiểu biết và có cuộc sống an cư lạc nghiệp. Đức tin của người đạo thể hiện qua sự hiểu biết về công lý
và đem công lý đánh đổ cường quyền. Xã hội
còn bất công là Đạo Cao Đài chưa hoàn thành sứ mạng.
II/-
Sau ngày 30. 04. 1975.
1/- Năm 1977 nhà
nước ban hành nghị quyết 297 khoản 3 phần b như sau:
“Việc phong chức bổ nhiệm những người hoạt
động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp
nhận trước tùy theo phạm vi hoạt động tôn giáo của những người nầy trong một
xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố chấp thuận; phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm
nhiều tỉnh thì phải do Thủ Tướng quyết định”.
Điều
nầy trái với pháp luật đạo. Vì chức sắc của đạo xưa nay do tín đồ công cử và
dâng lên cho thiêng liêng duyệt xét qua cơ bút (thiên nhơn hiệp nhất). Do vậy Hội
Thánh không thăng phẩm cho nhân sự tôn giáo để giử giá trị đạo và tránh sự lệ
thuộc vào nhà nước.
2/- Bản án Cao Đài.
Việc không chấp nhận lệ thuộc làm cho nhà nước Việt
Nam tức giận.
Ngày 20. 07. 1978 nhà nước Việt Nam ban hành Bản án
Cao Đài có nội dung chính: Thứ nhất: Đạo Cao Đài do thực dân Pháp lập ra. Thứ
hai: Đạo làm tay sai cho thực dân Pháp, phát xích Nhật, và đế quốc Mỹ. Thứ ba:
Giáo chủ Phạm Công Tắc là phản quốc. Thứ tư: Hệ tư tưởng Cao Đài là phản động.
Thứ năm: Bộ máy hành chánh tôn giáo là bộ máy nhà nước trá hình.
3/- Ngày 13. 12. 1978 nhà nước ra quyết nghị: giải tán
hành chánh tôn giáo từ trung ương đến các địa phương. Sau đó ra các quyết định
tịch thâu tài sản tôn giáo.
III/-
Lập ra tổ chức tôn giáo quốc doanh để chiếm tài sản Đạo Cao Đài 1926.
Ngày 05. 09. 1997 nhà nước Việt Nam ban pháp nhân cho
một tôn giáo mới có danh hiệu: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh,
gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
(Điều 1 hiến chương 1997). Danh hiệu
Cao Đài 1997 gọi đầy đủ có 10 chữ và gọi tắt có 05 chữ.
Danh hiệu của Đạo Cao Đài 1926: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, gọi tắt là (Đạo Cao Đài).
Danh hiệu Cao Đài 1926 gọi đầy đủ có 06 chữ và gọi tắc có 03 chữ.
Như
vậy đây là 02 tổ chức tôn giáo khác nhau.
Nhưng nhà nước Việt Nam đã lấy toàn bộ tài sản của Đạo
Cao Đài 1926 giao cho Đạo Cao Đài 1997 sử dụng. Thực tế là nhà nước Việt Nam lập
ra Đạo Cao Đài 1997 để làm công cụ tiêu diệt Đạo Cao Đài 1926.
IV/-
Cuộc tranh đấu của người Đạo Cao Đài 1926.
Đạo Cao Đài 1997 chiếm Tòa Thánh của Đạo Cao Đài 1926
là canh bài tráo của nhà nước Việt Nam. Sau đó nhà nước chỉ huy cho Đạo Cao Đài
1997 tiến chiếm nhiều Thánh Thất, Điện Thờ khác ở các địa phương khác. Họ ép buộc
phải bỏ Đạo Cao Đài 1926 để theo Đạo Cao Đài 1997. Người Đạo Cao Đài 1926 tiến
hành quyền thực hành tôn giáo đều bị nhà cầm quyền và người của Đạo Cao Đài
1997 tấn công, đánh đập. Chúng tôi xin nêu một vài trường hợp điển hình:
Ngày 27. 05. 2015 hơn 300 người Đạo Cao Đài 1926 đã về
Tòa Thánh Tây Ninh để mở Đại Hội Nhơn Sanh; mục đích là công cử người xây dựng
lại hành chánh tôn giáo nhưng đã bị nhà cầm quyền Việt Nam và Đạo Cao Đài 1997
đánh đập, bị cướp giật tài sản, bị xịt nước sơn, bị xịt nước, bị quăng ớt bột
vào người…
Người Đạo Cao Đài 1926 bị đánh đập tại Tòa Thánh ngày 27. 05. 2015.
Người Đạo Cao Đài 1926 bị xịt nước sơn tại Tòa Thánh ngày 27. 05. 2015.
Ngày 21. 03. 2017 nhà cầm quyền Việt Nam chỉ huy cho
chức sắc Đạo Cao Đài 1997 và côn đồ đến tấn công và chiếm đoạt Thánh Thất Phú Thành A. Chứng cứ là công văn TỐI MẬT
của ông Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa Trưởng Công An huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp
lên kế hoạch đánh chiếm Thánh Thất. (1).
Nhờ sự giúp đỡ
của tổ chức BPSOS (Mỹ), VETO (Đức) nên chúng tôi đã gởi các báo cáo vi phạm đến
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức khác.
V/-
Giải pháp cho Đạo Cao Đài 1926 được phục hồi.
Theo pháp luật Đạo Cao Đài 1926 thì đạo phải có Đại Hội
Nhơn Sanh để công cử người cầm quyền hành chánh tôn giáo. Địa điểm mở Đại Hội là tại Tòa Thánh tỉnh Tây Ninh.
Trên thực tế nhà cầm quyền Việt Nam không có văn bản
nào tịch thu Tòa Thánh của Đạo Cao Đài 1926; nhưng nhà cầm quyền đã dùng vũ lực
chiếm Tòa Thánh của Đạo Cao Đài 1926 để giao cho Đạo Cao Đài 1997 sử dụng. Điều
nầy hoàn toàn sai trái với pháp luật Việt Nam. Đặc biệt là điều 18 của Công Ước Dân Sự Và Chính Trị mà Việt Nam đã
ký kết và có nghĩa vụ thi hành.
Do vậy nguyện vọng của chúng tôi là nhà nước phải tôn
trọng luật pháp do nhà nước ban hành, nhà nước không thể cứ nói một đường làm một
nẽo để lừa gạt người Đạo Cao Đài 1926, công luận và quốc tế. Nhà nước phải trả
lại Tòa Thánh Tây Ninh cho người Đạo Cao Đài 1926. Nhà nước không thể ngụy biện
rằng đó là việc nội bộ của tôn giáo nhà nước không can thiệp.Bởi vì:
Đạo
Cao Đài 1926 và Đạo Cao Đài 1997 là hai tổ chức tôn giáo khác nhau.
Chúng tôi hy vọng rằng sau cuộc tiếp xúc hôm nay quí vị
sẽ cho phép chúng tôi gởi các báo cáo vi phạm điển hình đến quí vị và sau nầy
có bất cứ sự vi phạm nào chúng tôi cũng xin phép gởi đến quí vị.
Xin thành thật cảm ơn.
Ban Chấp Hành Khối
Nhơn Sanh.
(đã ký).
Chánh Trị Sự Võ
Văn Quang.
Địa chỉ liên lạc:
1/- Công văn TỐI MẬT: chiếm Thánh Thất Phú Thành A
(21. 03. 2017).