Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

2077. Tường trình cuộc vận động nhân quyền và dân chủ ở Đông Timor


Cảm Nhận Về Hai Hội Nghị Quốc Tế Tại Đông Timor
(01/08 - 06/08/2016)
Ngô Thị Hiền - Đinh Ngọc Tuyết - Trần Trang Khanh - Phạm Hữu Quang - Trần Dũng - Trần Hoà Bình - Nguyễn Tân 
Nhóm "Tinh Thần Hào Kiệt" (TTHK) cùng hợp tác làm việc với anh Nguyễn Đình Thắng về những vấn đề như tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam trong nhiều năm qua vì cùng quan điểm, lòng yêu nước và đường lối làm đúng việc, đúng cách, và có đạo đức.

Chúng tôi, bảy thành viên trong nhóm TTHK tham dự hai Hội Nghị Quốc Tế tại Đông Timor năm nay, xin chia sẻ các cảm nhận cùng quý vị quan tâm.
Sau gần ba mươi năm tích cực hoạt động, anh Nguyễn Đình Thắng đã thành công tạo được sự quen biết, tín nhiệm, và ảnh hưởng lớn không những đối với Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ, mà còn tạo dựng những quan hệ bền vững với nhiều tổ chức quốc tế. Cụ thể qua hai hội nghị tại Đông Timor, sự tín nhiệm và nối kết rộng rãi thân tình của anh đối với các tổ chức quốc tế có tầm vóc cũng như các cộng đồng xã hội dân sự ASEAN khiến chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa hãnh diện. Đó là cái “vốn chính trị” mà anh đã xây dựng làm nền tảng cho phong trào TTHK để thực hiện kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam về lâu về dài.
Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, ngày 1 & 2 Tháng Tám (SEA-FoRB):
Hai ngày hội nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở tại Đông Nam Á do chính BPSOS đảm nhiệm tổ chức với gần 90 người tham dự đã nhận được sự hỗ trợ và tham gia của nhiều tổ chức quốc tế như Freedom House, International Commission of Jurists, Malaysia Bar Council, Burma Partnership, Stefanus Alliance International, Christian Solidarity Worldwide, v.v. Đồng thời lại có sự tham gia của rất nhiều các nhà hoạt động và chuyên gia trong vùng Đông Nam Á. Thủ Tướng Đông Timor và Ngoại Trưởng Đông Timor đều cử đại diện đến dự thính để tường trình. Đại diện Liên Âu cũng đã tiếp đón một phái đoàn của những người tham dự hội nghị.



(1) Quang cảnh Hội Nghị; (2) Ts. Thắng giới thiệu đại diện các tôn giáo làm lễ cầu nguyện đa tôn giáo.

Nhiều diễn giả kinh nghiệm đã trình bày các đề tài một cách khúc chiết. Đặc biệt khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình, cựu Tổng Thống Đông Timor Jose Ramos-Horta, phát biểu một bài thật ý nghĩa và sâu sắc. Chúng tôi đã học hỏi thật nhiều trong hội nghị này.



(3) Cựu Tổng Thống Đông Timor khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Jose Ramos-Horta; (4) Ls Andrew Khoo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền của Luật Sư Đoàn Malaysia, phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị được tổ chức theo quy cách tiêu chuẩn trên chính trường quốc tế: tươm tất và trang trọng, với các buổi giải lao và cơm trưa. Nhất là buổi tối tao ngộ, thức ăn được phục vụ theo cách Tây Phương và ca sĩ có hạng tại địa phương trình diễn trong khung cảnh ấm áp và thân tình. Cô ca sỹ đã làm phái đoàn người Việt ngạc nhiên với bản dân ca “Tình Bằng Có Cái Trống Cơm” điêu luyện như ca sỹ người Việt Nam. Một số anh chị em người Việt góp phần trình diễn hai bài đồng ca: Việt Nam – Việt Nam và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.


(5) Họp từng nhóm nhỏ để lập kế hoạch hành động cho 12 tháng sắp đến; (6) Thành viên TTHK đang giúp thông dịch cho một thành viên trong nước đang trình bày tình trạng đàn áp tôn giáo có hệ thống tại Việt Nam.

Hội Nghị Xã Hội Dân Sự và Diễn Đàn Người Dân ĐNÁ, ngày 3 – 5 Tháng Tám (ACSC/APF):
Hội nghị xã hội dân sự và diễn đàn người dân vùng Đông Nam Á là một thành quả tuyệt vời và phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam thật hùng hậu với trên 40 người, trong đó có 17 tham dự viên gồm cựu tù nhân lương tâm, dân oan, nạn nhân đàn áp tôn giáo, và những người hoạt động trẻ tuổi ở Việt Nam. Họ được anh Thắng và toán hoạt động của BPSOS ở Bangkok, Thái Lan sắp đặt từng bước để có thể đến được Đông Timor bằng nhiều ngả đường khác nhau. Với sự tài trợ của một số tổ chức, những đóng góp của nhiều đồng hương qua chương trình gây quỹ và do chính anh chị em trong nhóm TTHK góp phần, mà BPSOS đã có thể lo chi phí di chuyển, ăn ở cho những người can đảm này đến từ Việt Nam.
 
(7) Nhóm 23 thành viên hải ngoại và 17 thành viên từ trong nước, và một số nhân viên văn phòng Thái Lan của BPSOS chụp hình lưu niệm cùng một số bạn hữu.
Với nhóm người hùng hậu và nức lòng đấu tranh, phái đoàn của chúng tôi đã tạo được sự chú ý của hầu hết 850 người tham dự diễn đàn. Mặc dù không có lá cờ như các phái đoàn xã hội dân sự của mười quốc gia trong vùng và của Đông Timor, chúng tôi đã vô hiệu hoá phái đoàn xã hội dân sự giả hiệu do đảng Cộng Sản Việt Nam gởi đi.
 



(8) Thành viên nhóm TTHK thông dịch lời phát biểu của một thành viên trong nước tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN -- thông dịch là một chức năng của nhiều thành viên hải ngoại đi kèm với những thành viên trong nước; (9) Một thành viên nhóm TTHK phát biểu trong diễn đàn về người khuyết tật, nêu lên những thiệt thòi của thương phế binh VNCH do CSVN phân biệt đối xử; (10) Biểu tình đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam ngay tại Diễn Đàn.



(11) Hai thành viên của nhóm TTHK giới thiệu phòng triển lãm của phái đoàn xã hội dân sự độc lập Việt Nam; (12) Một người trẻ đến từ Việt Nam kêu gọi tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm.




(13 & 14) Lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam và đòi tự do cho các tù nhân lương tâm trong các giờ giải lao và giờ ăn trưa.


(15) “Dân oan” Lê thi Kim Thu diện kiến Cựu Tổng Thống Đông Timor và khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Jose Ramos-Horta; (16) Phái đoàn xã hội dân sự độc lập Việt Nam nắm trọn sân khấu tại lễ bếmạc Diễn Đàn Người Dân ASEAN, ngày 05/08/2016.
Thành công này không phải một sớm một chiều mà có được. Cách đây đã lâu anh Thắng tâm sự với chúng tôi rằng từ năm 2009, tổ chức BPSOS đã xông xáo vào Diễn Đàn Người Dân ASEAN để đưa tiếng nói của đồng bào trong nước vào diễn đàn quan trọng này. Lúc ấy, diễn đàn này hoàn toàn bị chiếm lĩnh bởi phái đoàn xã hội dân sự giả hiệu do nhà nước Việt Nam cử đi. Lúc đầu BPSOS đã gặp nhiều khó khăn vì nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở vùng Đông Nam Á có tinh thần phản chiến trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam; họ lại bị “đầu độc” bởi phái đoàn quốc doanh rằng BPSOS là tổ chức do Hoa Kỳ điều động. Họ hoàn toàn tin phái đoàn Việt Nam và luôn nghĩ rằng tình hình Viêt Nam tốt đẹp như những lời tuyên truyền của Cộng Sản. Dần dần anh Thắng đã đem đến những thông tin chính xác về thực trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, rồi là tiếng nói của một số nhà hoạt động ở trong nước qua phương tiện trực tuyến về sự đàn áp, đánh đập, tù đày mà đồng bào ở trong nước là nạn nhân. Nhóm nhỏ của BPSOS dưới sự điều độnng của anh Thắng mỗi năm thu phục được thêm một số bạn bè trong khu vực và tạo được lòng tin của tham dự viên càng ngày càng đông trong hội nghị. Đoàn xã hội dân sự giả hiệu (gọi tắt là GONGO) của nhà nước và Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng mất dần uy tín. Tất cả những công tác âm thầm này chuẩn bị cho bước đột phá năm nay: các khuôn mặt tiêu biểu của xã hội dân sự thật ở Việt Nam đã trực tiếp xuất hiện tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN. Đối mặt với “người thật, việc thật”, phái đoàn GONGO đã rơi mặt nạ và mất uy tín.



(17) LS Daniel Lo (bên tráí), đại diện BPSOS, trên sân khấu của Diễn Đàn Người Dân ASEAN 2011, Jakarta, Indonesia; (18) Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi họp Phong Trào Dân Chủ Quốc Tế, Bali, Indonesia năm 2011.





(19) Phái đoàn của BPSOS tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN 2012, Nam Vang, Campuchia; (20) Phái đoàn của BPSOS tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN 2013, Brunei


(21) Cựu ĐS Grover Joseph Rees đại diện BPSOS lên sân khấu tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN 2014, Miến Điện.
  


(22) Huỳnh Thục Vy, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, phát biểu trực tuyến tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN, Mã Lai, ngày 24/04/2015; 


(23) LM Phan Văn Lợi, Nhóm LM Nguyễn Kim Điền, cũng phát biểu trực tuyến tại Diễn Đàn này.

(24) Toán tình nguyện từ hải ngoại do BPSOS phối hợp sẵn sàng đối mặt với phái đoàn quốc doanh, ngày 21/04/2015 ; (25) Anh Lê Thanh Lâm, giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng và cũng là một cựu tù nhân lương tâm, chất vấn phái đoàn quốc doanh của Việt Nam, ngày 24/04/2015.
  
(26) Phái đoàn do BPSOS phối hợp nắm trọn sân khấu tại lễ bế mạc Diễn Đàn Người Dân ASEAN, Mã Lai ngày 24/04/2015.
Trong suốt quá trình vận động ở ĐNÁ, anh Thắng may mắn có một người bạn đồng hành rất tận tụy và có uy tín: Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Grover Joseph Rees. Ngay tại Đông Timor chúng tôi đã thấy được tầm ảnh hưởng của vị đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Đông Timor này. Chính quyền Đông Timor đã rất ân cần đối với phái đoàn chúng tôi là do họ quý mến Cựu Đại Sứ Rees.

(27) Đại Sứ Joseph Rees giúp các thành viên lấy visa tại phi trường Đông Timor


(28) DB Christopher Smith và vị Cố Vấn Trưởng Grover Joseph Rees trong buổi điều trần về thuyền nhân Việt Nam năm 1994 sau chuyến thị sát một số trại cấm ở Hồng Kông và Đông Nam Á; (29) Ông Joseph Rees và Ts. Nguyễn Đình Thắng trong chuyến đi Việt Nam năm 1997 để vận động mở chương trình tái định cư cho những thuyền nhân đã bị hồi hương. 

Tổng Kết 5 Năm Qua và Hoạch Định Cho 5 Năm Tới
Ngay từ khi khởi xướng kế hoạch 10 & 100 năm – 10 năm dân chủ hoá Việt Nam và xây nền để phát triển đất nước 100 năm sau, được khởi đầu năm 2011, anh Thắng đã đặt mục tiêu là đến cuối năm 2015 thì sẽ giành lại Diễn Đàn Người Dân ASEAN từ phía quốc doanh; ở Đông Timor chúng tôi thấy rằng mục tiêu này đã đạt được.
Một số anh chị em nhóm TTHK tham dự Hội Nghị Xã Hội Dân Sự và Diễn Đàn Người Dân ASEAN năm 2016 rất khâm phục và cảm kích khi thấy rằng:
(1)    Với sự tiếp tay của một số anh chị em chúng tôi, anh Thắng đã tổ chức được một toán hoạt động thường trực ở Bangkok gồm những khuôn mặt trẻ, đầy nhiệt huyết và chuyên nghiệp như Việt, Anna, Leia, Jub, và Carol mà chúng tôi đã gặp ở Đông Timor. Ngoài ra còn có Kim, Becky, Ruth, Nardo và Lei ở lại Bangkok để trông nom văn phòng. Đó là chưa kể 6 thực tập sinh đang làm việc tại văn phòng này. Rõ ràng đây là toán hoạt động có nhân lực hùng hậu.
 



(30 & 31) Cô Leia Nguyễn tại hội nghị nhân quyền ở Nam Hàn, tháng 5, 2016 với Cựu Tổng Thống Đông Timor Xanana Gusmao.
(2) BPSOS có tầm ảnh hưởng quốc tế và trong cả khu vực Đông Nam Á chứ không riêng tại Hoa Kỳ. BPSOS đã chủ xướng nhiều đề xuất mà các tổ chức quốc tế khác sẵn sàng hưởng ứng và ủng hộ. Vào buổi bế mạc Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin vùng Đông Nam Á, mọi tổ chức tham gia đều yêu cầu BPSOS tiếp tục vai trò chủ xướng này trong tương lai.
(32) Các nhà hoạt động xã hội dân sự và các tổ chức Đông Nam Á và quốc tế ký tên ủng hộ nỗ lực tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt Nam do BPSOS chủ xướng.
Tại Hội Nghị Xã Hội Dân Sự và Diễn Đàn Người Dân ASEAN, BPSOS được rất nhiều bạn bè đến từ những quốc gia khác ủng hộ. Có những lúc chúng tôi không phải lên tiếng vì đã có nhiều bạn bè ở Miến Điện, Tân Gia Ba, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đông Timor phản bác phái đoàn xã hội dân sự quốc doanh được đảng Cộng Sản trả lương để tham dự mà mọi người gọi là GONGO.


(33) Ông Ben Rogers thuộc Christian Solidarity Worldwide, Bà Klin Ohmar cựu thủ lảnh Phong Trào Sinh Viên Miến Điện (sau đó đã cùng chồng thành lập tổ chức Burma Partnership), Tổng Thống và cựu Đại Sứ Đông Timor chụp hình tại Hội Nghị Tư Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Vùng Đông Nam Á 2016; (34) Nữ DB Mu Sochua, một thủ lãnh của đảng đối lập ở Campuchia, chụp hình lưu niệm tại quầy thông tin của BPSOS, Diễn Đàn Người Dân ASEAN năm 2015.
(3) BPSOS tại Hoa Kỳ và toán hoạt động ở Bangkok đã phát triển được một mạng lưới hợp tác sâu rộng ở Việt Nam. Quả là điều kỳ diệu khi có sự tham gia của các đồng bào sắc tộc như Khmer Krom, Hmong, Tây Nguyên và các tôn giáo khác nhau như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo, Tin Lành, Công Giáo trong cùng một sự kiện. Mọi người đều cảm thông và yêu quý nhau. 
(4) Công thức "kết nghĩa song đôi" -- một nhóm ở trong nước kết nghĩa với một nhóm ở hải ngoại -- rõ ràng có hiệu quả. Trong số 40 thành viên của phái đoàn xã hội dân sự độc lập, gần phân nửa đến từ trong nước và số còn lại là thuộc các nhóm kết nghĩa ở ngoài nước. Chúng tôi hướng dẫn, dìu dắt, chia sẻ cùng nhau trong suốt 7 ngày ở Đông Timor. Đây thực sự là sự nối kết trong-ngoài.
(5) Chủ trương hoạt động "công khai" nhưng không ồn ào, không phô trương của anh chị em chúng tôi là yếu tố bảo vệ cho những người ở trong nước khi tham gia các sinh hoạt ở ngoài Việt Nam. Thái độ "công khai" thể hiện sự tự tin và thế đứng quốc tế vững chắc của BPSOS, mà chế độ ở Việt Nam biết rằng đụng đến thì bị phản tác dụng. Ngay cả khi một nhân viên an ninh CSVN lén vào Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo để chụp hình người tham dự thì người này cũng chỉ có thể báo cáo về cho cấp trên rằng "họ được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ". Đây là điều khác biệt so với hình thức hoạt động lén lút, để rồi bị ngay một số chính quyền ASEAN cấm nhập cảnh.
Chúng tôi nhận xét thấy kế hoạch 10 & 100 năm được anh Nguyễn Đình Thắng đề xuất cách đây 6 năm đã tiến triển đúng với dự kiến. Và nếu chúng ta tiếp tục con đường ấy thì hy vọng rằng trong 4 năm nữa ánh sáng dân chủ sẽ chiếu rọi lên đất nước Việt Nam.
Trong những năm qua chúng tôi vô vùng hân hạnh được liên lạc và làm việc với nhiều quý anh chị em cùng quan điểm trong công cuộc đấu tranh cho đất nước: bất cứ trong lãnh vực nào, đã làm thì phải làm đúng việc, đúng cách, và có đạo đức. Mong rằng chúng ta có thể cùng trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau để có thể sớm đem lại nền dân chủ cho quê nhà.
Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù trợ cho tất cả những người hoạt động nhân quyền và dân chủ, và cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nhóm nhỏ Tinh Thần Hào Kiệt tham dự hai Hội Nghị Quốc Tế tại Đông Timor tháng 8, 2016